Hành Hương Ấn Độ - Một Hành Tŕnh Tâm Linh |
|
Mai Đào "Khóa tu học mùa Đông năm nay tại chùa Pháp Luân, được tổ chức là Hành hương Ấn Độ 15 ngày - khởi hành ngày 03-11-2009 và trở về ngày 19-11-2009. Trưởng phái đoàn, Thượng tọa Thích Giác Đẳng – Chánh Đại diện miền Thiện Luật , phối hợp với Sư cô Liễu Pháp tại Ấn Độ – liên lạc công ty du lịch để lo mọi dịch vụ như ăn, ở, di chuyển cho mọi người. Đây là một chuyến hành hương đặc biệt được dự trù có sự tham dự của Đại lăo Ḥa thượng thượng Hộ hạ Giác - Phó Tăng Thống GHPGVNTN, -- |
|
India - Cộng Ḥa Ấn
Độ - là một nước nằm
về phía Nam của Châu Á. Có diện
tích khoảng 3,287,240 Km2, rộng lớn
đứng hàng thứ 7 trên thế giới,
gồm 28 tỉnh bang họp lại. Phía cực
Nam ngâm ḿnh trong Ấn Độ
Dương, Bắc giáp với Trung Hoa,
Nepal, Bhutan, cực Bắc gối đầu
trên dăy Hy Mă Lạp Sơn. Đông
giápThái Lan, Miến Điện v. v. Tây
giáp Pakistan. Dân số ước chừng
(1tỷ 1) 1,198,003,000 đứng hàng thứ
2. Vào đầu thế kỷ thứ 18
Ấn Độ bị đô hộ bởi
người Anh nhưng vào giữa thế
kỷ thứ 19 năm 1947 đă dành lại
được độc lập. Tượng
đầu sư vương biểu tượng
sư Vô Úy của Chánh Pháp được
tạo dựng dưới thời vua Asoka
(297 TCN) được làm biểu tượng
quốc huy của nước Cộng ḥa
Ấn Độ.
Ấn Độ là một đại lục rộng lớn có cả 3 thứ thời tiết hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Khu vực hành hương của phái đoàn, nằm trong châu thổ sông Hằng, thời gian dễ chịu nhất là khoảng giữa tháng 10 cho đến tháng 3, khí hậu mát mẻ như mùa thu của nước Mỹ. V́ vậy khách hành hương Phật Giáo thường chọn thời gian này để sang Ấn Độ.
|
Bản đồ Ấn Độ |
Là những người con Phật, không một ai trong chúng ta mà không mong ước một lần được về thăm quê hương của đấng Từ Phụ, để chiêm bái những di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời của Ngài và đến để nhận biết rằng Đức Phật đă thực sự đản sanh giữa cơi đời này như một con người, từ bỏ cung vàng điện ngọc, sống cuộc đời khất sĩ, do sự phấn đấu phi thường đă diệt trừ được Tam chướng, đoạn tận khổ đau, phiền năo, đạt được trí tuệ siêu việt, chứng đắc được qủa vị Giải thóat Giác Ngộ của Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, mang lại sự an lạc cho chư Thiên và loài người. Ngày hôm nay chúng ta đă thừa hưởng được một gia tài vô giá của vi diệu Chánh Pháp. |
Khóa tu học mùa Đông năm
nay tại chùa Pháp Luân, được tổ
chức là Hành hương Ấn Độ
15 ngày. Trưởng phái đoàn, Thượng
tọa Thích Giác Đẳng – Chánh Đại
diện miền Thiện Luật , phối
hợp với Sư cô Liễu Pháp tại
Ấn Độ – liên lạc công ty du lịch
để lo mọi dịch vụ như
ăn, ở, di chuyển cho mọi người.
Đây là một chuyến hành hương
đặc biệt được dự trù
có sự tham dự của Đại lăo
Ḥa thượng thượng Hộ hạ
Giác - Phó Tăng Thống GHPGVNTN, từ quyển
cẩm nang hành hương cũng như
nơi ăn chốn ở, phương tiện
di chuyển cho phái đoàn cũng
được TT Giác Đẳng và Sư
Cô Liễu Pháp chuẩn bị chu đáo
và hoạch định chương tŕnh thật
kỹ càng và số người tham dự
cũng thật là giới hạn. Thật
là nhiều phước duyên cho những người
được tham dự chuyến đi này.
Nhưng rất tiếc gần ngày khởi
hành, Đại Lăo Hoà Thượng Thích Hộ
Giác Phó Tăng Thống GHPGVNTN v́ sức khỏe
không cho phép nên đă không cùng lên
đường được.
Hành hương là một hành tŕnh tâm linh, là một kinh nghiệm cá nhân mang lại sự lợi lạc cho đời sống nội tâm. Theo chân những người hành hưong đến xứ Phật, phái đoàn gồm 26 người đến từ các ngă đường: |
Đức Thế Tôn - tại Chuyển Pháp Luân |
7 người từ
California: Hoà Thượng Thích Chơn Trí,
Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Sư Cô
Thích NữTịnh Nhơn, đạo hữu
Minh Đăng, Diệu Đức, Lê Trọng
Bích, Lương Thái Bá. 12 người từ
Texas: Thượng tọa Thích Giác Đẳng,
đạo hữu Ngô ngọc Lư, Trần
thị Nghi, Hương Hùynh, Sandy Trần,
Hải Nguyễn, Tôn nữ Thủy Tiên,
Mai Đào và 4 chị em họ Nguyễn:
Nguyệt, Điệp, Huyền, Thu Trang. 2
người từ Canada: Đạo hữu
Lưu Cẩm Nhung và Lưu Quỳnh Hoa. 4
người từ Úc Đại Lợi:
Sư cô Thích Nữ Bảo Trường,
Thích nữ Tịnh Ánh, Thích nữ Hữu
Tịnh và đạo hữu Hoàng Oanh. Vào
lúc 9:20 tối ngày 4 tháng 11 năm 2009, tất
cả đă gặp nhau tại New Delhi,
Ấn Độ, tại nơi đây Sư
cô Thích nữ Liễu Pháp đă có mặt
để chào đón phái đoàn và
đưa mọi người về khách sạn
TJS Grand để nghỉ ngơi.
