TIỂU SỬ
Tu Nữ Diệu Từ Phạm Thị Thu sinh ngày 23 tháng 4 năm 1937 tại quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình có cả hai truyền thống Nho giáo và Phật giáo. Kết hôn với Ông Phạm Văn Sáu năm 1957. Hai người có bảy người con gồm hai gái và năm trai. Sau khi chồng qua đời năm 1973, một mình bà nuôi lớn đàn con dại. Cả năm người con trai của bà sau nầy đều lần lượt xuất gia là TT Giác Giới, TT Giác Đẳng, TT Giác Nguyên, ĐĐ Pháp Nhiên và ĐĐ Trí Tịnh. Ngoài ra, bà có hai người con gái là cô Phạm Ngọc Xương, con trưởng, và cô Phạm Ngọc Thuỷ là người kề cận chăm sóc cho bà đến phút cuối. Trong gia tộc còn có thân phụ bà Sư cụ Tịnh Tâm và người em trai, Pháp Sư Giác Chánh, cũng là Tăng sĩ.
Tu Nữ Diệu Từ Phạm Thị Thu sinh ngày 23 tháng 4 năm 1937 tại quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình có cả hai truyền thống Nho giáo và Phật giáo. Kết hôn với Ông Phạm Văn Sáu năm 1957. Hai người có bảy người con gồm hai gái và năm trai. Sau khi chồng qua đời năm 1973, một mình bà nuôi lớn đàn con dại. Cả năm người con trai của bà sau nầy đều lần lượt xuất gia là TT Giác Giới, TT Giác Đẳng, TT Giác Nguyên, ĐĐ Pháp Nhiên và ĐĐ Trí Tịnh. Ngoài ra, bà có hai người con gái là cô Phạm Ngọc Xương, con trưởng, và cô Phạm Ngọc Thuỷ là người kề cận chăm sóc cho bà đến phút cuối. Trong gia tộc còn có thân phụ bà Sư cụ Tịnh Tâm và người em trai, Pháp Sư Giác Chánh, cũng là Tăng sĩ.
Năm 1981 , bà quyết định xuất gia ở chùa Siêu Lý, Đường Công Thần, thị xã Vĩnh Long với Ngài Trưởng Lão Hoà Thượng Tịnh Sự được ban cho pháp danh là Diệu Từ. Suốt hơn ba mươi năm sau đó bà đã tận tuỵ trong vai trò của một người hộ tăng. Ngoài ra hằng năm dành rất nhiều thì giờ may y cúng dường chư Tăng các chùa xa gần. Bà thường nói hai tâm nguyện là được đi hành hương chiêm bái Phật tích ở Ấn Độ và khi nhắm mắt được biết cả năm người con trai đều sống trong chiếc y vàng. Cả hai nguyện vọng nầy đều đã đạt được.
Năm 2009 bệnh tình trở nặng bà nhập viện nhưng sau đó hồi phục. Đầu năm 2010 bà đi với chư Tăng sang hành hương các chùa ở Thái Lan trong niềm hoan hỷ lớn lao. Đầu tháng 8 năm 2010 bà thấy trong người thỉnh thoảng hơi yếu. Chiều ngày 8-8 bà cho biết muốn nằm nghĩ và 10 phút sau an nhiên ra đi với tâm tư tỉnh táo nhẹ nhàng lúc 6 giờ 25 chiều. Thọ 74 tuổi.
Suốt đời của bà là người phụ nữ gánh vác trách nhiệm với gia đình. Chồng nhập ngủ thì lo cho con. Chồng mất sớm một tay gánh vác tất cả. Khi năm người con trai xuất gia thì bà đem trọn tâm tư phụng sự Tam Bảo. Bà tin mãnh liệt ở nhân quả nghiệp báo và một lòng cổ võ con đường xuất gia tu tập sau khi đã thấm nhuần Phật Pháp. Một hiền mẫu quan tâm thật nhiều đến lẽ sống tinh thần của con cái. Một tu nữ trọn hiến thì giờ và cuộc sống hộ trì chư tăng.
Nguyện phước lành đã tạo hồi hướng cho bà.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Lễ nhập kim quan được cử hành vào lúc 8 giờ ngày 29 tháng 6 năm Canh Dần nhằm ngày 09 tháng 8 năm 2010. Lễ dộng quan sẽ được cử hành vào lúc 8 giờ ngày 03 thàng 07 năm Canh Dần nhằm ngày 12 tháng 8 năm 2010.
Linh cữu sẽ được đưa về đài hỏa táng chùa Hạnh Phúc Tăng Sanghamangala, toạ lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm,tỉnh Vỉnh Long.
Xem hình ảnh Tang Lễ.
Xem video buổi lễ di quan.
Mẹ Không Còn Nữa
Áo quan khép kín lại rồi
Hỏa lò cửa mở, Mẹ ơi nghìn trùng
Đường đời vẫn kiếp ruổi dong
Sao nghe côi cút như không chốn về
Ngày hỏa táng mẹ
Giác Đẳng
Trong lúc dự buổi lễ hỏa táng mẹ qua mạng ustream.tv trực tiếp truyền hình TT Giác Đẳng đã cảm tác bài thơ khi nhìn thấy quan tài đưa vào hỏa lò và nắp quan tài được mở ra cho thân nhân nhìn mặt lần cuối. Nhìn mẹ qua màn hình, thấy mẹ như gần mà sao xa cách nghìn trùng, tay không thể với tới, một niềm đau một niềm nuối tiếc, thương mẹ một đời hi sinh cho đời và cho đạo. Và "Mẹ đi rồi, con nghe côi cút như không chốn về"
Thơ dại
Giòng sữa mẹ nuôi hài nhi
Với tình của mẹ con đi vào đời
Phật ban chánh pháp cao vời
Mẹ cho con những nụ cười bao dung
Ngỡ là đã lớn, đã khôn
Nhưng đâu hiểu hết tình thương của Người
Mùa Tưởng Niệm 2010
Giác Đẳng