Chim Đa Đa
Tân Ngô
Trang Diệu Pháp Truyện Ngắn
Chúng tôi nhiệt ti`nh hoan nghinh tác giả Tân Ngô đả đóng góp bài
vở cho Trang Diệu Pháp. Tác giả Tân Ngô đã đến với chúng ta bằng món quà đầu tay
là những bài viết chứa đựng những hi`nh ảnh đặc sắc, những
ti`nh cảm sâu xa về một làng quê hẻo lánh, Dầu Tiếng. Nơi đây là bài "Chim Đa Đa"
tác giả Tân Ngô đã viết về một loài chim mà anh đã ngắm
nhi`n nhiều lần nơi quê anh Dầu Tiếng.
CHIM ĐA ĐA
Đưa các loại chim chóc vào bài
hát thì đã có rất nhiều nhạc sĩ làm, từ
những con nhỏ bé như chim sâu, đến những
con chim lớn như hải âu, cò trắng. Từ
những con có giọng hót véo von như yến oanh, chích
chòe, đến những con suốt đời câm như
hến.
Nhưng mấy năm trước, có
ông nhạc sĩ Võ Đông Điền làm ra bản
nhạc Chim Đa Đa, rồi sau thấy ăn khách quá,
lại thòi ra một bản mới là Xin Đừng Trách
Đa Đa. Nếu bản này mà còn có nhiều người
khoái, có lẽ sẽ có bản Chim Đa Đa Tập I,
Tập II v v..
Hôm trước trên Đài Radio
ở Little Saigon, có thính gỉa đặt câu hỏi
rằng chim đa đa nó như thế nào, lớn không,
nó hót ra làm sao mà có thể nghĩ rằng nó thay chàng
trai, trách người yêu sao không lấy chồng gần,
mà lấy chồng xa ? Hôm ấy hầu như không có ai
nói về con chim này cho đúng, chỉ phỏng đoán,
hay nói xạo mà thôi. Tôi cũng ngứa mép lắm mà
gọi vào đài không được, vì đang lái xe, mà
lòng thì cứ ấm ức mãi.
Mà nghĩ cũng lạ, chàng trai nào
đó âm mưu gì đây , mà muốn nàng lấy
chồng gần ? Gần để giúp đỡ (Thí
dụ như chở nàng đi khám thai) hay toan tính
chuyện gì? Coi chừng có ngày ăn dao phay ! Cứ
theo tôi, thì nếu không lấy nhau được, cứ
để nàng đi lấy chồng thiệt xa, để
lâu lâu nàng về thăm nhà, mình gặp gỡ ít khi
bị lộ và nếu lỡ chồng nàng có biết thì
mình còn đủ thời giờ để . . chạy. Ai
ngu gì mà ở đó chịu chết, đời trai có
chết ở sông hồ cũng đáng, ai lại đi
chết vì nữ giới?
Đối với nhiều người
đã từng quen sống nơi rừng núi hay ruộng vườn,
khi dọn về thành phố, họ nhớ nhung nhiều
thứ lắm, nhưng nhớ nhiều nhất có lẽ
là tiếng chim. Hiện nay có nhiều người mua
cuộn băng có tiếng chim hót để nghe cho vơi
nỗi nhớ, vì nuôi chim trong lồng coi vậy chứ cũng
phiền hà lắm, phải lo thức ăn, nước nôi,
làm sạch sẽ chuồng v v..
Suốt cả miền Nam, tôi chưa
nhìn thấy con chim đa đa ở đâu ngoại
trừ ở Dầu Tiếng, Bình Dương. Con chim này
không hót, không thể nói là nó gáy nữa, mà phải dùng
từ "kêu". Giọng nó ồ ề như
tiếng qụa già, chỉ có mấy chữ đầu
đa đa đa.. là nó cất cao giọng, chứ
một tràng tiếng về sau thì nó xuống giọng
rất trầm như giọng thuốc lào của một
ông gìa đang cằn nhằn con cháu:
-Đà, đa đa đa.. đá
đá đa đà.. đà đa đá đa.
Giọng kêu này đã bị trẻ
con sửa laị :
- Đà đa đa đa , xúc tép
kho cà, cà kho cá khô ?
Con đa đa lớn gần
bằng con gà, lông nâu, thỉnh thoảng có vài lông màu
trắng. Nó thường được nhìn thấy
đậu đơn lẻ chứ không ở thành
bầy. Từ nhà tôi, nhìn ra con suối, nơi có cái
cầu nhỏ bắc ngang, có cây gáo thiệt to, bên này có
cây núc nác cụt ngọn, và con chim đa đa thường
đứng trên ngọn cây này. Chừng mười lăm
phút nó lại kêu lên với giọng rền vang nhưng
buồn thảm như thế. Hai bên bờ suối, có loài
dây choại, thuộc họ dương xỉ mọc
chằng chịt, ngọn non quấn lại trông như
con sâu, nhưng luộc ăn ngon hơn ngọn mùng tơi.
Dưới làn nước suối trong veo, từng đàn
cá lòng tong bơi lội giữa những cây hẹ nước,
lâu lâu đàn cá con chạy tán loạn vì anh đa đa
nhào xuống gắp một con cá lên đứng trên
ngọn cây ăn ngon lành.
Từ đó đến nay, tôi không
hề nghe ai nhắc nhớ đến con chim này, kể
cả trong sách vở hay văn chương. Cứ so sánh
con bìm bịp, trông nó xấu xí hơn đa đa
nhiều, nhưng trong ca dao vẫn còn nhắc tới :
"Bìm bịp kêu nước lớn rồi".
Những bợm nhậu thì chẳng
lạ gì bìm bịp ngâm rượu thuốc, cái bình rượu
trước mặt họ có con chim lông nâu đứng chân
co chân duỗi như con hạc thờ, lẫn lộn
với mấy con rắn hổ mang trông thấy ớn.
Bốn mươi năm vùn vụt
qua đi, tôi trở về đứng dưới gốc
cây gáo của thời ấu thơ, ngước mắt
nhìn lên cây núc nác cụt ngọn, nhưng con chim đa
đa nay ở phương nào ?
Dòng suối trong vắt ngày xưa
nay chỉ còn là một mương nước đục
lờ. Người ta ngăn đập, đào bờ
suối, đắp bờ con để tạo thành
những mảnh ruộng luá hẹp té hai bên bờ.
Thằng bé mũi dãi nhếch nhác
ngày nào, nay tóc đã điểm sương, đứng
ngơ ngẩn nhìn, nghĩ đến nỗi biến suy
của cuộc đời. Bỗng nghe có tiếng gió xao
xác từ rừng cây bạt ngàn vọng về:
Đa
đa ơi, ơi hỡi đa đa..
Tân
Ngô
Ngày 10 tháng
8 năm 2004