Psychotheraphy, Meditation


Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường - Gạo Lức


.:

Sưu tầm trên Internet ;

Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm và đang có chiều hướng gia tăng. Vấn đề dinh dưỡng đối với họ cần được kiểm soát chặt chẽ. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lức thường xuyên không? Có phải cữ ăn củ cải trắng không?

Gạo lức thuộc nhóm thức ăn bột đường, cung cấp năng lượng và cả các vitamin nhóm B cho cơ thể. Trong gạo lức chứa nhiều xơ nên tốt cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên nếu ăn nhiều quá nhu cầu cần thiết của cơ thể, đường huyết vẫn có thể tăng.

Củ cải trắng có chứa 3,7% chất bột đường, 1,5% chất xơ, 1,5% chất đạm, còn lại là một ít vitamin và chất khoáng. Do đó, về mặt năng lượng, củ cải trắng cung cấp không đáng kể và thành phần đường không cao, người bệnh tiểu đường có thể dùng được.

Đường trong nước ngọt, mía, trái cây và trong sữa có khác nhau? Đường trong sữa DiabetCare (của Nutifood) là đường gì, có thể dùng cho người bệnh tiểu đường không? Nên uống sữa này lúc nào thì tốt?

Đường mía là đường Sucrose, đường trái cây là đường Fructose. Trong sữa, chất bột đường thường là Lactose, còn trong nước ngọt thường là đường Sucrose.

DiabetCare là loại sữa đặc biệt dành riêng cho người bệnh tiểu đường nên có thể dùng được. Thành phần chất bột đường trong DiabetCare chứa Isomalt, Fructose hấp thu chậm nên không làm tăng đường huyết quá nhanh, có thể dùng làm bữa ăn sáng, bữa ăn phụ hay thay thế các bữa ăn khác trong ngày cho người bệnh tiểu đường (1ml cung cấp 1Kcal).

Người bệnh tiểu đường dùng đường Aspartam, Saccharine, Succralose... để uống cà-phê, pha đá chanh được không?

Các loại đường này thay thế vị ngọt của đường mía và không cung cấp năng lượng, sử dụng được ở người tiểu đường (trong liều lượng cho phép - không quá 40 gam/kg trọng lượng cơ thể/ngày).

Có phải ăn bún tốt hơn ăn mì khô hay bánh đa (bánh tráng), tại sao vậy, vì tất cả đều làm từ bột, gạo mà ra?

Những loại thực phẩm này đều thuộc nhóm bột đường và đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khi ăn vào. Tuy nhiên, khi ăn cùng một trọng lượng giữa bún, mì khô hay bánh đa thì bún làm tăng đường ít hơn vì thành phần chất bột đường trong bún ít hơn, nhưng nếu ăn trọng lượng bún nhiều hơn số bánh đa hay mì khô thì đường huyết vẫn sẽ tăng cao.

Trái cây nào tốt cho người tiểu đường, nên ăn lúc nào?

Trái cây ít ngọt như bưởi, mận, lê, táo, sơ-ri, cam, quýt, thanh long, măng cụt, dâu,... đều có thể dùng được ở người bệnh tiểu đường. Tốt nhất nên ăn sau mỗi bữa ăn chính, vì bữa ăn chính với nhiều loại thực phẩm sẽ ít làm tăng đường huyết hơn. Tuy nhiên, nếu bữa ăn đã có nhiều chất bột đường rồi thì không nên ăn thêm trái cây nữa vì sẽ có nguy cơ làm tăng đường trong máu do tổng số bột đường quá lớn. Khi đó nên ăn phần trái cây vào bữa phụ.

Người bệnh tiểu đường có phải cữ bột đường hoàn toàn không?

Bột đường là thực phẩm cung cấp năng lượng duy trì hoạt động cơ thể, đặc biệt là tế bào não. Do đó, người bệnh tiểu đường vẫn cần chất bột đường, nhưng chọn lựa các loại bột đường ít làm tăng đường trong máu và ăn với số lượng vừa đủ. Cũng có thể sử dụng một số loại sữa có chỉ số đường huyết thấp như DiabetCare... Nếu kiêng tuyệt đối chất bột đường, rất dễ bị hạ đường huyết, nhất là khi đang dùng thuốc hạ đường huyết. Bữa ăn hàng ngày vẫn có thể nêm đường. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn đường huyết cao thì nên hạn chế.

Tiểu đường có di truyền không? Làm sao để tránh và phát hiện bệnh sớm?

Tiểu đường có thể di truyền nhưng không hẳn tất cả những người con trong gia đình đều bị bệnh. Và nếu biết cách phòng ngừa thì bệnh tiểu đường cũng xuất hiện rất muộn hoặc nhẹ. Ngược lại, dù không di truyền nhưng lối sống không tốt thì vẫn bị tiểu đường. Nhất là khi thừa cân, ít vận động. Do đó, để phòng ngừa cần năng vận động, ăn uống hợp lý, duy trì mức cân nặng lý tưởng (BMI = cân nặng (kg) / bình phương chiều cao (m); mức bình thường là 18,5-23); hạn chế ăn nhiều chất béo động vật, thức ăn nhanh, rượu bia, nước ngọt...

Với người chưa bị tiểu đường, từ 30 tuổi trở lên, nếu có một trong các yếu tố nguy cơ sau, cần xét nghiệm máu mỗi năm một lần: béo phì hoặc thừa cân (BMI từ 23 trở lên, vòng bụng nam từ 90cm và nữ từ 80cm trở lên); có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường; đã bị cao huyết áp; có rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu Triglycerid > 250mg/dl, HDL.C < 35mg/dl; đã bị rối loạn dung nạp đường; phụ nữ sinh con to trên 4kg lúc mới sinh hoặc được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, bị sẩy thai hoặc thai chết lưu. Từ 45 tuổi trở lên, nếu không có các yếu tố nguy cơ trên, xét nghiệm máu mỗi 3 năm 1 lần.

 

KHÁM PHÁ MỚI VỀ GẠO LỨC

 

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.

Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng."

Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế

"The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước" Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).

Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi

phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin,

Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.

Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.

Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.

 

Tham Chiếu:

- Reuters Health Information Date Published: Dec 18 2000 16:11:14

- Date Reviewed: Dec 18 2000

- ABC Science Online, Australia 19 December 2000

Sưu tầm trên Internet

 

Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh

Trở về Trang chinh

Phẩm Song Yếu