Insight Meditation


Chuyến viếng thăm Miến Điện và Thái Lan của Phật tử chùa Pháp Luân.

TT Giác Đẳng tường trình tình hình Phật giáo trong chuyến đi Miến Điện và Thái Lan
từ ngày 4 tháng 1 năm 2011 đến ngày 20 tháng 1 năm 2011

 

Minh Hạnh chuyển biên

 

Bấm vào đây để coi slideshow Miến Điện - Thái Lan - Ayuthaya

Mogolia

Bài tường trình ngày 23-1-2011

Hôm nay chúng tôi xin được nói về chuyến đi Miến Điện. Khi sang Miến Điện đầu tiên là sự cảm nhận rất thấm thía của chúng tôi về Miến Điện cũng là một quốc gia sống trong chế độ độc tài đảng trị trong thời gian dài từ năm 1962 tới giờ và ở trong đó có nhiều biến cố lớn ảnh hưởng đến Chư Tăng, nhưng có một điều mình phải nhìn nhận Đạo Phật ở Miến Điện, Phật Pháp ở Miến Điện vững hơn trong cộng đồng của chúng ta nhiều, không khí của sự tu tập, và đạo vị ở trong đời sống của người Phật tử vẫn nổi bậc so với tất cả những phương diện khác.

Lần này chúng tôi sang Miến Điện và Thái Lan thì có một niềm vui. Trước kia mỗi lần chúng tôi đến Miến Điện các trách nhiệm sắp xếp chương trình thăm viếng cũng như sắp xếp phương tiện thì giao cho chư tăng ở địa phương là TT. Indaka người Miến Điện. Kỳ này thì được một số lớn chư tăng ni sinh Việt Nam đang du học tại Miến Điện dẫn đầu là ĐĐ Tuệ Chuẩn đã hết lòng giúp cho phái đoàn do vậy phái đoàn sang Miến Điện không bị xa lạ tại vì có chư tăng ở tại đó nói tiếng Việt Nam nên cảm giác đầu tiên rất là thoải mái, không bị trở ngại, những khó khăn đã có Chư Tăng Ni ở địa phương đã gánh vác nhiều. Chúng tôi sang gặp Chư Tăng Ni thì chúng tôi có thỉnh 43 vị tăng ni sinh ở đại học Phật Giáo Thế Giới tại Yangon. 43 vị tăng ni sinh gồm có các tông phái Bắc Tông, Nam Tông, và Khất sĩ sang tu học.

Mogolia

Chúng tôi cũng phải thưa rằng mỗi lần sang các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, thì thường thường chúng tôi hay tiếp xúc với các vị tăng ni sinh là bởi vì biết các vị sang các xứ Phật giáo để tu học. Chúng ta là Phật tử quen làm phước như lập chùa hay đúc tượng, đúc chuông nhưng chúng ta lại không có thói quen hộ trì Chư Tăng. Chúng tôi thấy một điều là khi nào có phái đoàn đến thăm thì tăng ni sinh ở bên đó rất vui. Riêng cá nhân của chúng tôi thì tổ chức hai bữa cơm để thỉnh chư vị tăng ni sinh đến dùng cơm. Chư vị nói chuyện nghe rất là thương; à ở trong cư xá sinh viên ăn uống rất cực khổ, Miến Điện xứ rất nghèo, lâu lâu có phái đoàn đến mới ăn được bữa ăn mà thường thường là không có được. Do vậy ban đầu chúng tôi chỉ tổ chức một bữa cơm thôi nhưng khi nghe tăng ni sinh nói vậy chúng tôi thực sự thương do đó hôm sau có thỉnh chư tăng ni sinh đến ăn một lần nữa, thì thấy rằng có cái gì rất là gần gủi, rất là cảm động, là bởi vì dầu thế nào đi nữa thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được một điều rằng chư tăng ni sinh qua một xứ Phật giáo mà đậm chất Phật giáo như Miến Điện thì ảnh hưởng về niềm tin, ảnh hưởng về cách hành trì rất là mạnh, cho dù các vị có quá khứ xuất thân từ nhiều tông phái khác nhau nhưng qua lâu ngày thì tự nhiên ảnh hưởng Phật Pháp cũng thấm nhuần trong lòng của các vị đó.

