Trang chính Dieu Phap

     


...... ... .




Bước Đầu Tiên Ấy

Tâm Nhẫn

 

 

Monday, September 11, 2006

Những suy tư bày tỏ dưới đây, chỉ là những suy nghĩ riêng của tôi , nếu có mạo phạm , nếu có sai lầm, kính xin những bậc Thầy, Huynh Trưởng, Huynh Đệ Đạo Hữu niệm t́nh tha thứ hỷ xả . Tôi thành tâm sám hối său sắc những lỗi lầm, những mạo phạm vô t́nh xảy ra v́ vô minh của tôi .

 

BƯỚC ĐẦU TIÊN ẤY

 

Ngày c̣n niên thiếu , bản nhạc “le premier pas” do Paul Mauriat hoà tấu làm tôi xúc động nhiều . Cái tuổi này tôi đang ṭ ṃ bước chân vào đời . Sau này , khi Qui Y , tôi cũng có một cảm giác xúc động thật sâu xa trong bước chân đầu tiên đi vào giáo lư , qua bài “Tâm Kinh “ ngắn gọn , mặc dù không thể hiểu được .

 

Bài kinh cô đọng sao mà khó cảm nhận đến thế ! Tôi tự an ủi : “ Hăy tinh tần lên , v́ Đạo khả đạo, phi Thường Đạo” . Ngoài Ngũ giới , Bát Quan Trai, Thập Thiện mà tôi cố gắng thực hành ( nhưng thường xuyên phạm giới Tửu , thật là hư hỏng !) C̣n các bài Kinh Tụng , tôi không hiểu ǵ cả , chỉ tụng theo mà thôi . Mọi phần c̣n lại , tôi vùi đầu vào trong rừng sách vở giáo lư và đâu đâu , tôi cũng thấy nói về cái “Khổ”ngay lúc bắt đầu , trong lúc tôi chưa hiểu được ǵ nhiều về Giáo lư .

 

Cái Khổ bàng bạc, bao bọc , phủ lên giáo lư như một màn sương khói mờ mịt , ảm đạm .

 

1.- Khổ quá !

 

Bài học đầu tiên mà riêng tôi được học là Tứ Diệu Đế . Tuy nhiên , lúc học , tôi thấy choáng về chữ một KHỔ!

 

V́ nếu đời là khổ tràn đầy , th́ sao lại có quá nhiều người lại chịu không đi tu ? Đến như Ông Kim Dung c̣n viết trong Cô Gái Đồ Long hai câu : “Bạch nhật hà đoản đoản, Bách niên khổ vị măn” , mà người Tàu cứ sinh sôi một cách khiếp đảm !

 

Thật cũng không sao hiểu nỗi . Tôi tự nhủ cố gắng học chữ KHỔ này cái đă . Sau đó, tính sau .

 

Theo Tự điển (1) , Khổ là Duhkha theo Sankrit và là Dukkha theo Pali , và được định nghĩa :

 

a) Là một khái niệm quan trọng trong Phật giáo , là cơ sở của Tứ Diệu Đế

b) Là một trong ba đặc tính của sự vật ( Tam Pháp Ấn)

c) Khổ không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu , Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng trong vật chất

tâm thức , xuất phát từ Ngũ Uẩn ( 5 Uẩn , 5 Ấm , Ngũ Ấm ) , chịu dưới qui luật của sự thay đổi và

biến hoại . Như thế , tất cả những điều an lạc đang có cũng là Khổ v́ chúng sẽ bị hoại diệt

d) Khổ xuất phát từ “ÁI, và con đường Thoát Khổ là Bát Chánh Đạo .

 

Theo Phật học Cơ bản (2) , Khổ đau là một thực trạng mà con người cảm nhận từ lúc lọt ḷng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay , không ai phủ nhận điều ấy .

 

Riêng tôi, lại chưa thấu hiểu lời giải thích này trọn vẹn v́ có một cảm giác mâu thuẫn xảy ra trong tôi . V́ nếu không ai phủ nhận điều ấy , th́ người tu sẽ nhiều hơn người không tu chứ !

