Một Chuyến Bay Đêm
Duy Nhất
Trang Diệu Pháp Truyện Ngắn
Tác
giả Duy Nhất sanh trưởng ở Dầu Tiếng. Anh lớn lên trong
những năm khói lửa chiến tranh của Việt nam. Anh đă trở
thành phi công trực thăng. Và anh đă thành công trong một
chuyến bay ti`nh thương, nhân đạo, anh trở về đáp xuống Dầu
Tiếng để cứu cấp, chở một sản phụ đến Binh Viện.
Anh có thể từ chối, nhưng anh đă can đảm dấn thân vào Một
Chuyến Bay Đêm. Anh chấp nhận, thách thức với tử thần, đưa
con tàu xuyên qua vùng tên đạn của những mật khu nổi danh trong
thời chiến, và anh đă cứu dược 2 mạng thường dân, một người
mẹ, và một đứa bé sắp chào đời.
Tôi
thành thật tán thán sự can đảm và lo`ng nhân đạo của người
phi công trẻ Dầu Tiếng "Duy Nhất"
Đồng Hương
Một chuyến bay đêm
Duy
Nhất
Có
một điều tôi rất ghét, nhưng tôi phải chấp nhận đó là nếp
sống nhà binh. Với hoàn cảnh đất nước sau binh biến tết Mậu Thân, và
cũng như mọi người con yêu của đất nước, tôi phải gỉa từ mái trường thân yêu, Đại
Học Luật Khoa theo lệnh tổng động viên, tham
gia quân ngủ.
Tôi vào lính Không Quân, và được huấn luyện bay phi
cơ trực thăng tại
một căn cứ Bộ Binh bên Mỹ. Khi về nước cuối năm 1970, tôi phục vụ
tại căn cứ Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hoà.
Vào
một đêm mùa hè trung tuần
tháng 5, năm 1972, chúng tôi nhận được một phi vụ lệnh liên lạc
với Bộ Chỉ Huy trung đoàn 48, sư đoàn 25 bộ binh, tại ấp Cầu Khởi liên
tỉnh lộ 26 với phi vụ tản thương. Thời
tiết Biên Hoà lúc đó mưa tầm
tả, không được
tốt đẹp cho mấy, nhưng sau khi liên lạc
với Trung Tâm Hành Quân Không Trợ III, cho biết thời
tiết Tây Ninh khả quan, chúng tôi quyết định
cất cánh trực chỉ Núi Bà Đen, với
bầu trời tối đen như mực,
chỉ có ngọn đèn của
Đại Đội Truyền Tin lấp lánh trên
đỉnh núi. Co`n 3 phút sắp
đến mục tiêu tôi liên lạc với tần số Trung
Đoàn 48/SD25, và được
biết là vào chi khu Trị Tâm tải thương một người đàn bà,
vợ của một quân nhân, khó
sanh đang trong ti`nh trạng hấp hối. Sau khi đó tôi
gọi máy nói chuyện trong tần số nội bộ cho 2
người em ngồi sau chúng tôi,
một y tá phi hành và cơ phi, cho biết tính cách của phi vụ và bảo
họ sẵn sàng. Tuy nhiên người em cơ
phi hơi rét vi` nghe nói vào chi khu Trị
Tâm (Dầu Tiếng) là anh sợ ngay rồi. Quả thật, vi` trên
đường vào chi khu rất là
gian nan, hiểm trở, xung quanh bao bọc mật khu Hố
Ḅ với núi Chùa, núi Tha La, núi Ông của chiến khu
Dương Minh Châu. Để làm
năn
chí tôi, người em nói với
tôi:
"Trung úy ơi chở đàn bà để trên tàu xui lắm, nếu không bị
này thi` cũng bị kia."
Tôi
im lặng và quyết định phải vào Trị Tâm
với mọi giá, với ba ly' do sau đây:
- Thứ
nhất phải thi hành mệnh lệnh cấp trên giao phó.