Mogolia

Chúng tôi phải nói rằng trong chuyến đi hành hương của phái đoàn ở Yangon Miến Điện thì có bốn cao điểm, mặc dầu đi thăm nhiều nơi nhưng cao điểm đầu tiên là phái đoàn đến đảnh lễ tháp chùa Vàng Schwedagon nơi có thờ tóc xá lợi của Đức Phật. Đó là những ngày rất đẹp của phái đoàn, buổi sáng thì lạy Phật buổi chiều ra tháp để thắp đèn cúng Phật. Ngồi dưới chân tháp nhìn cái nguy nga vĩ đại của ngọn tháp, một ngọn tháp được lợp bởi 11 tấn vàng và rất nhiều qúi thạch kim cương thì phải nói rằng niềm tin lâu đời của Phật tử không thể bằng kể ngôn ngữ nào cho hết, và thấy người Miến Điện và các Phật tử khác lên tháp với tâm thành kính thì trong lòng rất cảm kích. Những giờ phút đó làm chúng tôi an lạc hơn bao giờ hết nhất là một buổi tốt đẹp trời vừa mát và vừa trong. Sau đó thì phái đoàn lại đến thăm một bảo tháp nơi hai vị thương buôn mang tám sợi tóc của Đức Phật đến lần đầu tiên và thờ tại đó, sau đó người ta đã đem đi 7 sợi tóc để tôn trí vào tháp Schwedagon còn 1 sợi tóc thì giữ lại tháp đó. Đặc biệt là tháp Schwedagon chỗ thờ 7 sợi tóc của Đức Phật thì chúng ta chỉ thấy toà bảo tháp thôi, nhưng trong tháp thờ 1 sợi tóc chúng ta thấy tận bên trong, tức là tháp rất nhỏ làm bằng ngà voi để giữ sợi tóc của Đức Phật.

Mogolia

Rồi phái đoàn lên thăm Bago, ngày xưa chúng ta thường nghe là Begu. Begu nguyên là cố đô của một giống dân Mon, là một giống dân rất hào hùng oanh liệt ngày nay thì họ không có quốc gia riêng vì bị sát nhập phần lớn vào Miến Điện. Ở Bago thì chúng tôi lại được dịp đến thăm viếng các Phật Học Viện. Thật ra lần trước chúng tôi đã đến một Phật Học Viện có 1000 tăng sinh ở đó, nhìn thấy những vị sadi ngồi học trong một giảng đường lớn, mạnh ai nấy học, mạnh ai đọc, đọc rất to tiếng nhưng sức tập trung thì tuyệt vời, đó là cách được huấn luyện lâu ngày, các vị chỉ tập trung vào bài học của mình bất kể chung quanh tiếng ồn ra sao. Cách học này đặc biệt chỉ có Miến Điện và Tây Tạng có thôi nhưng chúng tôi thấy ở Miến Điện thì nổi bậc, họ chú trọng học thuộc lòng, và mỗi ngày nhứt định các vị phải lên giảng đường để học chung với nhau như vậy. Nhìn những vị Sadi những vị tỳ kheo trẻ ngồi học thì thật sự trong lòng chúng tôi không có niềm vui nào bằng, thấy rằng ngày nay qúi vị học Phật cũng là công trình nghiêm túc. Rồi thì gặp chư tăng sinh ở trong một học viện lớn, thật ra khó có nơi nào khác chúng ta tìm thấy một Phật Học Viện có năm, sáu trăm vị học như vậy nên chúng tôi cho đó là điều rất vui.

