Thư Thầy Tro`
Tỳ kheo Viên Minh
Lá Thư Thứ 4
Ngày ..... tháng ..... năm .....
Các con thương mến,
Nhiều
lần định viết thư cho các
con nhưng Thầy lại bận một vài công việc nên
cứ trì hoãn hoài. Ðối với Thầy, viết thư cũng là Thiền, phải viết
trong một lúc nào tâm hồn thanh thản, thời giờ rảnh
rang. Bởi "tướng tự tâm sinh" nên nếu
tâm đang bận rộn, thời giờ eo
hẹp, e rằng lời lẽ cũng không chở
được đạo, phải không các con?
Nay nhân
ngày lễ lớn, Thầy ưu ái gửi đến các con
một vài ý .
Hôm về
dự hội Huyền Không, Thầy dẫn quý sư lên
thăm Huyền Không sơn thượng để chuẩn
bị cho chương tri`nh phát triển
cơ sở Huyền Không cả chiều sâu (nội dung) lẫn
chiều rộng (hi`nh thức).
Huyền
Không sơn thượng là một số sơn động
cheo leo trên đỉnh Bạch Vân nằm
sâu trong rừng Nguyên Thủy. Nguyên Thủy tức là mạch
nguồn, bởi ở đó (hướng Nam) là nơi xuất
phát hai dòng suối Thanh Tâm, Tịnh Thủy lượn khúc
hai phía Ðông, Tây của chùa (Huyền Không sơn trung) và chảy
ra biển Bắc hòa vào đại dương, như trở
lại với thể tánh ngàn đời. Sư Minh Ðức
lúc mới về Huyền Không có cảm đề hai câu
thơ đầy đạo vị:
Tịnh Thủy nước reo mùi giác hạnh
Thanh Tâm lòng lắng vị trần say.
Ngược
giòng suối Thanh Tâm đi lên, lên mãi... Ôi, giòng suối đá
mới hùng vĩ làm sao! Càng lên cao tâm hồn
càng trải mở bao la như để hòa nhập vào pháp
giới đại đồng viên dung vô ngại.
Ðây là hồ
nước trong với những đàn cá tung
tăng bơi lội hồn nhiên. đây
là thác nước nhỏ đổ xuống từ một
bờ đá cheo leo tạo thành những âm thanh trầm hùng,
hòa điệu trong bản hợp tấu của núi rừng
huyền diệu. Và kìa! Bên một gốc
đá dưới tàng cây cổ thụ, một thảm rêu
li ti đã xanh lại càng xanh mướt dưới những
giọt sương mai còn đọng lung linh.
Lúc ấy,
cao hứng Thầy có làm mấy giòng thơ mộc mạc:
Một chùm rêu xanh xanh
Nằm yên bên góc đá
Chừ xuân hay là hạ
Sương điểm giọt long lanh?
Đó phải chăng là một câu hỏi to` mo`?
không, đó chỉ là một sụ ngạc
nhiên. Ngạc nhiên như tâm hồn
của thẻ thơ trước sự mới lạ của
muôn loài vạn vật
Các con ạ,
chỉ một chùm rêu nằm khiêm nhường bên góc đá,
nhưng nó mới kỳ diệu làm sao! Nó tô điểm cho
cả bức tranh vĩ đại của
núi rừng, trời biển và mây sương…. Phải
chăng nó đang im lặng lắng nghe âm thanh vi diệu từ tiếng suối rì rào, từ
tiếng hót của chim muông và dã thú, từ tiếng lao xao của
lau lách và ngàn cây...? Hay nó đang tấu khúc vô
thanh cùng với những "đá đen tròn to nhỏ
đang cúi mặt tham thiền" (*)? Dù sao sự
hiện hữu của nó cũng vĩ
đại như sự vĩ đại của cả
đất trời. Các con biết tại sao nó vĩ đại và toàn mỹ không? Thầy
xin góp ý: vì nó chỉ là nó như nó đang là kiếp rong rêu,
bé bỏng khiêm nhường, vô sự, vô tư, vô cầu,
vô ngại. Vô ngại nên không cần biết
bây giờ là xuân hay hạ, buồn hay vui, sinh hay tử.
Bây giờ là bây giờ với mấy giọt sương
còn đọng trên đầu:
Không có ngày hôm qua
Không có ngày mai
Không có lý do để phiền muộn u sầu
Cũng không cần phải nói :
Tôi nhớ lại chuyện này...