 

Rồi đi sâu vào phân tích cái khổ về phương diện sinh lư, tâm lư, và sự chấp thủ năm uẩn , vv…và vv….Tôi học chỉ thấy đời toàn là khổ theo sách vở mà thôi . Chứ thực ra, trong tâm tư tôi nghĩ có lẽ đa số người ta cho đời là sướng cho nên người ta mới không đi tu .( Tôi nghĩ vậy , chứ không biết đa số người ta nghĩ sướng hay khổ nữa . Riêng tôi , vẫn thấy đời chưa khổ ǵ lắm ! )

 

Thấy ḿnh sao vẫn “hạ căn” quá , tôi mở Phật học phổ thông (3) ra , “ Khổ đế là chân lư chắc thật, tŕnh bày rơ ràng cho chúng ta tất cả những khổ đau trên thế gian này mà mỗi chúng sinh đều phải chịu ,như ……….những nỗi khổ dẩy đầy trên thế gian , bao vây chúng ta, ch́m đắm chúng ta như nước biển ….

 

…. Cũng theo Phật Học Phổ Thông , chữ “DU” là khó , chữ “KKHA” là chịu đựng, khó kham nhẫn . DUKKHA nghĩa là đắng, nghĩa rộng là những ǵ làm cho ḿnh khó chịu, ḿnh đau đớn như ốm đau, đói khát, buồn rầu, sợ hăi. v…. .v .

 

Tôi lại nghĩ , không lẽ đời chỉ toàn là những khó chịu, đau đớn như ốm đau, đói khát , buồn rầu, sợ hăi v..v và ch́m đắm trong những thứ ấy !?

 

 

Tôi thấy trong thống kê , 70%-80% dân Hoà Lan cho rằng họ hài ḷng với cuộc sống . Họ đâu có khổ . Họ không khổ , sao Phật giáo lại “đắc địa” ở Tây phương phồn thịnh? “Hiện tượng Phật Giáo nở rộ khắp nơi trên thế giới, nhất là trong phương trời Âu Mỹ, ngày nay không c̣n xa lạ ǵ với chúng ta “ (16) .

 

Hay là Khổ chỉ là đặc quyền của những dân tộc nghèo nàn và lạc hậu ? Nhưng dân tộc nghèo nàn lạc hậu , lại quá mê tín ? cung phụng những tay bói toán một cách quá béo bổ !

 

Tóm lại, các giáo tŕnh dạy rằng , Khổ bao gồm :

1. Sinh

2. Lăo

3. Bệnh

4. Tử

5. Cái ḿnh oán ghét lại đến với ḿnh (Oán tăng hội)

6. Cái ḿnh yêu thích lại bị rời xa (Ái biệt ly )

7. Cái mong muốn không đạt được ( Cầu bất đắc)

8. Cái Thân xác với 5 thụ quan ( Ngũ Uẩn ) này là khổ . ( Ngũ Ấm xí thạnh)

9. Và có khi c̣n vài cái nữa cho đến mục số 12 .

 

Ngoài ra , c̣n v́ vô minh không hiểu duyên sinh , vô thường và vô ngă ; v́ vọng thức điên đảo chấp trước …..”Cái tôi và “Cái Của tôi” ……cho nên mới khổ . Sao kỳ quá , Tôi biết Duyên sinh , Tôi biết vô thường , Tôi biết vô ngă , tôi thấy giáo tŕnh dạy về cái Khổ tràn ngập trong đời , nhưng Tôi vẫn không thực sự biết Khổ ? Suy đi nghĩ lại, cái biết của tôi ,chưa hiểu ǵ cả !

 

Làm sao tôi nhận thức, nhận diện được cái Khổ mà tôi được học ? Khổ thực sự là ǵ trong cuộc đời này ?

 

Làm sao tôi đi sâu vào bản chất cái Khổ ?

 

Và cuối cùng , làm sao tôi thông hiểu được Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ ?

 

Không lẽ tôi chịu thua ? tôi lại là đứa bướng bỉnh , hồi nhỏ , tôi ốm o , đi học bị thằng lớn xác hơn bắt nạt, nó đè tôi xuống bảo tôi phải chịu thua nó . Tôi bảo : làm sao ta thua mày ? ta học giỏi hơn mày . Thế là nó đành thả tôi ra .

 

Bây giờ, tôi lại mường tượng cái thằng tôi nhỏ bé đó, bị thằng Khổ to xác , nó đang đè bóp cổ tôi mà bảo , chịu thua đi ! Làm sao mà thua được ! Tôi c̣n nhiều sư phụ, nhiều sách vở ; tôi c̣n Đức Thế Tôn để lại 3 tạng kinh nữa , thua sao được ?

