www.dieuphap.com

 
Thư Thầy Tṛ
Lời Giới Thiệu
Lá thư thứ  1
Lá thư thứ  2
Lá thư thứ  3
Lá thư thứ  4
Lá thư thứ  5
Lá thư thứ  6
Lá thư thứ  7
Lá thư thứ  8
Lá thư thứ  9
Lá thư thứ  10
Lá thư thứ  11
Lá thư thứ  12
Lá thư thứ  13
Lá thư thứ  14
Lá thư thứ  15
Lá thư thứ  16
Lá thư thứ  17
Lá thư thứ  18
Lá thư thứ  19
Lá thư thứ  20
Lá thư thứ  21
Lá thư thứ  22
Lá thư thứ  23
Lá thư thứ  24
Lá thư thứ  25
Lá thư thứ  26
Lá thư thứ  27
Lá thư thứ  28
Lá thư thứ  29
Lá thư thứ  30
Lá thư thứ  31
Lá thư thứ  32
Lá thư thứ  33
Lá thư thứ  34
Lá thư thứ  35
Lá thư thứ  36
Lá thư thứ  37
Lá thư thứ  38
Lá thư thứ  39
Lá thư thứ  40
Lá thư thứ  41
Lá thư thứ  42
Lá thư thứ  43







Tuyển Tập Thư Thầy

Tỳ kheo Viên Minh



Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy

Lá Thư Thứ 27

Lá thư thứ 27

 

Ngày… tháng… năm…

 

T.U Con,

 

Nhận thư con trong thời gian thầy đang nhập thất để tĩnh dưỡng tối đa nhân đầu mùa an cư kiết hạ. Đáng lẽ ra thất thầy mới viết cho con, nhưng thầy không nỡ để con kéo dài t́nh trạng khủng hoảng có thể đưa đến thối giảm tín tâm trên con đường học đạo.

 

Tín tâm là đầu mối của tinh tấn, giác niệm, định tĩnh, trí tuệ, giác ngộ và giải thoát. Nếu tín tâm thối giảm th́ toàn bộ tiến tŕnh giác ngộ giải thoát sẽ bị lung lay. Đó là điều thầy không thể không quan tâm.

 

T.U, con hăy b́nh tĩnh, thầy sẽ giúp con hiểu tại sao con đang bị khủng khoảng và làm thế nào để con có thể ra khỏi t́nh trạng khủng hoảng này.

 

Trước hết con đừng sợ t́nh trạng khủng khoảng mà con đang trải qua, v́ đó là quá tŕnh tất yếu. Trên quá tŕnh tiến hóa, con người tất yếu phải đi qua các giai đoạn khủng khoảng để đi vào và thoát ra mỗi chặng đường cam go, khốc liệt, rồi cứ thế họ tiến đến cứu cành cuối cùng.

 

Con đă bước qua được chặng đường vật chất thô thiển như nghèo khổ, bệnh tật, khó khăn… mà con đă từng đấu tranh và khắc phục được chúng, trong khi những người khác đang loay hoay trong cơn sốt thành bại, đuợc mất, nghèo giàu, hơn thua, yếu mạnh… Như thế con đă ra khỏi chặng đường bùn lầy đó. Thầy mừng cho con.

 

Rồi bấy lâu nay con đă tiến vào một chặng đường mới, đó là chặng đường giá trị đạo đức. So với giai đoạn vật chất th́ nó cao thượng hơn, nhưng cũng chính ở đó con t́m thấy một t́nh trạng khủng hoảng mới khi con phải phấn đấu, lựa chọn giữa hai con đường thiện và ác, tốt và xấu, ngay thẳng và gian manh, thân thực và giả dối… Con đă thấy rằng một bên là đỉnh cao, một bên là vực sâu, và con cũng đă quyết định phải chọn đỉnh cao cho định hướng của đời con. Đó là quyết định đúng và cao quí. Nhưng oái oăm thay trước mắt con những giá trị đạo đức đó dường như đang lung lay và không thực! Rơ ràng là những kẻ đạo đức, thực thà, chất phác đang bị thiệt tḥi, đang bị chà đạp và biếm nhẽ! C̣n những kẻ bất lương, gian manh, dối trá lại nghiễm nhiên được ưu đăi, được tâng bốc và kính nể!

