Trang chính Dieu Phap

     


...... ... .




Ảnh Hưởng Nghiệp Lực Trong Thơ Du Tử Lê


 

Kính thưa quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng Ni,

Thưa quư vị và, các bạn,

Đây là lần thứ hai (1) trong ṿng một năm, chúng tôi lại có được nghiệp duyên hầu chuyện cùng quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng Ni, cùng quư đạo hữu đang lắng nghe qua hệ thống PalTalk này.

Đây cũng là lần thứ hai, trong ṿng một năm, chúng tôi lại được thưa chuyện cùng quư vị về những cảm nhận của tôi, cảm nhận của một người đă bước vào tuổi sáu mươi, mới t́m về Thiền môn, với những bước chập chững của một đứa trẻ c̣n trong giai đoạn tập đi.

Để tránh mọi vọng ngữ, vọng ngôn, vọng tưởng, cũng như lần trước, lần này, bài nói chuyện của chúng tôi chỉ xin dựa trên những ǵ chúng tôi đă viết xuống, trong tập thơ nhỏ, mới nhất của chúng tôi - - Tập thơ nhan đề Qua môi em: - tôi thở biết bao đời! (2)

 

Kính thưa quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng Ni,

Thưa quư vị, và các bạn,

Trước khi bước vào đề tài của bài nói chuyện là “Ảnh hưởng Nghiệp lực trong thơ Du Tử Lê;” chúng tôi xin nói về nghiệp, duyên nào đă mang lại cho cá nhân chúng tôi, những suy nghĩ về nghiệp lực.

Trước hết, ngay tự khi c̣n trẻ, chúng tôi đă được biết một câu nói mà cá nhân chúng tôi, thời đó, cho là quá đáng, cho là cường điệu, đó là câu:

Nhất ẩm, nhất trác, giai do tiền định.

(Hiểu theo nghĩa, một hớp nước, một miếng ăn, nhất nhất đều đă được định sẵn từ trước.)

Hai chữ “tiền định” ở đây, phải hiểu là thiên định tức Trời định. Bởi v́, như chúng ta đều biết, triết thuyết của Đức Khổng Phu Tử xây dựng trên ư niệm Thiên Định - - Một ư niệm vô cùng trừu tượng, khá phổ quát trong đại chúng.

Nếu ông trời có thực, và, ông trời đă là đấng quyết định sống, chết; thưởng, phạt đám nhân loại lúc nhúc là chúng ta, mà, chúng ta c̣n buộc ngài phải lo trước từng miếng ăn, hớp nước cho từng cá nhân, không phân biệt già, trẻ, lớn, bé, đàn ông, đàn bà, luôn cả những người ở giữa hai giống tính, th́, có lố bịch chăng, khi chúng ta đă giản lược ông Trời vào công việc của một “anh nuôi” nói theo thuật ngữ hôm nay! Trong trường hợp ấy, ông Trời...“bất hạnh” hơn chúng ta biết là chừng nào!

Tôi lại trộm nghĩ, nếu ông Trời có thực và theo ư nghĩa đó, th́, chắc ông cũng đă qua đời, đă tạ thế lâu rồi - - Như triết gia F. Nietzche(3) từ thế kỷ trước từng tuyên bố “Thượng đế đă chết!” rồi vậy!!!

 

Thưa quư vị và, các bạn,

Tuy nhiên, gần đây, sau một thời gian khá dài, mon men, thập tḥ nơi ngưỡng cửa Thiền Môn, qua kinh, sách, qua những băng giảng của một số Chư Tôn, Đại Đức, Tăng Ni, các bậc thức giả, tôi được thức ngộ rằng, theo sự chỉ dậy của Đức Phật th́, trong suốt hành tŕnh của một kiếp người, một đời sống, từ lúc sinh ra cho tới lúc nhắm mắt, không có bất cứ một sự kiện, một biến động nào, dù nhỏ tới đâu, mà không có duyên khởi, tức hệ lụy không thể trốn chạy của tương quan quan giữa nhân và quả.

Nếu có một khác biệt nào giữa các duyên khởi th́, đó là thuận duyên, đưa tới hệ quả tốt; hay nghịch duyên, đưa tới hệ quả xấu, mà thôi...

Áp dụng hai chữ nghiệp, duyên vào đời thường, chúng tôi nghĩ, có thể giải thích thỏa đáng mọi sự việc, dù nhỏ nhặt nhất, xẩy ra cho chúng ta - - Như tại sao, có người gặp lần đầu, chúng ta thấy gần gũi, tin cậy ngay và, ngược lại...

 

Thưa quư vị và các bạn, kể lại hiểu biết sơ đẳng của ḿnh, chúng tôi không có một ư nào, khác hơn ư muốn bày tỏ ḷng biết ơn của tôi, khi cách đây khá lâu, t́nh cờ chúng tôi được đọc một đoản văn viết bằng Anh ngữ của Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh, do dịch giả Chân Huyền chuyển sang Việt ngữ.

