SECTION 1
Title 1
Title 2
Title 3

SECTION 2
Title 1
Title 2
Title 3
Title 4

SECTION 3
Title 1
Title 2
Title 3
Title 4
Title 5

SECTION 4
Title 1
Title 2
Title 3
Title 4
Title 5

Title 6


Tsunami - Sóng Thần



Danh từ tsunami đọc là su na mi hay là tsơo-nah-mee có nghĩa là sóng thần là một hiện tượng thiên nhiên tụ hợp của nhiều ngọn sóng tạo nên khi nước trong hồ hay biển dồn dập chuyển động thành khối nước khổng lồ.

 

Danh từ tsunami phát xuất từ Nhật được coi tương đương với tidal waves, tidal waves có nghĩa là sóng lớn của đại dương do một trận động đất gây ra. Sóng thần có thể phát ra bởi bất cứ sự xáo trộn sự thay đổi của một khối nước, như động đất, hay do những tảng thiên thạch rơi xuống. Tuy nhiên, hầu hết là do động đất ở dưới biển. Một cuộc động đất mà quá nhỏ để tạo ra cơn sóng thần có thể là nguyên nhân mặt đất trùi sụt dưới đáy biển tạo nên những cơn sóng thần

 

Đáy biển đất bị sụp đôi khi là nguyên nhân gây lên những trận động đất lớn; như làm sập núi lửa, cũng có thể làm xáo trộn những cột nước như cát, sạn bùn và đá trược xuống và di chuyển dưới mặt biển. Giống vậy, ngọn núi lửa dưới đáy biển nổ tung ra mănh liệt có thể làm những cột nước dâng cao và tạo nên ngọn sóng thần.

 

Những cơn sóng thần thường xảy ra sau những trận động đất lớn. Đôi khi sóng thần cũng do đất bị trồi sụt, núi lửa và thiên thạch rơi xuống. Sóng thần không phải là một cơn sóng mà là do nhiều cơn sóng di chuyển trong đại dương, hoặc do những chuyển động địa chất dưới đáy đại dương, khi đó nước dâng lên trên mặt biển, động đất càng lớn, vỏ trái đất di chuyển càng nhiều và nước biển tạo thành khối di chuyển, càng di chuyển lực nước càng mạnh.

 


Vào năm 1950 một trận sóng thần lớn hơn những trận sóng thần trước mà người ta tin tưởng rằng nguyên do vi` đất bị sụp, làm ngọn núi lửa hoạt động và do đó những cột sóng lớn bị di chuyển, như là một năng lực do một vật gi` rơi xuống hay là sự giăn nở đă làm di chuyển khối nước cực nhanh và mạnh.

 

Những trận sóng thần không thể ngăn ngừa hay tiên đoán chính xác được, nhưng có một vài hiện tượng sắp xảy đến của sóng thần, và nhiều hệ thống được thiết lập và trong việc dùng để làm giảm trừ những thiệt hại gây nên bởi sóng thần.

 

Một điểm đặc biệt là trước khi sóng thần xảy ra những thú vật gần đó đă cảm nhận được dấu hiệu nguy hiểm và chạy lên vùng đất cao trước khi sóng thần tràn vào. Những nhà khoa học gia đă nghiên cứu hiện tượng về những thú vật có thể có năng lực cảm giác dưới tốc độ âm thanh từ trận động đất trước nhiều phút hay nhiều giờ mà cơn sóng trần có thể đập vào bờ (1)

 

Những trận sóng thần đáng ghi nhận trong lịch sử

 

Năm 1755 tại thị trấn Lisbon, nước Bồ


Đào Nha, hàng chục ngàn người sống sót sau trận động đất đă bị chết trong cơn sóng thần xảy ra sau đó nửa giờ. Rất nhiều người từ trong thị trấn đă chạy ra băi biển, mà họ tin tưởng nơi đó an toàn không bị lửa cháy và những đồ vật rơi xuống từ sau cơn động đất. Trước khi ngọn sóng khổng lồ đập vào hải cảng, nước rút ra thật xa, để lộ ra những kiện hàng bị rơi xuống biển trước kia và những chiếc tàu bị đắm dưới đáy biển.

 

Dân số Bồ Đào Nha tại thị trấn Lisbon trước khi động đất và sóng thần và những cơn hoả hoạn là 275,000 ngàn người, sau cơn thiên tai đó đă làm thiệt mạng một phần ba dân số của thị trấn Lisbon.

1883 ngọn núi lửa tại Indonesia đă bùng nổ trong lo`ng đất, tạo nên những ngọn sóng thần khổng lồ.

 

Với trận động đất cường độ 7.9 vào ngày 12 tháng 12 năm 1979 vào lúc 7:59 dọc theo bờ biển Thái Bi`nh Dương là nguyên nhân của trận động đất đă phá hủy 6 làng của ngư dân và làm thiệt mạng hàng trăm người tại tỉnh Colombian.

 

Năm 1896 một cơn sóng thần xảy ra tại Nhật Bản, làm thiệt mạng 26,000 người

 

Tháng 5 năm 1960, một con sóng thần với tốc độ 750km/giờ đập vào Nhật Bản khiến hàng trăm người chết. Một loạt các trận động đất với cường độ 9,5 đây là trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay tại Chile, phía bên kia của Thái B́nh Dương, là nguyên nhân gây ra cơn sóng thần này.

 

Tháng 9 năm 1992, một con sóng thần đă phá huỷ nhà cửa của 13.000 người trên bờ biển Nicaragua. Hai tháng sau, người dân ở Bali (Indonesia) bị một loạt sóng thần cuốn trôi, hàng ngh́n người thiệt mạng. Tháng 7 năm 1998, hai trận động đất mạnh với cường độ 7.0 đă gây ra các con sóng thần cao 10m, tàn pháp dọc bờ biển dài 30km ở Papua New Guinea. 7 ngôi làng bị phá huỷ và hơn 2.100 người thiệt mạng.

 


Các con sóng thần lớn với sức phá huỷ như ngày 26 tháng 12, 2004 tại vùng Ấn Độ Dương chỉ xuất hiện vài lần trong một thế kỷ. Trận động

đất với cường độ 9.1 và 9.3 đă là nguyên nhân tạo nên những cơn sóng thần khổng lồ, và đă làm thiệt mạng trên 310,000 người (chỉ riêng tại Indonesia số người thiệt mạng đă trên 220,000)

 

(One of early warnings comes from nearby animals. Many animals sense danger and flee to higher ground before the water arrives. The Lisbon quake is the first documented case of such a phenomenon in Europe. The phenomenon was also noted in Sri Lanka in the 2004 Indian Ocean earthquake (BBC News ) (http://news.bbc.co.uk/1/hi/sci/tech/4381395.stm)). Some scientists speculate that animals may have an ability to sense subsonic Rayleigh waves from an earthquake minutes or hours before a tsunami strikes shore (Kenneally, (http://www.slate.com/id/2111608)).)

Reference : http://en.wikipedia.org/wiki/Tsunami

Minh Hạnh sưu tầm và dịch theo wikipedia and National Geographic
Thiện Pháp tri`nh bày