Trang chính Dieu Phap

     


...... ... .




Con chó và chiếc áo da

Thủy Lâm Synh

Khi về đến nhà, trời nhá nhem tối. Ánh đèn tự động ngoài hiên đă bật lên lúc nào rồi. Một đống máu khô, đen sậm trước cửa dội vào mắt làm tôi giật bắn người. Vết máu kéo lê đến cửa garage, h́nh như vào tận bên trong th́ phải? “Quái, như vậy nhà chứa xe của tôi có người chết đang nằm trong ấy ư?”

Người tôi run lên, phản ứng ban đầu là một án mạng mà tôi là người liên đới chịu trách nhiệm, hoặc ít nhất cũng đang xảy ra ngay trong căn hộ của tôi. Tôi không có can đảm vào garage mà gọi ngay số 911. Không đầy 10 phút, tiếng c̣i xe cảnh sát, xe cứu thương, xe chữa lửa đă ré lên đâu đó mỗi lúc một gần. Những chiếc đèn xanh, đỏ nhấp nháy làm sáng rực cả một góc đường làm tắt nghẽn lối đi. Những người hàng xóm hiếu kỳ cũng ra trước sân cặp tay sau đít đưa mắt về hướng nhà tôi xem thử. Trước và nhanh nhất là hai người cảnh sát mở cửa xe lao về sân garage - nơi tôi đang đứng xớ rớ chờ đợi những câu hỏi đơn giản - Ông là ai? Chuyện ǵ xảy ra? Tại đâu? v.v...

Lúc bây giờ cánh cửa garage đă đẩy lên, đồ đạt ngổn ngang từ lúc dọn về đây chưa có dịp mở ra, chúng đă che khuất một phần ánh sáng của bóng đèn 40W đang treo trên trần nơi có máy mở gagare tự động. Tôi từng nghe chỉ có khoảng 7% cảnh sát viên ở Mỹ có thiện chí làm việc, c̣n 93% khác rất sợ chết và làm việc lấy lệ để lănh lương nay tôi mới chứng kiến. Tướng người nào cũng oai vệ ra phết. Ngoài chiếc súng ngắn sệ xuống một bên trái dây nịt, c̣n những dùi cui và huy hiệu bằng kẽm sáng rực nhưng lại cứ đứng ngoài cửa rọi đèn pin, chẳng chịu vào trong. Tôi đưa mắt theo ánh đèn pin quét lần theo vết máu từ cửa garage đến góc. Con chó nhà tôi nằm chết dưới chân chiếc áo lạnh đen lông gấu mà vợ chồng tôi đă mua tặng má tôi nhân sinh nhật Người năm ngoái. Tôi nhào tới đưa tay sờ vào người con chó mà nước mắt tự dưng tuôn trào. Tôi chỉ thốt lên được một câu:

“Noah! Sao mi chết tức tưởi như thế nầy?”

Máu từ mồm con chó tuôn ra đă khô, toàn thân không thấy vết thương ǵ cả. Cảnh sát bảo tôi dang ra cho họ làm việc. Vâng, th́ tôi dang ra cho mấy ông trời nầy đưa ngay con chó lên xe cấp cứu. Vấn đề là tôi đă giết con chó thân yêu của tôi, rồi lôi vào garage trước khi gọi cảnh sát. Đó là nghi vấn đầu tiên của cảnh sát, nên họ đă không ngần ngại hỏi tôi đủ thứ chuyện. Cho đến khi sự xét nghiệm căn bản chứng tỏ vết máu chưa thật sự khô quánh cho tạm một kết quả - con Noah tôi chết khoảng trưa, nghĩa là lúc ấy tôi c̣n đang tại sở làm. Nhưng ai biết tôi đi làm th́ đó là chuyện khác.