 

Như vậy đạo đức, nhân quả, nghiệp báo, luân hồi có thực hay không? Nghi ngờ này khởi lên nơi con như một thử thách khiến con phải lẩn quẩn trong ṿng thiện ác thị phi và bị bế tắc lâu dài trong đó. Khổ nỗi bây giờ làm thiện th́ khó và làm ác th́ cũng không sao làm được! Suy nghĩ, đắn đo, phân vân, phấn đấu, thất bại, chán nản, nghi ngờ, khủng khoảng, bế tắc!

 

Nhưng rồi con cứ yên tâm, ‘vật cùng tắc biến, biến tắc thông’ mà. Một ngày nào đó khi đầy đủ nhân duyên con sẽ vượt ra khỏi thiện ác thị phi để thấy ra một chân trời mới, một chặng đường mới. Ở đây đạo đức sẽ không đ̣i hỏi điều kiện nào cả, nó chấp nhận thiệt tḥi, chà đạp và biếm nhẽ v́ nó đă thoát thai để trở thành trí tuệ với chân lư tuyệt đối và tối thượng, không phải nhân quả thiện ác tầm thường. Giống như con sâu biến thành con nhộng.

 

Và khi con bước vào chặng đường mới này của trí tuệ con lại phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng mới, như nhộng phải biến thành bướm để bay vào khung trời cao rộng: đó là sự phân vân giữa chân và vọng, giữa khổ đế với diệt đế, giữa tập đế với đạo đế.

 

Nếu con vượt qua chặng đường này con sẽ ‘parasangate’ như trong câu chú cuối Bát Nhă Tâm Kinh: ‘Gate, gate, paragate, parasangate, Bodhi svàhà’ (vượt qua, vượt qua, vượt qua bờ bên kia, hoàn toàn vượt qua bờ bên kia, ôi tuệ giác siêu việt!)

 

Đó, con thấy không, chặng đường nào cũng phải có hai bờ để khủng hoảng và để vượt qua. Con đang vượt qua, vượt qua… tất nhiên con phải kham nhẫn nhận chịu đớn đau và khủng hoảng. Vậy con hăy tinh tấn, sáng suốt, định tĩnh, đừng để tín tâm thối giảm, đừng để phóng dật trổ sinh.

 

Hăy tin ở con, không tin ở lư thuyết nhân quả tái sinh một cách máy móc và kinh điển, không tin ở giá trị đạo đức nào tiền định. Chân lư chỉ t́m thấy nơi con khi con sáng suốt, định tĩnh, trong lành, giác ngộ và giải thoát. Có một số vấn đề về nhân sinh, vũ trụ, đạo đức v.v… Đức Phật chỉ tạm dùng để giải thích cho người mới học đạo, rồi sau những sự thật này cần phải được hành giả tự thấy, tự chứng ở mức độ thâm sâu, vi tế và như thực chứ không nhắm mắt tin theo một số khía cạnh nhỏ mà Đức Phật v́ ḷng từ bi tạm tùy cơ ứng hóa để người tu học yên tâm tu niệm.

 

Thầy cũntg có thể giải thích cho con một số khía cạnh về nhân quả nghiệp báo nhưng thật là dài ḍng vô ích. Riêng ở khía cạnh con thắc mắc thầy có ư kiến thế này:

 

1/ Đối với người thiên nặng về vật chất th́ đạo đức bị xem thường, người này có thể làm điều ác để được mục đích lợi dưỡng. Và khi người này gặp thời, nghĩa là thời mà đa số con người thiên nặng vật chất th́ người ấy được tôn trọng, được địa vị, danh vọng uy quyền. Nhưng con nghĩ thế nào khi họ không gặp thời nữa?

