SECTION 1 Title 1 Title 2 Title 3 SECTION 2 SECTION 3 SECTION 4 |
Cá voi thuộc về loại Mammal, là loài động vật có vú lớn nhất (mammals có nghĩa là loài thú mà giống cái sanh ra con không sanh ra trứng, và nuôi con bằng sữa, có lông và có máu nóng ) cá voi là loài động vật có cột xương sống lớn nhất, là loài thú lớn nhất trên thế giới. Giống như tất cả loài động vật có vú, cá voi thở không khí vào trong lồng ngực, có máu ấm, có rất ít lông. Theo truyền thuyết thời sơ khai cổ xưa thi` cá voi sống trên đất, và sau đó chúng thích nghi với đời sống ở dưới nước. Thân cá voi thì hi`nh thoi, tương tự hi`nh dáng của loài cá. Tại cuối đuôi thi` có ba đầu mấu. Cá voi thở từ trên đỉnh đầu. Loại cá voi đặc biệt là Blue Whale, thi` được biết là loài động vật lớn nhất mà chúng ta không co`n được thấy nữa vi` đã bị diệt chủng, nó có thể dài từ 30 mét chiều dài và nặng 180 tấn.
Bởi vi` môi trường chung quanh chúng và không giống như những loài thú khác, những con cá voi thi` quyết đinh khi nào muốn thở. Vậy thi` chúng ngủ như thế nào? Tất cả những loài động vật có vú đều ngủ, và loài cá voi cũng vậy, nhưng chúng không đủ điều kiện giữ ti`nh trạng ngủ lâu, vi` chúng cần phải thở. Cái óc của chúng chi ra làm hai phần, nửa bộ óc thi` ngủ và co`n nửa bộ óc bên kia vẫn làm việc cùng thời gian. Cá voi ngủ 8 giờ trong một ngày.
Rất nhiều người tin tưởng rằng cá voi được liệt kê là loài có tri`nh độ thông minh cao độ. Có người co`n cho rằng cá voi thông minh hơn loài người. Đã không có sự nhất trí để định nghĩa chữ thông minh, thông thường người ta dùng chữ thông minh cho những điều sau đây, như có khả năng trong nhiều lãnh vực, giải quyết những điều khó khăn, suy nghĩ trừu tượng, học hỏi nhanh và học được từ những kinh nghiệm. Một vài người đã cho rằng loài các voi có thể làm hầu hết những việc trên trong tri`nh độ bằng với hay cấp chỉ huy của loài người. Theo truyền thống thi` dấu hiệu của sự thông minh là do khả năng tiếp thu của bộ óc, bộ óc của loài người lớn hơn hầu hết những bộ óc của thú vật. Loài cá voi có bộ óc lớn hơn bất cứ loài thú nào. Não dịch trong bộ óc của cá voi trung bi`nh nặng 7.8 kg, trong khi đó bộ óc của loài người nặng khoảng 1.5 kg. Sự so sánh này cho biết não dịch trong bộ óc của cá voi lớn gấp năm lần loài người thi` điều đó có đưa đến là cá voi thông minh hơn loài người không? không, bởi vi` kích thước của bộ óc của loài động vật có vú tùy theo tỷ lệ của kích thước thân hi`nh. Tại Phi Châu những con voi có bộ óc lớn gần bằng dung tích bộ óc của những con cá voi, nhưng không ai cho rằng với con voi có bộ óc lớn hơn năm lần bộ óc của loài người thi` thông minh hơn loài người. Trong nhiều thế kỷ người ta đã săn cá voi để lấy dầu, thịt, tấm sừng hàm, và chất long diên hương (ambergris) là một chất dầu thơm lấy từ tinh dịch của con cá voi. Cho đến giữa thế kỷ thứ 20, thi` sự săn cá voi đã lên đến cao độ, làm nhiều loại cá voi gần như gần tuyệt chủng.