 

Nhưng sao bước đầu đang hăng hái đi học Phật , tôi thấy dạy toàn là khổ cả , đời là bể khổ trầm luân mà siêu thị nào cũng chật người hăm hở mua sắm ; bải biển nào cũng đông đen vào các ngày lễ nghỉ ; nhà hàng ăn uống nào cũng ồn ào náo nhiệt ; trường học nào cũng huyên náo những tiếng cười của con trẻ lúc tan trường ; nhà

hàng Sinh đôi ngày nào cũng ŕnh rang 2-3 đám cưới ,…

….

Tôi lại thấy rằng, đa số các bạn tôi , th́ từ Sinh , đến Lăo Tử , trên đoạn đường dài đó , tôi thấy họ có khổ nhiều ǵ đâu ? tôi thấy họ cũng như thiên hạ học tập, làm việc, mua sắm , chơi đùa , du lịch , v….v , có thấy họ sầu khổ méo mó mặt mày đâu ? Thi thoảng , bị vài cơn bệnh , nhưng y khoa ngày nay quá tiến bộ, nên đâu có đau

đớn ǵ nhiều và kéo dài lâu đâu ? lẽ hành tŕnh này c̣n xa, cho nên không ai lo trước cả .

Cũng đôi khi , làm ăn thua lỗ , phá sản , họ buồn rầu vài tháng hoặc vài năm, rồi đâu lại vào đấy thôi ! Cũng có đủ kiểu hỷ nộ ái ố bi lạc dục , nhưng đâu cũng vào đấy cả . Họ lại lao ḿnh vào kinh doanh buôn bán , và lại mua sắm, chơi đùa, du lịch , v..v, như cũ thôi ! Có thấy “Khổ vị măn” đâu ?

 

Cho đến khi và chỉ khi , có người nào đă thật sự bất lực trước cái Già ( v́ nhiều người đă đến lăo niên, nhưng không chấp nhận cái Già , cho đến khi lực bất ṭng tâm , mới chấp nhận Già ) , khi và chỉ khi lúc ấy, họ mới cảm nhận được cái Già chán chường mơi mệt , họ mới thấy cái Bệnh già dằng dai nhức nhối và cái Chết âm

thầm ŕnh rập .

 

Cũng như vậy , khi và chỉ khi con người mắc bệnh nan y , lúc ấy họ mới nghĩ đến cái Chết . Lúc ấy, tôi mới thấy họ khổ và tôi mới cảm nhận được nỗi khổ bên trong họ . Ngoại suy ra, có lẽ tôi mới chỉ thấy Lăo , Bệnh , Tử của 2 trường hợp trên là “khổ vị măn” mà thôi . Có phải v́ vậy , đại đa số người già và người bệnh trầm kha , mới t́m đến Pháp ?

 

Hay có lẽ người ta chỉ chấp nhận rằng , Già chỉ là MỘT PHẦN tất yếu cũa cuộc sống ; Bệnh chỉ là MỘT PHẦN tất yếu của cuộc sống ; và Chết cũng chỉ là MỘT PHẦN tất yếu của cuộc sống . Cho nên, v́ chỉ chấp nhận có MỘT PHẦN , nên người ta chỉ chuẩn bị cho cái Già, Bệnh và Chết rất trễ tràng , nhiều khi không c̣n kịp nữa .

Hoặc giả v́ họ lo sợ các điều đó, không dám nh́n trực diện và nh́n toàn thể , chịu chấp nhận rằng cái Già, Bệnh và Chết LÀ PHẦN tất yếu của cuộc sống .

 

C̣n Sinh ? Có lẽ người ta chưa thấy Sinh là khổ , nên mọi người trẻ tuổi vẫn hăm hở lập gia đ́nh hoài hoài và người trẻ th́ cũng ít quan tâm đến tu tập làm ǵ . V́ sao người trẻ không sớm t́m đến Pháp , để lớn lên trong an lành và hạnh phúc –nếu đời thực sự là khổ - ? Lỗi tại người trẻ ? Hay lỗi tại “khổ” khó hiểu ?

