Thư Thầy Tro`
Tỳ kheo Viên Minh
Lá Thư Thứ 43
Ngày....Tháng.....Năm
Đệ thương mến!
Những ngày huynh lưu lại
Huyền Không sơn trung, huynh đệ mi`nh
ít co' dịp tâm sự với nhau như năm ngoái, có lẽ
là do quy' đệ bận học, bận lao động mà
huynh thi` hễ co' rảnh lại phải vô thăm cha mẹ
già nữa. Tuy vậy
huynh vẫn cảm nhận phần nào nỗi khó khăn tâm
linh của đệ trong thời gian đó.
Tâm hồn con người thật
ky` lạ, có lúc nó chi`m nghỉm đi
trong một số biến cố nào đó và tưởng chừng
như mất hết khí lực, vô phương cứu chữa,
thế mà rồi sau đó một thời gian nó lại tự
chổi dậy đường đường "khí hạo
nhiên chí đại chí cương". Không biết phần đông
người ta có thấy điều dó không mà hễ biến
cố xảy đến là họ lại bối rối, lo
âu, sợ hăi và u uất. Những
căng thẳng này càng gia tăng khi ngướ ta càng ti`m cách
giải quyết nó bằng những giải pháp có dự phần
của ly' tri', nghị lực, và tưởng tượng
v.v... để rồi kết quả lại
là bệnh thần kinh suy nhược. Cái bi đát của
con người là ở chỗ đó.
Đối với
chúng ta có lẽ khác. Chúng ta không chi`m vào trong đó. Chúng ta để nó đó và sẽ
xem nó diễn biến ra sao, vi` đó không
phải là bài học của tuệ giác, là phiền năo tức
Bồ Đề hay sao?
Bao nhiêu những giải
đáp của tâm ly' học, tâm phân học, xă hội học,
y học, tôn giáo và chính trị, giáo dục đều
chưa giải quyết được vấn đề
gi` cho ai một cách dứt khoát và ổn thỏa. Không
những thế có khi co`n làm cho nỗi khổ của con
người gia tăng gấp bội với những xung
đột mâu thuẫn uẩn ức và dễ vỡ tan
hơn! Bệnh của con người là lo giải
quyết vấn đề nên càng lo giải quyết, bệnh
càng trầm kha.
Nói thế không có
nghĩa là không giải quyết nhưng có lẽ chúng ta nên
dùng từ này với một nghĩa khác. Chúng ta nói, chúng ta hội diện với
vấn đề bắt tay với nó và
đừng đặt thêm vấn đề nào nữa. Nói cho giản dị là chúng ta bắt
tay vào thực tại, bắt tay vào khổ đau, phiền
năo. Bắt tay vào ti`nh đồng bào, huynh đệ, bắt
tay vào công việc, bắt tay vào nương rẫy quanh ta,
bắt tay vào công việc, bắt tay vào nương rẫy
quanh ta, bắt tay vào chén cơm manh áo, bắt tay vào mồ
hôi nước mắt, nghĩa là bắt ta vào đời sống
một cách toàn diện như nó đến với ta. Việc phải giải
quyết không phải là mục đích mà ta quan tâm đến
nhưng là những gi` đang đến với ta, đang
phải làm tại đây và bây giờ y như thể một
người mắc đi cầu phải giải quyết
nó ngay đi vậy.
Khi
Đức Phật nói: "Hăy tránh điều ác, làm những
việc lành và nội tâm an tịnh" thi` Ngài không hề bắt
ta phải nỗ lực đi theo một
kiểu mẫu quy định nào.