Mogolia

Rồi từ Bago trở về Yangon thì phái đoàn lại ghé nửa ngày để thăm thiền viện Panditārāma Meditation Center của Ngài U Pandita Sayadaw. Đây là một thiền viện xây cất ở trên một mảnh đất rất rộng và chẳng những rộng mà những con đường đi, những am thất, họ tổ chức một cách rất kiểu mẫu ngăn nắp, khu vực nào của tỳ kheo sinh nam, khu vực của tỳ kheo sinh nữ, mỗi người một am thất riêng, có phòng ăn lớn, có phòng trình pháp cho các vị thiền sinh. Thấy việc học ở Bago đã là một quy mô mà mình hoan hỉ, về đây thấy một trung tâm thiền tổ chức quy mô, chúng tôi được biết ở Miến Điện có nhiều trung tâm thiền nhưng phải nói là về ghé trung tâm thiền của Ngài Pandita thì chúng tôi phải nhìn nhận đó là một trung tâm thiền rất triển vọng mà cho đến nay vẫn chưa thấy một nơi nào ở Phương Tây, ở Hoa Kỳ có một trung tâm thiền định tương tự như vậy, thì trong lòng rất hạnh phúc. Chúng tôi dẫn qúi vị Phật tử đi ngang một cái cầu, thật ra thiền đường là một tổng thể gồm có hai ba ngọn đồi nhỏ rồi có những chỗ trũng sâu và họ bắc ngang đó những cây cầu ở trên là những mô bằng gỗ có mái che, và đến giữa cầu thì chúng tôi có dịp để đàm đạo với qúi Phật tử. Chúng tôi thấy rằng khi mình bước vào trong thiền viện bao nhiêu người mà không khí trang nghiêm, lúc đó trong thiền viện đang có chương trình 60 ngày tu tập thiền định toàn thời gian. Một vị sư Nepal hướng dẫn phái đoàn chúng tôi đi tham quan thiền viện từ ngoài phòng khách cho đến các phòng bên trong, có lẽ đó là một ở trong những nơi rất hiếm mà chúng tôi trong phái đoàn cúng năm trăm ngàn Kyat (tiền Miến Điện) trong lòng hết sức hoan hỉ.

Mogolia

Phái đoàn về lại Yangon đi thăm nhiều nơi nhưng đặc biệt có đến thăm một nơi thi Tam Tạng. Thi Tam Tạng ở đây là thi học thuộc lòng, mỗi một năm có một thời kỳ khảo hạch kéo dài ba tháng và ngày chúng tôi đến thăm là ngày cuối cùng. Thì qúi vị cứ nghĩ rằng mỗi ngày chúng ta đọc một bài kinh ở trong rơom Phật Pháp Buddhadhamma này thì thật ra nó chỉ là một vài trang giấy so với mấy chục ngàn trang giấy của bộ Tam Tạng, qúi vị nào cầm cuốn Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh thì thấy dày như thế nào, mà chư tăng học thuộc lòng bản Phạn ngữ chứ không phải bằng bản quốc ngữ của họ, có vị thuộc lòng một tạng, có vị thuộc lòng hai tạng, ba tạng. Khi chúng tôi đến đảnh lễ chư tăng thì trong đó có một vị thuộc lòng Tam Tạng thì thật sự trong lòng chúng tôi vui lắm. Và ngay tại chùa Kaba Aye mà trước kia là hang kết tập Tam Tạng lần thứ 6 bây giờ họ làm chỗ thi Tam Tạng, đó là nơi lịch sử, tại vì chính nơi đó là hang động thất kết tập Tam Tạng lần thứ 6 và cũng chính là nơi mà lần đầu tiên ở trong lịch sử kết tập Tam Tạng có hai vị tỳ kheo của Việt Nam là HT. Bửu Chơn và HT. Hộ Giác đã từng là thành viên của 1500 vị tỳ kheo kết tập Tam Tạng lần thứ 6 nhân Phật Lịch 2500. Chúng tôi thấy Chư Tăng rất đông, rồi có vị thì thi một Tạng có vị thi hai Tạng vị, thi ba Tạng, có vị thi một bộ. Thấy các Ngài còn bỏ thì giờ công sức để đem vào lòng ghi nhớ thật kỹ thật rõ lời của Đức Phật dạy bằng Phạn ngữ thì thật ra trong lòng rất xúc động. Chuyến đi thì phái đoàn đến thăm rất nhiều chùa chiền, nói chùa ở Miến Điện và Thái Lan thì đi cả đời của chúng ta cũng không hết, chúng tôi nói như vậy không quá đáng, có nhiều khi mình nghĩ rằng mình sống mình đi mấy chục ngôi chùa là nhiều chứ thật sự ở Miến Điện nhiều chùa lắm và chùa nào ra chùa đó rất lớn nên khi sang thấy chùa thì hoan hỉ, nhưng hoan hỉ nhất là dù là đời sống vật chất bên ngoài có nghèo nàn, xã hội có lạc hậu về phương diện kỹ thuật nhưng tinh thần học Phật thì có thể nói là cao điểm so với tất cả các quốc gia Phật giáo. Miến Điện ngày nay chúng ta phải nói rằng số người học và hành Phật Pháp ở thái độ tích cực thì không nơi nào bằng được. Chúng tôi sang thăm Miến Điện nhiều lần, lần này cũng đi lại nhiều nơi nhưng không có lần nào đi sang đó mà trong lòng không dấy lên niềm hoan hỉ