 

Hay là tại ta quảng bá viên ngọc quí giá nhất trần gian , với cặp kính màu xám u ám sầu khổ , nên không có mấy ai dám đến gần hỏi thăm ? Sao không bắt chước Đức Thế Tôn trong Dụ Nhà Lửa (17) ? Để quảng bá học Phật an lạc lắm , đi chùa vui lắm , để tuổi trẻ ùa vào ? Sao không bao bọc giáo pháp một ánh sáng An b́nh và

Lạc quan như nụ cười của Đức Thế Tôn ?

Ta phải làm sao cho tuổi trẻ ? Là Cái tương lai của chúng ta ? Là T́nh thương yêu của chúng ta ?

Khi những đứa con tuổi trẻ của chúng ta được an lạc, có phải là niềm an lạc của chúng ta không ? phải lúc đó, đời không c̣n là bể khổ nữa chăng ?

 

2.-Không Khổ .-

 

Thật lạ lùng , khi ḿnh sinh ra , mọi người chung quanh mừng rỡ vỗ tay reo cười , trong khi ḿnh lại khóc , có phải là lúc đó, ḿnh biết là khổ ? Mà người chung quanh lại thấy rằng Không Khổ ?

Nhưng quí vị Bác sĩ khả kính của chúng ta lại nói rằng, nó mà không khóc, phải đét vào mông cho nó khóc, nếu không, th́ không thở được đâu . Ủa ! vậy là mới sinh ra, chỉ có Tam Đại mà thôi ?? ( tôi không hiểu nữa ! ) phải khóc để Phong Đại hoà nhập , mới thành sự sống ?? ( tôi cũng không hiểu nữa ! )

 

Hay là Sinh là Khổ , dùng để nói lên nỗi đau xé ruột của người mẹ khi sinh nở Đàn bà đi biển mồ côi một ḿnh” ?? Nhưng tuyệt đại đa số phụ nữ đều ham có con ! Đến nỗi Luật các nước đều phải công nhận con ngoài giá thú cho người mẹ . Vậy Khổ chỗ nào ?

 

Hay là , theo như Dịch học , Trong Thái Dương , chứa Thiếu Âm và trong Thái Âm, chứa Thiếu Dương” , nghĩa là Sự Chết cũng được chứa trong Sự Sống ngay khi bắt đầu ?? cũng như vậy , cái Lăo và cái Bệnh cũng được chứa trong Sinh ?? .

“Chư Hiền, thế nào là Sanh , thế nào là Tập khởi của Sanh, thế nào là Sự Đoạn diệt của Sanh, thế nào là Con Đường đưa đến đoạn diệt của Sanh?

- Thuộc bất kỳ hữu t́nh giới nào, trong từng mỗi loại hữu t́nh, Sự Sanh , Sanh Khởi , Xuất hiện, Hiện diện , Hiện hành các Uẩn , Thành tựu các Xứ , chư Hiền, như vậy gọi là Sanh” (11)

Đại Đức Sariputa trả lời cho du sĩ Samandakami : “ này hiền giả , khi có Sanh, ghi nhận Khổ CHỜ ĐỢI “ (11)

Theo Thầy Chánh Minh : “ Thật ra, Sinh, Già, Bệnh, Chết chỉ LÀ MỘT , chúng chỉ khác nhau về THỜI ĐIỂM

vận hành của các pháp hữu vi (hiện tượng vật lư) , cùng với phận sự (chức năng) ” (11) .

Hệ luận : “ mọi cái Khổ c̣n lại như Oán tăng hội, Ái biệt ly, Cầu bất đắc, Ngũ Ấm , vv và vv , cũng chỉ là MỘT

với cái Sinh trên , và chúng chỉ khác nhau về THỜI ĐIỂM vận hành của các pháp hữu vi và vô vi “

Giáo sư Thạc Đức (6) tiếp sức cho tôi : “ ……….danh từ Dukkham ariyasaccam thường được dịch là Khổ Đế ………….thành thử mọi người cứ an trí rằng đạo Phật chủ trương cuộc đời chỉ toàn là khổ đau. Lối phiên dịch ấy không được chính xác lắm và đă làm cho nhiều người hiểu lầm………….Thực ra, đạo Phật không phải bi quan cũng như không phải lạc quan. Đạo Phật nh́n cuộc đời một cách khách quan , thực tại . Đạo Phật

không ru người trong giấc mơ thiên đường.”