-
Thứ hai đây là một phi
vụ hoàn toàn có tính cách ti`nh thương nhân đạo, chúng tôi không bắn giết như
những lần yểm trợ chiến trường.
-
Thứ ba Trị Tâm là quê tôi, những người đồng hương ở đây đang
trông chờ sự giúp đỡ
của tôi....
Phi cơ làm vo`ng ở
độ cao 2500 bộ, trên vùng Cầu Khởi, Tây Ninh. Tôi
liên lạc vô tuyến FM với đơn vị
bạn SD25BB, xin họ ngừng ngay các hoạt động
pháo binh xung quanh vùng Trị Tâm (Dầu Tiếng). Xong tôi cho phi cơ xuống khoảng 100 đến 150 bộ
thấp. Vi` ban ngày tôi
thường quen với đường này, nên biết rất ít có
chường ngại vật, như
đài truyền tin, cây cao, v.v. .
. tôi thầm nghĩ, thà tôi
chấp nhận ăn đạn nhỏ AK54, co`n hơn
ăn đạn pḥng không 12.7 hay 37 ly của quân địch. Kế đó tôi tắt tất
cả đèn không cụ bên ngoài phi cơ, chỉnh hướng 90
độ về hướng Đông
trực chỉ về Bến Củi, Dầu Tiếng. Khoảng 3 phút phi cơ của tôi
đă đến Bến Củi. Tần số chi khu cho tôi biết băi đáp, ngay
hướng 01 giờ trước mắt tôi, tôi bật đèn bụng và liên lạc cho họ biết là tôi
đă thấy băi đáp rồi.
Dọc đường bay tôi phải cảm tạ ơn
trên, trời Phật đă cho tôi
bi`nh yên vô sự. Cũng có
lẽ nhờ yếu tố bất ngờ hay là mấy người anh em phía bên kia co`n đang ngái ngủ. Tôi đáp ngay lên băi đáp đúng 08:40 tối hôm đó, với
băi đáp này tôi không lấy
làm xa lạ cho mấy, tọa lạc xế phía trước Quân đường và đối diện với trường tiểu học mà thuở thơ ấu tôi từng cắp sách
đến học. Và nơi
tôi đáp xuống xưa
kia là một nghĩa địa
của quận đường, nơi mà lúc co`n nhỏ
chúng tôi thường hay chạy qua bắt dế, bắn chim, và vui đùa với nhau. Bây
giờ thật là cảnh đen tối và âm u, tôi
không đủ thi` giờ
để suy nghĩ miên man về những kỷ niệm
cũ. Phi cơ chạm đất tạo nên những cơn
lốc bụi mù mịt, chúng tôi
không thấy gi` cả......
Tôi
đặt phi cơ trong vị
thế chờ đợi, chợt chúng tôi thấy một
chiếc băng ca với 2 người lính
vội vă khiêng một thiếu phụ và một người lính khác với một giỏ sách tay
chạy theo về hướng phi
cơ, tôi đoán ngay chắc là
vợ anh ta đang bị khó khăn trong vấn đề
sanh nở, người này trạc
tuổi 28 - 29. Anh tiến ngay
về phía trước cocpit
của tôi, tự động thăng cho tôi một cấp
nói thật to để trấn áp tiếng động
của cánh quạt phi cơ đang quay, lễ
phép anh nói :
-
"Dạ thưa, Đại úy làm ơn cứu giúp
giùm vợ em, vi` vợ em đau đẻ 3 giờ rồi không sao
sanh ra được, bị
mất máu nhiều quá đi, xin Đại úy cho vợ em
xuống bệnh viện Từ Dũ" , vừa khóc anh
vừa tiếp..."Tui sợ vợ tui không qua nổi trăng
này quá đi Đại úy
ơi!"