Trong đoản văn vừa kể, chúng tôi bị chấn động, đúng hơn là xúc động mạnh mẽ, khi Thiền sư Nhất Hạnh kể lại chuyện, trong Làng Hồng ở Pháp của Thầy, một buổi sáng, Thầy dắt tay một em bé cùng thiền-hành với Thầy.

Thầy nói, đại ư, khi cầm bàn tay nhỏ bé của em bé, (có lẽ là thiền sinh nhỏ tuổi nhất trong khóa thiền lần đó;) Thầy cảm được qua lớp da, qua những ngón tay bé xíu của em, sự hiện diện không chỉ phần tứ đại gồm nắng, gió, nước, lửa cấu tạo thành thân thể của em; mà, Thầy c̣n cảm nhận được cả sự hiện diện của cha mẹ, hay đấng sinh thành ra em.

Cứ thế, đi lần lên cao hơn, tới những đời kiếp xa hơn, Thầy cảm nhận được sự hiện diện của ông bà nội, ngoại của em bé; các đấng sinh thành ra cha mẹ em - - Nói chung là tổ tiên nhiều đời, kiếp trước, trước khi có em bé đó...

 

Kính thưa quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng Ni,

Thưa quư vị và, các bạn,

Tôi hiểu Thầy Nhất Hạnh muốn nhắc nhở những người đọc Thầy, về ṿng tṛn luân hồi. V́ sự sống của mỗi sinh vật hữu t́nh là kết quả của một xâu chuỗi khởi tự vô thỉ, đi tới vô chung - - Bởi nó là một ṿng tṛn, nên không có điểm khởi và do đó, cũng không hề có điểm chấm dứt - - Nếu chúng ta không có những nỗ lực tu tấn, để thoát khỏi ṿng luân hồi bất tận ấy.

Giống như một đứa trẻ bị bất ngờ tới sững sờ trước một chân trời, một thế giới mới lạ mà nó chưa từng được biết; thậm chí, cũng chưa từng tưởng tượng tới; cá nhân chúng tôi liên tưởng tới những lần ôm trong tay thân thể của người ḿnh thương yêu; những lần cá nhân chúng tôi hôn lên mặt, lên môi người bạn đời của ḿnh - - Chúng tôi tự thấy, chúng tôi đă hành động một cách cuồng nhiệt theo bản năng, theo thú tính. Cá nhân chúng tôi không thể nghĩ, không thể hiểu rằng, ḿnh đang ôm trong tay một thân / tâm đă trải qua bao đời kiếp; trước khi thị hiện trong h́nh dạng con người. Khi hôn lên mặt, lên môi người bạn đời của ḿnh, cá nhân chúng tôi cũng không có, dù chỉ một chút ư thức, rằng, chúng tôi đă hôn, không chỉ người bạn đời kia; mà cùng lúc, là bao đời, kiếp xa xưa của cá nhân người bạn đời đó nữa.

 

Khởi tự nhận biết bất ngờ vừa kể, một liên tưởng đă bật dậy trong tâm hồn chúng tôi - - Và, chúng tôi viết xuống câu thơ Qua môi em: - tôi thở biết bao đời!!?

Câu thơ được viết xuống, không chỉ như một bày tỏ ḷng trân trọng biết ơn người yêu dấu, hay người bạn đời của ḿnh; mà, ở mặt sâu kín, nó c̣n hàm chứa ư nghĩa biết ơn tác giả, Thầy Nhất Hạnh. Bước thêm một bước nữa, xa hơn, là ḷng biết ơn của chúng tôi, với Đức Phật.

Bởi nếu không có sự soi sáng của Ngài, về ṿng tṛn luân hồi, th́ Thầy Nhất Hạnh đă không thể có đoản văn cho cá nhân chúng tôi được đọc.

Nói cách khác, nó cũng là một thứ nghiệp, duyên, một thứ nhân đưa tới quả. Nó như một phản ứng tất nhiên của phương tŕnh nhân = quả. Nó không hề là một kết hợp ngẫu nhiên, hoặc t́nh cờ.

Khởi tự những cảm nhận kia, chúng tôi ghi lại như sau:

 

em đừng khóc. kẻo mưa buồn lắm đấy

quay giáp ṿng: mây, nắng, gió, sương, rơi...

sông sẽ gặp hạt mưa nàng (thứ nhất;)

(tiếp theo) tôi lầm lỡ uống em, vơi.

 

kể từ đó, trong tôi là tất cả:

-em và, tôi và mẹ...(cả trăm người...)

gỗ, đá, chim, muông, và thú dữ

qua môi em: tôi thở biết bao đời!!?.

(Sđd.)

 

Sự nhận biết con người là kết quả của chuỗi dài luân hồi, trải qua nhiều dời, kiếp, gồm luôn cả kiếp gỗ, đá, chim muông, cây, cỏ, dă thú...

Chính Đức Phật từng cho biết: Ngài cũng trải qua vô lượng kiếp như chúng ta... Nó cũng tựa như ṿng tṛn khép kín của một ḍng nước, ở nhiều dạng khác nhau- - Như nắng bốc hơi nước thành mây... Mây được gió đưa đi khắp cùng trái đất, gặp lạnh rơi xuống thành sương, hay mưa. Sương và mưa rơi xuống đất. Một phần nước nuôi cây, phần c̣n lại thành ao, hồ, suối, sông, biển cả, nuôi muôn loài, trong đó, có chúng ta...