Phái đoàn đă ở tại New Delhi 2
ngày để nghi ngơi, mua sắm vài thứ
cần thiết, chiêm bái Ashok Sila nơi
Đức Phật giảng kinh Tứ Niệm
Xứ, thăm viếng Lotus Temple, Khải
hoàn môn India Gate, Raj Ghat nơi hỏa tang
Mahatma Gandhi và ngôi đền vĩ đại
Akshardham. Dù rằng có những người
lần đầu tiên gặp nhau nhưng
chỉ cần sau 2 ngày cùng đi chung,
ăn chung và sinh hoạt chung, mọi người
đă cảm thấy thoải mái, cởi
mở và thân thiện.
|
Sang ngày thứ 4, mọi người
được thông báo là 5 giờ sáng thức
dậy, 6 giờ điểm tâm và 7 giờ
khởi hành. Có lẻ v́ chưa quen với
sự sai biệt giờ giấc hay v́ quá
trông ngóng chờ đợi cho chuyến
đi mà khoảng 2 giờ sáng mọi người
đă thức dậy, đặc biệt là
Ḥa thượng Chơn Trí đi gơ cửa
từng pḥng nhắc nhở mọi người
biết cách pha nước nóng để tắm
cũng như mời bà con qua pḥng uống
trà và Cà phê. Pḥng của Ḥa thượng
và TT Giác Đẳng được xem là
“quán trà bên đường” của phái
đoàn mỗi buổi sáng.
Sau giờ điểm tâm, 7 giờ sáng xe Bus của công ty du lịch đến với đầy đủ tiện nghi và máy điều ḥa không khí, mới và sạch sẽ, trong ṿng 12 ngày tới chiếc xe nầy như căn nhà tạm của phái đoàn trong suốt cuộc hành tŕnh. Ngoài trừ những lúc xuống chiêm bái thánh địa hay vào hotel để nghĩ ngơi, phần c̣n lại mọi sinh hoạt đều ở trên xe Bus nầy.
|
Phái đoàn nhiễu Phật 3 ṿng tại Bồ Đề Đạo Tràng |
Khi thành phố vẫn c̣n nằm
yên tĩnh trong màng sương mờ và lạnh
của buổi sáng, phái đoàn lặng lẽ
rời Delhi đi Lucknow, bắt đầu
cuộc hành tŕnh hành hương chiêm bái.
Đây là trạm chuyển tiếp, lộ
tŕnh này khoảng 12 tiếng, đoạn
đường dài nhất của chuyến
đi. Tuyến đường này thường
các phái đoàn dùng phương tiện máy
bay hay xe lửa để đi, tuy tiện
lợi về sự nhanh chóng, nhưng
cũng có nhiều bất tiện về sự
chờ đợi và chen lấn v́ vậy
dùng xe Bus trong tuyến đựng này cũng
là một thí nghiệm.
Xe chạy chậm chậm rời thành phố, mọi người có cơ hội quan sát sự sinh hoạt của thành phố vào sáng sớm. Delhi là thủ phủ của Nước Cộng ḥa Ấn Độ, lớn đứng hàng thứ 2 sau Bombay. Phải nói rằng Delhi đang trở ḿnh với nhiều thay đổi về hạ tầng cơ sở: đường xá đang được xây cất và sửa chửa nhiều, thành phố nh́n cũng có vẻ sạch sẽ hơn, mặc dù đâu đó vẫn c̣n những đóng rác ngổn ngang, h́nh như người Ấn Độ không quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh cá nhân cũng như cộng cộng, vứt rác và tiểu tiện ngoài đường vẫn c̣n một cách thoải mái, đường xá th́ vẫn c̣n bụi bặm nhiều đến nổi những lá cây không c̣n màu xanh nữa mà là màu vàng của đất cát, cao ốc đang mọc lên rất nhiều khắp nơi. |
Xe vừa rời xa khỏi thành phố,
Thượng tọa truởng phái đoàn
đă hướng dẫn mọi người
tụng kinh Tam Bảo Nam Tông và Sư Bà
Nguyên Thanh hướng dẫn theo kinh Bắc
Tông để cầu Tam Bảo và chư
Thiên gia hộ cho mọi người trong
chuyến đi được an lạc và
b́nh yên. Sau đó là đạo từ của
Ḥa Thượng Chơn Trí, Ngài đă bày
tỏ niềm hoan hỷ chúng ta có đầy
đủ duyên lành để cùng làm thiện
hữu đồng hành, Ngài cũng đă
khuyến tấn, chia xẻ những kinh
nghiêm để làm sao cho mọi người
trong chuyền đi được an lạc.
Tiếp theo là chia xẻ của Sư Bà
Nguyên Thanh, và sau đó lời nhắn nhủ,
dặn ḍ của Sư Cô Liễu Pháp- một
người đă đi du học 10 năm
tại đây. Thượng tọa Giác
Đẳng đă chia xẻ nhiều về
địa dư và lịch sử của
Ấn Độ cũng như thành phố
Delhi và Lucknow nơi phái đoàn sắp
đến. Lucknow là thủ phủ của
tỉnh bang Uttar Pradesh. Một trung tâm văn
hóa quan trọng của vùng Đông Bắc
Ấn.
