Tuyển Tập Thư Thầy
Tỳ kheo Viên Minh
Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy
Lá Thư Thứ 11
Lá
thư thứ 11
Ngày….
tháng… năm…
Con
thương mến,
Thầy
đã nhận được thư con và vui mừng thấy con đã trưởng
thành trong tinh thần Huyền Không mà thầy muốn trao cho
con làm hành trang đi vào muôn hướng của cuộc
đời.
Nói
là hành trang, là tinh thần Huyền Không, thật ra thì không có
phương châm nào buộc con phải theo mà chính là lòng con cởi
mở để có thể theo bất cứ phương
châm nào thích ứng với lẽ đời chân thật.
Chân lý là sự sống của vạn pháp và của thân tâm
ta. Tất cả đều trôi chảy, chẳng có gì
ngưng đọng để ta phải bám víu, ngập ngừng.
Nó như một dòng sông mà ta phải hòa mình vào để lắng
nghe từ bên trong nhịp sống trôi chảy vô cùng.
Con
thương mến,
Thầy
chưa được nghe bản “Đóa hoa vô thường”
của TCS. Để thầy hỏi các anh chị con xem.
Thôi bây giờ con tạm đọc đóa hoa vô thường
của thầy vậy.
Hôm
đó thầy lại lên sơn thượng. Con đường
dốc chênh vênh, băng qua dòng suối nhỏ, dẫn vào
Không động, đã từ lâu ít người qua lại
nên rêu cỏ phủ đầy. Sớm mai nắng chưa
lên khỏi núi, sương còn đọng trên cành, thầy cũng
không có việc gì vội vã, nên dừng lại nghỉ chân
dưới cội tùng già bên bờ suối vắng. Suối
vẫn chảy róc rách, cây chuyển nhựa thì thầm
như nhịp thở ngàn đời của sự sống.
Thầy cũng thở mà tưởng chừng chỉ nghe
tiếng lá tùng reo!
Yên
lặng thay là nhịp sống dạt dào vô tận!
Thầy
đứng dậy, tiếp tục leo lên dốc núi và chợt
thấy bên kia cội tùng già một đóa hoa vàng mới nở!
Vi
diệu thay là nhịp sống, dạt dào vô tận!
Lúc
đó thầy không thể làm thơ, cũng không thể vẽ,
mà chỉ đứng lặng nhìn. Mãi đến bây giờ
khi viết cho con thầy mới tạm ghi lại những
cảm xúc đó với ít nét đơn sơ:
Dốc
mòn lên sơn thượng
Một
buổi sáng còn sương
Bên
cội tùng trăm trượng
Đóa
hoa nở lạ thường
Con
ạ, một đóa hoa tất nhiên phải lạ thường,
vì có bao giò hoa không mới mẻ lạ thường, phải
không con? Nhưng con đừng tưởng nó kỳ diệu
khác thường đâu nhé, nó vẫn chỉ là đóa hoa dại
mỏng manh, nhỏ bé, bình thường. Có thể là nó quá
nhỏ so với cội tùng cao lớn và rất vàng so với
đám cỏ thật xanh, nhưng nó cũng là “đóa hoa
vô thường” nếu con muốn gọi, hay tốt
hơn con hãy để yên cho nó tự vô thường.
Con
ạ, lúc này thầy ít làm thơ hơn là vẽ, thỉnh
thoảng thầy vẽ một vài bức tranh thật nhỏ
bé. Một cọng cỏ, một chiếc thuyền, một
cánh chim, một phiến đá, một mảnh trăng, một
đám mây, một mái nhà cỏ rạ v.v…. đều có thể
là bức tranh của thầy. Không có gì phải cố gắng,
cái gì cũng chỉ là những nét phất phơ dung dị,
điểm xuyết cho cái không vô tận của bức
tranh, của tâm hồn, của sự sống.
Thầy
không biết vẽ bằng bàn tay thành thạo như các họa
sĩ nên thầy vẽ bằng hồn. Tay của thầy
không có sẵn một kỹ thuật điêu luyện nào,
nhưng khi có hồn vào thì nó vung lên bất chấp tất
cả, chỉ còn vẽ, vẽ và vẽ mà thôi. Cũng có
khi tay nó không chịu hợp tác, lúc ấy thầy đành
để tâm hồn tự vẽ lấy mình.
Rất
tiếc thầy chua thể gửi tranh cho con. Sau này thầy
sẽ tìm cách gửi đi cho các Phật tử Huyền
Không hải ngoại. Lúc bà Huyền Vi, mẹ Huyền Chi
đi, thầy có gửi bà ba bức tặng Huyền Chi.
Con liên lạc Huyền Chi xin bản photo có được
không? Có khi bản photo đẹp hơn bản chính đấy.
Thầy
vừa đi Huyền Không về, ngoài đó các sư thúc
con làm việc siêng năng để tự túc sinh sống.
Vất vả thế mà vui. Có lẽ đời sống cần
phải ướp chút mưa, sương, nắng, bụi
v.v… để làm phong phú thêm chất thơ và đạo, phải
thế không con?
Có
những người không bao giờ làm thơ và không bao giờ
biết họa nhưng đời sống của họ
đích thị là bài thơ muôn vần muôn điệu, là bức
họa muôn hình muôn sắc. Những người đó không
là thi sĩ nhưng chính là thi nhân lấy cuộc đời
viết nên cung điệu.
Con
là thi nhân vì con đang sống. Sống hồn nhiên, cởi
mở, bao dung, trong sáng… Sống hòa với cuộc sống
thăng trầm, vui khổ, tiếng khóc, tiếng cười,
đó là Huyền Không, bài thơ bất tuyệt thầy tặng
cho con trên vạn nẻo đời.
Thầy
-ooOoo-