À ra thế ! tại tôi “ngốc” quá, nên tôi hiểu lầm, hiểu phiến diện , không biết Khổ giấu mặt trong đời , nói như dân IT , “ Khổ là phần mềm thường trú và chạy ở chế độ nền” . Khổ vị măn là chạy ở chế độ nền !

 

 

3.-Mạng lưới vô h́nh .-

 

Đại Đức Ajahn Sumedho , có nói : “ Khổ hay Dukkha , là cái ràng buộc chung mà tất cả chúng ta phải chịu”

….”Đau khổ là một sự liên kết giữa chúng ta với nhau….” (4)

……….lo lắng, buồn rầu , tuyệt vọng, …….tóm lại, mọi thứ dính líu đến ngũ uẩn là Dukkha (1)

Cuối cùng , xem kỹ lại , Đức Thế Tôn đă nói : “Có Sự Khổ , Có Nguyên nhân của sự Khổ” (4)

Và : “Sanh là Sự Hội Hợp của Ngũ Uẩn, là Nhân đem đến Sự Khổ .

Lăo là Sự Già Cả yếu đuối, là Nhân đem đến Sự Khổ Bệnh là Sự Đau Ốm, là Nhân đem đến Sự Khổ Tử là Sự Tan ră của Ngũ Uẩn, là Nhân đem đến Sự Khổ” (5)

Như vậy, chúng sinh khi gặp hay thấy các Sự trên, họ mới thấy hoặc biết Sự khổ ?? C̣n người tu tập, nhận thức được các Sự trên , nhận thức được cái liên kết, cái ràng buộc, cái dính líu nội tại và ngoại tại của các Sự trên , nên nhận thức được cái Sự khổ ???

Đến đây, vai tṛ của 5 uẩn đă được nhắc đi nhắc lại nhiều lần . Tôi phải xem lại : “Thành tố của 5 uẩn : 1. Sắc (thân vật chất- vật lư ) ; 2. Thọ ( cảm thọ - tâm lư ) ; 3. Tưởng ( ấn tượng – tâm lư ) ; 4. Hành ( tư duy – tâm lư) ; Thức ( ư thức – tâm lư ) “ (13) . Như vậy, cái “tôi” này là cái “tôi-tâm-sinh-lư” , phải được gọi là cái “ngũ-uần” mới chính xác !

Vậy, những liên kết, ràng buộc, dính líu này , có giống như là cái quan hệ mà Krishnamurti nói đến hay không ?

 

Suy nghĩ thêm, nếu như là “tôi” hiện tại trong xă hội này ? Le Bon (7) viết rằng : “ ……Cái chi phối hành động của chúng ta có những nguyên nhân mà đằng sau chúng, có những nguồn gốc bí

ẩn không được chúng ta chấp nhận. Tuyệt đại bộ phận hành vi hàng ngày đều do động cơ ẩn giấu đằng sau mà chúng ta chưa quan sát thấy dẫn tới” “……..Trong một quần thể, mỗi t́nh cảm, mỗi hành vi đều có tính lây nhiễm , tính chất lây nhiễm này thậm chí có thể khiến cho cá nhân cam tâm hy sinh tư lợi cá nhân để bảo vệ lợi ích tập thể……….” “…………....Cá nhân hoàn toàn mất năng lực phê phán trong quần thể, cuối cùng rơi vào ṿng xoáy t́nh cảm như thế . Trong quá tŕnh này, cá nhân này kích thích t́nh cảm cá nhân khác, cứ như thế, sự tác động lẫn nhau qua lại này làm cho phụ tải t́nh cảm của một cá nhân trong quần thể bị gia tăng lên rất nhiều……….” “Kết quả nghiên cứu điều tra một cách kỷ lưỡng nhất chứng minh rằng, một cá nhân đă thâm nhiễm lâu ngày đời sống quần thể, chẳng bao lâu sẽ phát hiện ḿnh đang ở trong trạng thái đặc thù do ảnh hưởng của sức hút quần thể tạo ra, cũng có khả năng do những nguyên nhân chúng ta chưa biết tạo ra…………. “ “Quần thể xưa nay không khao khát chân lư, cái mà họ cần là ảo tưởng và tri giác sai………..Do quần thể không đặt nghi vấn chân lư ở đâu ra, hoặc nó tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của quần thể, v́ thế , nó một mặt tỏ ra ngoan ngoăn phục tùng quyền uy, mặt khác, nó lại rất hẹp ḥi ích kỷ, không có tinh thần khoan dung . Nó chỉ sùng bái bạo lực, rất ít khi bị cảm hoá bởi ḷng trắc ẩn…………” “Do vậy,mỗi một cá nhân mặc dù nh́n nhận thế giới khác nhau , nhưng ḍng tâm thức th́ lại có liên quan