|
Trên nền nhà của Đức Phật tại núi Linh Thứu |
Sau vài giờ nghỉ ngơi,Thượng tọa Giác Đẳng hướng dẫn mọi người tụng kinh và học tiếng Pali, thiền tập. Mọi người chia xẻ những mẫu chuyện vui, ngâm thơ, ca hát, tất cả những sinh hoạt này đă làm cho mọi người không cảm thấy mơi mệt và buồn nản trên chặng đường dài nhất nầy. Để tranh thủ thời gian, phái đoàn đă dùng cơm trưa trên xe Bus bằng cơm hộp do một nhà hàng gần đó cung cấp. Trong mấy ngày qua mọi người đă có dịp thưởng thức món cà ri Ấn Độ với bánh Nan, một món ăn đặc thù nhất tại đây. Trên 80/100 dân Ấn ăn chay chỉ có rau và cheese. Thịt th́ chỉ có gà, trừu hay dê mà thôi, không có thịt ḅ và heo. Trên đường đi, ông Tour Guide cũng đă cố gắng t́m chổ có những nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ cho mọi người xử dụng, tuy nhiên có đôi lúc cần thiết không thể nào tránh khỏi việc xử dụng nhà “vệ sinh ngàn sao” nơi đồng ruộng, lần đầu tiên mọi người c̣n bở ngỡ do dự, nhưng sau vài lần th́ ai cũng thích cách này, v́ sạch sẽ, gió mát và có thể ngắm hương hoa đồng nội. Khoảng 7 giờ tối, phái đoàn đến Lucknow và nghỉ đêm tại Hotel Park. Đây là một khách sạn khá khang trang và sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi. Mọi người đều có một giấc ngủ thật thoải mái sau một ngày dài trên xe. |
|
Sang ngày thứ 5, sau giờ điểm tâm, phái đoàn rời Locknow sớm để đi Varanasi (Ba La Nại), lộ tŕnh dài 6 tiếng. Như thường lệ, xe vừa rời thành phố Thượng tọa trưởng phái đoàn hướng dẫn mọi người tụng kinh Tam Bảo và Kinh Chuyển Pháp Luân và giảng ư nghĩa về bài kinh này: đây là bài kinh khởi vận bánh xe Pháp nói về Trung Đạo và Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) được Đức Thế Tôn giảng trọn vẹn tại đây.Niệm Từ Vô Lượng Tâm. Sau khi đức Thế Tôn giác ngộ dưới
cội cây bồ đề, với tuệ
nhăn thuần tịnh ngài quán sát thấy năm
người bạn đạo ngày xưa vẫn
c̣n ở Ba La Nại. Hướng về Ba
La Nại, Ngài ra đi. Gặp lại họ,
lần đầu tiên bánh xe pháp được
luân chuyển, Ngài cất tiếng giảng
bài kinh Chuyển Pháp Luân về con
đường Trung Đạo, pháp âm vừa
dứt, A Nhă Kiều Trần Như đắc
qủa A La Hán, Ngài nói về Tứ Diệu
Đế bốn người c̣n lại
đắc qủa A La Hán, qủa vị cao
nhất, có đầy đủ phước
đức trí tuệ, hết phiền năo
sanh tử luân hồi.
|
Bên bờ hồ nơi Đức Phật đản sanh |
Thượng tọa cũng nói
thêm về bối cảnh và địa
dư của Varanasi dưới thời
Đức Phật. Varanasi là một thành
phố lớn của tỉnh bang Uttar
Pradesh, thuộc miền trung bắc Ấn
Độ có dân số trên 1 triệu người,
một thành phố tồn tại liên tục
trên 4 ngàn năm qua với ḍng sông Hằng
huyền thoại và thấn bí, những
đền đài Ấn giáo nguy nga và
đồ sộ, đối với người
Ấn Độ đây là nơi thiêng
liêng và ân phước nếu được
về đây vào những ngày cuối cuộc
đời.
Tới Varanasi (Ba La Nại) sau ǵờ cơm trưa, phái đoàn đi chiêm bái vườn Lộc giả tại Sarnath nơi Đức Phật Chuyển Pháp Luân, một trong 4 Đại Thánh Tích. Chiêm bái, tụng kinh, và thiền định. Thăm viếng ngôi tịnh xá Mùlagandhakuti đầu tiên của thời kỳ chấn hưng PG hiện đại (Tịnh xá Hương Thất), nơi có bức tượng Phật Chuyển Pháp Luân đẹp tuyệt vời và dưới bảo tọa có một viên xá lợi của Đức Phật được tôn trí tại đây, mỗi năm họ chỉ mang ra một lần để mọi người chiêm bái và đảnh lễ. Bên cạnh đó, dưới cội cây Bồ đề, có tượng Đức Phật đang giảng pháp và năm anh em Kiều Trần Như ngồi chung quanh. |
|
Chung quanh cây Bồ Đề, có 28 tượng Phật tượng trưng cho 28 vị Phật trong quá khứ, có những bài Kinh Chuyển Pháp Luân được khắc 12 thứ tiếng trên miếng đá quư, trong đó cũng có bài kinh bằng tiếng Việt. Thật hoan hỷ thay! Sadhu! Thăm bảo tàng viện nơi c̣n đang cất giữ trụ đá đầu sư vương chánh pháp vô úy của vua Asoka, ngày nay được làm quốc huy của Ấn Độ. Đại đức Thích Tường Quang sau một thời gian dài du học ở Ấn Độ đă phát tâm ở lại và phát nguyện xây cất một ngôi chùa Việt Nam tại Ba la Nại với tên là chùa Đại Lộc, dự định sẽ xây xong trong ṿng 3 năm tới, ngoài tôn tượng Đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật, c̣n có tôn tượng của Ngài Shivali (biểu tượng đại lộc). Đất đă mua xong, hiện nay bức tường xung quanh chùa cũng đă xây xong, chương tŕnh vào ngày 6 tháng 12 năm 2009 có buổi lễ đặt viên đá đầu tiên. Phái đoàn đă đến thăm viếng và cúng duờng. Tại Bồ Đề Đạo Tràng (Đức Phật Thành Đạo), Lumbini (Lâm Tỳ Ni - Đản Sanh), Kushinagar (Câu Thi Na -Nhập Niết Bàn) đều đă có những ngôi chùa Việt Nam, nhưng nơi Varanasi- Balanại (Chuyển Pháp Luân) chưa có, v́ vậy đây là công tŕnh thật đáng hoan hỷ. Sadhu! Lành thay! Phái đoàn về Hotel HHI dùng cơm tối và ngủ đêm tại đây. |
vườn Lộc giả tại Sarnath nơi Đức Phật Chuyển Pháp Luân |
