www.dieuphap.com

 
Thư Thầy Tṛ
Lời Giới Thiệu
Lá thư thứ  1
Lá thư thứ  2
Lá thư thứ  3
Lá thư thứ  4
Lá thư thứ  5
Lá thư thứ  6
Lá thư thứ  7
Lá thư thứ  8
Lá thư thứ  9
Lá thư thứ  10
Lá thư thứ  11
Lá thư thứ  12
Lá thư thứ  13
Lá thư thứ  14
Lá thư thứ  15
Lá thư thứ  16
Lá thư thứ  17
Lá thư thứ  18
Lá thư thứ  19
Lá thư thứ  20
Lá thư thứ  21
Lá thư thứ  22
Lá thư thứ  23
Lá thư thứ  24
Lá thư thứ  25
Lá thư thứ  26
Lá thư thứ  27
Lá thư thứ  28
Lá thư thứ  29
Lá thư thứ  30
Lá thư thứ  31
Lá thư thứ  32
Lá thư thứ  33
Lá thư thứ  34
Lá thư thứ  35
Lá thư thứ  36
Lá thư thứ  37
Lá thư thứ  38
Lá thư thứ  39
Lá thư thứ  40
Lá thư thứ  41
Lá thư thứ  42
Lá thư thứ  43







Tuyển Tập Thư Thầy

Tỳ kheo Viên Minh



Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy

Lá Thư Thứ 32

Lá thư thứ 32

 

Ngày… tháng… năm…

 

H.T,

 

Trước hết Sư bá nói để con yên tâm là Sư bá đă chấp nhận yêu cầu của con, kể từ nay Sư bá có trách nhiệm hướng dẫn tinh thần và đạo lư cho con. C̣n con, con hăy lấy đạo làm lẽ sống của ḿnh, hướng về nội tâm hơn là ngoại cảnh.

 

Nhận thức của con đă sâu sắc rồi đó, những điều con nhận xét đều đúng. Sư bá chỉ lưu ư con là đừng để những sai trái của người khác làm vướng bận tâm ḿnh là được.

 

Câu hỏi của con về chuyện vi tiếu ‘Tu sửa’ rất hay, ít người hỏi Sư bá về những chuyện vi tiếu ấy. Những câu chuyện ngắn gọn đó tuy không có ẩn ư ǵ nhung nếu không nhận ra ngay được th́ rất dễ hiểu lầm.

 

Câu chuyện thế này (Sư bác nhắc đại ư):

 

“Có người hỏi:

 

- Tu có phải sửa không?

 

Thiền sư nói:

 

- Không.

 

- Vậy là không sửa?

 

- Cũng không.

 

- Như thế phải làm sao?

 

Thiền sư trả lời:

 

- Không sửa th́ kẹt cái này, sửa th́ thành ra cái khác.”

 

Trong câu chuyện con để ư là Thiền sư không hề trả lời đúng hay sai, v́ như vậy là đă xác định. Thiền sư chỉ nói ‘không’ với dụng ư làm người hỏi ngạc nhiên và chú ư. Từ ngạc nhiên gây chú ư của chữ ‘không’ đầu đẩy người hỏi vào suy luận thứ hai. Thiền sư đă chờ sẵn để bồi thêm một chữ ‘không’ nữa nhằm tuyệt đường suy luận của người hỏi. Nhưng với hai lần phủ định Thiền sư vẫn chưa đẩy người hỏi vào chỗ tuyệt đường suy luận của lư trí được. Lư trí vốn đa nghi và bất an nên vẫn loay hoay t́m cầu kết luận qua câu hỏi thứ bao. Thiền sư biết rất rơ điều đó, nên đă không đưa ra một kết luận nào nhất định để lư trí có thể bám víu được, mà chỉ nói ‘không sửa th́ kẹt cái này, sửa th́ thành ra cái khác’. Bởi v́ vấn đề không phải ở chỗ sửa hay không sửa, mà có thấu rơ được cái trung tâm tạo ra nhu cầu sửa đó hay không. Nếu sửa hay không sửa đều là hành động phát xuất từ cái ta th́ rốt cuộc cũng chẳng có ǵ mới lạ.

 

‘Vi tiếu’ hoặc các công án thiền đều nhằm mục đích đẩy khối lư trí vọng thức vào chỗ tuyệt đường. Tuyệt đường th́ đi về đâu? Tuyệt đường th́ không hướng ra bên ngoài, mà trở về với chính ḿnh, thấy rơ chính ḿnh như ḿnh đang là. Giây phút hồi đầu đó Đức Phật gọi là chánh niệm tỉnh giác. Các Thiền sư Trung Hoa gọi là ngộ, kiến tánh, thấy bản lai diện mục. Lăo Tử gọi là kiến tố, phục mệnh v.v….

 

Những thành ngữ đương xứ tức chân, bất động hiện quán, diệu trạm tổng tŕ, tuyệt thánh khí trí… hoặc Sanditthiko, Akàliko, Ehipassiko, Opanayiko, paccattam veditabbo vinnùhi… đều chính là tỉnh thức, là thắp sáng chính ḿnh hoặc Sư bá gọi là sáng suốt, định tĩnh.

 

Để con dễ hiểu, Sư bá cho một ví dụ: Giả sử con đang sân, nếu con không tu sửa th́ chẳng lẽ cứ để sân hoài, cứ mặc cho tâm sân lôi cuốn, đầu hàng vô điều kiện? Nhưng nếu con loay hoay tu sửa, mong đạt một trạng thái đối nghịch là không sân, tức là con bực ḿnh với cái sân của ḿnh, làm cho nó càng sân thêm. Nếu sửa được th́ giận hóa thành mừng, buồn hóa vui, có khi thành thỏa măn, ngă mạn… nghĩa là thành ra một trạng thái khác, mà tính chất vẫn là bản ngă.

 

Vậy phải làm sao? Cốt tử là ở chỗ đó. Giản dị thôi, bây giờ con chánh niệm tỉnh giác, thắp sáng cái sân của con lên ngay chính cái lúc nó đang hiện diện. Lúc đó thật ra không c̣n là sân nữa, mà là trí tuệ, là sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Vấn đề đă được giải quyết mà không hề nói đến sửa hay không sửa.

 

Chính niệm tỉnh giác là không sửa mà vẫn được sửa nên không kẹt cái này, không thành ra cái khác. Tu thật ra đơn giản chỉ là như vậy.

 

Bể khổ mênh mông, vấn đề không phải là sửa hay không sửa, mà phải biết hồi đầu. Tất cả lỗi lầm đều do lư trí vọng thức mà hướng ra ngoài. Hồi đầu, tức chánh niệm tỉnh giác, là bến. Hồi đầu là không buông trôi theo lư trí vọng thức, cũng không chống lại nó mà quay lại nh́n thẳng vào lư trí vọng thức, vào lỗi lầm đang khởi sinh và đang tự diệt cho nên ngay nơi sinh diệt mà giác ngộ giải thoát.

 

Tóm lại, người không tu th́ đành thúc thủ trong luân hồi sinh tử, phiền năo khổ đau, người loay hoay tu sửa th́ lại chạy theo h́nh bóng lư tưởng của bản ngă vẽ vời, tuy không thúc thủ nhưng có vùng vẫy cũng không ra khỏi trầm luân. Chỉ có người tỉnh thức, không đến không đi mà vẫn ung dung tự tại.

 

Mong rằng ‘vi tiếu’ đó giúp con thấy ra con đường tu tập của ḿnh.

 

SƯ BÁ

 

 

-ooOoo-