www.dieuphap.com

 
Thư Thầy Tṛ
Lời Giới Thiệu
Lá thư thứ  1
Lá thư thứ  2
Lá thư thứ  3
Lá thư thứ  4
Lá thư thứ  5
Lá thư thứ  6
Lá thư thứ  7
Lá thư thứ  8
Lá thư thứ  9
Lá thư thứ  10
Lá thư thứ  11
Lá thư thứ  12
Lá thư thứ  13
Lá thư thứ  14
Lá thư thứ  15
Lá thư thứ  16
Lá thư thứ  17
Lá thư thứ  18
Lá thư thứ  19
Lá thư thứ  20
Lá thư thứ  21
Lá thư thứ  22
Lá thư thứ  23
Lá thư thứ  24
Lá thư thứ  25
Lá thư thứ  26
Lá thư thứ  27
Lá thư thứ  28
Lá thư thứ  29
Lá thư thứ  30
Lá thư thứ  31
Lá thư thứ  32
Lá thư thứ  33
Lá thư thứ  34
Lá thư thứ  35
Lá thư thứ  36
Lá thư thứ  37
Lá thư thứ  38
Lá thư thứ  39
Lá thư thứ  40
Lá thư thứ  41
Lá thư thứ  42
Lá thư thứ  43







Thư Thầy Tro`

Tỳ kheo Viên Minh



Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy Tro`

Lá Thư Thứ 9

Lá thư thứ 9

 

Ngày…. tháng… năm…

 

Con thương mến,

 

Đọc thư con thầy rất cảm thông với nỗi khổ tâm mà con đang chịu đựng - khổ tâm của một người Phật tử bị bắt buộc phải bỏ đạo.

 

Thầy biết rằng không ai hiểu con giữa thế giới chia phân manh mún trên mọi lănh vực đó. Không ai chia sớt nỗi khổ của con khi mà ở đó con người đang bận tâm tranh thủ cho cá nhân ḿnh: tài sản, quyền lợi, kiến thức, danh vọng, địa vị và phe phái.

 

Họ nói đến tự do nhưng thực chất là giam giữ con người trong nô lệ của ư hệ và tôn giáo. Họ chủ trương ḥa b́nh nhưng thực chất là giành giật nhau từ thể xác đến tinh thần. Họ hô hào t́nh thương, bác ái, nhưng thực chất là hận thù đối nghịch. Họ cổ xúy b́nh đẳng đại đồng nhưng thực chất là tự tôn, vị kỷ. Họ ca tụng văn minh nhưng thực chất là dă man, cuồng loạn.

 

Hơn bao giờ hết con người đề cao hư danh hơn là sự thật, cao rao lư tưởng hơn là thực tế, hy vọng tương lai hơn là thực tại, và thân phận con người thật sự chỉ c̣n là khổ đau rách nát giữa những bảng quảng cáo vô cùng hoa lệ!

 

Con thương mến,

 

V́ hoàn cảnh bắt buộc con phải bỏ đạo Phật để theo Thiên Chúa giáo và chính điều đó đang làm con băn khoăn, ray rứt phiền muộn, chán chường. Con khốn khổ v́ đă nghĩ rằng con phải bội Tam bảo, phản bội thầy, phản bội bạn bè đồng đạo. Nhưng con ạ, con đừng buồn tủi nữa, hăy sáng suốt b́nh tĩnh lên như ngày nào con c̣n ở bên thầy, được thầy thương yêu, khuyến khích và an ủi những khi con gặp những chuyện đau ḷng.

 

Hăy cùng thầy tin tưởng trọn vẹn rằng con không bao giờ bỏ đạo, v́ làm thế nào con có thể bỏ đạo khi đạo ở chính nơi con. Con vẫn chưa hề phản bội Tam Bảo, phản bội thầy và bạn bè đồng đạo, dù con đang phải gia nhập bất cứ một tổ chức tôn giáo hay phi tôn giáo nào.

 

Làm sao con có thể phản bội Phật khi con đang đi trên con đường giác ngộ, và khi tự tánh con là viên giác.

 

Làm sao con có thể phản bội Pháp khi con đang yêu thương và tôn trọng lẽ thật, và khi tự tánh con là chân lư.

 

Làm sao con có thể phản bội Tăng khi đó là niềm an lạc của ḷng con, và khi mà tự tánh con là thanh tịnh.

 

Làm sao con có thể phản bội thầy khi con đang thực hành lời thầy dạy.

 

Làm sao con có thể phản bội bạn hữu khi con đang cùng với họ một hướng đi trên con đường thiện mỹ.

