Trang chính Dieu Phap

     


...... ...

.




Unchained Melody - Cởi Trói

Tam Nhan bien soan Ảnh hưởng từ quyển Năng Đoạn Kim Cương - Geshi Micheal Roach
Trần Tuấn Mẫn dịch-NXB Tôn Giáo - 2001

 

Sau hàng năm trời vật vả với cái Dukkha , tôi đă mường tượng được thế nào là nó . Tuy nhiên, đôi khi tôi vẫn cảm thấy thực sự cuộc đời cũng có cái ǵ đó , làm ḿnh cảm giác ……. vẫn chưa lạc quan như ḿnh muốn !!!

Bởi v́ , mọi sự kiện đời thường xảy đến , tôi đă không tránh được những cảm nhận về Vui – Buồn , Thành –Bại, Được – Mất , Đúng – Sai, Vinh – Nhục , v….v. Và những thứ này đă làm rung động tinh thần tôi , làm cho tôi chỉ toàn nhận thấy sự kiện ấy theo cái cách của tôi mà thôi . Làm cho Tâm thức của tôi luôn bị quáng nắng .

 

Tuy nhiên, đối với người bàng quan, th́ lại nh́n sự kiện không giống như tôi đă nh́n . Trong bàn cờ, người ngoài cuộc th́ sáng nước hơn người trong cuộc .

 

Như vậy đó, những cảm nhận của chúng ta về sự kiện đó , không đến từ phía sự kiện đó . Mà chính chúng đến từ trong Tâm Thức của chúng ta . Vậy th́ , sự kiện tự nó là “trung tính” , là “Không Vui-Buồn, Không Thành-Bại, Không Được-Mất, Không Đúng-Sai, Không Vinh-Nhục “.(1) ; và cũng “Không Sinh , Không Diệt, Không Dơ, Không Sạch , Không Tăng, không Giảm, không cấu nhiễm, cũng không không-cầu-nhiễm “ .

 

Đạo Phật là đạo giải thoát , là Phật tử th́ phải khinh an , tự tại . Chứ Phật tử mà vẫn lay hoay phiền năo , th́ làm sao dám tự nhận là con Phật được ?

 

Ta hăy nghe Đức Thế Tôn dạy :

“Do cái này có, nên cái kia có

Do cái này không có , nên cái kia không có

Do cái này sinh khởi, nên cái kia sinh khởi

Do cái này đoạn diệt, nên cái kia đoạn diệt”

(Phật tự thuyết, thuộc Tiểu Bộ I)

 

“Có” và “Không có” là sự hiện hữu của 1 hiện tượng (pháp). Do vậy, con người cũng là 1 pháp , và trong

pháp ấy cũng có đầy đủ các nhân duyên. Cho nên sự có mặt của 1 con người , cũng là sự có mặt của toàn bộ thế giới bên trong con người đó . (T́m hiểu Nhân sinh quan Phật giáo – NXB TP.HCM- Thích Tâm Thiện)

 

Thầy Tâm Thiện chỉ bảo cho ta rằng : Cái “Tôi” (Ngă) xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện một chuỗi dây tương duyên chằng chịt của những ǵ được gọi là cuộc đời ….Cái “tôi” ấy , ra đời từ sự dấy động của Tâm thức ( mà Krishnamurti bảo rằng , đấy là những tích tụ của kư ức ) , và được dưỡng nuôi bởi những ước vọng khát khao , lớn lên trong hư tưởng , và sống măi . ….( mà Krishnamurti bảo rằng, cái kư ức đó , nó phóng chiếu ra thực tại và tương lai ) .

 

Những ảo tưởng, khát vọng được tích tập thành những tàn tích (chủng tử) trong tâm thức ( mà Krishnamurti bảo rằng , là những kư ức kinh nghiệm ) , và một khi phô diễn , nó sẽ kết thành chuỗi dây duyên Nghiệp . …..( mà ta gọi là cuộc đời , là định mệnh ) .