“Ai đă giết con chó thân yêu của tôi?” Chưa nói đến những chi tiết rắc rối về tiêu chuẩn dành cho súc vật, trẻ con và đàn bà ở cái xứ nầy khiến cho ‘người di tản buồn’ như tôi phải đối diện trong một tương lai rất gần. Mỹ có thể đem hàng chục tấn bom rải lên đầu thường dân vô tội ở các nước nhược tiểu họ xâm lăng th́ không sao, nhưng giết một con vật, dù là vật ăn thịt cũng không thể chặt đầu, mổ bụng khơi khơi trước sân nhà ḿnh bởi như thế nó tàn nhẫn lắm. Qua trận băo Katrina tại New Orlean, chúng ta thấy đậm nét hơn chính sách kỳ thị người da màu của Mỹ. Tuy được cải thiện, nhưng họ vẫn sống nghèo nàn đến độ không có phương tiện di chuyển theo làn sóng di dân. Tóm lại dân da màu như tôi hẳn nhiên sẽ bị những hệ lụy về vụ ‘chó chết’ là cái chắc.

Nhưng đó là chuyện không cần bàn tới bây giờ. Ai là thủ phạm giết con Noah nhà tôi? giết để làm ǵ? tại sao lôi vào trong garage? Ai có ch́a khóa? Tất cả những câu hỏi thường thức ấy đă đẩy tôi vào khám một ngày với tiền thế chân tại ngoại 500 đô v́ cái tội không biết bảo quản súc vật. Chẳng lẽ tôi phải mướn một cô vú để trông coi con chó? Hừm. Tôi đâu có giàu sang như thế! Điều thương tiếc nhất là con Noah không c̣n trên cơi đời nầy đă làm nhiều đêm tôi không ngủ được. Về t́nh cảm th́ Noah chết, tôi như mất đi một người bạn thân thiết trong nhà. Tôi sống một ḿnh, và có thói quen ngồi nửa giờ trước khi đi ngủ. Nếu ai bảo đó là thiền hoặc tĩnh tâm th́ tôi cũng không căi lại bởi tôi không rơ ư nghĩa việc tôi ngồi theo dơi hơi thở như thế gọi là ǵ cho đúng. Tôi là một tín đồ Tin Lành, thường nghe những vị mục sư giảng rằng bất cứ phương pháp tu hành nào của tôn giáo khác đều là tà đạo cả. Tuy thế, nh́n những người theo Thiền Sư Nhất Hạnh, tôi không nghĩ là lời phát biểu của mục sư Phạm là chính xác bởi trong tăng đoàn có đến gần một phần ba nguyên không phải là tín đồ Phật Giáo. Không cần biết các ông ấy nói cái ǵ, tôi chỉ biết trong thời gian nửa giờ ngồi yên lặng ấy tinh thần tôi rất phấn chấn, đầu óc tôi minh mẫn lạ thường. Đó là chưa kể đến những bệnh lặt vặt tôi thường có trước đây cũng hết, hoặc ít nhất không xuất hiện nữa. Nhưng chuyện của tôi không phải nằm ở vấn đề đó mà là chuyện con Noah ngoan hiền đă về bên kia thế giới.