Và, nguồn nước ấy, ở một dạng khác, cũng là nước mắt, chảy ra, đôi khi, từ thân / tâm ta, vậy.

Do đó, trong bài thơ nhan đề Ṿng tṛn, chúng tôi viết:

 

tôi đọc được trên lá

bao kiếp, đời đă qua

tôi đọc nơi thịt, da

em / là tôi kiếp trước.

 

tôi đọc trong hạt mưa

thấy vô vàn kiếp khác

qua hồi kinh nam mô

thấy em là tiếng mơ.

 

bước lại tự thinh không

ta nguyên h́nh giọt nước.

(Sđd.)

 

Sau khi hiểu tất cả mọi sinh vật, cũng như mọi hiện tượng thiên nhiên, như gỗ, đá, cây cỏ, nắng, gió, sương, mưa...cũng chỉ là những chấm nhỏ trong vận hành không có chỗ khởi đầu, không có nơi kết thúc...tôi trở nên thấm thía hơn nữa, tính nhị nguyên của tâm thức con người.

Những cập đối đăi, như trắng / đen, có / không, được / thua, c̣n / mất...theo giáo lư Phật giáo đều do óc phân biệt, do tâm nhị nguyên không ngừng loạn động...tạo ra!

Từ cảm thức nọ, chúng tôi đă thể hiện hiểu biết thô thiển của ḿnh, qua một số đoạn thơ ở bài cảm ơn em: cho tôi nhập chung, ḍng. Vài đoạn thơ đó, như sau:

 

đêm tĩnh lặng! hay đêm đầy nắng, xóc

gió đi quanh! hay sinh nở lần đầu?

không điểm khởi, nên chớ t́m đoạn kết

cũng như người sống / chết đă bao lâu.

 

t́nh rất cũ! hay t́nh kia rất mới?

không đâu em! , mới vốn ơ hờ

óc phân biệt tạo muôn h́nh / ảnh ảo

hay không? - phó bản của tâm ngờ!

 

vai ly, biệt hay thời gian ly, biệt?

xác, hồn ta? - khó lắm nhé, chia đôi!

em chẳng thể không là em đă, sẽ...

như tôi là: tôi đă, sẽ tôi, tôi...

 

ta đang có! hay là ta đă mất?

tùy thôi. em! ức vốn tham lam!

tên bủn xỉn, rút, ḅn từng ước muốn

chất trong kho - rồi đợi chết âm, trầm.

(Sđd.)

 

Kính thưa quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng Ni,

Thưa qúy vị và, các bạn,

Nhân xưng đại danh tự em trong bài thơ này, cũng như trong hầu hết những bài thơ thiền tính khác của chúng tôi, không nhất thiết phải là một người nữ nào đó, trong đời thường, riêng tôi.

Nhân xưng đại danh tự em ở bài thơ vừa kể, cũng như ở hầu hết những bài thơ thiền tính khác, của chúng tôi, xin hiểu như một chủ tâm nhân cách hóa chân lư, giác ngộ, hay đường đạo mà, tôi khát khao, tôi mơ ước được đi trên, và bước tới.

Nhân xưng đại danh tự em trong bài thơ vừa kể, cũng như ở hầu hết những bài thơ thiền tính khác, của chúng tôi, cũng xin hiểu, một nghĩa khác nữa, là tiếng gọi, kêu khẩn cấp, thiết tha cái tâm của chúng tôi, sớm ra khỏi cái tôi nhị nguyên (tức tiểu ngă,) để có thể nhập vào cái tôi không phân biệt, cái tôi nhất nguyên trong sáng (tức đại ngă.)

 

Thưa quư vị và, các bạn,

Có người hỏi rằng, tại sao chúng tôi phải cất tiếng gọi kêu một cách khẩn thiết cái tâm riêng ḿnh, như vậy?

Tôi thưa, bởi v́, tới giờ, phút này, chúng tôi vẫn ngụp lặn trong cái tôi / cái tiểu ngă không thật của ḿnh.

Bởi v́, tới giờ, phút này cái tôi hay cái tâm nhất nguyên, cái tâm đại ngă vẫn là chiếc bóng, là viễn ảnh ở phía trước tôi, rất xa. Xa tới mức chúng tôi tự thấy: “Có dễ chẳng bao giờ ḿnh có thể chạm tới!”

Cảm nhận rơ ràng (dù đau xót đó,) khiến chúng tôi không thể không nh́n nhận; và, đă viết xuống, như sau:

 

tôi vẫn đuổi theo tôi, từng phút một

(những con người đi, đến tự hư vô.)

tôi vẫn đuổi theo em, từng phút một

( em, sao tôi chả gặp bao giờ?!)

(Trích từ bài: những con người đi, đến tự hư vô. Sđd.)

 

Thưa quư vị, thưa các bạn, chúng tôi từng t́m tới bài kinh, từng đắm ḿnh trong tiếng kệ...