Sang ngày thứ 6, 5 ǵờ sáng phái đoàn đi thuyền trên sông Hằng (Ganga) thưởng ngoạn mặt trời mọc và nh́n ngắm sinh hoạt tôn giáo tại bờ sông này. Sông Hằng thường được nhắc nhở trong kinh điển Phật Giáo, Đức Phật so sánh cát sông Hằng để chỉ những số nhiều không thể đếm được như hằng hà sa số thế giới nghĩa là nhiều như cát sông Hằng v.v. Sông Hằng dài trên 5575 km từ Bắc xuống Nam, phía Tây ngạn có nhiều đền thờ và Ghat, nơi mà người dân Ấn thường xuống tắm, cầu nguyện mỗi buổi sáng, cạnh đó có những ḷ thiêu người chết, trên sàng người chết được đặt nằm quấn sơ tấm vải và ở dưới chất cũi để đốt, nếu có tiền th́ xác được đốt lâu hơn, bằng không th́ vừa xém lửa một tư th́ xác chết được vức xuống sông, hy vọng nước sông Hằng linh thiêng sẽ tẩy rửa tội lỗi của họ. Phía Đông ngạn được để trống, v́ vậy đi thuyền trên sông Hằng vào sáng sớm ngắm mặt trời đỏ rực từ từ nhô lên khỏi mặt nước thật đẹp. | |
Rời sông Hằng, phái đoàn trở
về Hotel dùng điểm tâm, và sau đó
rời Varanasi đi Bodh Gaya (Bồ Đề
Đạo Tràng), nơi Đức Thế
Tôn đă Thành Đạo, đây là
đại thánh tích quan trọng nhất
trong chuyến hành hương
Trên đường đi, sau thời kinh Tam Bảo, Thượng tọa hướng dẫn tụng kinh và giảng về Tiểu sử Đức Phật, về phương pháp niệm Phật. Đến khoảng trưa phái đoàn đă đến Hotel Lotus Nikko, dùng trưa, nghĩ ngơi, buổi chiều phái đoàn ra chiêm bái Đại tháp Mahabodhi và cây đại thọ Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là nơi ánh sáng trí tuệ của Chư Phật bắt đầu bừng dậy và ánh hào quang đă tỏa sáng đi khắp muôn phương. Hằng năm, khoảng tháng 10 cho đến tháng 3, hàng ngàn Phật tử khắp nơi về đây để tụng kinh, lạy Phật, cầu nguyện, thiền định với tâm thành. Từ 4 giờ sáng cho đến 9 giờ tối, vang vang với tiếng tụng kinh, tiếng niệm Phật, người th́ đi kinh hành, người th́ tam bộ nhất bái, người thi ngũ thể lạy Phật, người th́ im lặng thiền định, người th́ với tâm thành đang dâng hương hoa và y cúng dường Phật, nh́n những h́nh ảnh đẹp và cao thượng đó ở một nơi tôn nghiêm khiến ḷng người thật hoan hỷ và xúc động lạ thường. |
Trên sông Hằng |
Mỗi người, mỗi nhóm đều có cách tu tập của riêng ḿnh mà không làm phiền hà đến những người chung quanh, không khí thật nhộn nhịp nhưng không ồn ào náo động. Khi con người có cùng chung một chí hướng nhất là về phương diện tâm linh th́ dễ dàng đến gần nhau hơn không c̣n cảm thấy xa lạ, dù rằng họ là sắc tộc nào và đến từ phương trời nào. Có những người đến Bồ Đề Đạo Tràng tự nhiên tâm tánh biến đổi, bao nhiêu tâm thiện bỗng bừng dậy phát tâm tạo phước nhiều, có người th́ phát nguyện tinh tấn tu tập hay xuất gia. Có lẻ nơi đây, nơi phát triển trí tuệ của chư Phật và cũng từ đó mỗi năm hàng ngàn người về đây tu tập, tụng kinh bái sám với tâm thành v́ vậy từ trường rất mạnh nên dễ phát triển tâm linh. |
|
Dù rằng tôi đă về đây bao nhiêu lần, nhưng lần nào cũng vậy, vừa vượt qua những người ăn xin, những quán hàng rong bên đường để bước vào thánh địa, từng bước, từng bước một bước xuống những bậc thang để đi vào trong đại tháp Bồ Đề, nh́n tượng Đức Bổn Sư thật đẹp với nụ cười an lạc, từ bi và trí tuệ, tưởng chừng như Ngài vẫn c̣n hiện hữu đâu đây, như lâu ngày được về thăm đấng Cha Lành, tôi đă không cầm được nước mắt với sự xúc động khôn nguôi, tôi đă cúi rạp người thành tâm đê đầu đănh lễ dưới chân Ngài, bậc Ứng Cúng Chánh Biến Tri đáng cúng dường, với niềm hỷ lạc vô biên. Bôn ba thăng trầm trong đời sống, tôi cảm thấy ḿnh có quá nhiều phước lành để được về đây, dưới bóng mát của tàng cây đại thọ như đang che chở, an ủi vỗ về, tôi bật lên tiếng khóc nức nở. “Bạch Đức Thế Tôn, Con - Một người đă tạo quá nhiều ác nghiệp trong đời sống đều do tham, sân, si và ái dục gây ra, con nay đều thành tâm sám hối. Con hèn hạ không nơi nương gởi, chỉ nơi Ngài con đă quy y, xin nhiếp phục tâm con với Ngài làm một. Xin nguyện cho con từ nay cho đến ngày đạt được quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác, cho dù kiếp sống nào con sinh ra cũng được làm đệ tử Phật, được gặp Chánh Pháp, được gặp bậc Thiện Trí, được sống trong cảnh thanh tịnh trang nghiêm như thế này, và cuối cùng đạt được qủa vị Phật. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. |
Tại Bồ Đề Đạo Tràng - phái đoàn thắp ngọn đèn trí tuệ |
Phật vẫn chờ con cuối
đường đấy chứ
Con về sau, hoa có nở Liên Đài. Con thèm lắm một nụ cười giản dị. Đấng Cha lành nào phải của riêng ai (MĐTTA) Phái đoàn đă ở đây ba ngày, tụng kinh, niệm Phật, kinh hành và thiền định. Đồng thời Thượng tọa trưởng phái đoàn cũng đă hướng dẫn mọi người đi thăm viếng và giảng giải những sự kiện liên quan đến Đức Phật ở chung quanh Đại Tháp. Thăm Khổ Hạnh Lâm, thăm và cúng dường những ngôi chùa quốc tế tại đây, thăm làng của người tín nữ đầu tiên Sujata. Bên cạnh đó mọi người cũng có thời gian sinh hoạt tu tập cho riêng ḿnh. Phải nói rằng năm nay phái đoàn hành hương này đă phát tâm hùn phước vào trong qũy “phước thiện” của đoàn rất mạnh, ngoài việc hùn phước cúng dường tiền để xây cất chùa Đại Lộc và tượng Đức Bổn