Hay tôi khấn vái cầu xin chuyện kia...
Nghiệp báo, từ bi, vô thường,
Tất cả chân lý trong đời sống
Ðều nằm trọn vẹn trong giây phút hiện tại
này
Hôm qua chỉ là giấc mộng
Và ngày mai ai biết sẽ ra sao!
Hãy sống trong hiện tại!
(Live now, Ananda Pereira)
Sống trong hiện tại không phải là hiện
sinh hư vô chủ nghĩa mà là một sự sống “dạt
dào sinh động, tích cực, yêu đời, yêu người,
yêu muôn loài vạn vật”. Sống trong
hiện tại với tâm hồn thanh khiết, vắng lặng,
viên minh. Sống trong hiện tại với tâm tư cởi
mở, viên dung vô trước. Sống trong hiện
tại như thế mới có thể giúp đời, giúp
người, hy sinh, xả kỷ. Sống
trong hiện tại là quên mình đi để trả mình về
vĩnh cửu. Sống trong hiện tại là để
cho sự sống tự nó vận hành, sống động
và trôi chảy trong suối nguồn luân lưu vô ngại của
vạn pháp, là thể nhập đại đồng... Sống
trong hiện tại là:
Sinh tử sự hề mạc tư mạc
vấn
Kim cổ vị tằng hữu cá bất như
Vì sinh
tử chính là sự sống ngàn đời vô sinh bất diệt!
Nên trong sinh tử ấy nào còn có không gian và thời
gian. Chỉ có hiện tại, hiện tại
không ngừng. Sống hiện tại là sống hồn
nhiên như trẻ thơ, như Sư thúc nói:
Ôi hài nhi, ôi ngạc
nhiê, ôi vô tư!
Ngạc
nhiên nghĩa là tiếp nhận mọi sự, mọi vật
một cách mới mẻ không qua lăng
kính của ngộn ngữ, tư dục và quan niệm.
Một
đóa hoa tự nó là một sự sống độc
đáo, vô cùng sinh động, mặc cho ta gọi nó là hoa Hồng
hay Cúc, mặc cho ta đam mê hay chán ghét, mặc cho ta gán cho
nó cái đẹp dưới một quan niệm thẩm mỹ
thế nào, thì đóa hoa kia vẫn là một đóa hoa
như nó đang là, hồn nhiên, tự tại. Chính ngôn ngữ, tình cảm và quan niệm của
ta làm cho tâm tư ta thêm u ám, não phiền mà thôi, phải không
các con? Tất cả âm thanh, sắc
tướng đều ở trong giòng trôi chảy của sự
sống, ta không thể nắm bắt sự biến dịch
lại được, mà dù cho có bắt nắm được
chăng nữa thì cũng chỉ làm cho ta chán nản, khổ
đau thế thôi. Nếu ngày tháng ngừng trôi, nếu
giòng sông ngừng chảy, nếu tim ta không đập, nếu
mạch máu không thông, nếu hoa kia không nở vv.vv…thì đó
đâu phải là vĩnh cửu mà chính là chết chóc thê
lương..
Nhưng vì sự sống biến dịch nên tất
cả đều luôn luôn đổi mới không ngừng.
Và từ đó cái nhìn của ta phải là cái nhìn đầy
ngạc nhiên của một em bé chưa bao giờ biết gọi
tên, chưa
bao giờ bước vào rừng quan niệm của lý trí vọng
thức.
Tuy
nhiên chúng ta không phải là những hài nhi
khờ dại. Chúng ta trở
lại bản tính trẻ thơ, hồn nhiên, vô phân biệt
mà vẫn rong chơi trong ngôn ngữ, ti`nh
cảm và quan niệm, cho nên tâm chúng ta vi tế, trí chúng ta
bén nhạy, thức chúng ta trong sáng.
Đó là chính quá tri`nh tiến hóa của
con đường giác ngộ, giải thoát. Và
quá tri`nh “trở về” ấy là y’ nghĩa tinh thần Huyền
Không của chúng ta vậy. Nào các con hãy cùng ta lên
đường trở về tự tánh Huyền Không! Và
hãy xem, đám rêu bé bỏng chóng tàn kia
đã đi vào vĩnh cửu.
Chúc các con
mùa Phật Đản đầy đạo vị.
Thầy.
-ooOoo-