nếu ta hiểu y' Ngài thi` ta chỉ
cần "buông vấn đề nó xuống (tâm an tịnh)
và thực tại hiện tiền đấy, hăy bắt tay
vào sao cho tốt, cho khéo thi` thôi (tránh ác làm lành)"
Mới vừa
đây huynh đọc lại môn phân tâm học muốn ti`m
hiểu y' nghĩa một vài giấc chiêm bao và muốn khám
phá tâm ly một người mà huynh chưa hiểu. Nhưng hỏng bét, nó chỉ tổ
làm cho rắc rối thêm, thi` ra nếu ta chỉ thản
nhiên mà nhi`n ta lại dễ "đi guốc"
vào lo`ng người hơn là phải phân tích chia chẻ theo
lối phân tích tâm ly' nữa. Vi` sao vậy? Vi` việc
này đ̣i hỏi phải thâm nhập bằng trực cảm
hội thông chứ không phải bằng đường lối
"chẩn đoán". Nó quá
rơ ràng là khi ta muốn ti`m hiều tâm ly' tha nhân, mà ta lại
thả ra một lố "hoả mù" ly' giải, phân
tích tổng hợp, tưởng tượng, hồi tưởng,
phê bi`nh quan sát, chủ quan, phán đóan, với nào là nguyên tắc,
định ly', định luật, hệ luận, hệ
tiếc v.v... và lại cả ti`nh cảm tiềm ẩn nữa
chứ, thi` đệ coi đó không phải là mi`nh tự
bi`t dường đi và tha nhân mà lại co`n tự bít luôn cả
đường về tự nội nữa hay không?
Thú thật trước
đây huynh có phục môn tâm phân học Tây phương này bội
phần, thế mà nay chỉ thấy rằng nó chưa thật
thấu đáo. Nó có giải quyết được một
số trường hợp bệnh tâm thần cá biệt
nào đó nhưng chẳng hơn gi` khoa y dược tây
phương là mấy, vi` giải pháp đó chỉ có tính
cách nhất thời cục bộ và cá biệt chứ không
thể giải quyết toàn bộ vấn đề đau
khổ của con người (giá trị những khám phá của
môn tâm phân học rất đáng được thán phụ
nhưng ở một
phương diện khác ta chưa nói tới, chứ
không phải ở lănh vực này).
Ta cứ quan sát hiện tượng
hàng ngày thi` cũng htấy như nhà phân tâm học. Ví dụ quan sát một người
có triệu chứng thần kinh suy nhược vi` một mặc
cảm, một ấn tượng, hoặc một ám thị
nào đó. Một trong những
trường hợp này người bệnh có khuynh hướng
muốn tách rời khỏi cộng đồng của mi`nh, không thích tiếp xúc với đám đông
quen thuộc (như bạn bè) và ưa sống một mi`nh,
có lẽ vi`:
- Đối với
họ, ảo giác (thường là hồi tưởng và
tưởng tượng) quan trọng hơn thực tại
cho nên khi họ làm việc họ thuờng ở trạng
thái thẫn thờ, dửng và hay quên. Họ
bận sống với ảo giác và ảo giác co`n hơn thật
cả thực tại mà họ đang tiếp xúc, đang sống.
- Điều trên đưa
đến khuynh hướng muốn tách rời người
chung quanh, để tự thu vào sinh hoạt cá nhân, để
dễ sống với cái gọi là nội tâm (thực ra phần
lớn chỉ là tưởng tượng) mà họ đang
bị nắm giữ. Họ
thích sống một mi`nh và lục đục
một vài công việc không đâu hoặc để giải
quyết vấn đề nhưng rốt cuộc thường
là cột thêm cho rối rắm vấn đề. Họ ghét những ai toan xen vào vấn
đề của họ, từ đó đưa đến
trường hợp sau:
- Tránh né không muốn người
khác thấy được nội tâm mi`nh, người thân
càng quan tâm đến họ bao nhiêu họ càng bực mi`nh bấy nhiêu. Cách tránh né có thể là không nói
chuyện với bạn bè và người chung
quanh hoặc nếu có nói thi` nói một cách phân bua... để
đánh lừa người khác. Có khi họ
co`n tự chế để làm ra vẻ không có vấn đề
gi` cả.
Tuy nhiên vấn đề trên chỉ
làm gia tăng cảm giác bị do`m ngó, và sự căng thẳng
do những uẩn ức này càng làm phương hại
đến sự suy nhược thần kinh.
Nhà phân tâm học
biết điều đó và có thể họ co`n biết xa
hơn chúng ta nhiều, nhưng co`n giải quyết thi` họ
vẫn dùng phương pháp trị liệu có tính cách đối
trị của y học.
Chúng ta có lẽ khác, chúng ta biết điều đó
là vi` vô ti`nh chúng ta thấy nó như vậy
thôi, nếu không biết cũng chẳng sao. Ta chỉ cần thấy "nó là
như vậy" cũng đủ rồi, và thấy mà
chúng ta vẫn "buông nó ra cho nó được" là
đừng quan tâm làm chi cho lắm.