Sư ở Varanasi, phái đoàn c̣n làm rất nhiều phước sự khác tại Bồ Đề Đạo Tràng như: đốt đèn cúng dường 3 đêm và lễ dâng Y lên Đức Phât, cúng dường Trai Tăng cho 108 vị chư Tăng đại diện từ các ngôi chùa quốc tế được mời đến dự tại khách sạn Mahayana, cúng dường các Tăng Ni Việt Nam đang du học tại Ấn Độ, chẩn bần cho 300 gia đ́nh nghèo tại một ngôi làng gần đó.Và bất cứ nơi nào phái đoàn đến viếng thăm cũng đă cúng dường rất mạnh mẽ. Riêng bản thân chúng tôi, có duyên được ở chung pḥng với một người bạn đạo tuy c̣n trẻ nhưng rất nhiều đạo tâm, cùng một vài người bạn khác, chúng tôi đă cùng nhau làm thêm những phước sự khác: cúng dường tiền để đào tổng cộng 8 cái giếng ở những nơi đang có nhu cầu, cúng dường tịnh tài cho khoảng 300 vị chư Tăng đang tinh tấn tu tập vào sáng sớm tại thánh địa, nhân mùa lạnh, phát 200 cái mềm và tiền cho những người đang ngủ ngoài đường và các trẻ em mồ côi. |
|
Sang ngày thứ 9, sau giờ diểm
tâm, phái đoàn rời Bodh Gaya đi Rajgir
- Vương Xá Thành, thủ đô của
xứ Ma Kiệt Đà. Nơi Đức
Phật đă ở 7 năm đầu tại
đây. Trên đường đi, Thượng
tọa trưởng phái đoàn đă hướng
dẫn học và tụng Kinh Lễ Bái Lục
Phương (Đức Thế Tôn nhân thấy
thanh niên Sin Ga La lễ bái sáu phương,
Ngài giảng dạy cách thức lễ bái
theo đạo lư thánh hiền: Đông,
Nam, Tây, Bắc, Trên, Dưới như nghiă
vụ giữa Cha Mẹ, Thầy Tṛ, Vợ
Chồng, Bạn Bè, Tăng Tục, chủ
Tớ). Và Thượng tọa cũng giảng
về những đệ tử đầu
tiên của Đức Phật
Sau giờ ăn trưa, phái đoàn lên núi Linh Thứu thăm hương thất do vua B́nh Sa Vương xây cất để Đức Phật nghỉ ngơi, ngày nay vẫn c̣n lại nền đất, phái đoàn đă tụng thời kinh tại đây. Núi Linh Thứu ( Kỳ Xà Quật – Mũi đá con Kênh Kênh) có nhiều sự kiện liên quan đến cuôc đời Đức Phật. Theo Phật Giáo Bắc Tông đây là nơi Đức Phật đă giảng kinh Pháp Hoa, người Nhật Bản phái Nhật Liên Tông đă xây một Đại Tháp Shanti (Đại tháp Ḥa B́nh) tại đây. Cũng chính trên ngọn núi Linh Thứu , một buổi sáng Đức Phật nh́n xuống dưới thấy những thuở ruộng lúa, Ngài đă nói với Tôn giả Anan Y của Chư Tăng sau này may giống như những thuở ruộng và gọi là Phước Điền Y.
|
Bên trụ đá vua A Dục nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân |
Bên cạnh là hang động
của Ngài Anan, và bên dưới là hai
hang động nơi Ngài Xá Lợi Phất
và Mục Kiền Liên thường trú ngụ.
Thăm chùa Trúc Lâm- tu viện đầu tiên của Phật Giáo. Đi Nalanda, quê hương của nhị vị thượng thủ thinh văn tôn giả Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên. Phái đoàn đi thăm Trung tâm Học Phật Nalanda, viện đại học PG danh tiếng suốt 12 thế kỷ. Do sự giảng dạy của Thượng tọa Giác Đẳng được biết rằng sự ra đời của đại học Nalanda cũng là thời hưng khởi của Phật Giáo Đại Thừa thời bấy giờ, có 6 vị luận sư quan trọng và nổi tiếng là Ngài Long Thọ, Ngài Thế Thân, Ngài Thánh Thiên, Ngài Trần Na, Ngài Pháp Xứng, Ngài Vô Trước đă từng giảng dạy hay làm viện trưởng của đại học này, và bên Trung Hoa có Ngài Pháp Hiển, Ngài Huyền Quang, Ngài Nghĩa Tịnh cũng đă lưu học và thành danh tại đây.Tại Trung tâm Nalanda đă mục kích ra đời hai tác phẩm quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa về sau này: Bộ Đại Trí Độ (Đại Bát Nhă) và Bộ Trung Quán của ngài Long Thọ. Tại đây cũng có Đại tháp của Ngài Xá Lợi Phất, hiện nay vẫn c̣n. Khi đạo Hồi vào đă tàn phá và thiêu đốt đại học này ṛng ră suốt 3 tháng. Rời Rajgir đi Patna (Hoa Thị Thành) xưa kia là kinh đô của đại đế Asoka (A Dục).Đây cũng là nơi xảy ra cuộc Kết Tập Tam Tạng lần thứ III. Phái đoàn nghỉ đêm tại khách sạn Chanakya |
Sang ngày thứ 10, sau giờ điểm tâm phái đoàn rời Patna đi Vesali (Tỳ Xá Ly). Trên đường đi học và tụng Kinh Châu Báu (nhân thành Vesali bị bệnh dịch lan tràn, phi nhân quấy nhiễu và đói khát, Đức Phật dạy cho tôn giả Anan đi 3 ṿng thành Vesali tụng bài Kinh Châu Báu: niệm Phật lực và Ân đức của Tam Bảo, mọi tai ương đều tan biến) Kinh Đại Niết Bàn (Đức Phật đă để lại di giáo cuối cùng: Các pháp hữu vi đều là vô thường, các con hăy tinh tấn tu tập), niệm Bi Vô Lượng Tâm. Chiêm bái di tích Vesali – nơi thành lập giáo đoàn Tỳ kheo Ni, thăm chùa Kiều Đàm Di - một ngôi chùa Việt Nam do Chư Tỳ kheo Ni đang đảm trách. Phái đoàn đă được dùng trưa tại đây với bún rêu chay do qúy sư cô khoán đăi, sau vài ngày ăn thức ăn Ấn Độ lai Tàu, hôm nay được thưởng thức món ăn thuần túy VN, mọi người đă thưởng thức một cách thật t́nh, không e dè. Sau đó phái đoàn trực chỉ đi Kushinaga (Câu Thi Na) nơi Đức Phật viên tịch Niết Bàn. Tối ngủ tại khách sạn Nikko Lotus. |
Trung Tâm Phật Học Nalanda |
Sang ngày thứ 11. Khi màn sương
vẫn c̣n bao phủ, cảnh tượng
thật yên tĩnh và trầm lặng,
không khí u buồn trầm mặc.sau giờ
điểm tâm phái đoàn đi thăm Đại
Thánh tích Niết Bàn. Nơi đây
có một đại tháp tṛn đánh dấu
nơi Đức Phật đă nằm dưới
hai tàng cây Long Thọ an nhiên thị tịch.