 

Giống như trên một đồng lúa, gặp thời con người lười biếng th́ cỏ được tốt tươi, lúa bị èo uột. C̣n gặp thời con người siêng năng th́ lúa được tốt tươi, cỏ bị nhổ bỏ. Thời của nhân quả cũng vậy.

 

2/ Đối với người thiên nặng đạo đức th́ vật chất bị xem thường, người này có thể làm thiện để được phước báu tinh thần. Và khi người này gặp thời, nghĩa là thời mà đa số con người thiên nặng đạo đức th́ người ấy được tôn trọng, được địa vị, danh vọng và uy quyền. Trái lại th́ cũng bị chê bai, khinh bỉ, chà đạp. Đời là vậy có ǵ con phải ngạc nhiên!


Ngày xưa Khuất Nguyên thấy đời đục cả chỉ một ḿnh ông trong nên ông khổ sở lắm. Có lần ông ra bờ sông Thương Lương đứng than thở tṛ đời th́ nghe một ngư ông hát:

 

Thương Lương chi thủy thanh hề khả dĩ trạc ngă anh

Thương Lương chi thủy trược hề khả dĩ trạc ngă túc.

 

(Nước sông Thương Lương trong th́ ta giặt giải mũ, c̣n nước sông Thương Lương đục th́ ta dùng rửa chân).

 

Con cũng vậy, nếu con đặt trọng tâm của đời sống giác ngộ th́ chính tṛ đời này đă phơi bày bản chất của nó cho con giác ngộ. Nếu cuộc đời không có những nguy hiểm mà chỉ có những vị ngọt th́ khó có người giải thoát, phải không con? C̣n nếu con đă là người chấp nhận con đường đạo đức mà không gặp thời th́ một là con phải thật khiêm tốn nhu ḥa, đừng để lộ đạo đức ra ngoài, ‘đức hậu tỷ như xích tử’ (đức dày giống như trẻ sơ sinh), cứ ḥa với mọi người, thương yêu và hỷ xả cho họ, miễn đừng bị đồng hóa là được. Nếu không được như vậy th́ hai là con phải có khí phách cao ngạo một tí, phải xem thường b́nh phẩm khen chê ở đời, phải xem thường những thiệt tḥi mà con phải chịu đựng. Con không nhớ câu nói của Chúa: ‘Kẻ nào chịu thiệt tḥi trên thế gian này, kẻ ấy được ưu tiên trên nước Thiên Đàng’. Thế gian là quyền lợi vật chất, c̣n thiên đàng là an lạc tinh thần. Nếu một người thực sự đạo đức họ sẽ an bần lạc đạo như lời Chúa và các bậc Thánh hiền dạy. V́ thật ra chưa nói đến tối thuợng an ổn khỏi các ách phược của một bậc hoàn toàn giải thoát, chỉ những an lạc tinh thần cũng đủ đền bù biết bao thiệt tḥi ở giữa thế gian đầy tranh chấp nhiệt năo, phải không con?

 

Thật là hay nếu con lắng sâu hơn nữa để nghe từ bên trong những giá trị đạo đức đích thực, để bắt gặp một niềm an lạc tinh thần mà không một quyền lợi nào trên đời có thể so sánh được. Người nào đạt được thiền tịnh thâm sâu Đức Phật gọi là đă đạt được hiện tại lạc trú của các bậc Thánh. Lắng sâu cũng cũng nghĩa là vượt qua, vượt qua cái vỏ bề ngoài của những tư tưởng, ư niệm hay hành động đạo đức để hướngvào bên trong (Opanayiko), bên trong nữa… cho đến khi con bắt gặp sự thâm sâu của thiền tịnh: sáng suốt, định tĩnh, trong lành, giải thoát và biết ḿnh giải thoát.

 

Có sá ǵ những phần thưởng bên ngoài của đạo đức, có sá ǵ những thiệt tḥi mà cuộc đời bắt con gánh chịu, hăy lắng sâu vào bên trong bằng con đường Chánh Niệm Tỉnh Giác, hăy lắng sâu, lắng sâu đến chỗ uyên áo của đạo.

Thân ái chào con.

 

Thầy

-ooOoo-