Trang chính

 
Trang Truyen Ngan


Đàn Khỉ

 

 

 


Khỉ mẹ & khỉ con

 

 



Chuyện Khỉ

Nguyễn tân
 

Truyện Ngắn 

Trang Dieu Phap

 

Chuyện Khỉ

 

Năm 1961, miền Tây bị trận lụt nặng lắm, lúa mùa mới cao chừng nửa thước mà nước lụt dâng lên hơn hai thước.  Nếu không ti`m nơi khác mà sinh sống thi` khó qua khỏi đói khát cho đến mùa lúa sang năm.  Má tôi như một con mèo, tha bầy con trở lên rừng, về lại quê xưa ở vùng Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.

 

Thoát được cảnh nước lụt, chúng tôi lại phải đối đầu với thú rừng, loại thú này thông minh có lẽ chỉ kém loài người mà thôi.  Đó là bầy khỉ.

 

Vì chưa đến 18 tuổi, anh em tôi không thể xin vào làm bất cứ công việc nào cho hãng cao su Michelin, dù chỉ làm cỏ trong vườn cao su, nên đành đi theo làm rẫy với mấy gia đi`nh bạn của má tôi ở ven bờ sông Thị Tính.  Đã khá lâu sống quen với do`ng nước đục ngầu phù sa chảy hiền hoà ở vùng Hậu giang rồi, chúng tôi cảm thấy sợ hãi khi nhi`n thấy do`ng nước xanh đen , chảy mạnh thành những cái xoáy sâu hun hút ghê rợn, lo`ng mường tượng những loài thủy quái đang ẩn núp ở tận dưới đáy kia, bất ngờ chồm lên trên mặt nước.  Dưới sông thi` mặt nước đầy vẻ âm u kỳ bí, ven bờ cây dứa dại mọc um tùm.  Vẳng trên rừng tiếng vượn hú chim kêu.  Đến đêm nghe tiếng nai lép bép đã sợ; Ban ngày lại thấy khỉ chạy từng đàn mà thất kinh.  Đúng là trái ngược với cảnh thổ mà chúng tôi vừa phải rời xa. Tuy thế rồi cũng phải quen dần.

 

Sông Thị Tính là một nhánh nhỏ của sông SG chảy ngang Thị Xã Thủ Dầu Một.  Vùng thượng nguồn này được bao bọc bởi những vườn cao su bao la kéo dài từ Tây Ninh xuống tận Bến Cát.  Tuy nhiên rừng cây vẫn co`n bạt ngàn, nơi sinh sống của vô vàn thú hoang, mà nhiều nhất là loài khỉ.

 

Khi chúng tôi phá rừng , cuốc rẫy , khỉ kéo ra hàng bầy, ngồi trên rặng cây cao nho`m xuống.  Chúng nhảy nhót, chí choé, rồi bắt rận cho nhau.  Khỉ mẹ đeo con dưới bụng, khỉ cha làm trò khỉ. Nhất là khi mấy con khỉ đực này nhi`n thấy mấy bà, mấy cô là chúng nhác những tro` khỉ không chịu được.

 

Nhưng đến khi bắp đã có trái, khoai lang và đậu phọng đã có củ, bọn khỉ này trở thành đảng cướp chứ không phải là ăn trộm nữa.

 

Chúng nhổ dây khoai có dính cả củ, ràng quanh người, rồi bẻ bắp dắt vào cho được nhiều, tay còn cầm thêm vài gốc đậu phọng dính đầy những củ. Khi nông dân gõ phèng la rượt đuổi, chúng chạy hai chân như người, tay vung vẩy chiến lợi phẩm cho đến khi bị bắt buộc vất đi một mớ để rảnh tay mà trèo cây.  Khi ngồi chót vót trên cao rồi, đàn khỉ kêu chót chét khiêu khích, nó còn gãi dái như trêu tức chúng tôi.  Mấy anh em tôi chỉ có dàn thung (ná cao su) bắn lên tới nó chẳng nhằm nho` gi`.

 

Nhớ hồi co`n ở dưới ruộng, mấy ông già xưa thường kể rằng: Ở dưới miệt U Minh, người ta bắt khỉ bằng cách cho chúng ăn cơm rượu cho say, hoặc cho nghịch nước có pha ớt để bắt.  Chúng tôi liền bắt chước.