Nhưng những lúc một ḿnh, nh́n lại, chúng tôi vẫn thấy, cuối cùng, sự thực: Tôi vẫn là tôi, với cái tâm bất nhất, tâm bất an, tâm sinh chuyện... Tôi vẫn là tôi(!) với tất cả bản năng tham, sân, si sâu, dầy cái ngă mạn, của ḿnh.

Ghi nhận về cái tâm như con khỉ, con vượn nhẩy nhót, chuyền cành của ḿnh, chúng tôi thấy cái tâm đó như một bóng ma chập chờn, lẩn, khuất... Dù cho chúng tôi có trốn chạy ở đâu, cách nào, th́ nó vẫn khằn cứng trong tôi.

V́ thế, chúng tôi viết:

 

ẩn tâm trong tiếng kệ,

giật ḿnh: - quạ kêu khuya.

 

ẩn tâm trong tiếng kệ,

giật ḿnh: - nghiệp sum xuê.

(Từ bài: giật ḿnh:- quạ kêu khuya., Sđd.)

 

Hoặc:

 

tôi gieo hạt tương tư

trên luống người biến, hiện;

tôi nh́n tôi khổ, đau

(rưng rưng từng ư niệm.)

(Trích từ bài: tôi là em: hiện tại! Sđd.)

 

Chẳng những tôi không vạch mặt chỉ tên được cái tâm ma quỷ kia của ḿnh; mà tôi / hay cái tâm của tôi, c̣n t́m cách bảo vệ, che chở cho cái tôi, quỷ ma đó, bằng thứ triết lư rất đời thường là số mệnh.

Tôi t́m tới số mệnh, như t́m tới một hầm trú ẩn an toàn, vững chắc nhất cho cái tâm, hay cái ngă vốn thiên h́nh vạn trạng, v́ những ư niệm không ngớt loạn động trong tôi:

Từ đó, tôi viết:

đất thinh lặng - như chưa từng cất tiếng,

chỉ tại tôi: nhấp nhổm, mưu toan.

ḷng nhiễu sự: gây bao điều thất thiệt,

đổ oan cho số, phận mọi vui, buồn.

(Trích từ bài: Nghiệp đôi ta: thinh lặng bướu ân t́nh. Sđd.)

 

Kính thưa quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng Ni,

Thưa quư vị và, các bạn,

Sau niềm hân hoan thấy ḿnh được khai tâm, mở trí bởi kinh, sách Phật Giáo, bởi những bậc Thầy là quư Chư Tôn, Tăng, Ni và, các bậc thức giả; sau nhiều năm say mê, háo hức uống, thở nguồn nước, và hương Thiền vị, dù vẫn c̣n trong giai đoạn chập chững nhập môn, hôm nay, nh́n lại những câu thơ thô tháp của ḿnh, chúng tôi tự thấy, dường như càng lúc, chúng tôi càng thêm bất lực, giống như thể ḿnh là một thứ con tin của cái tâm côn đồ, khủng bố kia!

Càng lúc, cá nhân chúng tôi, càng thêm hốt hoảng trước căn để nhị nguyên, tích lũy từ nhiều đời, kiếp trước của ḿnh.

Trong suốt hai tập thơ nhỏ, mang tính Thiền của cá nhân chúng tôi, là cuốn V́ em, tôi đă làm sa di, do tạp chí Pháp Âm ấn hành năm 1999 (4) và, tập Qua môi em: tôi thở biết bao đời!!? mới ấn hành, cách nay, chưa tới ba tuần - - Đọc lại, tôi mới thấy rơ rằng, tôi bị ám ảnh bởi hai chữ nghiệp / tâm!

Dù cho bài thơ, câu thơ, không hề nhắc tới hai chữ tâm, nghiệp; dù cho bài thơ, câu thơ chỉ ghi lại những cảm nghĩ của cá nhân chúng tôi về sống / chết, về thời gian (như quá khứ / hiện tại;) về thiên nhiên (như mây / mưa, nắng / gió...) Nói chung là sự tuần hoàn của vũ trụ, trong những ṿng quay bất tận...

Thưa quư vị, thưa các bạn, ám ảnh tâm và nghiệp không chỉ chói, gắt và, nhức, buốt trong những câu thơ mà chúng tôi đă trưng dẫn; mà, nó c̣n ở hầu những những bài thơ c̣n lại trong tập thơ nhỏ của chúng tôi, như:

 

tâm tôi chiếc bóng nhiều hoang tưởng

hạt giống di truyền. bi kịch đôi:

hôm-qua-ngày-tới-tôi: như thật:

tích lũy ngh́n năm kư ức, tươi.

 

tâm tôi chiếc bóng to hơn núi!

cao thấu trời! sâu thấu nghiệp, vay.

phân tranh: phải / trái được / thua, măi...

tôi mất tôi: - từ khi có...tôi!

(Trích từ bài: tôi mất tôi: từ khi có...tôi! Sđd.)

 

Hoặc:

 

tôi đi trong nghiệp, duyên

thấy đời sao ngắn ngủi!

tâm ngh́n rễ thâm căn,

trí sâu, dầy ngă mạn.