Mogolia

Bài tường trình ngày 24-1-2011 -

Hôm qua chúng tôi có dành một phần thì giờ để nói về chuyến đi Miến Điện, hôm nay thì nói về chuyến đi viếng thăm Thái Lan. Phái đoàn đặt chân đến Thái Lan vào ngày 13 tháng Giêng và đến ngày 20 tháng Giêng như vậy tất cả là bảy ngày. Khi phái đoàn đặt chân đến Thái Lan ngày đầu tiên thì chúng tôi dẫn quí Phật tử đi thăm một vài ngôi chùa ở trong thành phố Bangkok như chùa Phật Học Wat Phrakeo, rồi hoàng cung Thái Lan mà hầu như là Phật tử nào mới đến Bangkok đều muốn đến đây thăm. Ngày hôm sau thì đặc biệt chúng tôi dẫn phái đoàn đến ngôi chùaWat Pranom là nơi có vị Sư Cả trụ trì mà ngày xưa là học Vi Diệu Pháp - A Tỳ Đàm với Ngài HT. Tịnh Sự là Thầy của chúng tôi. Từ khi Ngài biết về tin tức của Ngài Tịnh Sự biết về những môn đồ của Ngài Tịnh Sự thì Ngài thật sự thương Chư Tăng Việt Nam nhất là Sư Trưởng Ngài coi giống như người sư đệ. Lần trước chúng tôi sang thăm thì có thân mẫu của chúng tôi, Ngài chăm sóc rất chu đáo do đó chúng tôi hết sức cảm kích. Lần này qua thì chúng tôi nghĩ trong lòng là Ngài là bậc tôn túc lớn nếu tính ở trong đạo thì Ngài cũng như Sư Trưởng đối với chúng tôi. Do vậy ngay ngày hôm sau chúng tôi có thông báo để xin đến đảnh lễ Ngài để cúng dường. Đó là một buổi sáng rất cảm động. Ngài có một buổi lễ xuất gia tỳ kheo cho một số các vị sadi người Thái, ở chùa thì sáu mươi mấy vị nhưng Ngài đặc biệt chọn chín vị, thì chín vị tỳ kheo mặc y Tăng Già Lê rất tươm tất tức là đủ tam y và cột khăn giới để dự lễ tức là chúng ta gọi những vị tôn chính. Đặc biệt ở trong số chín vị này thì có bốn vị là người Việt Nam còn một vị nữa là ĐĐ Tịnh Đạo thì ở bên ngoài để lo lắng cho phái đoàn. Sở dĩ Ngài muốn cho sư Việt Nam lên làm lễ là tại vì hôm đó Ngài biết có phái đoàn Việt Nam đến thăm, và quả thật khi phái đoàn đến thăm Ngài thì ở trong chánh điện bước ra có Chư Tăng bốn năm vị Việt Nam đến đảnh lễ HT. Chơn Trí và chúng tôi. Trong lòng rất là vui tại vì ở Wat Pranom bây giờ thì Ngài nuôi năm vị sư Việt Nam ở trong đó có hai vị Ngài nuôi cho đi học tại đại học Maha Chulalongkorn. Có thể nói một cách khác là Ngài cưu mang rất nhiều.