 

Cuộc đời ( Nghiệp ) là sự tích tụ của hành động được tạo ra bởi cái “tôi” (Ngă ) . Mặc dù bản chất của cái “tôi” là hư vọng, nhưng những tạo tác của nó lại được biểu hiện một cách cụ thể thông qua h́nh thái của cuộc đời (Nghiệp)…… Do đó, cuộc đời (Nghiệp) là “tôi” (Ngă) , và ‘tôi” (Ngă) là cuộc đời (Nghiệp) , trong trường hợp cuộc đời (Nghiệp) được tạo tác từ tâm thức và được mang dấu vết của cái “tôi” (Ngă ). Nghĩa là cuộc đời chỉ là một chuỗi những phóng chiếu liên miên bất tuyệt từ kư ức kinh nghiệm. Kư ức kinh nghiệm như là một “hoạ sĩ” , nó vẽ ra toàn bộ cuộc đời ta theo kiểu của nó .

 

Nhưng cuộc đời (Nghiệp) có thể không là “tôi” (Ngă) , khi và chỉ khi cuộc đời ấy không mang bất cứ dấu vết nào của những kư ức kinh nghiệm và hoàn toàn không bị chi phối bởi cái kư ức kinh nghiệm đó . ( Vô lậu Nghiệp, Vô lậu chủng tử )

 

Những ư tưởng thoáng qua và biến mất – cho dù được mệnh danh là hư vọng, là ảo tưởng đi nữa – khi chúng thoáng qua Tâm, chúng sẽ đọng ở lại đó dưới dạng những hạt giống . Khi thuận duyên, nó được diễn ra từ tâm rồi đưa đến hành động . Suốt chặng đường ấy, nó là một tiến tŕnh tạo tác . (T́m hiểu Nhân sinh quan Phật giáo – NXB TP.HCM- Thích Tâm Thiện) . Như vậy đó, những phóng chiếu liên miên từ kư ức kinh nghiệm đó, chúng nó sẽ đọng lại , để chờ dịp . Khi tiếp xúc đối tượng , nó lấy cái kinh nghiệm ra và khuếch đại , sau cùng , thành hành vi , cái mà ta gọi là phản ứng tâm lư .

 

Ngoài ra , Thầy Tuệ Hạnh c̣n chỉ bảo thêm : Cuộc đời (Nghiệp) là những hành động tạo tác, cố ư hay vô t́nh, của chúng ta . Hậu quả của những hành động đó để lại dấu vết hay là kư ức (hạt giống) gieo trồng trong tang thức ( vô thức – tiềm thức ) . Những hạt giống này nảy mầm theo thời gian và sinh thêm những hạt giống mới .

Từ đó, cuộc đời của chúng ta , trong quá khứ, hiện tại, vị lai , đều bị dẫn dắt bởi những hành động trong quá khứ, kết thành nơi hiện tại và đưa đẩy đến những hành động trong tương lai . ……Sau khi một hạt giống kết trái th́ nó xong trách vụ . Tuy nhiên, những hạt giống mới cũng theo đó sinh khởi ngay , trong sát na . Và cứ thế, chúng ta bị dẫn dắt măi măi trong ṿng ảo ảnh luân chuyển của vọng tâm . (Phật học cơ bản- Chương tŕnh Phật học hàm thụ 1998-2002- - Nguyệt san Giác Ngộ - Phần II , bài 3 – Giới thiệu đại cương về Duy thức học – Tuệ Hạnh)

Chính v́ vậy , mà chúng ta vẫn chạy ḷng ṿng :

 

Trong ṿng sống chết vô tận,

Ta chạy măi không ngừng

Từ bào thai này qua bào thai khác

Đuổi theo người Chủ nhà (Pháp Cú – kệ 153)

 

Vậy đó, những kư ức kinh nghiệm , như những Dấu Ấn Tâm Linh , nó ở đó, tiếp tục nẩy nở tạo thành cái gọi là Kinh nghiệm sống, đến lúc thuận duyên là đến lúc trong cuộc sống ta bắt gặp hoàn cảnh tương hợp với kinh nghiệm, th́ do bản năng tự bảo vệ (Ngă chấp Alaya , Mạt Na Thức) lấy nó ra đưa lên ư thức – Đó là ư nghỉ của ta trong lúc đó . Ư nghỉ do sự khuếch đại này dần dần h́nh thành qua Lời nói hoặc/và Hành vi . Ở đây, có sự gần gũi khi so sánh với sự khuếch đại Laser .