(Trích từ bài: thấy tâm ngồi an lạc. Sđd.)

 

Hoặc:

 

tôi sống lại từ ngọn đèn đă tắt

theo tháng, năm / gieo nặng hạt sương, chờ - -

hiên oan khuất những lời nguyền vây, bủa(!!!)

em / lênh đênh / nghiệp lực / níu tôi về /.

(Trích từ bài: vai bồ tát gánh tử, sinh thí, phát-- Sđd.)

 

Hoặc nữa:

 

tâm và nghiệp song sinh là một cập

như môi em (cập khác,) cũng song sinh.

nhưng cuối cùng: chỉ một, một thôi. em

sống hay chết, mất với c̣n...một cập.

(Trích từ bài: song sinh. Sđd.)

 

Kính thưa quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng, Ni,

Thưa quư vị và, các bạn,

Trước khi tŕnh bày với quư vị và các, bạn quan niệm thô thiển của chúng tôi về tương quan hữu cơ giữa nghiệp và tâm; chúng tôi xin lập lại một cách vắn tắt ở đây, răèng:

Theo chỗ chúng tôi được hiểu, th́, giáo lư Phật Giáo chia nghiệp làm hai loại.

- Loại thứ nhất, danh từ nhà Phật gọi là cộng nghiệp - - Tức nghiệp chung của nhiều cá nhân, hay nghiệp chung của một tập thể, một dân tộc. (Và,)

- Loại thứ hai, vẫn theo danh từ nhà Phật là biệt nghiệp - - Tức nghiệp riêng của mỗi con người.

 

- Về nghiệp riêng của mỗi cá nhân, nhà Phật lại chia thành ba loại. Đó là thân nghiệp, ư nghiệp và, khẩu nghiệp.

 

- Về nghiệp lực, chúng ta được giảng dậy: Có hai loại.

-Loại thứ nhất, là những nghiệp mà chúng ta đă tạo ra, từ nhiều đời kiếp trước. Chúng được lưu giữ trong tàng-thức.

-Loại thứ hai, là những nghiệp hiện tiền - tức những việc, những điều chúng tạo ra ngay tại đời này.

- Lại nữa, không phải tất cả mọi việc, mọi điều chúng ta tạo ra, đều có một nội dung hoặc hệ quả giống nhau - - Cho nên giáo lư của Đức Phật cũng đă phân loại rơ ràng, như trắng với đen... Đó là thiện nghiệp và ác nghiệp.

Tùy theo từng loại nghiệp, giống như tùy theo mỗi hạt nhân chúng ta gieo, mà, nhân đó sẽ mọc lên những cây, rồi cho chúng ta những quả, tương ứng, không sai chạy.

 

Kính thưa quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng, Ni,

Thưa quư vị và, các bạn,

Chúng tôi hy vọng, quư vị và, các bạn c̣n nhớ, cách đây ít phút, chúng tôi đă đọc hầu quư vị và, các bạn câu thơ:

 

tâm và nghiệp song sinh là một cập.

 

Bài thơ có câu thơ ấy, trước khi in thành sách, chúng tôi đă cho đăng báo. Sau khi phổ biến, chúng tôi nhận được câu hỏi từ một độc giả rằng, có tương quan nào chăng, giữa hai chữ tâm và nghiệp qua chiếc cầu nối song sinh?

Thưa quư vị và, các bạn, chúng tôi nhớ, chúng tôi đă trả lời rằng:

-Theo quan niệm riêng của chúng tôi, th́ chẳng những tâm và nghiệp trong câu thơ đó, có tương quan với nhau - - Mà, nó c̣n là một tương quan thịt, xương; tương quan máu huyết v́, chúng là một cập song sinh. Đó là một thứ tương quan hữu cơ, theo cách nói quen thuộc của cá nhân chúng tôi.

Trở lại với câu thơ, với cảm nghiệm thô thiển của ḿnh, chúng tôi h́nh thành hai phương tŕnh giản lược như sau:

 

-Phương tŕnh thứ nhất:

 

- Nghiệp (lành, hay dữ) = (bằng) tổng số của phản ứng, lời nói, ư nghĩ của chúng ta (trong đời này, hay tự nhiều đời kiếp trước.)

 

-Phương tŕnh thứ hai:

 

- Nghiệp > (sinh) Tâm > (sinh) Ngă.

 

Nếu cộng chung cả hai phương tŕnh; rồi giản lược chúng, thêm một lần nữa, chúng ta có phương tŕnh thứ ba:

- Nghiệp = (là) Tâm = (tâm là) Ngă (vậy.)

 

Vẫn theo quan điểm của chúng tôi, th́ tâm và ngă vốn chỉ là một. Sự phân biệt tâm và ngă chỉ có tính cách cảnh cáo chúng ta về cái tôi thiên biến vạn hóa mà thôi.

Do đó, rút gọn thêm một lần nữa, chúng ta có phương tŕnh thứ tư:

- Nghiệp = (là) Tâm

Hoặc ngược lại:

- Tâm = (là) Nghiệp - - Th́ cũng vậy.

