www.dieuphap.com

 
Thư Thầy Tṛ
Lời Giới Thiệu
Lá thư thứ  1
Lá thư thứ  2
Lá thư thứ  3
Lá thư thứ  4
Lá thư thứ  5
Lá thư thứ  6
Lá thư thứ  7
Lá thư thứ  8
Lá thư thứ  9
Lá thư thứ  10
Lá thư thứ  11
Lá thư thứ  12
Lá thư thứ  13
Lá thư thứ  14
Lá thư thứ  15
Lá thư thứ  16
Lá thư thứ  17
Lá thư thứ  18
Lá thư thứ  19
Lá thư thứ  20
Lá thư thứ  21
Lá thư thứ  22
Lá thư thứ  23
Lá thư thứ  24
Lá thư thứ  25
Lá thư thứ  26
Lá thư thứ  27
Lá thư thứ  28
Lá thư thứ  29
Lá thư thứ  30
Lá thư thứ  31
Lá thư thứ  32
Lá thư thứ  33
Lá thư thứ  34
Lá thư thứ  35
Lá thư thứ  36
Lá thư thứ  37
Lá thư thứ  38
Lá thư thứ  39
Lá thư thứ  40
Lá thư thứ  41
Lá thư thứ  42
Lá thư thứ  43







Tuyển Tập Thư Thầy

Tỳ kheo Viên Minh



Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy

Lá Thư Thứ 29

thư thứ 29

 

Ngày… tháng… năm…

 

T.D con,

 

Thế là con đă thi xong, bây giờ tốt hơn là nghỉ dưỡng sức, cứ thấy con ngồi học với cái vẻ lo lằng thầy không đồng ư chút nào. Việc học chủ yếu ở chỗ biết dùng thời giờ hợp lư và biết cách chú tâm. Nếu con phân vân bởi ư nghĩ có đậu hay không, nếu không đậu th́ phiền ḷng cha mẹ hay xấu hổ với bạn bè v.v… th́ con đâm ra lo lắng, rồi cố gắng quá mức và kết quả là dù đậu hay hỏng th́ con cũng phải suy nhược thần kinh.

 

Đáng lẽ có dịp thầy phải góp ư với ba mẹ con là không nên khuyến khích con cái bằng cách buộc nó phải kỳ vọng ở một sự thành đạt vinh hiển trong cuộc đời. Phải để cho nó thoải mái học hành, c̣n tương lai tùy thuộc nơi nhân cách chứ không phải nơi bằng cấp hay địa vị. M.A. chẳng hạn, thầy thấy nó thất bại trên đường khoa cử công danh nhưng trái lại về nhân cách và kinh nghiệm sống th́ thật là đáng ca ngợi. Ba mẹ con đă tặng cho con nhiều ưu ái và đặt nơi con nhiều kỳ vọng đến nỗi thầy phải lo ngại và khi con đi khám với kết quả là suy nhược thầy biết ḿnh đă đoán đúng. Nhiều khi thầy muốn khuyên con bỏ qua một bên mà đi chơi cho thải mái một chút, nhưng thầy biết con không dám làm như vậy trong khi mọi người dường như đang chờ đợi ở con một cái ǵ, và thế là thầy đành chịu thua.


Con hăy đọc truyện ‘Ông vua cởi truồng’ trong cuốn ‘Vũ Nữ It-Zu’, và con sẽ thấy một cách giáo dục sai lạc của cha mẹ, thầy giáo, nhà trường, xă hội, v.v…. đối với con em như thế nào. Người ta toa rập với nhau để bóp chết nhân cách và sự sáng tạo của trẻ bằng cách uốn nó thành những h́nh nộm vừa tầm vóc với những ước mơ của họ.

 

Chẳng phải v́ độc ác mà người ta làm như vậy, người ta vẫn v́ t́nh thương, v́ tương lai của con cháu. Chỉ tiếc họ thiếu hiểu biết nên không thấy rằng để đổi lấy cái tương lai đó - cái bóng dáng bản ngă lư tưởng của họ - người ta vô t́nh tước đi nơi con em bản chất đích thực của một con người. Thầy không phủ nhận t́nh thương nhưng t́nh thương như vậy có thật đem lại điều ǵ lợi ích không?

 

Thật t́nh thầy không có ư chỉ trích, cũng không phải để con oán trách người lớn mà chỉ muốn nói lên một sự thật để con có thể tự ḿnh phục hồi và phát triển bản chất tự do sáng tạo của ḿnh.