 

Dù khi con đang theo tổ chức Giáo Hội Thiên Chúa, Tin Lành hay Hồi Giáo mà tâm hồn con minh mẫn, sáng suốt là con qui y Phật. Tâm hồn con chân thật, trọn vẹn với sự sống là con qui y Pháp. Tâm hồn con an tĩnh khỏi các tư dục, vọng động là con qui y Tăng. Con hành động, nói năng suy nghĩ những điều đem lại an vui, hạnh phúc cho ḿnh và người trong mọi lúc, mọi nơi là con làm theo lời thầy dạy. Con biết yêu thương những giáo hữu Thiên Chúa, những tín đồ bất cứ tôn giáo nào hoặc phi tôn giáo nào như con đă từng yêu thương những bằng hữu Phật tử của con là con đă trung thành với bạn bè đồng đạo.

 

Con ạ, Giáo Hội Phật Giáo hay Giáo Hội Thiên Chúa chỉ là h́nh thức tổ chức. Những tổ chức ấy chưa hẳn đă đại diện được cho Phật và Chúa. Nhưng v́ loài người ưa h́nh thức th́ đành phải có nhiều h́nh thức để đáp ứng thị hiếu và căn cơ sai biệt của họ mà thôi.

 

Các tổ chức Giáo Hội đó đă đem lại cho loài người khá nhiều lợi lạc, nhưng tai hại của nó cũng lớn lao không kém trong việc phân chia phân manh mún t́nh người.

 

Có nhiều tôn giáo đă quên đi sứ mạng của ḿnh là đem lại yêu thương, hạnh phúc, b́nh đẳng, thái ḥa cho nhân loại để rẽ vào con đường bành trướng giáo quyền, thu thập tín đồ, kinh doanh tài sản, truyền rao giáo hệ, thỏa măn tự ái tín ngưỡng… bằng cách tán tỉnh, dụ dỗ, hứa hẹn, chia rẽ, tự tán hủy tha, cao rao lư tưởng…


Chính Phật giáo cũng biến hóa ra nhiều h́nh thức tổ chức với mục đích, khế cơ khế lư (vận dụng sao cho vừa hợp với đạo lư, vừa hợp với tŕnh độ của chúng sanh) v́ đó là cái dụng tất yếu để phổ hóa chúng sanh. Nhưng khế cơ th́ tồn tại mà khế lư th́ mất dần, nên đôi khi cũng chỉ c̣n là nhăn hiệu.

 

Câu chuyện vi tiếu sau đây đánh thức chúng ta coi chừng đừng quá huênh hoang với nhăn hiệu mà phải quay về thực chất.

 

Một tục gia đệ tử đang chuyên tâm nghiên cứu về quá tŕnh lịch sử h́nh thành phát triển và nội dung các học phái Phật giáo đến hỏi Sư:

 

- Thưa thầy, Đại thừa là ǵ?

 

nói:

 

- Là dư nhiều.

 

Lại hỏi:

 

- Con Nguyên Thủy và Tiểu Thừa?

 

Sư nói:

 

- Thời này hầu hết là Đại Thừa, Tiểu Thừa c̣n hiếm có, nói ǵ đến Nguyên Thủy.

 

Con ạ, Đạo Phật Nguyên Thủy không phải là một h́nh thức tôn giáo mà chỉ là con đường giác ngộ, con đường của sự sống chân mỹ thiện muôn đời. Kẻ nào sống hướng thượng, vị tha, trong sáng, chân thật và thanh tịnh, kẻ ấy theo Đạo Phật, kẻ ấy qui y Tam Bảo, kẻ ấy giác ngộ chân lư, dù chưa hề qui y hay không đứng trong hàng ngũ Phật giáo. Nhiều người tỏ ra lo ngại mai đây Phật giáo sẽ không c̣n tồn tại. Riêng thầy, thầy tin rằng chân lư sẽ luôn luôn hiện hữu bất cứ nơi đâu cho những ai có mắt để thấy, có tai để nghe và có tâm hồn để thể hội.

 

Không có ranh giới cho kẻ giác ngộ. Họ có thể ở trong bất cứ hàng ngũ nào, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Lăo Giáo, Khổng Giáo, Bà La Môn, Hồi Giáo v.v…. hay không ở trong hàng ngũ tôn giáo, chánh trị, phe phái nào cả. Kẻ nào có thể sống và thể nghiệm đời sống bằng chính sự trong sáng, chân thực, trọn vẹn và an nhiên tự tại của ḿnh là người ấy giác ngộ, là đi con đường Phật đạo.