Kính thưa quư vị, thưa các bạn,

Tôi biết, nhiều người trong quư vị, sẽ không đồng ư, không chấp nhận những cảm nghiệm nông cạn của tôi.

Nhưng, trước khi xin được đón nhận những chỉ dạy của quư vị, xin quư vị và, các bạn cho tôi được đi nốt phần c̣n lại của bài nói chuyện ngày hôm nay.

Phần hay điều c̣n lại, mà chúng tôi sẽ nói sau đây, vẫn theo quan điểm của cá nhân chúng tôi, chính là nguyên nhân sâu xa khiến chúng tôi t́m tới; và, ở lại với đạo Phật.

Đó là:

 

- Thứ nhất: Tính B́nh Đẳng (tôi viết hoa và tô đậm hai chữ b́nh đẳng) của Phật giáo, khi Đức Phật nói: Ta là Phật đă thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. (5 &6)

- Thứ nh́: Tính lạc quan tích cực của Thiền môn:

“Trong Phật giáo không có tội lỗi vĩnh cửu, không có tai họa măi

măi, và không có sự thoái hóa cố định (nghĩa là ‘hồi đầu thị ngạn.’

quay đầu lại sẽ thấy bến,) chúng ta có thể từ tham sân si để trở thành

thức tỉnh và giác ngộ...” (5)

 

Bằng vào tinh thần tự do phơi phới và, tinh thần lạc quan tích cực “hồi đầu thị ngạn,” trong tập thơ nhỏ, mang nhiều tính thiền, mới xuất bản, của chúng tôi, chúng tôi đă viết xuống, như sau:

 

mừng! em thân / tâm ra đi.

tốt thôi! kỷ niệm cũng là máu xương.

mừng! như người đă lên đường,

tôi qua đời vẫn vô cùng biết ơn!

(ơn em, trang kinh thân, tâm.)

(Trích từ bài: mừng, em thêm, mất (như c̣n.) Sđd.)

 

Hoặc:

 

tôi đi trong nghiệp, duyên

gặp lại em kiếp trước.

t́nh yêu như cơn giông,

hoán cải tôi ác độc.

 

tôi / em trong nghiệp, duyên

duyên ngân lời chăn gối.

nghiệp băng qua lằn biên:

-thấy tâm ngồi an lạc.

(trích từ bài: thấy tâm ngồi an lạc. Sđd.)

 

Hoặc:

 

hạnh Bồ Tát, tôi xin người mỗi niệm

nhắc tên tôi (và, t́nh nữa, tôi, riêng.)

tôi sẽ trả ơn em bằng...nỗi nhớ

như chưa từng biết nhớ một ai, hơn!?!

 

tâm thuần khiết, tôi quy hồi Quán Thế

dưới chân người tôi niệm. niệm: ơn em - -

(Trích từ bài: như chưa từng biết nhớ một ai, hơn!?! Sđd.)

 

Hoặc nữa:

 

tôi sống lại từ mắt chim phá chấp

xanh / sợi mưa / khâu vá vết thương, tươi.

vai Bồ Tát gánh niềm vui thí, phát- -

hạt sa-di cẩn, nạm biết ơn người.

(Trích từ bài: vai bồ tát gánh niềm vui thí, phát -- Sđd.)

 

 

Kính thưa quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng, Ni,

Thưa quư vị và, các bạn,

Trong tinh thần từ bi của Đức Phật, trước khi ngỏ lời cảm ơn quư vị và, các bạn đă lắng nghe những ǵ chúng tôi nói, trong thời gian qua, xin quư vị và, các bạn hiểu cho:

- Không phải vô t́nh khi chúng tôi chú thích một cách minh bạch rằng, những bài thơ nhỏ bé của chúng tôi, trong hai tập thơ đă được ấn hành chỉ là những bài thơ... Thiền Tính.

- Thơ mang tính Thiền hay, phảng phất hương, vị Thiền, không phải là Thơ Thiền.

- “Thơ Thiền” là hai chữ mà, cá nhân chúng tôi, thủy chung không hề có tham vọng sử dụng.

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn quư Chư Tôn, Đại Đức, Tăng, Ni; cùng toàn thể quư vị và các bạn.

Chúc quư vị và, các bạn luôn có được Bồ đề tâm kiên cố.

DU TỬ LÊ,

(California, Oct. 8th. 2004.)

 

 

Bị chú:

(1) Lần thứ nhất, Thứ Bảy, ngày 3 tháng 10 năm 2003. Đề tài: “Ảnh hưởng Phật Giáo trong thi phẩm v́ em, tôi đă làm sa di. Bài nói chuyện ấy, sau đó, cũng đă được tŕnh bày trên sân khấu tại nhiều nơi ở tiểu bang California, Washington và, Australia.

(2) qua môi em: tôi thở biết bao đời!?. (Tuyển tập thơ Thiền Tính 2001-2004.) H.T Productions, xuất bản, tháng 9 năm 2004, California, USA. Nhà sách Tự Lực, tổng phát hành.

Cần liên lạc với Tự Lực, xin qua địa chỉ: Email: buybook@tuluc.com; hoặc tel. (714) 531-5290.