Nhớ lại những khi tôi ngồi yên lặng, con Noah ngoan ngoăn đến nằm ngay ngắn, đầu nó gối lên hai chân trước và cũng yên lặng như tôi, nó không lăng xăng như những ngày đầu. Từ ngày nó được ba tháng tuổi, tôi xin nó về từ nhà của người bạn. Tôi đặt tên cho nó là Noah cho dễ kêu. Tôi có thói quen ăn rau nhiều hơn ăn thịt. Noah của tôi cũng thế, nó làm biếng ăn đồ hộp mà lại thích ăn cơm trắng và đồ tươi rau cải do tôi nấu. Nó không nói nhưng tôi nghĩ rằng nó hiểu tôi rất nhiều, hiểu hơn tôi nghĩ về nó. Ngoài thời gian đi làm, tôi và Noah thường đi chơi, nói huyên thuyên dù rất một chiều. Tôi đă tập cho Noah dùng nhà cầu một cách thành công, lẽ dĩ nhiên sau khi dùng, bổn phận tôi phải giội nước. Thông lệ trước khi đi làm, tôi uống một ly cà phê nhạt. Tôi không bao giờ quên sang cho Noah một tí vào đĩa. Lúc đầu, tôi thấy Noah liếm vài cái rồi ngừng nh́n tôi như thầm bảo rằng: ‘cái ǵ đắng thế?’ Nhưng dần dần, dường như nó sợ tôi phật ư nên lại liếm cho hết. Ít ngày sau, Noah quen dần hương vị và tôi thấy nó cũng liếm với vẻ khoan khoái bởi cái đuôi vẫy liên tục suốt thời gian thưởng thức. Và cũng từ suy nghĩ ấy nên bất cứ khi tôi ăn món ǵ tôi cũng chia cho Noah một tí, ngoại trừ trưa tôi ăn tại chỗ làm th́ tôi chuẩn bị cho Noah đĩa thức ăn nấu ngày hôm trước. Tôi cũng có thói quen ngồi trước computer để viết lăng nhăng th́ Noah của tôi ngoan ngoăn ngồi trên một chiếc ghế kế bên say sưa nh́n tôi ve vẫy đuôi. Noah có thói quen khi nghe tiếng ai bấm chuông là sủa một tiếng rồi phóng ngay tới cửa nh́n ra, làm như nó có thể mở cửa cho khách. Khi đi làm, Noah tiễn tôi tại cửa rồi sau đó phóng lên lầu, tung người lên chiếc sofa đứng nh́n ra cửa sổ cho đến khi xe tôi ra khỏi cổng. Chiều về, khi vào cổng là tôi đă thấy Noah nh́n ra cửa sổ đón mừng. Khi tôi cho xe vào garage, nó mới chạy đón tôi ngay cửa ra vào. Noah quả là người thân, một bạn tốt của cuộc sống tôi.

Điều làm cho tôi thương Noah nhất có lẽ là chuyện xảy ra cuối tháng mười hai năm ngoái. Lúc đó ngoài trời nhiệt độ không lạnh lắm, và không lạnh lắm th́ thường có tuyết rơi. Theo dự báo của băng tầng khí tượng th́, tuyết sẽ rơi xuống phía North Chicago khoảng 12 inches trong ngày ấy.

Khi tan sở, ra băi đậu, tuyết đă phủ lên một màu trắng xóa. Những ngày tuyết xuống như thế không có gió nên rất đẹp. Hoa tuyết đậu trên cành lá, đậu trên vai người đi bộ, chỉ quét sơ là xe có thể đi được. Về đến ngơ, Noah vẫn đứng nh́n chờ tôi như mỗi ngày, nhưng chỉ trong nháy mắt, nó biến mất. Sau khi cho xe vào garage, tôi đến cửa hông tra ch́a khóa mở, vừa mở Noah lách ḿnh phóng ra ngoài sủa inh ỏi. Nó chạy đi một cách vội vă rồi quay đầu lại gọi tôi. Chưa hiểu Noah muốn ǵ, nhưng tôi có cảm tưởng nó có lư do riêng. Tôi rượt theo nó, khi gần tới th́ nó chạy nhanh lên, rồi quay đầu lại. Cứ như thế, chúng tôi băng qua công viên đến sân nhà một người hàng xóm. Noah sủa vang, lấy chân và mỏ đào vào một đống tuyết trắng. Tôi cũng giúp Noah lấy tay moi tuyết th́ phát hiện bà lăo bị tuyết chôn. Tôi gọi ngay xe cấp cứu, rất may khi đưa vào bệnh viện bà ta được cứu sống. Có lẽ khi đứng trên lầu hai đợi tôi đi làm về. Noah đă nh́n thấy bà hàng xóm trượt chân té, rồi tuyết cứ rơi và phủ lên. Tôi không thể h́nh dung tâm trạng của chú chó đang bị nhốt trong nhà và nh́n thấy cảnh tượng một người té xuống rồi bị tuyết chôn mà không cứu được, nó nôn nóng đợi tôi về để nhờ tôi giúp. So với những con người, chỉ cần 25 đô la mà nỡ giết để cướp. Cái ranh giới thú tính trong con người và nhân tính trong con thú lúc nầy dễ dàng nhận thấy. Noah tôi được một tờ báo Anh ngữ đăng với tựa đề ‘ Một con chó đă cứu sống cụ già’.