Và trước tháp là một ngôi nhà có
pho tượng Phật Nhập Niết Bàn
được an trú bên trong. Phái đoàn
đă tụng thời kinh, đi nhiễu
Phật 3 ṿng, dâng y cúng dường. Tại
Bồ Đề Đạo Tràng nơi
Đức Phật thành đạo vui và
nhộp nhịp bao nhiêu th́ nơi đây
không khí lại u buồn bấy nhiêu,
làm cho người khách hành hương
không khỏi cảm thấy bùi ngùi xúc
động, có nhiều người đă
không cầm được nước mắt,
bậc lên tiếng khóc nức nở. Với
ḷng bùi ngùi nuối tiếc, phái đoàn
rời đại thánh tích đi chiêm
bái tháp Ramabha đánh dấu nơi tà tỳ
nhục thân của Đức Phật. Có
6 loại Xá Lợi khác nhau chia ra làm 2 phần:
Tinh thể gồm hột mè, hôt cải
và hột thóc. Và 3 loại khác là xương
răng (gồm 4 răng nhọn)
xương trán và xương vai.Xá Lợi
đă được phân chia đồng
đếu 8 phần cho các nước thời
bấy giờ.
Ấn Độ đă thay đổi rất nhiều, đường xá đă được sửa chửa và mở rộng lớn và tốt hơn xưa nhiều, đă có xa lộ chia làm hai chiều xe chạy và chính giữa họ đă trồng những cụm hoa giấy nhiều màu sắc thật đẹp, tuy có những đoạn vẫn c̣n đang sửa chửa nên xe chạy vẫn c̣n giồng rất nhiều. Chúng ta, những người hành hương, về đây theo dấu chân người xưa để t́m những di tích của Đấng Cha Lành, nhưng khi ngồi trên xe lâu một tư, đường xe chạy giồng một tư, ăn ở cực một tư th́ chúng ta đă cảm thấy mỏi mệt, lo âu, than vản. Nhớ lại cách đây hơn 2,500 năm, Đức Phật từ một vị hoàng tử sống trong cung vàng điện ngọc, kẻ hầu người hạ, Ngài đă từ bỏ tất cả để sống một cuôc đời khất sĩ, Ngài cùng Chư Tăng, đầu trần chân đất trên những con đường ṃn sỏi đá, bụi bặm với Tam Y và B́nh Bát trên tay, Ngài đă lên đường đi khắp nơi để hóa độ chúng sanh hữu duyên. Ngay cả khi Ngài đă 80 tuổi, với cơn bệnh tiêu chảy, với ḷng bi mẫn Ngài vẫn đi, b́nh thản và hùng dũng như voi chúa, từng bước, từng bước một khoan thai Ngài đi về hướng Kushinaga.Khi mệt Ngài nằm nghĩ trên phiến đá. Mặc dầu Ngài có thần thông, và có biết bao nhiêu vua chúa và những người giàu sang phú quư có thể cung cấp đủ thứ phương tiện cho Ngài, Ngài đă từ chối tất cả. Nhớ về những điều này mà mỗi lần về đây, đi theo dấu chân Người, tôi lại càng thấy thương kính Đức Thế Tôn rất nhiều. Tôi thầm niệm Ân Lành của Tam Bảo, trong ḷng hỷ lạc vô biên. |
|
Tại Kushinaga có một ngôi chùa Thái Lan, nơi tôn trí Xá Lợi Phật, phái đoàn đă dâng hương, hoa, đèn và tụng kinh thiết lễ cúng dường thật trang nghiêm tại đây, một duyên lành, do sự sắp xếp của Thượng tọa Giác Đẳng và sư cô Liễu Pháp, vị trụ tŕ ngôi chùa này đă cho mọi người được chiêm bái và đănh lễ Xá Lợi Phật. sadhu! Thăm và cúng dường chùa Linh Sơn của Sư Cô Trí Thuận đang trụ tŕ. Sau đó lên đường đi Nepal để đến Lumbini (Lâm Tỳ Ni). Tu và học về sự ra đời của một vị Phật Toàn Giác, kinh Quán niệm (Tự tánh, các Pháp, các Hành đều là vô thường, khổ và vô ngă) học và thực tập Pháp niệm hơi thở. Tối ngủ tại khách sạn Nirvana. |
Tại thánh tích Phật Nhập Niết Bàn |
Sang ngày thứ 12, sau giờ điểm tâm, phái đoàn đi Lumbini – nơi Đức Phât Đản Sanh- đại thánh tích sau cùng, nằm trong ranh giới của Nepal sát ranh giới Ấn Độ. Trên đường đi phái đoàn đă ghé thăm Kaplavatthu (Ca Tỳ La Vệ) nơi kinh đô của ḍng họ Thích Ca, một thời với cung điện nguy nga tráng lệ, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa dạo chơi bốn cửa thành, nay chỉ c̣n là những nền nhà đổ nát, quang cảnh thật hoang vu, khiến ḷng người không khỏi bồi hồi thương cảm. Tôi liên tưởng đến hai câu thơ của bà Huyện Thanh Quan: Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. Thật đúng là vô thường! Tại đại thánh điạ Đản Sanh, vẫn c̣n trụ đá của vua Asoka đă đánh dấu với hàng chữ: “Sau hai mươi năm lên ngôi, vua Priyadasi, người được chư Thiên yêu mến, đă thân hành viếng thăm và cúng dường cũng như lễ bái nơi đây, bởi v́ Đức Phật, thánh nhân ḍng họ Thích, đă được sanh ra nơi đây.” Phái đoàn đă tụng một thời kinh tại đây.Vào bên trong đền chiêm bái nơi đánh dấu bước chân chào đời của Đức Phật. Thăm và cúng dường mềm và tiền cho viện mồ côi Linh Sơn của Thượng tọa Thích Thanh Quang. |