 

Sự diễn tả tiến tŕnh này làm cho ta thấy là khá lâu , nhưng lộ tŕnh tâm th́ diễn ra theo sát na , cực kỳ nhanh , h́nh như là tốc độ trao đổi ion-hoá trong nội dịch tế bào thần kinh hay trên bó sợi thần kinh . V́ nhanh quá, nên ta thấy là tức khắc, và ta cho là vô tâm, vô thức . ư .

 

Do đó, Lời nói của ta , hành vi của ta , dù nhỏ nhặt , dù vô tâm, dù vô thức , cũng chỉ là những dấu ấn đó , nó buôc ta phải hành xử như vậy . Nó chỉ huy ta mà ta không biết .

Và hậu quả của Lời nói của ta , hành vi của ta , dù nhỏ nhặt , dù vô tâm, dù vô thức ,nó cũng gieo vào tâm thức cùa ta và người khác ( đối tượng ) trong thế giới của ta , những hạt giống ( dấu ấn – bản copy ) . Và dấu ấn này sẽ tiếp tục tiến tŕnh tạo tác. Đó là Quả của Nhân, đó là Nghiệp do ta tạo tác ra .

 

V́ Ta sinh ra đồng thời với những mối liên hệ duyên sinh chằng chịt , nên Ta đă tạo ra cái thế giới mà ta thấy .

Ngược lại, thế giới mà ta thấy, là chính ta . Cho nên , những hạt giống, những dấu ấn tâm linh ấy , nó sống và nẩy nở chính trong thế giới của ta cho đến khi thuận duyên, nó sẽ trở lại ngay chính ta .

Ta đă từng gặp người nói dối ta , là do ta đă nói dối từ thuở nào mà ta không biết . Tại sao người đó không nói dối với một vài người khác ? lại nói dối với ta ? Mỗi người là một thế giới . Thế giới Thiện cũng do ta , Bất thiện cũng do ta .

Nếu ta sống với tấm ḷng thành thực , từ ư nghĩ, lời nói đến hành động , th́ kết quả là , những người không thành thực sẽ không bao giờ là bạn của ta ; và ngược lại, mọi người có tâm thành thực sẽ là bạn của ta , họ tự đến với ta cũng như ta tự đến với họ, đó là ḍng chảy tất yếu của tâm thức . Cuối cùng, chính ta sẽ tạo ra một thế giới của ta , thế giới của những người thành thực .

Chúng ta dễ dàng nhận ra nghiệp của chính ḿnh bằng cách xem mối quan hệ của ḿnh với cuộc đời .

Chúng ta tức giận mắng đệ tử của ḿnh hung dữ, nhưng phải thấy chính ḿnh hung dữ trong ḷng , mới gặp họ hung dữ . ( Thích Trí Quang, Tứ Như Ư Túc, Tuần báo Giác Ngộ số 337-13/7/06)

 

Bởi v́ giữa Chủng tử và những ảo tượng mà chúng tạo tác giống nhau , cho nên sự nhận thức của mỗi người về thế gian bên ngoài đều tương tự như nhau . (Phật học cơ bản- Chương tŕnh Phật học hàm thụ 1998-2002- - Nguyệt san Giác Ngộ - Phần II , bài 3 – Giới thiệu đại cương về Duy thức học – Tuệ Hạnh)

 

Trước khi Galileo cho rằng trái đất quay, th́ thế giới của loài người cho là trái đất đứng yên . Và không phải v́ vậy, mà trái đất đă đứng yên .

Trước khi Châu Úc được khám phá , cái thế giới của loài người không có Châu Úc , và không phải v́ vậy, Châu Úc không hiện hữu trên trái đất .

 

Cái thực tại tuyệt đối , là cái ta không bao giờ nhận biết được . Cái thế giới thực tuyệt đối , ta không bao giờ thấy biết được. Ta chỉ biết cái thế giới do tâm thức của riêng ta tạo ra mà thôi . Và mọi tạo tác của ta , là tạo tác trong cái thế giới của riêng ta , trong ṿng tương tác với các thế giới cá nhân khác - mà nó giao thoa với cái thế giới của ta ( các ṿng cộng nghiệp – mà khoa tâm lư học Tây phương gọi là hội đ̣an, câu lạc bộ , quần xă , tập thể , quần chúng, dân tộc, quốc gia , v….v. ) .

