www.dieuphap.com

 
Thư Thầy Tṛ
Lời Giới Thiệu
Lá thư thứ  1
Lá thư thứ  2
Lá thư thứ  3
Lá thư thứ  4
Lá thư thứ  5
Lá thư thứ  6
Lá thư thứ  7
Lá thư thứ  8
Lá thư thứ  9
Lá thư thứ  10
Lá thư thứ  11
Lá thư thứ  12
Lá thư thứ  13
Lá thư thứ  14
Lá thư thứ  15
Lá thư thứ  16
Lá thư thứ  17
Lá thư thứ  18
Lá thư thứ  19
Lá thư thứ  20
Lá thư thứ  21
Lá thư thứ  22
Lá thư thứ  23
Lá thư thứ  24
Lá thư thứ  25
Lá thư thứ  26
Lá thư thứ  27
Lá thư thứ  28
Lá thư thứ  29
Lá thư thứ  30
Lá thư thứ  31
Lá thư thứ  32
Lá thư thứ  33
Lá thư thứ  34
Lá thư thứ  35
Lá thư thứ  36
Lá thư thứ  37
Lá thư thứ  38
Lá thư thứ  39
Lá thư thứ  40
Lá thư thứ  41
Lá thư thứ  42
Lá thư thứ  43







Tuyển Tập Thư Thầy

Tỳ kheo Viên Minh



Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy Tro`

Lá Thư Thứ 10

Lá thư thứ 10

 

Ngày…. tháng… năm…

 

Con thương mến,

 

Con đă tŕnh bày khá rơ tŕnh độ học Phật của con, có như thế thầy mới dễ hướng dẫn con hơn.

 

Lúc đầu ai cũng thế, tin Phật một cách sai lạc, nhưng càng theo, càng hiểu rơ Phật hơn và dần dần điều chỉnh những quan niệm sai lầm của ḿnh.

 

Từ nhỏ con đă hiểu đạo Phật là ăn chay, thắp hương niệm Phật, khấn vái cầu xin, sám hối v.v… để được ban phước và xá tội.

 

Tín ngưỡng ấy mất dần tính chất thần quyền và chuyển thành những lư tưởng siêu nhiên theo lối siêu h́nh học. Rồi tính siêu h́nh cũng mất dần để nhường chỗ cho khuynh hướng triết học mà ở đây vai tṛ trọng yếu là luận lư. Sau đó luận lư phải nhường bước cho đời sống xă hội thực thế hơn và từ đó tính đạo đức xuất hiện.

 

Khi Đạo Phật được hiểu theo lối tu thân hay đạo làm người là đă có tính đạo đức. Đạo Phật càng được hiểu thực tiễn chừng nào, càng đúng chừng đó. Tuy nhiên thực tế của người ngộ khác xa thực tế của kẻ mê.

 

Có một vị thiền sư khi ngộ đă tuyên bố: Lúc chưa tu ông thấy núi chỉ là núi, sông chỉ là sông. Sau ông nhập đạo tu hành, ông thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Nhưng đến khi giác ngộ, ông lại thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.

 

Núi là núi, sông là sông thế mà khi mê không giống ngộ. Do vậy giá trị của Đạo Phật là ở chỗ chuyển mê khai ngộ chứ không phải ở tín lư, siêu lư, luận lư hay đức lư… như người ta thường hiểu.

 

Tín lư, luận lư, siêu lư, đức lư… đều có trong đạo Phật, nhưng đó chỉ là h́nh thức bề ngoài tùy theo căn cơ sai khác của con người. Cốt tử của đạo Phật vẫn là giác ngộ.

 

Con thích đọc sách học làm người, lại nghiên cứu đạo Phật để có thể có được một “bonne vie” như con nói, vậy là con thiên về đức lư. Nhưng như thầy đă nói, đức lư là kết quả phụ tùy của người ngộ đạo và sống đạo chứ không phải là điều kiện tất yếu để giác ngộ giải thoát. Ví như người quán thông bệnh và thuốc có thể do vậy mà không bệnh, nhưng không phải ai không bệnh cũng thông hiểu bệnh và thuốc. Có khi ngược lại là khác. Cũng vậy, một người giác ngộ chân lư của sự sống có thể v́ vậy mà có đạo đức, nhưng không phải ai có đạo đức cũng đều giác ngộ, có khi càng đạo đức càng ngă mạn, cố chấp và quá xa để giác ngộ.

 

Khi người ta nói: “Une bonne vie, voilà la vraie religion” th́ ở đây religion chỉ là một tôn giáo b́nh thường hiểu theo nghĩa đức lư, chứ không hiểu theo nghĩa giác ngộ như đạo Phật. Không dùng thuật ngữ Religion để dịch Đạo Phật được. Tốt hơn dùng thuật ngữ Buddhism để dễ phân biệt hơn. V́ Buddhism bắt nguồn từ Phạn ngữ Bodhi, Buddhi… có nghĩa là giác ngộ. Rama Krishna, một giáo sư người Ấn nổi tiếng dạy Phật học tại các đại học phương Tây đă định nghĩa “Phật giáo là con đường sống” (Buddhism is the way of life). Định nghĩa như vậy rất đúng nhưng dường như cũng có vẻ nghiêng về tính đạo đức hơn là tính giác ngộ.


