|
|
|
|
|
|
Đại Lễ Rằm Tháng Giêng |
|
|
Tỳ kheo Giác Đẳng |
|
|
Người Việt có câu
"phép vua thua lệ làng." Những phong tục dân gian
lắm lúc được biết nhiều hơn là
những nguyên tắc chánh truyền. Lễ Thượng
Nguyên Rằm Tháng Giêng là một trường hợp
điển h́nh. Tên Phạn ngữ của đại
lễ là Maghapuja có
nghĩa là lễ hội ngày rằm tháng Magha - tương
đương với tháng Giêng theo lịch Trung Hoa.
Gọi là Thượng Nguyên là cách phân chia theo Âm Lịch
cùng với Rằm tháng Bảy là Trung Nguyên và Rằm tháng
Mười là Hạ Nguyên. Người Phật tử
Việt Nam thường đi chùa xin dâng sớ cầu an
cúng sao giải hạn. V́ là ngày Rằm đầu năm
nên các chùa tổ chức lễ rất trọng thể. |
|
|
Đại lễ Rằm Tháng Giêng
theo truyền thống Phật Giáo mang hai ư nghĩa:
Thứ nhất kỷ niệm ngày đức Phật
thuyết kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng
Già. Thứ hai kỷ niệm đánh dấu ngày Đức
Phật công bố Giáo Pháp đă được thiết
lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng
nữa. |
|
|
Kinh Giải Thoát Giáo - Ovadàpatimokkha-
là bài kinh cô đọng về giáo pháp của chư
Phật, căn bản của đời sống tu
tập và tôn chỉ hoằng pháp. Mở đầu bài kinh
đức Thế Tôn dạy rằng sự cúng
dường đức Phật bằng cách cao quí nhất
là sự hành tŕ Phật Pháp: |
|
|
Ai hành tŕ chánh Pháp |
|
|
Là cúng dường đức Phật |
|
|
Bằng cách cao quí nhất |
|
|
Trong các sự cúng dường |
|
|
Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong
ba điều: không làm các ác nghiệp, huân tu hạnh lành và
thanh lọc tâm ư. Câu kinh nầy đă trở thành lời
toát yếu Phật Pháp quen thuộc với mọi
người Phật tử: |
|
|
Không làm các nghiệp ác |
|
|
Năng tu tập hành hạnh lành |
|
|
Thanh lọc tâm thạnh tịnh |
|
|
Là huấn ngôn chư Phật |
|
|
Tiếp theo đức Phật nhấn
mạnh khả năng kham nhẫn trong cuộc sống tu
tập. Vị sa môn trên đường đạo
phải học đức chịu đựng nhẫn
nại. Trước hết là đối với bản
thân. Đức Từ Phụ nhắc nhở về con
đường giải thoát mà chư Phật truyền
dạy đều đ̣i hỏi sự kiên tâm. Tự
chế không nuôi hiềm hận, nghiêm tŕ giới luật,
pḥng hộ các căn, tiết độ trong ăn
uống, sống thanh tịnh độc cư, sống
với tâm hướng thượng là những pháp căn
bản của người cầu đạo giải
thoát: |
|
|
Diệt ác bằng nhẫn nại |
|
|
Là pháp môn tối thắng |
|
|
Chứng giải thoát Niết-bàn |
|
|
Là thành tựu tối thượng |
|
|
Sa môn không hiềm hận |
|
|
Luôn tinh nghiêm giới luật |
|
|
Sống pḥng hộ các căn |
|
|
Tiết độ trong ẩm thực |
|
|
Sống thanh tịnh độc cư |
|
|
Hướng tâm cầu giải thoát |
|
|
Đi xa hơn đức Phật dạy thế
nào là cái đẹp, cái được, cái nổi bật
mà một người trên đường đạo nên
mong mỏi. Pháp nhẫn nại là trang sức đẹp
nhất; là điều kiện tất yếu cho các
thiện pháp phát triển; là trang sức của
người trí; là vẻ đẹp của người
hiền; là điều kiện dẫn đến
những thành tựu trong cuộc sống. Nhẫn nại
là phương cách diệu dụng hoá giải mọi tranh
chấp: |
|
|
Tất cả các hạnh lành |
|
|
Lớn mạnh nhờ kiên tâm |
|
|
Với hiền trí trong đời |
|
|
Dùng nhẫn là sức mạnh |
|
|
Làm sang bằng nhẫn nại |
|
|