 

Một điều sai lầm , mà nhiều người tin theo , cũng chỉ đơn giản là một điều sai lầm , không có ǵ hơn . Do vậy, thế giới mà mọi người nh́n thấy và tin theo này , cũng chỉ là một ảo tưởng hư vọng mà thôi .

 

Do vậy, cái thực tại tuyệt đối , từ phía chính nó, nó độc lập với thể cách mà ta nh́n thấy nó . Không có bất cứ điều ǵ xảy ra cho ta từ phía chính . Đó là thể cách là chúng ta nh́n sự vật phát sinh từ chính chúng ta .Và rơ ràng một điều là , chúng ta không bao giờ có thể kiểm soát được cái thể cách mà ta nh́n sự vật đúng như ta mong muốn .

Bất cứ điều ǵ làm cho chúng ta nh́n thấy các sự vật theo cách này hay cách khác , đều BUỘC chúng ta PHẢI NH̀N thấy chúng THEO CÁCH ẤY , bất kể đến chính chúng ta , bất kể đến những ǵ chúng ta muốn , trong hiện tại . (1) ( như là Nghiệp đang dẫn đường ta đi vậy )

 

Không có vật nào hiện hữu bên trong và của chính chúng nó . Tuy nhiên, nó vẫn hiện hữu trong các nhận thức của ta, chỉ theo cái cách hiện hữu của một giấc mơ hay một huyễn cảnh .

Những hành động trước đây và những hành động sắp làm sau này: cái trước đây là quá khứ , và chúng đă chấm dứt . Cái sau này, là cái tương lai , chúng chưa có . Do đó, chúng không hiện hữu . Nhưng chúng vẫn hiện hữu trong tâm thức , chúng được nối kết theo ḍng tâm thức , và tạo ra hậu quả tương ứng với nhân quá khứ đă qua .

(1) . ……….khi ngồi yên tĩnh tâm trong Thiền định, tất cả những ǵ thuộc quá khứ sẽ hiện lên trong tâm chúng ta ,……….trong tâm vụt khởi lên, tự biết là nghiệp duyên từ quá khứ nổi dậy …… Bên ngoài hiện tại là Không, nhưng trong Alaya thức của chúng ta là Có , tức những vi tế của quá khứ đă tạo, vẫn tồn tại bên trong, gọi là pháp trần không nh́n thấy bằng mắt, nhưng được thấy bằng tâm. Và từ đây, bắt đầu sử dụng tâm để thấy pháp”

Nếu Alaya thức c̣n chứa ác nghiệp nhiều, th́ nó sẽ tác động, khiến cho chúng ta nhớ lại chuyện xưa ; đó chính là nghiệp vi tế. ( Thích Trí Quang, Tứ Như Ư Túc, Tuần báo Giác Ngộ số 337-13/7/06 – 351-19/10/06)

 

Mọi sự kiện từng xảy ra cho chúng ta , cái nội dung mà ta nh́n thấy trong chúng , phát xuất từ phía chúng ta , nó không theo cách mà chúng ta có thể kiểm soát vào lúc ấy . Sự kiện th́ “trung tính” , không phải là một cái ǵ đó phát xuất từ phía chính nó . (1)

 

Những điều đă xảy ra , như là những kư ức, kinh nghiệm , dấu ấn tâm linh, đă đi vào một chỗ trong tiềm thức của chúng ta. Ổ đây, nó vẫn tiếp tục tồn tại trong nhiều ngày, nhiều năm, hay nhiều chục năm , chúng tự tái tạo trong từng sát na tâm, nhấp nháy đóng mở ở trong và ở ngoài sự hiện hữu , tạo cho chúng ta một huyễn tưởng về sự tương tục . Và Những dấu ấn tâm linh này , tiếp tục lớn lên trong ḍng tâm thức, theo cấp số mũ , thành những kinh nghiệm to lớn (1) .