nhau” . “ ………..Trong mối quan hệ giữa 2 kết cầu quần thể khác nhau, nảy sinh một mối quan hệ giữa 2 loại thành viên của 2 loại quần thể này : “ Khi người ta tụ họp lại với nhau thành một đơn vị đủ lớn , th́ có hiện tượng này : khi 2 gia đính kết thông gia nhau, gia đ́nh bên nào cũng cho rằng gia đính bên ḿnh cao quí hơn ; giữa 2 thành phố , thị trấn là láng giềng nhau, bên nào cũng là dối thủ cạnh tranh đắc ư ghen tỵ của nhau . Các chủng tộc gần gũi nhau về huyết thống th́ xa lánh nhau : người Đức miền Nam không ưa người Đức miền Bắc ; nguời Anh rất giỏi bôi nhọ người Scotland ; người Spain khinh người Portugalese “.

 

Krisnamurti (8) bảo thêm : “ Quần thể là một nhóm động vật được thần phục , ……………”

 

C̣n nếu tôi chỉ có một ḿnh ( như độc cư vậy) , th́ cái mối quan hệ có vẻ đơn độc này là ǵ ? Là “Tôi” và cảnh vật ? Là “một người” và cảnh vật ? Là “một chúng sinh” và tập hợp cảnh vật/chúng sinh khác ?không ! Có vô vàn mối dây vô h́nh níu kéo, giăng mắc , trói buộc cái “ngũ-uẩn” này , từ quá khứ xa xưa của vô vàn kư ức c̣n lưu lại trong các Tâm và Thức , soi rọi vào hiện tại và diễn giải cái tương lai – c̣n gọi là phóng chiếu ra hiện tại và tương lai - nữa . Từng giây , từng giây , cái Tâm hưu , cái Ư vượn , tiếp tục giăng những sợi tơ vô h́nh xuyên suốt quá khứ đến hiện tại và vị lai , không ngừng nghỉ . Ngày càng dầy đặc hơn .

Ôi , có quá nhiều mối liên hệ dính mắc đến cái “Tôi” này. Ngoài một tổ hợp các kư ức xa xưa của cái “ngũ-uẩn” đă được tập nhiễm không biết đă bao nhiêu đời nay cho đến các quan hệ gia đ́nh Cha Mẹ Anh Em , con cái, bà con thân bằng quyến thuộc nhiều đời ; c̣n có cả vô số những quan hệ với các nhóm quần thể xă hội lớn nhỏ vây quanh nữa chứ ; cùng vô số những dính mắc ràng buộc về tập tục, luân thường , đạo lư , phương thức xử thế ; vô số những quan niệm , học thuyết đă tập nhiễm , vv…..và vv….

 

Lúc này , tôi muốn “kêu cứu” lên đi được ! V́ đang c̣n bị đè dưới thằng Khổ to xác , lại thêm , giống như một sinh vật nhỏ nhoi , bị cuốn trong trăm muôn ngàn ức mạng nhện vô h́nh của các mối liên hệ , dính mắc này .

Tất cả mọi dính mắc, liên hệ này trong đời lại tích hợp thống nhất với cái ngũ-uẩn của tôi thành một hệ thống chỉnh thể - như một hệ điều hành mà cái “tôi” là cái CPU- . Chính cái ngũ-uẩn mà tôi nhận lầm là cái “tôi” này , nó sai xử cái “tôi giả ”này phải sống theo cái cách của nó, mà mọi đổi thay có tính tiêu cực đối với cái “tôi giả” này , làm phát sinh cảm giác khó chịu . Như là xưa kia, nó sai xử cái “tôi giả” này phải yêu người con gái láng giềng , nó sai xử cái “tôi giả” này rằng không có cô ấy , cái “tôi giả” này sẽ không thể sống được ; và khi cô ấy lên xe hoa ; sự thay đổi này làm cho cái “tôi giả” này đau khổ ( và làm kẻ t́nh địch của nó được hạnh phúc !)

