www.dieuphap.com

 
Thư Thầy Trò
Lời Giới Thiệu
Lá thư thứ  1
Lá thư thứ  2
Lá thư thứ  3
Lá thư thứ  4
Lá thư thứ  5
Lá thư thứ  6
Lá thư thứ  7
Lá thư thứ  8
Lá thư thứ  9
Lá thư thứ  10
Lá thư thứ  11
Lá thư thứ  12
Lá thư thứ  13
Lá thư thứ  14
Lá thư thứ  15
Lá thư thứ  16
Lá thư thứ  17
Lá thư thứ  18
Lá thư thứ  19
Lá thư thứ  20
Lá thư thứ  21
Lá thư thứ  22
Lá thư thứ  23
Lá thư thứ  24
Lá thư thứ  25
Lá thư thứ  26
Lá thư thứ  27
Lá thư thứ  28
Lá thư thứ  29
Lá thư thứ  30
Lá thư thứ  31
Lá thư thứ  32
Lá thư thứ  33
Lá thư thứ  34
Lá thư thứ  35
Lá thư thứ  36
Lá thư thứ  37
Lá thư thứ  38
Lá thư thứ  39
Lá thư thứ  40
Lá thư thứ  41
Lá thư thứ  42
Lá thư thứ  43







Tuyển Tập Thư Thầy

Tỳ kheo Viên Minh



Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy

Lá Thư Thứ 39

Lá thư thứ 39

 

Ngày… tháng… năm…

 

C.K,

 

Thầy nhận được thư con sau một thời gian khá lâu nên rất mừng. H.C từ lâu cũng chẳng viết thư cho thầy. L.T thì thỉnh thoảng có thư nhưng viết cho L.V. Có lẽ cái thời ‘Thư thầy’ đã qua nên thư trò cũng vắng. Điều đó chứng tỏ các con đều đã trưởng thành và có thể đi bằng đôi chân của mình. Tuy Đạo Phật cùng chung một cứu cánh nhưng phương tiện thì tùy ở mỗi người. Tuy thầy trò chúng ta có chung một hướng nhưng lập hạnh thì chẳng thể giống nhau.

 

Không phải xuất gia tốt hơn hay tại gia tốt hơn, không phải ở trong tu viện hay ở ngoài đời mới đúng. Cái đó tùy người, tuỳ căn cơ, tùy duyên mệnh. Bài học giác ngộ không ở trong chùa cũng không phải ở ngoài phố, mà ở nơi tâm của mỗi người, hay nói một cách khác là ở ngay nơi sự sống đang diễn ra. Không phải ở đâu mà sự sống lớn hơn hay nhỏ hơn, chỉ có người nhận chân sự sống ấy ở mức độ nào mà thôi, phải vậy không con?

 

Người tu sĩ tự mãn với lối sống của  mình, người tại gia hãnh diện với đời sống của họ. Nhưng chính đó là bản ngã, là bề ngoài của sự sống. Còn chính sự sống thâm sâu uyên áo thì sao? Người tọa thiền hãnh diện với thiền định của mình, người trí chú tự mãn với mãnh lực của họ, nhưng đó cũng chính là bản ngã, là cái bên-ngoài-vay-mượn, còn cái gì là tự tánh chân thật chẳng đến, chẳng đi, chẳng định, chẳng loạn?

 

Nói thế nhưng ai hợp với tọa thiền cứ tọa thiền, ai hợp với trì chú cứ trì chú, ai thích xuất gia cứ xuất gia, ai thích tại gia cứ tại gia v.v… Vì có vậy mới ‘dĩ quan kỳ kiếu’ phải không con?

 

Thầy chúc con và Jim thành tựu con đường của các con trong hạnh lợi mình lợi người.

 

Thầy

-ooOoo-