www.dieuphap.com

 
Thư Thầy Tṛ
Lời Giới Thiệu
Lá thư thứ  1
Lá thư thứ  2
Lá thư thứ  3
Lá thư thứ  4
Lá thư thứ  5
Lá thư thứ  6
Lá thư thứ  7
Lá thư thứ  8
Lá thư thứ  9
Lá thư thứ  10
Lá thư thứ  11
Lá thư thứ  12
Lá thư thứ  13
Lá thư thứ  14
Lá thư thứ  15
Lá thư thứ  16
Lá thư thứ  17
Lá thư thứ  18
Lá thư thứ  19
Lá thư thứ  20
Lá thư thứ  21
Lá thư thứ  22
Lá thư thứ  23
Lá thư thứ  24
Lá thư thứ  25
Lá thư thứ  26
Lá thư thứ  27
Lá thư thứ  28
Lá thư thứ  29
Lá thư thứ  30
Lá thư thứ  31
Lá thư thứ  32
Lá thư thứ  33
Lá thư thứ  34
Lá thư thứ  35
Lá thư thứ  36
Lá thư thứ  37
Lá thư thứ  38
Lá thư thứ  39
Lá thư thứ  40
Lá thư thứ  41
Lá thư thứ  42
Lá thư thứ  43







Tuyển Tập Thư Thầy

Tỳ kheo Viên Minh



Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy

Lá Thư Thứ 35

Lá thư thứ 35

 

Ngày… tháng… năm…

 

P.Q con,

 

Nhân TQ ra thầy viết cho con. Hôm ghé ĐN v́ thời gian quá ngắn nên mặc dù đă cố gắng giảng giải thế nào cho các Phật tử mới có thể lănh hội con đường giác ngộ, thầy vẫn phân vân không biết các con đă nắm được những nét chính chưa.

 

Đạo Phật bên ngoài là những h́nh thức tín ngưỡng với nhiều môn phái, nhiều lễ nghi, bên trong là một rừng giáo lư vừa rộng, vừa sâu, có cao có thấp, có thật có giả, thật là đa diện, Tuy nhiên nếu người nào có cơ duyên gặp được thiện tri thức th́ có thể đi vào cốt tử của đạo một cách dễ dàng.

 

Đạo là đời sống phù hợp với Chân - Mỹ - Thiện. Càng gần Chân - Mỹ - Thiện càng ít khổ đau, càng xa Chân - Mỹ - Thiện càng nhiều nhiệt năo. V́ vậy ngay từ lúc tuổi trẻ con cần phải tự ḿnh học hỏi để sống sao cho hợp lẽ đạo. Nghĩa là làm thế nào để có được một thân tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành.

 

Trong ba yếu tố sống đạo đó th́ sáng suốt thuộc về tuệ, định tĩnh thuộc về tâm, c̣n trong lành soi sáng cho nói năng và hành động của thân, cả ba cần được thể hiện một cách toàn diện, không thiên lệch kết quả mới viên măn hoàn toàn.

 

Kinh Karańya Mettà Sutta Đức Phật dạy 16 đức tính của một người sống đạo như sau:

 

1. Có khả năng (Sakko) đủ để sống đúng đạo lư.

2. Chất phác (Ujù)

3. Ngay thẳng (Suhujù)

4. Nhu thuận (Suvaco)

5. Hiền ḥa (Mudu)

6. Không kiêu mạn (Anatimàni)

7. Sống dễ dàng (Subharo: không đ̣i hỏi nhiều về tiện nghi đời sống)

8. Biết đủ (Santussako: tri túc)

9. Thanh đạm (Sallahuka vutti)

10.Không đa sự (Appakicco: không lăng xăng nhiều chuyện)

11. Lục căn trong sáng (Santindriyo: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư nhận thức minh bạch).

12. Trí tuệ minh mẫn (Nipako)

13. Siêng năng (Appagabbho: không cẩu thả buông lung)

14. Không đam mê luyến ái (Kulesu ananugiddho)

15. Không làm việc ác dù nhỏ nhặt (Na ca khuddam samàcare kinci)

16. Mong muốn cho chúng sanh đều được an vui, hạnh phúc (Sabbe sattà bhavantu sukhitattà)

 

Như vậy, muốn sống đời sống thanh tịnh, trong sạch, hiền lương phải cẩn thận học hỏi cuộc đời để giác ngộ ra lẽ sống từ nội tâm đến ngoại cảnh. Không nên sống buông lung, phóng túng, bỏ luống tuổi trẻ đầy nhiệt t́nh và sức sống. Nhiệt t́nh và sức sống ấy nếu đem dùng vào việc xấu sẽ gặt hái nhiều tai họa nhưng nếu thể hiện việc lành th́ có nhiều lợi ích. Người phật tử khi thấy cái thân nhiều bệnh nhiều khổ này rồi cần phải dùng nó để làm lợi ích cho ḿnh và người, không để nó luống công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, không để uổng phí một đời cơm áo.


Không cần phải xuất gia mới giác ngộ giải thoát. Sống trong đời với đầy đủ tỉnh thức để tự iết ḿnh là có thể giác ngộ giải thoát.

 

Nói tóm lại, giác ngộ, giải thoát và hữu ích là ba mục tiêu của người Phật tử. Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát, lấy trong lành để làm lợi ích cho ḿnh và người.

 

Chúc con sống đạo một cách thiết thực lợi ḿnh lợi người.

 

Thầy.

-ooOoo-