V́ con hiểu Đạo Phật theo nghĩa đức lư do đó không khỏi đưa đến điều khổ tâm mà con tŕnh bày: “Càng đọc sách hay, càng biết nhiều điều tốt, cách sống tốt v.v… con càng thấy khổ tâm khi thấy rằng con có nhiều tánh xấu quá. Biết điều đó là hay, là tốt mà con không làm được cho hay cho tốt, không khắc phục được những tánh xấu của ḿnh, con đâm ra lo âu buồn phiền hơn.” Thật là quá đúng. Mâu thuẫn đó là điều tất nhiên. Nó càng không bao giờ có thể được giải quyết trừ phi con chuyển cái nh́n đức lư của con thành cái nh́n giác ngộ. Nghĩa là trước kia con để yếu tố đạo đức đóng vai chánh, nay con hăy để cho yếu tố giác ngộ đóng vai chánh và đưa đạo đức xuống vai tṛ thứ yếu là con có thể giải quyết được mâu thuẫn trên một cách dễ dàng ngay.

 

Nếu con có đọc Nho giáo th́ đạo đức thuộc về mệnh và giác ngộ thuộc về thiên. Phải “thuận thiên lập mệnh” mới được. Thế mà các nhà nho đă quá đề cao khuôn khổ đạo đức nên Nho giáo càng ngày càng mất hẳn tính chất giác ngộ. Cùng lư tận tính hay cách vật trí tri là thuật ngữ của Nho giáo để chỉ sự giác ngộ.

 

Để thầy ví dụ thực tế cho con dễ hiểu, dễ hành. Trước kia khi giận dữ con muốn trấn áp nó bằng đức trầm tĩnh hay hỷ xả (lư tưởng đạo đức), và con cố gắng để khắc phục, dồn nén cơn giận dữ. Con thấy không thành công. Đó là lẽ dĩ nhiên. Một khuynh hướng nội tâm khi đă hiện hành bị dồn nén sẽ ở trong thế ẩn ức và chờ dịp trổi dậy qua ngỏ ngách khác nguy hiểm hơn. Càng dồn nén, càng tạo mâu thuẫn nội tâm. Mâu thuẫn càng gia tăng càng đưa đến thần kinh căng thẳng và suy nhược. Đó là kinh nghiệm của những người tu hành khắc kỷ theo lối đạo đức khuôn khổ.

 

Trong trường hợp này làm sao con chuyển yếu tố đạo đức qua giác ngộ? Trước hết con hăy để qua một bên ư định khắc phục giận dữ. Con hăy âm thầm lắng nghe cơn giận dữ đó xem nó phát sinh thế nào và b́nh thản theo dơi nó cho đến khi lắng dịu và biến mất. Thấy được cơn giận dữ từ khi nó phát sinh cho đến khi nó chấm dứt có nghĩa là tỉnh giác trước một sự kiện nội tâm và đó chính là tự giác như Đức Phật đă dạy. Càng lặng lẽ khách quan lắng nghe cơn giận dữ đó bao nhiêu càng giác ngộ nó rơ ràng bấy nhiêu. Chúa dạy trong Thánh Kinh: “Ta đến như kẻ trộm, phước thay cho kẻ nào ngày đêm tỉnh thức” cũng là ư đó. Khi con lắng nghe sự sinh, diệt của cơn giận dữ một cách chăm chú không xao lăng con sẽ hiểu được nó và thấy nó biến mất một cách vô cùng mau chóng. Lúc đó mặc dù con đang giận dữ con vẫn thanh tịnh trong hai thời: thanh tịnh lắng nghe cơn giận và thanh tịnh khi cơn giận biến mất.

 

Như vậy, dù con không cố gắng dồn nén, khắc phục cơn giận để được trầm tĩnh thế mà cơn giận dữ vẫn biến mất trong sự tỉnh giác của con. Nhưng điều quan trọng không phải là nó có biến mất hay không mà là con có lắng nghe được nó trọn vẹn hay không, con có giác ngộ được hành tướng sinh diệt của cơn giận dữ hay không. Cơn giận có thể tùy điều kiện phát sinh lại trong một dịp khác. Càng tốt, v́ con có dịp giác ngộ nó rơ hơn. Một ngày kia con làm chủ được cơn giận dữ của con là v́ con đă giác ngộ được nó hoàn toàn. Đó là lư do tại sao thầy nói với con giác ngộ là chính, c̣n đạo đức chỉ là yếu tố phụ tùy.

 

Tất cảnh những hành động, lời nói, ư nghĩ khác cũng vậy, hăy giác ngộ chúng th́ chúng sẽ trở nên đạo đức chứ đừng bắt chúng phải đạo đức một cách miễn cưỡng mà tạo nên những mâu thuẫn đấu tranh căng thẳng.

 

Sách dạy làm người, Nho giáo hiểu theo nghĩa luân lư khắc kỷ, đều là những khuôn khổ đạo đức nguy hiểm khiến con người bị nô lệ vào đạo đức giả tạo hơn là giúp con nguời có khả năng sáng tạo đạo đức. Luân lư bao giờ cũng chỉ có ư nghĩa tùy thời, tùy chỗ, tùy dân tộc tính v.v… chứ không bao giờ tuyệt đối. Chỉ có con người giác ngộ mới đích thực có đạo đức tự mạch nguồn nội tại. Phép lịch sự của Âu Mỹ không phải là nghi lễ của Đông phương. Rèn luyện ư chí nghị lực theo lối tây phương có thể là mối nguy cho đời sống tự nhiên thanh thản của tinh thần Lăo Trang. Vậy đâu là đạo làm người đích thực? Đâu là “Une bonne vie”?

 

Đạo Phật ra đời chỉ nhằm khai thị cho chúng sinh cách hóa giải những mâu thuẫn đức lư kia bằng con đường giác ngộ. Và đó chính là tính ưu việt của Đạo Phật gỉữa những tôn giáo, triết học ở đời.

 

Mong con lănh hội được những điều thầy muốn nói.

 

Thân ái chào con.

-ooOoo-