 

Hạt giống trong tâm ta rất khó phát hiện, nên việc trừ khử nó cũng khó. Hạt giống trong tâm ta cũng có duyên vi tế bên trong để nuôi dưỡng nó phát triển . Tuỳ theo duyên bên trong của từng người, hạt giống trong tâm bộc phát ra , có khi bằng lời nói , có khi bằng hành động , có khi chỉ bộc phát trong tâm. ………………..đem nghiệp và phiền năo bên ngoài vào ḷng, th́ những thứ này tự tăng trưởng . ( Thích Trí Quang, Nhiếp phục thân tâm, Tuần báo Giác Ngộ số 351- 19/10/06)

 

Cho nên, điều cực kỳ quan trọng là, một hành động rất nhỏ và cẩn thận , không cố ư , cũng có thể gây ra những nhận thức to lớn trong tương lai . Những dấu ấn không bao giờ bị vứt đi, chúng luôn luôn có hiệu qủa, chúng luôn luôn khiến cho chúng ta nhận thức một cái ǵ . (1)

 

Như vậy, chúng ta có thể đi ngược lại, từ một kết quả đặc biệt, để rồi nhận ra những dấu ấn đặc biệt có thể

khiến cho ta nh́n thấy kết quả ấy . Trong phần lớn trường hợp, những dấu ấn chuyên biệt trong tâm , hầu như trái ngược với những ǵ mà bản chất con người mong muốn .

Chúng ta phải truy t́m cho được cái dấu ấn nào là dấu ấn mà chúng ta có thể gieo trong tâm chúng ta , để sau này, chúng ta nh́n thấy cuộc đời theo như chúng ta mong muốn . Và điều này chủ yếu tuỳ thuộc vào việc nắm giữ một số trạng thái của Tâm (thiền định, thiền quán ) , nắm giữ một số tiêu chuẩn về cách hành xử ( giới luật ) , và biết cách nào để sử dụng cho được cái sức mạnh của cái mà chúng ta gọi là “hành động của sự thật” ( hành Ba La Mật ) (1)

 

Khi cái kư ức kinh nghiệm của ta , dấu ấn tâm linh của ta đó , nó buộc chúng ta phải nh́n thấy các sự việc một cách khác đi . Th́ vấn đề c̣n lại của ta ,sự chọn lựa cách mà ta phải nh́n nó .

Khi sự vật phát xuất từ tâm chúng ta, th́ chúng ta chọn điều xấu hay điều tốt ? Điều tích cực hay tiêu cực ?

Đây là nghệ thuật của Trí Tuệ Phật giáo ,xoay mặt tích cực của chúng về phía của chính chúng ta . Hàng đêm chúng ta đều nguyện “xâm nhập kinh tạng, trí tuệ như hải” , phải chăng là đây ?(1)

 

Khi ta thực hiện một hành động đối với một người nào đó, điều kiện và hoàn cảnh chung quanh người đó , đóng một vai tṛ quan trọng trong việc xác định dấu ấn đó sẽ mạnh yếu thế nào .

Dấu ấn trong tâm thức có thể được in sâu một cách mạnh mẽ như thế nào , khi một điều tốt hay không tốt nào đó, được thực hiện cho ai đó, đang cần sự giúp đỡ to lớn . Cũng như vậy, cái thể cách mà ta hành động cũng có tính cách gia trọng cho dấu ấn tâm linh .

Điều làm cho một cuộc đời ( hoặc thế giới của ta) thất bại, thường là kết quả tích tập của nhiều suy nghĩ ( ư ) hành động ( thân ) tiêu cực nhỏ nhặt nhất , những lời nói dối vô hại (khẩu) , những bùng phát của những xúc cảm (ư) tiêu cực . (1)

 

Bí mật của dấu ấn tâm linh nằm ở đây, nó được gieo trong tâm , bao gồm những Ư ĐỊNH của chúng ta, SỨC MẠNH của những CẢM XÚC của chúng ta, những HÀNH VI của chúng ta, những THỂ CÁCH của hành vi của chúng ta , mức độ LÀM CHỦ của chúng ta . (1)

 