. Như vậy, thay đổi sẽ là tiêu cực hay tích cực do góc nh́n khác nhau của các cái “tôi giả” nằm trong mạng lưới vô h́nh .

Vô vàn mối tơ vô h́nh của cái ngũ-uẩn này , sai xử , dẫn dắt cái thân-ngũ-uần này Đi đâu loanh quanh cho đời mơi mệt “ (19) giữa Sinh-Tử triền miên . Có phải chăng mạng lưới vô h́nh này là cái Nghiệp mà cái thân ngũ uẩn này đă cưu mang ? (18)

 

Làm sao cắt đứt hết những mạng lưới vô h́nh này ? Cái Thân-ngũ-uẩn này không bao giờ cắt bỏ được các mối liên hệ vô h́nh , v́ như thế , có nghĩa là ………ngũ uẩn phải tan ră , là ………Chết !.- hệ điều hành bị lỗi , máy treo !

 

- “ Năm uẩn là con người và năm uẩn cũng là thế giới . Thế giới này là thế giới của duyên sinh “ (13) .

 

Có phải các vướng mắc , ràng buộc này là các phiền năo ? Là Khổ ?

 

- “Do Vô Minh có Hành sinh, do Hành có Thức sinh, do Thức có Danh Sắc sinh, do Danh Sắc có Lục Nhập sinh, do Lục Nhập có Xúc sinh, do Xúc có Thọ sinh, do Thọ có Ái sinh, do Ái có Thủ sinh, do Thủ có Hữu sinh, do Hữu có Sinh sinh, do Sinh có Lăo Tử Sầu Ưu Bi Khổ Năo sinh “ (14).

 

- “Bồ Tát sau khi chứng đắc giác ngộ, ngài liền giảng cho hết thảy chúng sinh về pháp Vô Trước , nghĩa là không bị ràng buộc bởi thọ, tưởng, hành, thức. Nếu một người không bị ràng buộc trong chúng, người ấy sẽ không bị hệ lụy vào sự sinh diệt của chúng . Ai không chấp trước (chấp vào sự ràng buộc) , người ấy không

nằm trong hệ phược ( không bị trói buộc) và giải thoát . (15)

 

...... trong mọi hiện tượng đều chứa sẵn hạt giống của sự thay đổi (vô thường) ……….mà thay đổi th́ thế nào cũng đưa đến bất an, đưa đến khổ năo ……………..Thật ra, bất cứ khi nào phiền năo xuất hiện th́ khi đó khổ đau có mặt ; và chỉ khi nào ḍng tâm thức chúng ta không c̣n bị quấy nhiễu bởi bóng h́nh của phiền năo, th́

khi đó là an lạc . ………….

Hiện tượng ( thay đổi ) vô thường không hẵn là nguyên nhân của mọi khổ đau trong cuộc sống . Nguyên nhân của khổ nằm trong nhận thức và thái độ sống tích cực hay tiêu cực của con người . (9)

 

Ra thế ! Và phải thế chứ ! Đời vốn không khổ không sướng . Chỉ do nhận thức và thái độ sống của ḿnh thôi , chỉ do trạng thái tâm lư của ḿnh trong vô vàn mối dây vô h́nh của quan hệ , dính líu , vướng mắc mà thôi .

Tra lại tự điển :Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng trong vật chất và tâm thức , xuất phát từ Ngũ Uẩn , chịu dưới qui luật của sự thay đổi và biến hoại”

TS. Graham Howie nhận xét :……..từ 2500 năm trước, các Phật tử đă biết những vấn đề hiện đại về tâm lư nhiều hơn là chúng ta thường đánh giá về họ . Phật giáo nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và cũng đă t́m ra phương thức giải quyết chúng . Ngày nay, chúng ta chỉ khám phá lại trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông

Phương (10)

 

Ra thế , dính mắc có thể ví như một tấm huy chương mà mặt sau của nó là máu xương người vô tội mà ! Mặt sau của nhà cửa xe cộ của cải là tham đắm ; mặt sau của yêu thương là giận hờn ghen tức khổ đau ; mặt sau của tin tưởng là nghi ngờ , dối trá ; mặt sau của hănh diện là tật đố , tự ti ; mặt sau của an toàn là nỗi niềm sợ hăi , lo lắng , mặt sau của Hạnh Phúc là đau khổ v……v, và mặt sau của tất cả hiện tượng tâm-sinh lư tích cực của cái “ngũ-uẩn” , mặt sau của tất cả mọi hiện tượng hữu h́nh và vô h́nh mà cái “ngũ-uẩn” này ưa thích , là cái Dukkha này đây.