Thực tại co`n nhiều diện cấp bách hơn
mà ta phải bắt tay vào lập tức
chứ hơi đâu mà chỉ quan tâm vào "một cái nhọt
nhỏ bé trong lo`ng bàn tay"!
Đấy, chúng ta co`n nào là
đi cầu, tắm rửa, uống nước, ăn
cơm, rửa mặt, quét nhà, tưới rau, bửa củi,
gánh nước, giúp đỡ những người chung
quanh khi người anh em cần đến, cho thuốc một
bệnh nhân v.v... nữa chứ, ấy
thế mà tự sự chân thành với những việc làm
bi`nh thường trong đời sống lại phát sinh
lo`ng vị tha, sự hài ḥa và không biết từ đâu nụ
cười hồn nhiên được ti`m lại giữa
những năo phiền của cơi phù sinh. Thé là vấn
đề đă được giải quyết tự bao
giờ.
Từ đó trong đáy lo`ng ta
vang lên tiếng nói: Ôi! làm sao lại có thể
chỉ vi` một ảo giác phù du của cái ngă ái ti tiện
mà ta tự giam mi`nh trong ngục tù của chính mi`nh. Ôi! Tại sao ta lại có thể
chối từ ti`nh người, ti`nh
huynh đệ, ti`nh phụ tử, ti`nh đồng bào để
tự cô lập trong sa mạc ảo ảnh riêng tư. Ôi! làm sao ta lại có thể chỉ ôm lấy nỗi
thống khổ riêng mà tách rời nỗi khổ đau
chung của muôn loài hcúng sinh đang trôi sông mê bể khổ!
Và chúng ta buông tay thoát khỏi ngục tù của
ngă ái. Quả thật vậy,
ti`nh thương, sự bao dung cởi mở
và chân thành sẽ tự giải quyết vấn đề
cho chúng ta. Trái lại khi ta mưu toan ti`m cách giải quyết
là ta đă tự đánh mất thời vị trung chánh của
đạo địch rồi!
Có lẽ từ
những khổ đau thống thiết được chứng
nghiệm ngàn lần trong cuộc đời tu sĩ phiêu bạt
mưa nắng dăi dầu mà trong tâm hồn bác Minh Trần
đă trổ sinh đóa hoa yêu thương bát ngát. chính ngay khi huynh
đang viết thư này cho đệ, bác đă ôm cây
đàn lang thang của bác đi và vừa đàn vừa hát
(huynh chỉ ghi được đoạn cuối):
Người cùng
người trên đời giả tạm
Người cùng người bên
đời gặp nhau
Người ngàn
xưa ngàn sau yêu nhau
Dắt di`u nhau qua cuộc
bể dâu
Ôi chung
đường nhân thế
Ai không khổ
đau....
Ai không khổ đau...?
Hỏi bác hát bản gi` thế,
bác nói bản "ti`nh người"
bác mới sáng tác mấy ngày gần đây trên đường
du ca bụi đời của bác, huynh cũng hát:
"Chúa ngự giữa
lo`ng ta
Cho ti`nh
yêu nở hoa
Trái tim
hằng hà sa
Xin tặng cơi ta bà"
Đệ ạ! Huynh đệ
chúng ta yêu thương nhau không phải vi`
tài năng, tính ti`nh hay cùng chung ly' tưởng mà vi` chúng ta
biết cảm thông và bao dung tất cả mọi nỗi
vui buồn phải trái của nhau.
Sống trên đời làm sao tránh khỏi
sự khác biệt và đụng chạm. Nhưng cám ơn Phật trời
giữa chúng ta lớn thay là ti`nh huynh
đệ bao dung ḥa ái! Nó sẽ bền chặt
măi măi như vậy. Không
phải vi` ràng buộcbởi lư tưởng, phe phái, y' hệ
hay chí hướng nào cả mà chỉ vi` nó là ti`nh huynh đệ
giữa những nỗi khổ đau quằn quại của
kiếp người, thế thôi.
Đệ mến, vườn
mi`nh chắc đang thu hoạch đậu
phộng, mít thơm, ớt và poireau phải không? cho huynh biết kết quả với nhé.
Thôi chúc đệ, anh em, các
điệu, các di`, mùa màng, vường lan
và cả Ngộ Không được "vâng theo y' chúa"
Chào thân mến.
-ooOoo-