 

Ở một khoảng đất trống kế bên bià rừng, chúng tôi dùng cây nứa cao hơn đầu người, đóng quây thành một vo`ng tro`n đường kính cỡ tám thước, có ràng dây cho chắc chắn, lại cột một cành cây bằng cổ tay từ hàng cây bià rừng chĩa vào giữa vo`ng vây, nhưng mút đầu vẫn cách mặt đất gần hai thước. Chúng tôi để vô giữa một chậu đầy cơm rượu , và một chĩnh (tỉn) nước đã gĩa ớt hiểm bỏ vào, rồi núp trong bụi cây xa xa mà ri`nh .

 

Lúc chúng tôi làm vo`ng rào này, bọn khỉ đã bén mảng ra xem , đến khi thấy mọi người về hết, con khỉ đầu đàn chuyền theo cành cây vào giữa vo`ng để thám thính.  Thấy không có gi` khả nghi, nó nhảy xuống , bốc cơm rượu lên ăn một cách ngon lành.  Cả bầy ùa xuống, giành nhau ăn, lộn xộn như một đám con nít tranh nhau trong đám cúng cô hồn.  Khi đã no say , chúng ti`m nước uống, mà cái tỉn nước miệng nhỏ quá, bèn thọc tay vào mà hớt.  Nước đã không lấy được, lại cấu xé nhau, nên nước ớt dính tèm lem lên mặt, chúng dụi mắt liên hồi vi` xót, một hồi sau, không con nào co`n mở mắt ra nổi nên đi ngả nghiêng ở trong vo`ng rào.

 

Đến lúc ấy, chúng tôi mới chạy tới, dùng tho`ng lọng lôi cổ từng anh ra mà trói thúc ké. Đúng là trói giật cánh khỉ.

 

Mấy anh lơ xe đo` bàn rằng , nên bỏ hết vô bao gởi mấy ảnh đem xuống Bình Dương mà bán, có khi được khối tiền, chứ biết làm gi` với cả trăm con khỉ bây giờ.  Qủa vậy, họ đã đem về số tiền lớn mà chúng tôi không ngờ.  Họ kể lại là người ta mua hết để nấu cao khỉ, và co`n chở xuống Sàigon Chợ lớn gi` đó bán cho Cắc chú ăn óc khỉ sống.  Nghe nói bổ lắm.

 

Có người lại tả rõ ràng y như anh ta đã từng vào nhà hàng: “Con khỉ sống bị trói ngồi dưới gầm bàn có phủ khăn trắng, chỉ tho` cái sọ lên.  Khách ăn lấy búa hay dao bén cắt ngang sọ khỉ như ta vạc trái dừa non, rắc muối tiêu lên, vắt chanh vào rồi lấy muỗng múc ăn như ăn tàu hũ.  Không biết lúc đó miệng con khỉ có bị dán băng keo không, nếu không chắc nó kêu thét lên ai nghe thấy mà không ớn.  

Bị một vố nặng quá, đàn khỉ co`n lại rút sâu vô rừng, không biết chừng nào mới dám ló ra.  Chúng tôi để lại vài con khỉ để nuôi chơi, nhưng nó phá phách và dơ dáy quá, lại hao thêm đồ ăn, nên mấy dân nhậu hè nhau đập chết một con, nhúng nước sôi , cạo lông rồi thui như thui chó. Con khỉ co`n lại, nhi`n thấy vậy kêu khóc thảm thiết quá, và nếu có ai tới gần, nó chắp tay như lạy trông rất tội nghiệp.

 

Con khỉ khi cạo sạch lông, trông không khác gi` thân thể một đứa bé, giống từ đầu cổ, chân tay, cho tới cả cơ quan sinh dục. Tôi nhi`n mà lo`ng kinh sợ, và cả ngày không dám mon men đến gần đám nhậu.

 

Đêm hôm đó, thao thức không ngủ được, tôi len lén ra cởi dây cho con khỉ rồi xua đuổi nó chạy vào rừng. Quên đi rằng cả bọn chúng nó đã cướp không, mồ hôi và sức lực của biết bao người.

 

NGUYỄN TÂN 08-2004

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, vi` đây là một câu chuyện có thật, rất thương tâm cho loài khỉ, Minh Hạnh xin sám hối là đã không cắt bỏ những đoạn thương tâm vi`thật ra đó cũng là một bài răn dạy chúng ta không nên sát sanh. Một lần nữa Minh Hạnh xin Qúi Chư tôn Đức và quí đạo hữu tha thứ cho.