Phật thị hiện thần thông để giáo hoá ngoại đạo TT Giác Ðẳng giảng tại toà tháp nơi Ðức Phật
thị hiện thần thông để giáo hóa ngoại đạo trong chuyến hành
hương tu học 22-3-2010
Năm 1988 khi chúng tôi đến Ấn Độ đi ngang nơi này thì chỉ có một ngọn đồi duy nhất tồn tại nơi đây nằm trong bình nguyên mênh mông của xứ Kiều Tát La. Trước kia nha khảo cổ có một chút nghi ngờ tại vì ngọn đồi này theo ký sự của Ngài Huyền Trang cho rằng trước kia tại ngọn đồi này có một ngọn tháp rất lớn do vua Ba Tư Nặc xây cất đánh dấu nơi Đức Phật thị hiện thần thông nhưng ngày nay thì người ta không thấy ngọn tháp đó mà chỉ có ngọn đồi này mà thôi, nhưng sau cùng do sự vận động của rất nhiều người cuối cùng nha khảo cổ Ấn Độ đã bắt đầu khai quật phần trên và khi khai quật phần trên đem phần đất ra thì hiện ra nền gạch như bây giờ, ở dưới là một khối gạch rất lớn nhưng người ta chưa khai quật hết do đó chúng ta không thấy. Một sự việc rất thú vị là thời Đức Phật còn tại thế năm đó Ngài 72 tuổi thì có một sự việc xảy ra là có một trưởng giả rất giàu có, vị trưởng giả này nói rằng nghe nói những vị tu sĩ có vị giáo chủ có thể hiện thần thông nhưng thật ra xưa nay không thấy ai có thần thông hết, ông nghĩ rằng người ta chỉ tự xưng như vậy mà thôi, và ông đã xuất tiền ra mua một bình bát bằng cây trầm đỏ rất lớn đồng thời ông kiếm những cây tre rất cao và chắp thành một cây sào rồi ông treo cái bình bát lên sào cao và nói rằng: "Cái này leo lên thì rất là khó leo chỉ có những người có thần thông mới leo lên lấy cái bình bát được mà thôi, nếu thật sự trên thế gian này có người có thần thông thì thật sự có thể lên lấy cái bình bát này." Ông treo trong bảy ngày không ai lên lấy cái bát đó, sau đó ông mới tuyên bố mọi người rằng những vị samôn chỉ khoát lác chứ không có thần thông, thì có một vị tỳ kheo đệ tử Phật chỉ là một phàm tăng thôi nhưng tu hành đắc thần thông, vị này đi khất thực nghe thấy như vậy thì nghĩ rằng "nếu vị trưởng giả này có sự thách đố như vậy mà không ai lấy bình bát xuống thì quần chúng càng lúc càng tin vào tà kiến", do vậy vị này thị hiện thần thông lên lấy cái bình bát xuống, quần chúng xung quanh reo hò và tin đó lan truyền vào thành Xá Vệ và đến tai Đức Phật Ngài. Đức Phật nói là các vị tu sĩ không được làm như vậy và từ đó về sau Đức Phật cấm chư vị tỳ kheo thi triển thần thông, những người ngoại đạo nói rằng: "Đức Phật không có thần thông chứ nếu Ngài có thì Ngài không cấm như vậy." Đức Phật Ngài nói với vua Ba Tư Nặc rằng Ngài sẽ biến hiện thần thông để cho những người ngoại đạo thuần phục thì vua Ba Tư Nặc hỏi Đức Phật là tại sao Ngài cấm chư tỳ kheo thị hiện thần thông mà Ngài lại thị hiện thần thông thì Đức Phật trả lời rằng có những điều có thể làm được. Trưa hôm đó Đức Phật đến nơi này và Đức Phật dạy mang đến cho Ngài một trái soài, trái soài được cúng dường Đức Thế Tôn ăn tráng miệng, sau khi Ngài dùng xong thì Ngài để hột soài xuống đất và hột soài từ mọc thành cây soài lớn dần lớn dần, thì Ngài nhìn vào cây soài lớn rất là nhanh chóng giống như chúng ta xem phim mà xem chậm. Sau đó Đức Thế Tôn hiện thần thông ra bằng một vị Phật có lực rất đặc biệt là song thân (yamaka) tức là từ trong lỗ chân lông của Ngài một lúc phun ra nước và lửa. Thật ra nguyên tắc thi triển thần thông là một người muốn biến hiện thần thông nước thì phải nhập vào đề mục nước, nếu muốn biến hiện thần thông lửa thì phải nhập vào đề mục lửa, nhưng Ngài có thể một lúc đổi qua đổi lại rất nhanh chóng do đó từ lỗ chân lông của Ngài có thể phun ra vừa nước vừa lửa phép thần thông đó gọi là yamaka chỉ có vị Chánh Đẳng Chánh Giác mới có thể làm được mà thôi, đó là hạ thứ bảy sau khi Đức Phật Ngài hiện thần thông thì Ngài lên cung trời Đao Lợi để độ Phật Mẫu và