 

Ngay trong từ Phật đạo cũng đă nói lên tính chất phổ biến của nó. Phật (Buddha) là giác ngộ (Budh, Bujjhati), là tuệ giác (Bodhi, Buddhi), là như thực liễu triviên dung tất cả các pháp (Sammà Sambuddho, Lokàvidù).


Đạo là chân lư phổ biến (Dhammo), thiết thực hiện tại (Sanditthiko), vượt khỏi thời gian (Akàliko), phải đến mà thấy (Ehipassiko), hướng về tự tánh (Opanayiko) và người có trí tự ḿnh chứng nghiệm không do ai khác đem đến cho ḿnh (
Paccatam Veditabbo vinnùhi).

 

Nói cho dễ hiểu Phật đạo là con đường giác ngộ chân lư. Chân lư ở ngay trong sự sống, trong chính con. Cho nên Phật dạy: “Hăy nương tựa chính ḿnh, không ai khác cho con có thể nương nhờ. Khi tự thân con thuần tịnh ấy là nơi nương nhờ tối thượng” (Dhammapada 160).

 

Vậy dù con phải tùy thuộc gia đ́nh hay xă hội để phải theo một h́nh thức tôn giáo nào đi nữa th́ chính con cũng phải đi con đường giác ngộ lấy một ḿnh, phải sống trọn vẹn với sự sống nơi bản thân con, và thể hiện t́nh thương yêu vô ngă, vị tha cho tất cả mọi người.

 

Nếu Chúa đích thực là “đường di, lẽ thật và sự sống” (Jiăng 14/6) th́ cũng không khác ǵ Bát Chánh Đạo, con đường của sự sống chân thực. Và Đức Phật xác nhận: “Ở đâu có Bát Chánh Đạo, ở đó có giác ngộ, giải thoát.”

 

Cho nên vấn đề không phải con nên theo tổ chức Giáo Hội nào mà chính là con có thể sống đúng chân lư. Không phải con chọn cho ḿnh chỗ đứng nào thuận lợi nhất mà chính là con có thể đứng được bất cứ nơi nào. Không phải con thu thập được bao nhiêu kiến thức mà chính là khả năng trong sáng để con có thể có được tri kiến như thực. Không phải con được gia nhập một phe phái nào đúng nhất mà chính là tấm ḷng cởi mở để con có thể thương yêu, phục vụ, cảm thông và ḥa đồng với tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, tôn giáo, ư hệ.

 

Con thương mến,

 

Lúc con c̣n sống bên thầy, thầy đă từng cho con đi nghe giảng ở nhà thờ, hay đọc bất cứ kinh sách nào, không phải để con thu thập nhiều kiến thức mâu thuẫn và đa tạp mà để con có thể mở rộng tâm hồn, xóa bỏ những ngăn cách chia biệt và thành kiến cố chấp. Có như thế mạch nguồn của sự sống mới khai mở trong t́nh người bao dung ḥa điệu.

 

Bây giờ con hăy tiếp tục đi nhà thờ như ngày nào con đă từng đi với bạn bè và về kể cho thầy nghe, đâu có ǵ ngăn ngại khi tâm hồn con cởi mở bao dung.

 

Con ơi, nếu con biết rằng: “Hạnh phúc hay đau khổ cũng do con, thanh tịnh hay ô nhiễm cũng do con, thánh thiện hay hung ác cũng do con” th́ con phải tự ḿnh giác ngộ và nếu trong một hơi thở có có thể hồn nhiên trong sáng và trọn vẹn với chính ḿnh th́ cũng đủ cho con xóa tan bao nhiêu hận thù chia biệt giữa cuộc đời rách nát đau thương.

 

Trước khi ngừng bút, thầy chép cho con một đoạn Kinh Từ Bi (Mettà Sutta) để nếu con thích, hăy khẽ đọc một ḿnh:

…….

 

Như mẹ giàu t́nh thương

Suốt đời lo che chở

Đứa con một của ḿnh

Hăy phát tâm vô lượng

Cùng tất cả sinh linh

Từ bi gieo cùng khắp

Cả thế gian khổ ải

Trên dưới và quanh ḿnh

Không hẹp ḥi oan trái

Không hờn giận, oán thù

Khi đi, đứng, nằm, ngồi

Bao giờ c̣n thức tỉnh

Giữ niệm từ bi này

Thân tâm thường thanh tịnh

Phạm hạnh chính là đây

Ai xả ly kiến thủ

Giới hạnh được tựu thành

Chánh tri đều viên măn

Không ái nhiễm dục trần

Thoát ly đường sinh tử.

 

Thân ái chào con.

 

Thầy.

 

-ooOoo-