Làm đẹp bằng nhẫn nại |
|
|
Làm giàu bằng nhẫn nại |
|
|
Thành công với nhẫn nại |
|
|
Những tranh chấp lớn nhỏ |
|
|
Hoá giải nhờ nhẫn nại |
|
|
Đức Phật cũng nêu rơ tôn chỉ
hoằng pháp khi Ngài dạy chư Tăng: Đời sa môn
sống v́ lợi ích của muôn loài. Không dụ dỗ,
hăm dọa, hay dùng phỉ báng, phá hoại tha nhân. Con
đường giải thoát giác ngộ là con
đường của những người tự giác: |
|
|
Không mê hoặc, doạ hẩm |
|
|
Không gây thương tổn ai |
|
|
Sa môn hoằng đạo cả |
|
|
V́ lợi lạc cho đời |
|
|
Một học giả Phật giáo gọi kinh
Giải Thoát Giáo là bản tuyên ngôn về tôn chỉ tu
tập và hoằng pháp của Tăng lữ. Bản tuyên
ngôn đó đă được Đức Phật long
trọng tŕnh bày trước một thính chúng toàn bậc
thánh nhơn giải thoát. Tất cả đă im lặng
mặc nhiên đón nhận. |
|
|
Thánh Hội Tăng Già là một
sự cố hy hữu xẩy ra duy nhất một
lần trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thuở
ấy, Đức Điều Ngự đang trú ở chùa Trúc Lâm
tại thành Ràjagaha. Đó ngày trăng Rằm tháng Magha (tháng
Giêng). Mặc dù không một lời mời nào, 1250 vị
thánh Tăng tự vân tập về. Tất cả
đều là bậc thánh tứ quả vô lậu giải
thoát và đều xuất gia bằng lời gọi
của Đức Phật: "ehi bhikkhu -
thiện lai tỳ kheo". Những
bậc phước huệ vẹn toàn đó đă
ngồi vây quanh dưới chân của Đấng Đại Giác
trong sự im lặng tuyệt đối. Những
lời giản dị nhưng thâm sâu của Phật
được đón nhận bởi những tâm hồn
cao khiết. Dưới ánh trăng vằng vặc sáng
trong vườn trúc, tiếng nói giác ngộ
được nói lên bởi con người giác ngộ
cho một hội chúng giác ngộ. Quả là một
cuộc gặp gỡ vô tiền khoáng hậu. |
|
|
Rằm Tháng Giêng cũng kỷ niệm ngày
Đức Phật tuyên bố đạo tṛn duyên măn và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa. Sau
45 năm hoằng đạo, đức Phật kết
thúc năm sau cùng bằng cuộc hành tŕnh dài. Năm
ấy Ngài đă 80 tuổi. Con đường từ
Ràjagaha về Kusinara ghi lại nhiều sự cố quan
trọng. Tại Vesaĺ, Đức Điều Ngự "với
cái nh́n của con voi chúa" đưa mắt quanh núi
đồi thanh tú của xứ Vajji lần sau cùng.
Buổi trưa hôm đó tôn giả Ananda vị thị
giả của đức Như Lai cảm nhận sự
rung chuyển mạnh của một cơn động
đất trong khi đang thiền tịnh. Tôn giả
đến gặp bậc Đạo Sư và từ kim
khẩu của Phật tôn giả được biết
rằng Đức Phật đă quyết định sẽ
viên tịch sau 3 tháng tới. Không cầm được
nước mắt, người đệ tử trung kiên
nầy đă khẩn cầu đức Phật trụ
thế lâu hơn. Đức Phật ôn tồn: |
|
|
- Hỡi Ananda, các con c̣n chờ đợi ǵ
nữa ở Như Lai. Giáo pháp đă được
truyền dạy đầy đủ không có ǵ giấu
kín. Bốn chúng đệ tử đă được
hướng dẫn đầy đủ trong việc tu
học. Pháp và Luật đă được giảng
giải tường tận. |
|
|
Rất dễ dàng cho hậu thế chia sẻ
tâm trạng của tôn giả Ananda nhưng cũng không
thể quên rằng sự hoàn tất ngôi nhà giáo pháp
của Đức Phật là một sự kiện thiêng liêng
để kỷ niệm. |
|
|
Rằm Tháng Giêng cũng được gọi
là Ngày Pháp Bảo - Dhamma Day. Cùng với ngày
Phật Bảo (đại lễ Rằm Tháng Tư) và
ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi
v́ nội dung kinh Giải Thoát Giáo được xem là tôn