|
Rời Lumbini đi Sravasti, tu và học Kinh Cát Tường, về quyến thuộc của Đức Phật và ḍng lịch sử Phật Giáo.Tối ngủ tại khách sạn Nikko Lotus. Sang ngày thứ 13, sau giờ điểm tâm, phái đoàn đi Savatthi (Xá Vệ) đi thăm di tích Kỳ Viên Tịnh Xá, nơi mà ông Cấp Cô Độc đă rải vàng mua đất để cúng dường Đức Phật lập tịnh xá. Theo sự giảng giải của Thượng tọa Giác Đẳng th́ đây là nơi Đức Phật đă an cư 19 lần trong 45 năm hóa đạo của Ngài, đây cũng là nơi mà ĐứcThế Tôn ban hành giới luật và cũng tại nơi đậy phật Giáo đă có một mô h́nh rơ rệt: Đức Phật có 2 vị Thượng thủ: Ngài Xá Lợi Phất lo về Pháp Học và Ngài Mục Kiền Liên lo về Pháp Hành cho chư Tỳ Kheo và có hai vị Đại thí chủ là trưởng giả Cấp Cô Độc và Bà đại thí chủ Visakha. Theo Tam Tạng kinh điển Pali có 871 bài kệ th́ có 844 bài đă được giảng giải tại Kỳ Viên Tịnh Xá nầy. |
Bên ngoài Đại Tháp nơi Đức Phật nhập Niết Bàn |
Đứng trên nền đất nơi
hương thất của Đức Phật,
nơi mà hằng ngày Ngài Anan thường
quét dọn, lấy nước ở cái giếng
bên cạnh, nay vẫn c̣n, cho vào lu để
Đức Phật dùng rửa chân, mỗi
đêm Ngài thường tay cầm đuốc,
tay cầm gậy đi quanh thất 3 ṿng
để bày tỏ ḷng tôn kính Đức
Phật và để xem xét mọi thứ trước
khi đi ngủ, dù rằng sau ngày Đức
Phật nhập diệt, Ngài cũng đă
trở về đây và làm những công việc
như vậy như khi Đức Phật vẫn
c̣n tại thế. Dù rằng tôi đă nhiều
lần đến đây, nhưng lần nào
cũng vậy, nơi đây vẫn làm tôi
xúc động khôn nguôi, h́nh ảnh Đức
Thế Tôn vẫn c̣n đâu đây, h́nh
ảnh ngài Anan cặm cụi quét dọn vẫn
c̣n đâu đây, tôi cúi rạp người
đê đầu đảnh lễ dưới
chân Ngài với niềm hỷ lạc vô
biên.
Phái đoàn đă đi 3 ṿng quanh hương thất và niệm danh hiệu của Đức Bổn Sư.Tới cây Bồ Đề Anan tụng thời kinh và đi nhiễu quanh 3 ṿng. Đây là cây Bồ Đề được Đức Phật cho phép Ngài Anan trồng như biểu tượng h́nh ảnh của Ngài, để khách thập phương khi đến thăm và đảnh lễ, khi Ngài đi vắng. Thăm tháp Ngài Vô Năo, thăm nhà trưởng giả Cấp Cô Độc và Thiền viện quốc tế Dan Maha Monkhol, do một vị nữ tu người Thái Lan đề xướng, đây là một trung tâm thiền viện được xây cất rất quy mô, đẹp và trang nhă trên một thuở đất rất rộng lớn, có trung tâm sinh hoạt riêng biệt cho Nam và Nữ, một pho tượng Phật lộ thiên cao 33 mét, hiện nay trung tâm đang xây cất một đại bảo tháp cao 110mét, đường kính cũng 110 mét, dự định sẽ hoàn tất trong ṿng 2 năm. Phái đoàn đến chiêm bái và cúng dường tu viện và hùn phước trong việc xây cất Đại BảoTháp. Nh́n cách sinh hoạt và sự phát triển trung tâm mọi người đều cảm thấy hoan hỷ vô cùng. Sadhu! Lành thay! Rời Sravasti đi Lucknow. Trên đường đi Tu và học về Kinh Từ Bi, và về Sinh hoạt Tăng đoàn thời Đức Phật và niệm Hỷ Vô Lượng Tâm Tối ngủ tại khách sạn Park Place. |
|
Sang ngày thứ 14. Sau khi dùng điểm
tâm xong, phái đoàn rời Lucknow đi Agra.
với ḍng sông Yamuna được lưu
danh trong sách sử. Đây là đoạn
đường dài 7 tiếng. Phần hành
hương chiêm bái đă hoàn măn. Trên
đường đi đă được
Thượng tọa trưởng phái
đoàn giảng về Đạo Phật
và sự xâm lăng của Đạo Hồi,
những người ǵn giữ gia tài cho
chúng ta.