(3) F. Nietzche, triết gia người Đức; tác giả cuốn Thus Spake Zarthustra. Ông bài bác mọi tôn giáo; và cổ vơ một loại người hùng siêu nhiên.

(4) em, tôi đă làm sa di, tạp chí Pháp Âm, tổng phát hành.

Có thể liên với Pháp Âm, qua địa chỉ: PHAPAMMagazine@aol.com; hoặc Tel.: (972- 303-5554.

(5) Xem thêm: Tôi không dám khinh quư ngài, v́ quư ngài sẽ thành Phật, nguyên tác của Mick Kidde, bản dịch Lệ Tâm; tạp chí Pháp Âm, số 33, đề ngày 1 tháng 5 năm 2004; Texas, USA.

(6) Cũng có thể đọc thêm Bát nhă tâm kinh, nguyên tác của Osho, Ấn Độ (1931-1990;) chương Phật bên trong; bản dịch Việt ngữ của Vạn Sơn, 2003, cơ sở Osho Việt Nam, California, USA, ấn hành.

 

(Bài nói chuyện qua hệ thống PalTalk, Phật Học Đường Vạn Hạnh, thuộc Chùa Quốc Tế Online, Thứ Bảy, ngày 9 tháng 10 năm 2004

 

(Dưới đây là phần hỏi đáp, được Minh Hạnh ghi chép lại, vi` thấy sự lợi lạc cho đại chúng trong phần thảo luận này.) (Minh Hạnh là người MC cho buổi nói chuyện của thi sĩ Du Tử Lê)

 

Hỏi: Kính thưa nhà thơ, nhà thơ đă có một cơ duyên biết đến nghiên cứu Phật Giáo và đă mang những ảnh hưởng của Phật Giáo trong cuộc đời mi`nh qua thi ca, xin nhà thơ có thể chia sẻ thêm về những nhân duyên và những giá trị trong Phật Giáo mà bản thân nhà thơ có những ảnh hưởng lớn như vậy

 

Thi Sĩ Du Tử Lê: câu hỏi rằng có thể chia sẻ với đạo hữu thêm những cảm nhận của chúng tôi, nghĩa là do những cái nghiệp duyên nào mà chúng tôi bước sâu hay bước trở lại về với đạo Phật.

 

Chúng tôi xin trả lời như sau, thứ nhất trong bài nói chuyện cách đây hơn một năm của chúng tôi, chúng tôi có nói rằng ảnh hưởng của Phật Giáo, ảnh hưởng bàng bạc trong nhân gian trong đời sống của nhân loại, nhất là của người Việt Nam nếu cá nhân chúng tôi trong thời trẻ, chưa bước vào, chưa trở về với thiền môn thi` chúng tôi cho rằng thời gian đó chúng tôi chưa hội đủ ở những thuận duyên, tức là những túc duyên chưa đủ mà thôi, bởi vi` dù ở tuổi nào khi cá nhân chúng tôi trở lại thi` chúng tôi cũng muốn dùng một câu nói của chính Đức Phật nói tương tựa như vậy đó là "Hồi đầu thị ngạn" qua đầu lại thi` thấy bến.

 

Hỏi: Qua bài nói chuyện của Nhà Thơ Du Tử Lê, chúng tôi đă vô cùng xúc động, vi` trong đó đă mang tâm trạng của tất cả chúng ta nói chung và riêng cho cá nhân chúng tôi nói riêng, đó là sự kêu gào khẩn thiết cho sự tồn tại của một cái tôi nhị nguyên. Đă bao lần chúng tôi cố gắng đi từ pháp môn này qua pháp môn tu học khác, kể cả tu thiền, niệm chú và rốt cuộc tôi vẫn là tôi, một bản ngă tham sân si vẫn hiện bày.

 

Một câu hỏi vẫn tiềm tàng trong tôi từ lâu, ngày hôm nay hi`nh như chúng tôi đă gặp được một vị thiện tri thức, và tôi có thể xin được hỏi một câu là: Khi mi`nh đi ra đời để phục vụ, giống như nhà thơ đă mang một nhiệm vụ cao cả là đem thơ để cảm hóa người đọc thi` nhà thơ có thấy rằng từ trong các công tác từ thiện đó đă dường như đem đến cho nhà thơ một sự tự hào vi` thơ mi`nh hay và được nhiều người đọc và thưởng thức, thi` những ấn tượng dấy lên đó cũng là một tự ngă nó hiện bày ra, thi` hôm nay xin nhà thơ có thể cho chúng tôi được biết về y' của nhà thơ về câu hỏi này.

 

Thi Sĩ Du Tử Lê: Nam Mô A Di Đà Phật. kính thưa đạo hữu, cá nhân chúng tôi rất xúc động trước thiện cảm mà qúi đạo hữu đă dành cho cá nhân chúng tôi. Và câu hỏi là cá nhân chúng tôi có cảm thấy hănh diện khi những bài thơ có tính cách thiền của mi`nh đă được nhiều người đọc. Chúng tôi xin trả lời như sau.