Mogolia

Rồi sau đó Ngài dẫn ra bên ngoài để phái đoàn dùng cơm trưa và Ngài cũng đưa về Suphanburi là quê hương của Ngài. Chúng tôi đã đi Suphanburi một lần đó là một làng cách Bangkok 83 cây số, đường đi rất đẹp. Phái đoàn đã đến thăm một số các ngôi chùa trong đó có ngôi chùa lớn như là Wat Pah Leylai hay đi thăm một ngôi chùa nằm bên bờ sông, thì ấn tượng mà nhiều Phật tử thấy đó là chùa chiền rất lớn không phải chỉ lớn về cơ sở mà ngay cả nơi đậu xe cũng rất lớn như là nơi đậu xe của một shopping mall lớn. Và ở trong đó thì một điều rất hoan hỉ cho chúng ta là có rất nhiều Phật tử Thái đến lễ bái, khói hương nghi ngút và với tâm thành kính. Chúng tôi đến thăm ngôi chùa lớn Wat Pah Leylai có một tượng Phật đồng rất lớn, nếu tính ra thì tượng Phật này lớn bằng hai tượng Phật thờ ở chùa Xá Lợi, SàiGòn. Hôm đó là ngày các Phật tử làm lễ dâng y lên Đức Phật. Lễ dâng y này rất thú vị đó là người ta dùng một sợi dây vải vàng họ đắp ngang vai của tượng Phật rồi sau đó thả thòng xuống, ở dưới những người Phật tử cầm những cuộn vải, họ cầm những cuộn vải này chắp tay đọc lời bạch cúng dường y lên Đức Phật rồi họ quăng lên và mấy người đứng trên bàn tay của Đức Phật chụp xong rồi họ mới cột vào sợi dây đó, mà nhiều người làm như vậy, họ cột xong rồi họ mới buông xuống thì y kéo dài từ trên kim thân Đức Phật dài xuống dưới ước tính khoảng mười mấy thước, cảnh tượng cúng dường tăng y rất là ngoạn mục

Mogolia

Rồi phái đoàn đến thăm một số các ngôi chùa. Có một ngôi chùa rất nên thơ nằm bên giòng sông và đặc biệt ở dưới sông thì có rất nhiều cá là loại cá trê rất lớn một con khoảng chừng mấy ký và giòng sông thì lớn chạy dài mà cá chỉ tập trung trước cửa chùa. Sau đó đến thăm một ngôi chùa Watt Pranom, ở đây có một thiền thất rất đẹp, chư tăng và Phật tử ai cũng thích, lần trước chúng tôi sang thì TT Tuệ Siêu cũng có ghé thăm TT cũng hoan hỉ và ĐĐ Pháp Nhiên cũng ghé thăm cũng hoan hỉ. Nói chung là đi nhiều ngôi chùa tại Suphanburi là quê hương của Ngài. Thì ở Thái Lan có cái đặc biệt là chùa nào cũng to cũng lớn và họ cất ở đâu ra đó chứ không như chúng ta, họ cất có đặc biệt là tuy rằng có khác nhau nhưng mẫu mã thì giống nhau.

Mogolia

Một ngày chúng tôi dành trọn cho Suphanburi, ngày hôm sau nữa thì Ngài Cả Ngài dẫn đi Ayuthaya, rất là tội nghiệp Ngài, Ngài 71 tuổi sức khỏe lại kém nhưng phái đoàn đến thì Ngài dẫn đi Suphanburi một ngày, đi Ayuthaya một ngày, đi Pattaya một ngày. Những người trong phái đoàn ai cũng thương Ngài, vì tâm từ vì sự sốt sắn của Ngài.

Điểm mà chúng tôi vui nhất kỳ này đó là sang bên Miến Điện và Thái Lan gặp chư tăng sinh Việt Nam các vị trẻ rất là tháo vát giúp đỡ đủ thứ việc. Bây giờ có những vị đó thì chúng tôi cảm thấy rằng mình già đi rồi, năm tới chúng tôi 50 tuổi rồi nhưng mà phải nói rằng gặp các vị trẻ chạy đôn chạy đáo lo chuyện này chuyện kia chúng tôi giao hết để mình khỏe nhưng mà nói chung là lịch trình đi thì rất là vui .

Mogolia

Bài tường trình ngày 25-1-2011

Những ngày ở Thái Lan cũng như tại Miến Điện một điều rất ấm lòng đó là trước nhất có chư tôn đức địa phương là người Miến và người Thái, tại Miến Điện có TT. Indaka là vị tri sự của ngôi chùa lớn gần Yangon và ở Thái thì có Ngài Cả chùa Watt Pranom. Đặc biệt là Ngài Cả chùa Watt Pranom ở Thái Lan thì lòng từ bi và sự thương tưởng của Ngài đã khiến cho mọi người thật sự cảm động.