Người ta săn cá voi với hai mục đích: Săn cá voi vì mục đích sinh tồn: Những người dân tại các khu vực đặc biệt sẽ được phép đánh bắt cá voi đặc biệt nhằm duy trì, bảo tồn nền văn hoá đánh bắt của dân tộc đó. Săn cá voi vi` khoa học: Việc đánh bắt cá voi nhằm mục đích nghiên cứu khoa học. Các nước tán thành thiết lập lại hệ thống đánh bắt thương mại gồm có Nhật Bản và các nước tại khu vực Nam Phi như Gabon, Ghini, nước Cộng hoà Dominica và 6 nước tại khu vực biển Caribe ( với chủ trương “đẩy lùi đói nghèo, bảo đảm lương thực” ). Các nước phản đối việc thiết lập lại hệ thống đánh bắt thương mại gồm Austraulia, NewZilan, Đức, Anh v..v… (với chủ trương “cấm đánh bắt kể cả mục đích khoa học”). Mặt khác, tại Nhật Bản có ít nhất là 10 chi nhánh của chuỗi nhà hàng Lucky Pierrot tại đảo Hokkaido đã bắt đầu bán hamburger làm từ thịt cá voi. Tất cả thịt cá voi của Nhật bản được cung cấp từ số chừng 700 con mà Nhật được phép giết mỗi năm nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Số cá voi này được đánh bắt từ chương trình "nghiên cứu" cá voi của Nhật. Đây là lần đầu tiên hamburger cá voi có mặt trong thực đơn của các nhà hàng ở Nhật và nó đang là món ăn được bán rất chạy. Bất chấp sự lên án của dư luận quốc tế, Tokyo dự định phục hồi việc đánh bắt cá voi thương mại vốn được Ủy ban săn cá voi quốc tế (IWC) ban hành vào năm 1986, đồng thời tăng gấp đôi số cá voi đánh bắt cho chương trình nghiên cứu của nước này Cơ quan quốc tế IWC đã bị tổn thương với tuyên bố của Nhật, rằng nước này đang có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng cá voi bị nước này săn bắt. Họ nói việc này sẽ làm thị trường Nhật Bản tràn ngập món thịt cá voi, nhiều hơn mức người dân nước này có thể tiêu thụ. Nhật bản muốn để cho ngư dân ở miền bắc được săn 150 con cá voi và nói rằng lệnh tạm ngưng đánh bắt cá voi thương mại bắt đầu có hiệu lực từ năm 1986 gây nhiều thiệt hại cho các cộng đồng vùng duyên hải nước Nhật. Tin mới nhất cho biết Ủy hội Cá Voi Quốc tế đã bác bỏ một đề nghị của Nhật bản nhằm để cho các cộng đồng ở vùng duyên hải miền bắc nước Nhật được săn cá voi trở lại với một số lượng hạn chế. Ủy hội có nhiệm vụ quản lý vấn đề đánh bắt cá voi này hôm nay đã bác bỏ đề nghị vừa kể với 29 phiếu chống và 26 phiếu thuận tại cuộc họp hàng năm ở thành phố Ulsan của Nam Triều Tiên. Cuộc biểu quyết hôm nay là thất bại mới nhất của Tokyo. Hôm qua, Ủy hội cá voi hối thúc Nhật bản không nên gia tăng chương trình nghiên cứu cá voi, một chương trình mà những người chỉ trích cho là một bình phong che đậy hoạt động đánh bắt cá voi thương mại. Một tai nạn khác đến với loài cá voi là hàng năm vào mùa hè những đàn cá voi đã tràn vào bãi biển tại các vùng miền Tây Úc Đại Lợi và bắc Mỷ và nằm chết trên cạn. Năm nay, ngày 3 tháng 6 năm 2005 khoảng 70 con cá voi mặc cạn trên bãi biển gần thị trấn miền Tây Australia. Nhân viên chính phủ thuộc cơ quan (CALM) Úc Đại Lợi cho biết, một đàn hơn 60 con cá voi mắc cạn gần Busselton, cách Perth khoảng 230 kilomét về phía Nam hôm thứ tư vừa qua. Ngay sau đó là nhóm thứ hai khoảng 15 con cũng lao mình lên chính bãi biển này. Một đàn vài chục con khác ở ngoài khơi trong tình trạng nguy hiểm do sắp tiến vào bờ. Chúng thuộc loài cá voi loại nhỏ dài khoảng 5 mét và thường về bãi biển để chết tại đó theo mùa, không ai hiểu rõ nguyên nhân./. Minh Hạnh sưu tầm và dịch theo National Geographic |