Tuyển Tập Thư Thầy
Tỳ kheo Viên Minh
Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy
Lá Thư Thứ 36
Lá thư thứ 36
Ngày… tháng… năm…
Con,
Khi gặp những khó khăn bối rối trên đường đời
mà tự ḿnh không giải
quyết được
con có quyền nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng hoặc các bậc thầy tổ để con có thể yên
tâm giữ vững niềm tin hầu con có đủ sức mạnh kham nhẫn, sáng suốt, b́nh tĩnh và ổn
định. Trong trường hợp đó, đức tin ở
tha lực có thể giúp
con lấy lại niềm tin ở chính ḿnh. Nhưng nếu đức tin chỉ để cầu nguyện van xin th́ không
những con đánh mất tự tin mà c̣n phát
triển thêm ḷng tham ái.
Đó là chưa kể con có thể rơi
vào con đường
tà kiến do những kẻ lợi dụng ḷng mê tín
của con người
để mưu cầu mục đích cá nhân.
Chính v́ thế,
con thấy, trong Bát Chánh Đạo,
Đức Phật không hề đề cập đến đức
tin. Đức tin đă
biến mất trong Chánh Kiến,
nghĩa là trong trí tuệ
thấy biết
như thực. C̣n ở trong Ngũ Căn, Ngũ Lực th́ Tín chỉ
có nghĩa là tự tin chứ không c̣n là tín
ngưỡng. Ngay cả khi tin ở Tam Bảo, người Phật tử chơn chánh cũng chỉ tin ở 3
đức tính sáng suốt, định tĩnh, trong lành biểu hiện cho Tam Bảo nơi chính ḿnh. Bởi v́ nếu tin mà không tự
ḿnh thể nghiệm con đường
giác ngộ giải thoát th́ muôn đời
vẫn đắm ch́m trong bể
khổ trầm luân.
Vậy con có quyền
tin nhưng phải biết đặt niềm tin cho đúng chỗ mới thật sự lợí ích trên đường
tu học.
Con thương mến,
Con nói đúng,
giữa quyền lợi và bổn
phận, nhiều khi ta phải
chọn bổn phận. Giữa nhàn hạ với
trách nhiệm ta phải nhận
lấy trách nhiệm. Giữa hạnh phúc và khổ đau,
ta phải gánh chịu đau khổ. Giữa tự do và giới luật
ta phải chấp nhận giới luật. Nếu ai không
ngại thiệt tḥi mà sẵn
sàng vui ḷng chấp nhận, người ấy hóa ra
lại có nhiều quyền lợi trên tất cả quyền lợi, có nhiều tự do hạnh phúc hơn tất
cả hạnh phúc ở đời.
Nhiều người tu hành có
khuynh hướng vô vi theo nghĩa
tiêu cực, suốt ngày chỉ lo kinh kệ, niệm Phật, cốt sao cho được
an ổn thanh nhàn, nên họ
gác bỏ mọi sự qua một bên. Tu như vậy
có vẻ cầu an hơn là dấn thân
vào con đường
giác ngộ. Đức Phật cũng dạy thiểu sự
(appakicco) nhưng có nghĩa là
không để sinh sự sư
sinh đa đoan phức tạp chứ không phải là nhàn cư
vô trách nhiệm.
Do đó con cứ b́nh thản
mà làm tṛn
bổn phận ở
đời và sáng suốt mà học bài
học giác ngộ trong đó. Con đường giác ngộ là thấy
tánh ngay trong sự tướng, thấy tự do ngay trong ràng buộc,
diệt khổ bằng cách thấy rơ bản
chất của khổ đau, thoát khỏi lo toan bằng cách an nhiên gánh
vác trách nhiệm. Bởi v́ đạo không có đến
và đi cho nên có
giải thoát giác ngộ là giải thoát
giác ngộ ngay trong hoàn
cảnh hiện tiền, chứ không thể có thái độ nắm-bỏ nhị nguyên (phân hai
và chấp lấy một).
Khi thầy nói chọn bổn phận, nhiệm vụ, khổ đau, ràng buộc không phải là thầy chủ
trương khắc
kỷ khổ hạnh hay vị tha quên ḿnh
ǵ cả, đó cũng là phân biệt
nhị nguyên, nhưng phải có một tâm
hồn không phân biệt, một tâm hồn
bao dung cởi mở mới có thể chọn
lấy thiệt tḥi mà không
hề thấy thiệt tḥi. Thực ra, người có trí tuệ chấp nhận như vậy một cách tự nhiên chứ không phải là chọn
lựa. Cho nên Đức Phật cũng như Lăo Tử
đều lấy tánh nước ví cho tâm
Đạo. Lăo Tử nói: ‘Thượng thiện nhược thủy… xử chúng nhân chi sở ố cố cơ ư Đạo’, nghĩa là bậc thượng thiện giống như nước… ở chỗ
mọi người không ưa (chỗ thấp) nên gần với
Đạo.
Người thường có tâm lư
hễ lên xe là lo giành
lấy chỗ tốt mà ngồi,
người có tŕnh độ khá hơn th́
ngồi đâu cũng được, c̣n người khá nhất th́ nhường chỗ tốt cho những người già, bệnh tật, trẻ em v.v….
và chịu ngồi ở chỗ xấu nhất, chính người ấy là người không chọn lựa, không phân biệt. Người không phân biệt chủ quan vị kỷ là người phân biệt minh bạch nhất.
Thầy ngưng bút, chúc con mạnh
khỏe.
Thầy
-ooOoo-