chỉ của giáo Pháp nên đại lễ nầy
được gọi là Ngày Pháp Bảo. |
|
|
Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam
tại hải ngoại đă thông qua ba ngày lễ trên là
những ngày truyền thống của Phật giáo và
những ngày lễ chính thức khác trong năm như ngày
Cha Mẹ (Vu lan), Ngày Thiếu Nhi (Trung thu) ... Quyết
định được công bố vào tháng 11 năm
1997. |
|
|
Thọ Tŕ Hạnh Đầu Đà là
cách cúng dường bằng sự tu tập. Lời
xưa Phật dạy ai hành tŕ chánh pháp là cúng dường
Như Lai bằng cách cao thượng. Nay những
đệ tử cúng dường Phật bằng một
đêm tu học không ngủ. Chữ đầu đà là
phạn âm của từ ngữ Dhutanga có nghĩa là pháp
tiêu trừ phiền năo. Có tất cả là 13 hạnh
đầu đà. Quyển Thanh Tịnh Đạo
(Visuddhimagga) giải thích tường tận về
mỗi hạnh với hiệu năng đối trị
những phiền năo khác nhau. Hạnh đầu đà
trong đại lễ là hạnh sau cùng của
mười ba hạnh. Đây là pháp tiết chế sự mê
ngủ bằng cách chỉ đi, đứng, ngồi chứ
không nằm. Nói cách khác đây là một đêm không ngủ
tu tập cúng dường đức Phật. Thiền
sư Buddhadàsa ghi lại những kinh nghiệm bản thân
khi Ngài thức đêm thiền định trong rừng:
"thế giới về đêm quả có nhiều
điểm kỳ diệu. H́nh như trong sự yên
tĩnh của màn đêm có cả bao nhiêu sự sống
động tiềm ẩn. Những ai theo đuổi
cuộc sống tinh thần không nên bỏ qua kinh
nghiệm quí báu nầy." |
|
|
Tùy theo mỗi chùa, đêm đầu đà có
thể bao gồm nhiều tiết mục tu học.
Thường th́ gồm có thuyết pháp, luận
đạo, tụng kinh, kệ kinh, hành thiền, kinh hành,
v.v... Nói chung là những sinh hoạt tu học khó t́m
thấy ở những đại lễ khác. |
|
|
Cúng đèn cũng là một nghi thức
đặc biệt của đại
lễ. Túc Sanh Truyện cho chúng ta biết không phải
chỉ có trong thời Đức Phật đến nay
mới có việc cúng đèn. Từ thời xa xưa
đă có cách dúng dường như vậy. Nền văn
minh Ấn hà có tục thờ lửa nên xem đèn như
như một lễ phẩm quan trọng trong nghi thức
tôn giáo. Thời xưa đèn là một nhu yếu cho các
pháp hội buổi tối. V́ thế cúng đèn cũng là
cúng dường Pháp Bảo. Dù làm cho sáng hay cho đẹp
th́ theo lư Nhân Quả người cúng đèn có phước
quả sanh làm người có gương mặt sáng
lạng ngoài ra nếu có nguyện lực cũng là nhân
sanh trí huệ. Người Phật tử Việt nam xem
hương, đăng, hoa, quả là bốn lễ
phẩm cúng dường chính cho bàn thờ. |
|
|
V́ lễ thọ đầu đà tổ
chức buổi tối nên cúng đèn mang lại không khí
thiêng liêng đặt biệt. Hai mươi tám (28)
ngọn đèn được thắp để cúng
dường 28 vị Chánh Đẳng Chánh Giác như trong
Buddhavamsa (Phật sử) ghi chép. Một trăm lẻ tám
(108) ngọn đèn để tiêu tai bạt nghiệp
từ 6 căn, 6 cảnh, 6 thức thuộc nội
phần và ngoại phận trong ba thời quá khứ,
hiện tại, vị lai ((6+6+6)*2*3=108). Tục cúng cúng sao
giải hạn vào lễ Thượng Nguyên cũng
lấy việc cúng đèn làm nghi thức chánh. |
|
|
Nói chung dù theo truyền thống hay tập
tục th́ lễ Thượng Nguyên vẫn có hai
điểm nổi bật là cúng dường ngày Pháp
Bảo và cầu an cho bản thân và gia đ́nh./. |
|
|
Tỳ Kheo Giác Đẳng |
|
|
Chùa Pháp Luân, Houston, Texas, U.S.A. |
|
|
-oOo- |
|
|
|
|
|
|
|