 

 

“Ngũ Uẩn và Dukkha là một , chúng chỉ khác nhau về trạng thái tại thời điểm vận hành của các pháp hữu vi và vô vi “ . Có thể mượn câu nói của Thầy Chánh Minh mà nói như vậy .

“Bồ Tát Quán Thế Âm, khi thực hành Bát Nhă Ba-la-mật thậm thâm, soi thấy Ngũ Uẩn là Không, vượt qua tất cả Khổ Ách” (12)

Không cần quan tâm đến , hoặc cắt bỏ , mạng lưới vô h́nh của liên hệ vướng mắc , chỉ cần “ soi thấy Ngũ Uẩn là Không “ “vượt qua tất cả Khổ Ách”.

Với cái nh́n bi quan , tôi tuyên bố : Đời là bể khổ trầm luân ! Phiền năo là Bồ Đề .

Với lạc quan : Đời chẳng có ǵ khổ ! Không phiền năo, sao có Bồ Đề ?

Với khách quan : Đời chẳng khổ cũng không vui ! Có phiền năo, có Bồ Đề; giải thoát khỏi phiền năo, là Bồ Đề .

 

Tôi ngoái cổ lại bảo thằng Khổ to xác , Thôi ông ơi . Ông thua rồi !

 

Tâm Nhẫn – 9/06

Tặng 2 con thương yêu của tôi trong bước đầu các con học Phật

 

(1) Tự điển Phật học , Ban Biên dịch Đạo Uyển, NXB Tôn Giáo

(2) Phật học Cơ bản , Ban Hoằng Giáo TU

(3) Phật học Phổ thông , HT. Thích Thiện Hoà

(4) Tứ Diệu Đế , Ajahn Sumedho, Dương Vĩnh Hùng dịch, Melbourne10/12/1999

(5) Kinh Chuyển Pháp Luân –trong Chuyển PhápLuân và Tứ Diệu Đế , Maha Thongkham và Huỳnh văn Niệm dịch ,

1955 .

(6) Đạo Phật qua Nhận thức mới – Nguyệt san Phật học Louisville, KY-USA, tái bản lần 1 -1998

(7) Sigmund Freud - Luận bàn về Văn minh – Trần khang dịch – NXB VHTT

(8) Krisnamutri – Đối diện cuộc đời – Nguyễn Tường Bách dịch .

(9) Ba Dấu ấn của chánh Pháp – Nguyên Tuấn

(10) Trích trong “Phật Giáo và sự tiến hoá tư tưởng của nhân loại- TS Trần Chung Ngọc .

(11) Kinh Chánh Tri Kiến ( trong Luận giải Kinh Chánh Tri Kiến – Tỳ Kheo Chánh Minh )

(12) Bát Nhă Tâm Kinh , trích trong quyển Thiền và Bát Nhă – Suzuki – TT Tuệ Sỹ dịch .

(13) T́m hiểu Nhân Sinh quan Phật giáo – Đại Đức Thích Tâm Thiện – 1998

(14) Tương Ưng Bọ Kinh II –trích từ quyển ghi chú (13)

(15) Kinh Đại Bát Nhă – trích trong quyển ghi chú (13)

(16) Thử t́m hiểu tại sao Phật giáo nở rộ khắp nơi – TS. Trần Chung Ngọc - www.giaodiem.com

(17) Kinh Pháp Hoa – phẩm Thí Dụ

(18) Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp, Ư Nghiệp , Nghiệp Thức so với Ngũ Uẩn Sắc, Thọ , Tưởng, Hành, Thức .

(19) Một cơi đi về - Trịnh Công Sơn

 

 

Webmaster:Minh Hạnh&Thiện Pháp

Trở về Tủ Sách Phật Học

Đầu trang