Ayuthaya là cố đô của nước Thái. Thật ra thì nước Thái mà chúng ta được biết ngày hôm nay bắt đầu từ thế kỷ thứ 12, từ thời xa xưa nước Thái Lan được biết nằm ở trong vùng đất gọi là Suphannaphoom rồi sau đó có những đế quốc được thành lập trong vùng này, hai đế quốc nổi bậc là đế quốc Khmer mà sau này họ bị đẩy lui phải bỏ kinh đô là Angkar watt, bây giờ là đất nước Cambochia. Còn đế quốc khác là Srivijeya là một đế quốc từ bán đảo Mã Lai - Indonesia. Nhưng chính ra thì ba triều đại lớn nói lên sự thành lập của nước Thái là Sukhothai, Ayuthaya và triều đại Chakri. Thì Ayuthaya là triều đại thứ hai có kinh đô nằm tại Ayuthaya cách Bangkok khoảng 83 cây số về hướng bắc nằm trên giòng sông Chao Phraya. Về văn hóa Thái Lan ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, chữ Ayuthaya đúng ra là tên của một địa danh của xứ Kosala đó là kinh đô đầu tiên của xứ Kiều Tát La, chúng ta thường nghe nói đến Kiều Tát La nghe nói đến Xá Vệ nhưng thật ra kinh đô đầu tiên của nước Kosala là Ayuthaya. Họ lấy tên Ayuthaya là bởi vì trong truyền thuyết Ayuthaya là nơi ra đời của thần Rama, và người Thái Lan cũng lấy tên Rama để đặt cho các vị vua như vua Rama I, Rama II , Rama III chẳng hạn. Ngày nay thì mặc dù từ cuối thế kỷ thứ 18 cho đến bây giờ thì Ayuthaya không còn là kinh đô của Thái Lan, nhưng tại đó vẫn còn có rất nhiều dáng dấp đường nét cao sang vương giả, và một điều chúng ta không thể phủ nhận được là sự lộng lẫy của chùa viện khiến cho chuyến đi kể như là một phần thưởng đặc biệt. Ayuthaya có chừng 500 ngôi chùa và khác với Bankgok, khác với Chiang Mai. những ngôi chùa tại đây thường được lập lên bởi những giòng tộc, có lẽ do ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội của một vùng đất một thời gọi là thần kinh văn vật và do vậy có những gia đình qúi tộc và thường là những giòng tộc này họ xây dựng hộ trì một ngôi chùa, ngôi chùa nào cũng lớn. Điểm nổi bậc của Ayuthaya là có rất nhiều ngôi chùa có tượng Phật lớn trong ngôi chánh điện thờ tượng Phật cao hơn 10 mét. Đối với Ayuthaya đó là chuyện bình thường nhưng với chúng ta đó là một kỳ quan là một nơi chúng ta sẽ gặp được hoài bởi vì có rất ít chùa của chúng ta có tượng Phật lớn như vậy, nhưng ở Ayuthaya thì có rất nhiều. Và Ayuthaya cũng mang một đường nét kiến trúc rất là Thái nhưng nếu nhìn kỹ thì không màu mè nhiều, và hoa văn thì đối với chúng tôi lại đẹp hơn, đơn giản hơn, nhã hơn là hoa văn của triều đại Chakri. Ayuthaya bước vào thì chúng ta sẽ thấy là một cố đô mà nơi đó ngày nay cũng mang đặc trưng của nền văn hóa Thái, đó là mỗi một thành phố có một trụ đèn riêng, qúi vị về Bangkok cũng thấy trụ đèn và Ayuthaya cũng có trụ đèn riêng, và trụ đèn tại một thành phố của Thái Lan nói lên rất nhiều về văn hóa về niềm tin, trụ đèn ở Ayuthaya thì mang phảng phất đường nét của những câu chuyện Bổn Sanh với những câu chuyện huyền thoại Jataka, cầm bóng đèn trên tay tạo cho chúng ta một cái gì rất là huyền thoại của câu chuyện Jataka nhưng lại có cái gì rất là Thái Lan mặc dù chúng ta hiểu rằng những huyền thoại đó đều bắt nguồn từ Ấn Độ.

Ngôi chùa đầu tiên mà chúng tôi đến Ayuthaya là một ngôi chùa lớn, và nhiều ngôi chùa đến thăm ngày hôm đó đều là những ngôi chùa rất đáng để chúng ta đến thăm viếng.



dieuphap.com