Vậy, nếu chúng ta “hành động với sự hiểu biết” rằng những dấu ấn và năng lực tiềm tàng đằng sau chúng

vận hành như thế nào , th́ chúng ta có thể tích tập trong chính chúng ta một năng lực to lớn để khiến cho

 

 

Một khi dầu ấn được gieo bằng Thân, Khẩu, Ư , thường thông qua một quá tŕnh mà một dấu ấn được tạo ra trong tâm ta, và sau này , dấu ấn nảy nở sinh sôi , và chúng nó khiến ta nh́n thấy một hậu quả đang là đối với ta . Tóm lại, sự thật này vận hành và chắc chắn chúng vận hành .

Nguyên lư này cần phải được thực hành một cách kiên tŕ với một cường độ cần thiết để chuyển hoá toàn bộ

cuộc đời của chúng ta .

Lạt Ma dạy : “Chúng ta có thể nuốt khổ đau và rối rắm của cuộc đời, và phát triển nhờ nó , sử dụng nó để trở

thành một trong những viên ngọc quư hiếm của thế giới – một trong những con người thực sự từ bi ? “ (1)

 

Tại sao chúng ta không thể vượt qua khổ đau ? V́ chúng ta không thể và không dám nuốt nó . Khổ đau không làm tốt cho một ai cả, nó là một sự tàn hoại đối với chính chúng ta , và đối với cái thế giới của chúng ta .

Khi chúng ta dám nuốt lấy khổ đau, là dám chấp nhận một cách sâu sắc , khổ đau này do ta làm ra, do ta tạo dựng nên , và lần chuỗi ngược để t́m về dấu ấn ban đầu đă đưa cho ta nh́n thấy khổ đau như đang là , th́ đột nhiên, trí tuệ bừng sáng, sẽ chỉ đường cho ta nh́n thấy mặt tích cực của nó và những điều ta cần phải làm để

chuyển hoá nó .

Ta phải dẫm nát khổ đau trong chính cái h́nh tướng của nó và bên trong bất cứ cái Tâm nào .

Ta phải hiểu rằng, trong ư nghĩa nội dung một kết quả tích cực , không thể phát sinh từ nguyên nhân tiêu

cực .(1)

 

“Ai không chấp thủ, vị ấy không có nghĩ đây là tự ngă của tôi , và khi khổ sanh, xem là sanh ; khi khổ diệt, xem là diệt , mà không có cái tôi khổ hay tôi hết khổ “ (Tương Ưng II, tr.20- T́m hiểu Nhân sinh quan Phật giáo –

NXB TP.HCM- Thích Tâm Thiện)

 

Ta đă biết sự thật vẽ nên cuộc đời ta , ta đă chọn lựa cách nh́n Trí Tuệ bằng cách xoay sự vật về phía lợi thế

của chúng ta , và kết quả là, ta sẽ có một cuộc sống an vui .

Ta đă biết sự thật là Ta chỉ là một mớ rối rắm của một chiếc lưới vô h́nh của dấu ấn tâm linh, của cặn bă của những kư ức kinh nghiệm tích tập, của mọi liên hệ dính mắc , và ta đă có chọn lựa cách sống Trí Tuệ bằng cách

thực thi những hành động hiểu biết cơ bản (Ba La Mật) , để ta có được cuộc đời như ta mong muốn .

 

Chủ nhà, ta đă nắm được mi rồi,

Mi không cất nhà lại được

Cột kèo đă găy hết

Mái sườn đă sụp đổ

Tâm ĺa hết tạo tác

Tất cả diệt trừ xong Pháp Cú – kệ 154

 

Vậy đó , Phật giáo cho chúng ta - những con Phật - nhận thức được bản chất thực của cái Ta và Cuộc đời , và dạy cho ta một cách sống lạc quan nhất trong nhân loại – hành động với sự hiểu biết – để tạo tác một thế giới tốt đẹp như ta mong muốn . Do vậy, đối với con Phật , đời không là bể Khổ .

 

October 27, 2006

(1) Trích Năng đoạn Kim cương- Geshe Micheal Roach – Trần Tuần Mẫn dịch , với ḷng biết ơn vô bờ .