sau ba tháng an cư Ngài xuống vùng đất Sankassa gần New Dehli, ngày nay tại Sankassa còn di tích đánh dấu nơi Đức Phật trở về từ cung trời Đao Lợi. Đức Phật đề cập đến là có ba loại thần thông: biến hiện thần thông thí dụ như phi hành trên hư không hoặc biến thế này thế kia, thần thông thứ hai gọi là tha tâm thông tức là có thể đánh trúng vào thị hiếu sở thích của quần chúng thí dụ như những người quảng cáo hàng hoá họ biết thị hiếu của quần chúng họ bán được hàng hoá chúng ta gọi là tha tâm thần thông, thần thông thứ ba là giáo hoá thần thông tức là thần thông bằng con đường giáo dục thí dụ như một đứa nhỏ hư ngồi xuống để dạy nó để nó trở thành người tốt. Thì trong ba thứ thần thông này Đức Phật tán thán hạnh giáo hóa thần thông, tại vì nếu mà thời Đức Phật còn tại thế mà Ngài chỉ thị hiện sự biến hiện thần thông để cảm hóa mọi người, lúc đó người ta thấy được thần thông của Đức Phật họ tin theo Đức Phật mà Đức Phật không dạy giáo pháp thì người đời sau chúng ta không có gì để học không có gì truyền đạt lại cho chúng ta được. Do vậy Đức Phật nói rất rõ là con đường Phật Pháp là con đường giáo dục, bản thân của Đức Phật Ngài có thần thông những Ngài xử dụng con đường giáo dục là Ngài nêu cao hạnh lành Ngài truyền dạy những điều mà tỳ kheo tỳ kheo ni thiện nam tín nữ đều có thể học được chứ không phải lúc nào cũng dùng niềm tin của người khác. Phật pháp thì có nhiều khuynh hướng đôi khi chúng ta tìm khuynh hướng dị đoan linh thần có tánh cách là làm sao để chúng ta tăng trưởng niềm tin. Nhưng câu hỏi chúng ta đặt ra một điều như vầy là nếu có điều gì linh hiển mà cha mẹ tin được mà không thể truyền niềm tin lại cho con thì nó sẽ mất vì nó chỉ được một đời mà thôi, cái gì mà cha mẹ học được và hành được mà dạy lại cho con thực hành được thì đó mới là con đường giáo dục thật sự. Chúng ta lấy ví dụ bây giờ qúi vị nói rằng qúi vị cầu nguyện như thế nào đó mà qúi vị được tiền bạc hay được cái gì đó, thì sau đó niềm tin đó không trao được cho con cái nhưng nếu qúi vị học hỏi điều gì đó có phương pháp có hệ thống đàng hoàng như phương pháp tu tập tâm từ, phương pháp tu tứ niệm xứ thì điều đó có thể truyền đời này sang đời kia được. Do đó con đường của Đạo Phật là con đường dựa trên sự giáo dục để chuyển hoá đời sống. Đứ c Thế Tôn đã thị hiện thần thông tại đây đó là mùa an cư thứ bảy sau đó Đức Thế Tôn lên cung trời Đao Lợi để thuyết pháp độ Phật Mẫu là hoàng hậu Maha Maya. Trong kinh nói rằng ngày giờ ở Cung Trời Đạo Lợi khác với ngày giờ của chúng ta, ở trần gian ba tháng thì ở trên đó chỉ bằng một ngày thôi do vậy khi Đức Thế Tôn lên đó thuyết một bài pháp xem ra bài pháp dài ở nhân gian nhưng chỉ bằng một ngày ở cõi trời độ Phật Mẫu để đền ơn tại vì sau khi Đức Thế Tôn ra đời thì bảy ngày sau Phật Mẫu qua đời từ đó về sau Ngài không gặp Phật Mẫu nữa, hoàng hậu Maha Maya là một người đại ân đại đức đối với Đức Phật nên sau khi Ngài thể hiện thần thông thì Ngài lên cung trời Đao Lợi để độ Phật Mẫu thì việc Ngài lên cung trời Đao Lợi để độ Phật Mẫu thì ngay cả Ngài Huyền Trang khi đến đây cũng thấy rằng đó là sự kiện rất trọng đại và trong ký sử của Ngài Huyền Trang thì ngọn tháp nơi Đức Phật thi triển thần thông để cảm hoá ngoại đạo thì cao nhất ở thành Xá Vệ, chúng ta không biết cao bao nhiêu nhưng đại khái nền tháp mà ngày nay chúng ta thấy là một ngọn đồi thì rất có thể ngọn tháp khi chưa sụp đổ thì còn cao hơn nữa. Từ nền tháp này mà chúng ta có thể nhìn thấy bình nguyên mênh mông của vương quốc Kiều Tát La tức là vương quốc Kosala một vương quốc rất trù phú về nông nghiệp thời Đức Thế Tôn còn tại thế và cũng là dịp đặc biệt đây là lần đầu tiên mà chúng tôi lên ngọn tháp này nhìn hoàng hôn của thành Xá Vệ.
|
Trở về Trang phapluan.net |