V́ thế nên Noah chết, tôi như mất đi một người bạn hiền, mất đi những kinh nghiệm đối với loài vật khôn ngoan mà tôi đă chứng kiến. Nhưng câu hỏi lớn nhất trong tôi là ai đă giết nó, ai đă cướp Noah của tôi. Nhiều đêm tĩnh tọa đầu óc tôi cứ bị phân tán bởi cái chết của Noah. Tôi cố xua đuổi nó ra để chăm chú vào hơi thở và nhận định việc sống, chết là lẽ thường của cuộc đời. Nhưng chỉ được đôi phút rồi h́nh ảnh Noah vẫn trở lại. Một lần tôi ngồi trong hôn mê, tôi thấy bà hàng xóm bên kia công viên - người đă từng xém chết v́ lạnh, dắt một con chó. Khi con chó thấy con chồn có bộ lông đen nhánh, nó vụt khỏi tay bà già rượt bắt. Con chồn chạy thục mạng, nhưng đến một bờ thành, nó không c̣n đường nào chạy nữa. Con chồn quay mặt về phía con chó, đứng bằng hai chân sau, hai chân trước nó như chấp lại van xin:

“Anh tha cho tôi, tôi c̣n mấy đứa con phải nuôi nấng, tôi nguyện kiếp khác sẽ trả nợ”

“Không! Mấy ngày nay tôi chẳng có ǵ ăn cả, tôi rượt chị đến lả người, chị phải để tôi ăn thịt”

“Tôi biết anh không đói khát chi. Trên cổ anh vẫn c̣n sợi dây, chứng tỏ anh có người nuôi nấng đàng hoàng. Anh không tha th́ cứ ăn tôi đi nhưng tôi cảnh cáo anh, món nợ nầy tôi phải đ̣i lại” - Chồn nói thế rồi lăn ra nhắm mắt. Con chó nhào tới ngoạm vào cổ khiến con chồn phải chết. Chó tha đi một đoạn “Vâng! Ta không đói, tại sao ta lại tàn nhẫn đến như vậy”. Chó bước đi mà ḷng như hối hận, nó đứng lại quay đầu nh́n về chỗ con chồn đang nằm trên đống máu.

Hai lần hôn mê, tôi đều thấy như thế, có điều lần nầy thay v́ con chó bà hàng xóm, tôi lại thấy Noah của tôi. Làm tôi giật ḿnh, ghê sợ.

Hôm sau khi ra xe đi làm, tôi nh́n chiếc áo lông, nơi Noah chết. Tôi nhớ lại bộ lông đen nhánh của con chồn trong giấc mơ kỳ lạ. Tôi đến gần quan sát, trên hai tay áo c̣n dính vài vết máu khô, tôi tự hỏi: “Lẽ nào bộ lông con gấu nầy là hậu thân con chồn kia và tiền kiếp con Noah của tôi lại chính là con chó bà hàng xóm bên kia công viên.” Nếu như thế th́ nghiệp báo không c̣n là chuyện mơ hồ, có điều không phải dễ dàng chứng minh v́ bức màn vô minh luôn là trở lực chính yếu.

Thủy lâm Synh

Mùa đông 2005

 

 

Webmaster:Minh Hạnh&Thiện Pháp

Trở về Tủ Sách Phật Học

Đầu trang