 

Câu hỏi của đạo hữu cũng là câu hỏi tôi tự hỏi tôi nhiều lần. Tôi cũng không che dấu đạo hữu và qúi vị cùng các bạn đang lắng nghe chúng tôi nói ở đây. Là trong vo`ng 5, 7 năm qua khi chúng tôi chiêm nghiệm được về ảnh hưởng của Phật giáo, về giáo ly' của Phật giáo, sự uất ức của nó trong đời sống của chúng tôi, nhất là sau cái chết của mẹ tôi, thi` những bài thơ mang tính thiền của tôi có đem đến cho chúng tôi rất nhiều người bạn, rất nhiều tri âm, rất nhiều tri kỷ. Nói cách khác, một cách ở thời thượng là khi chúng tôi được khen ngợi, chúng tôi được ngợi khen, chúng tôi được xưng tụng, thi` cái ngă cũa chúng tôi, nói như câu thơ của chúng tôi đă nói, nó cao như núi, nó lớn như trời. Nhưng càng về sau này khi thấm nhuần y' đại, thi` chúng tôi hiểu rằng nếu chúng tôi để cho cái ngă của chúng tôi bay bổng như con diều lên trời cao, như vậy thi` chúng tôi càng xa thêm đạo mà thôi, do đó về sau này dù chúng tôi được khen hay bị chê chúng tôi đều cho đó là một thử thách, giống như thể đạo Phật có dậy chúng ta rằng:

 

Nếu chúng ta bị hàm oan, bị sỉ nhục thi` hăy nhi`n nó như là một cơ duyên để chúng ta bới nghiệp.

 

 

Hỏi: Xin nhà thơ có thể đọc dẫn chứng một bài thơ mà nhà thơ coi có chứa nhiều nghiệp lực trong đó.

 

Thi sĩ Du Tử Lê: Chúng tôi xin đọc hầu qúi đạo hữu bài đầu tiên trong tập thơ nhỏ của chúng tôi mới phát hành đó là tập “Qua môi em tôi thở biết bao đời.” Nhan đề của bài thơ nhỏ này tên là “Tôi là em hiện tại.” Trọn vẹn mấy bài thơ như sau:

 

Chiều gặt hái bóng cây

Chất đầy đêm tĩnh lặng

Như tôi gửi bàn tay

Trên ngực người xa vắng

Sáng bước ra vườn sau

Đây từng ngày thay đổi

Tôi có em dài lâu

Từ phút đầu lá bối

Tôi gieo hạt tương tư

Trên luống người biến hiện

Tôi nhi`n tôi khổ đau

Rưng rưng từng y’ niệm

Chim câu ngắn đường bay

Trao tặng đời tiếng hót

Tôi thu nhỏ hồn tôi

……Đừng khuất mặt,

Sợi tóc như rừng cây

Sông chảy cùng trí nhớ

Em buồn vui như mây

Tôi trôi cùng gió nổi

Qúa khứ như tương lai

Em đă từng ở đấy

Chúng ta đâu phải hai

Tôi là em hiện tại

 

Kính thưa đạo hữu đă gửi cho tôi câu hỏi vừa rồi. Bao giờ làm thơ với những chữ, những nghĩa, mà nó cụ thể giống như những bài thơ thiền, mà văn chương của chúng ta đă có từ nhiều chục năm qua. Đó là khi những người làm thơ thiền, hoặc những bài thơ mà tác gỉa gọi là thơ thiền, họ dùng hi`nh ảnh cụ thể, và trở thành khuôn mẫu như là thiền sư trốn đời, đi lên núi, đi lên non, rồi thiền sư nhi`n đời nhi`n đất, nhi`n mây bay, rồi thiền sư ngồi tựa cây, rồi nằm xuống đánh một giấc thiên thu, hay là thiền sư chống gậy từ từ dưới suối với lên một vốc ánh trăng, xong rồi nhi`n lên thi` thấy mây bay ngang đầu.

 

Y’ tôi muốn nói cái nghiệp lực hay cái thiền tính là nó ở trong những hi`nh ảnh, và những y’ niệm cùng những sự việc trong đời thường mà tôi ghi lại trong thơ của tôi, nghĩa là những bài thơ đó xin đạo hữu hăy đọc giữa hai hàng chữ, tại vi` trong thơ của tôi, có lẽ vi` thế mà tôi không dám nhận thơ của tôi là thơ thiền, mà chỉ nhận thơ của tôi có tính thiền, xin đạo hữu nếu được, hăy đọc giữa hai hàng chữ, hoặc là giữa những con chữ, đằng sau những con chữ trong thơ chúng tôi. Nếu giải thích của chúng tôi vừa rồi không làm cho đạo hữu hoan hỷ đón nhận thi` âu cũng là cái nghiệp duyên của chúng tôi đối với đạo Phật nó chưa tới nơi tới chốn, trân trọng cám ơn đạo hữu đă dành cho chúng tôi câu hỏi đó.

 

Minh Hạnh ghi chép phần câu hỏi.

 

 

Webmaster:Minh Hạnh&Thiện Pháp

Trở về Tủ Sách Phật Học

Đầu trang