Trên đoạn đường nầy, mọi người sinh hoạt, ôn lại những đoạn đường đă qua, bày tỏ cảm tưởng và sinh hoạt văn nghệ rất là vui. Mọi người đều bày tỏ niềm tri ân với Thượng tọa Giác Đẳng, đă tổ chức chuyến đi nầy và nhất là những nơi nào phái đoàn đến chiêm bái hay viếng thăm, với sự hiểu biết và trí nhớ siêu việt, Thượng tọa đă chia xẻ, giảng giải rất nhiều điều cho mọi người được hiểu rơ những nơi đến, v́ càng hiểu rơ chúng ta mới cảm nhận được ân đức của Đức Phật một cách sâu sa. Tri ân sư cô Liễu Pháp đă phối hợp với công ty du lịch đă lo cho phái đoàn nơi ăn chốn ở rất là chu đáo. Tri ân Hoà thượng Chơn Trí, với tâm từ bi vô hạn Ngài đă lo lắng, chăm sóc, nhắc nhở cho mọi người làm sao cho chuyến đi được |
kỳ quan Taj Mahal |
an lạc. Tri ân Su Bà Nguyên Thanh, với sự
hiền lành và giản dị, Sư bà
đă cho mọi người cảm thấy
rất gần gũi và thân kính. Tri ân qúy
Sư Cô Bảo Trường, Sư Cô Tịnh
Ánh, Sư Cô Tịnh Nhơn, Sư Cô HữuTịnh,
sự tham dự của quư sư cô đă
trợ duyên rất nhiều cho mọi người
trong chuyến đi. Cám ơn đạo hữu
Minh Đăng đă hy sinh chạy lăng
xăng quay phim và chụp h́nh lưu niệm
cho đoàn. Cám ơn quư anh chi trẻ đă
giúp đỡ phân phối valy và nhắc
nhở giờ giấc cho mọi người.
Đặc biệt cám ơn sự hiện
diện của tất cả mọi người
đă trợ duyên cho nhau để mọi
người đều được an lạc
trong chuyến đi hành hương. Sadhu! Lành
thay!
Tối ngủ tại khách sạn Howard. Sang ngày thứ 15. Thăm viếng kỳ quan Taj Mahal là một kỳ quan của thế giới, một công tŕnh xây cất vĩ đại dưới thời Moghul. Sau khi dùng cơm trưa, phái đoàn rời Agra đi Delhi. Mọi người nghỉ ngơi, mua sắm. Tối ngủ tại khách sạn Karol Bagh. Sang ngày thứ 16. 8giờ sáng, một nhóm 19 người rời Delhi đi TháiLan, trong đó có 4 người tuy tuổi đă trên 75, nhưng cũng đă đi trọn chuyến hành hương một cách b́nh an. 6 người c̣n lại Sư cô Liễu Pháp đă hướng dẫn đi lang thang Delhi để mua sắm, và thử những món ăn đặc sản bên lề đường, nhất là được thưởng thức một bửa cơm thuần túy VN do qúy sư cô đang du hoc tại Delhi khoán đăi, mọi người đều vui cười thỏa thích, 8giờ tối ra phi trường để trở về Hoa Kỳ. Trong cuộc đời chúng ta có rất nhiều chuyến đi: đi nghỉ mát với gia đ́nh, với bạn bè vui chơi thỏa thích, nhưng rất ít khi chúng ta có những chuyến đi t́m về cho đời sống nội tâm. Hành hương Ấn Độ - về nơi xứ Phật – là một hành tŕnh Tâm Linh. Chúng ta, những người đến Ấn Độ từ những phương trời Âu, Mỹ, nơi có đời sống vật chất thật sung túc, dư thừa, thường có lẻ khó thích ứng một môi truờng vừa dơ, vừa bụi, vừa nhiều người nghèo, bệnh tật, ăn xin như Ấn Độ, nhưng với cái nh́n bề ngoài để đánh giá về Ấn Độ th́ rất dễ sai lạc. Phải nói rằng cái ǵ cũng có ở ấn Độ, có những nơi thật đẹp đẽ sang trong, quư phái, nhưng cũng có những nơi thật nghèo nàn, dơ dáy. Thiên đường và địa ngục đều hiện hữu ở đây. Ch́ là bên này và bên kia đường mà thôi. ATuLa, Ngạ qũy như cũng có mặt ở đây. Nhưng Ấn Độ đă có những thứ mà không có nơi nào trên thế giới có được: Đó là những di tích lịch sử liên quan đến cuộc đời của Đức Phật. Phật Giáo đă cho Ấn Độ những thời đại hoàng kim. Ấn Độ là một xứ sở tâm linh, nơi mà đă phát sanh ra những Bậc Thánh Nhân Vĩ đại ở quá khứ, hiện tại và tương lai và cũng là nơi đă nảy sinh nền minh triết Trung Á Chúng ta có thể đă từng đi du lịch những nơi như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sĩ, Úc, Pháp. v. v. những nơi này đă cho chúng ta nhiều niềm vui, cảnh đẹp, sự hiểu biết thêm về một nơi trên thế giới, nhưng khi trở về, một thời gian sau cũng sẽ dễ dàng quên đi, c̣n lại ngoại trừ những tấm h́nh.Tuy nhiên Ấn Độ th́ khác, niềm vui, niềm an lạc nào mà chúng ta đă có được trong chuyến đi th́ khi trở về mỗi khi nghĩ đến vẫn cho ta niềm hoan hỷ, an lạc.Dù rằng có lẻ khi vừa đến Ấn Đô ai cũng sợ và chê bai đủ điều, nhưng khi trở về sẽ nhớ và thương Ấn Độ rất nhiều.Có người được mong mỏi trở lại hoặc sẽ mong người thân của họ được đi.Mỗi lần về Ấn Độ, tôi quan niệm như recharge năng lực để khi trở về tinh tấn tu tập nhiều hơn trong Giáo Pháp của Đức Phật. Hạnh phúc thay! Đức Phật giáng sinh Hạnh phúc thay! Giáo Pháp cao minh Hạnh phúc thay! Tăng Già ḥa hợp Hạnh phúc thay! Tứ Chúng đồng tu (Kinh Pháp Cú) Ghi vội vài hàng với tâm trạng muốn chia xẻ lại những kinh nghiệm hành hương bằng những chặng đường đă đi qua, nhưng về phương diện tâm linh là một kinh nghiệm của mỗi cá nhân phải tự ḿnh cảm nhận. Mong rằng tất cả chúng ta hăy cố gắng thu xếp công việc và gia đ́nh, dù một lần để về thăm nơi quê hương của Đấng Cha Lành, để cảm nhận về Đức Phật, người đă thực sự đản sanh như một con người trên thế gian này và Giáo Pháp của Ngài đă mang lại niềm an lạc hạnh phúc cho Chư Thiên và loài người trong suốt hơn 2,500 năm qua. Mong lắm thay!
|