 

Dù là trong đạo thầy cũng không vạch định một cái đích với những giáo điều khuôn sáo để kỳ vọng con phải noi theo và thành đạt. Thầy chỉ khơi cho con cái cảm hứng để tự ḿnh chiêm nghiệm và nhận chân lẽ sống mà không cần phải lẩn tránh cũng không bị nó buộc ràng. Và từ đó, như một đóa hoa, nhân cách, trí tuệ và tự do sẽ chớm nở giữa những thăng trầm của cuộc sống.

 

Có những người bị cha mẹ, nhà trường, tôn giáo nặn thành mẫu người đức hạnh, hiền ḥa, nhỏ nhẹ, văn hoa, lịch sự hoặc kiêu hùng v.v… đủ để trở thành con người giấy sơn phết ra tṛ… nhưng chỉ để làm mồi cho lửa. Thế mà thực tế cuộc đời lại là lửa đấy con ạ. Không có một kiểu cách giả tạo nào có thể chịu được nó ngoài cái nhân cách chân thật phát sinh từ sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành đủ để thấu hiểu và ngự trị đời ḿnh.

 

Con và thầy đă chứng kiến tận mắt những con người xem ra rất tề chỉnh thế mà đùng một cái hoàn toàn trở thành lố bịch. Khổ một nỗi họ không thấy như thế là lố bịch mà cứ tưởng rằng cái tôi tề chỉnh của ḿnh bị người đời xúc phạm. Giống như một diễn viên sân khấu, quen đóng vai ông lớn nào đó, được khác giả hoan hô tán thưởng, rồi tưởng ngoài đời ḿnh cũng là ông lớn thật th́ làm sao không rước lấy tai họa, phải không con?

 

Bản ngă của một người được h́nh thành bởi sự giáo dục của gia đ́nh, trường sở, tôn giáo, xă hội v.v… cộng với sự tập thành do thói quen, t́nh cảm, ḷng ham muốn và sự ngu muội của mỗi cá nhân, khiến họ trở thành những ‘kẻ xa lạ’ như Albert Camus nói. Xa lạ là xa lạ với chính bản chất đích thực của ḿnh. Cho đến khi con người thật hoàn toàn tê liệt th́ kẻ xa lạ cũng đă chiếm ngự hoàn toàn, lúc đó ta hoàn toàn nô lệ cho kẻ chiếm ngự ta. Ta giả làm ông thánh, người hùng hay nghệ sĩ v.v… c̣n con người thật th́ muôn đời chẳng bao giờ c̣n cơ hội để làm thánh, anh hùng hay nghệ sĩ nữa!

 

Muốn cứu thoát ḿnh khỏi những ảo vọng h́nh thành bản ngă, như thầy vừa sơ phác, con người phải làm lại từ đầu bằng cách tự tri, có tự tri mới có tự giác, có tự giác mới có tự chủ, có tự chủ mới bắt đầu phục hồi bản chất tự do sáng tạo của ḿnh. Đó là con đường giác ngộ mà ta thường gọi là Đạo Phật. Đạo Phật đích thực chứ không phải cái tôn giáo mang tên nó với đầy rẫy những giáo điều mà những kẻ mê tín thêm thắt vào.


Những ngày thầy ở Huyền Không thật là tuyệt diệu, ngày ngày tự do, lao động và sáng tạo. Tự do, sáng tạo ngay trong chính những kỷ luật vi tế nhất mà mỗi người tự ư thức để ngự trị ḿnh từng giây từng phút. Ai tưởng tự do là vô kỷ luật, phóng túng, người ấy trả giá bằng chính cái ư tưởng luôn luôn bị mất tự do. Nhưng ai tự khép ḿnh vào một thứ kỷ luật rập khuôn nào đó để đóng vai cho ra tṛ th́ người ấy t́nh nguyện làm nô lệ cho ‘kẻ xa lạ’ muôn đời.

 

Nhưng con thấy đó, không phải ai đến Huyền Không cũng hưởng được không khí tự do vi tế ấy nếu họ không có được tâm thái như vậy. Nếu họ đạt được th́ họ đă tự do bất cứ nơi nào, bằng không th́ dù ở thiên đàng họ cũng là người khổ sở. Lục Tổ Huệ Năng nói rằng nếu người ta không thanh tịnh ở cơi đời th́ có lên cơi Tây phương cũng chẳng thể nào thanh tịnh hơn. C̣n Đức Phật đă dạy: ‘Ai thanh tịnh người ấy thấy các pháp đều là thanh tịnh.’


Vậy hạnh phúc hay tự do đều tùy thuộc ở con, đừng hy sinh nó và cũng đừng đánh mất ḿnh trong căm bẫy của một ngày mai hứa hẹn. Nhân cách, trí tuệ và tự do phải có bất cứ lúc nào, không tùy thuộc vào tương lai hay quá khứ.

 

Thầy chúc con mạnh khỏe và thật nhẹ nhàng.

 

Thầy

 

-ooOoo-