Tôi chưa kịp nói vào
tai anh những lời vấn an, anh móc ngay một phong bi` có
lẽ đă chuẩn bị trước, rồi dúi vào
tôi. Tôi bàng hoàng chưa kịp trả lại cho anh, anh đă ù
chạy về hướng 2 người lính bạn của anh đang chờ
anh vi` họ được lịnh
không để anh ta dọt theo phi cơ với
vợ anh ta, tôi hiểu điều ấy. Tôi kiểm
lại tất cả phi cơ đều
tốt và sẵn sàng cất cánh mặc kệ chuyện suy tư
về anh ta, việc đầu
tiên là trở ra vùng an toàn và cứu sinh mạng cho vợ và
con anh ta. Theo kinh nghiệm bay, nếu hướng đi vô an toàn thi` đi ngược cùng hướng sẽ an toàn. Tôi cho tàu bay độ thấp về hướng Bến Củi, từ đó bay
ngược lên Cầu
Khởi. Trên đường bay hoàn toàn không một tiếng súng
bắn lên. Cám ơn Thượng
Đế đă che chở cho tôi, đă cho tôi
con đường an toàn trở
về, tôi thở phào một cách nhẹ nhơm.
Quay
ra phía sau tôi liên lạc bằng vô tuyến với 2
đứa em, về ti`nh trạng của vợ anh quân nhân
nói trên, được biết máu
chị ta ra rất nhiều, mồ hôi đổ ra như tắm, mặt tái xanh, miệng khô rất
cần nước uống, tôi
bảo hăy lấy nước trong bi
động một ít cho chị ta đỡ khát.
Phi cơ đă
đến Cầu Khởi tôi lấy cao độ 2500
bộ, hướng
120độ vận tốc 100Knots/giờ. Tôi liên lạc với Sàigon,
được biết thời
tiết rất khả quan, trời quang đăng mưa đă ngừng rồi, mừng quá tôi nhắm hướng trực chỉ Tổng Y Viện
Cộng Ḥa, thay vi` nhà thương Từ Dũ như anh
quân nhân đă dặn ḍ. Tôi biết Bệnh Viện Cộng
Hoà là một nơi tối tân
nhất về khoa giải phẩu thời bấy giờ, hơn nữa nhà thương Từ
Dũ nằm trong thành phố Sàigon làm gi` có băi đáp cho
phi cơ trực
thăng. Tính theo đường bay tôi biết rằng chỉ co`n 15
phút phù du nữa tôi sẽ đưa chị ta
đến chốn an toàn, nghĩa là tử thần sẽ
không co`n do`m ngó chị ta nữa. Thật vậy 5 phút trôi
qua tôi đă đến không phận Củ Chi, Bộ Tư Lệnh của SD25BB, tôi gọi ngay tần
số Bệnh Viện Cộng Ḥa để cho họ
biết ti`nh trạng nguy cấp khó sanh của chị ta,
để họ chuẩn bị sẵn sàng mọi phương
tiện cứu cấp ngoài băi
đáp, tôi thỡ dài nhẹ nhơm một lần nữa....
Tôi
quay qua phía sau thấy chị ta đă quá kiệt sức và
nhắm mắt thiếp đi, tôi khấn nguyện ơn
trên, trời Phật hăy phù hộ cho tôi
đưa chị ta đến nhà
thương an toàn, vi` đây là phi vụ nhân đạo,
đi cứu người. Xin chị hăy cố chịu đau
đớn ráng thêm một chút nữa đi, để
chị co`n sống mà nhi`n lại chồng, con của
chị....
Quả nhiên tàu
đă đến không phận
Sàigon, tôi hạ thấp phi cơ đi vo`ng qua ngă
Hạnh Thông Tây và tiến tới băi đáp Bịnh Viện
Cộng Hoà. Nơi đây
dưới đất họ
đă bật đèn làm dấu cho tôi
đáp xuống, phi cơ từ từ
hạ xuống..... và chạm đất..... Tôi quay lại
nhi`n phía sau, tôi thấy chị mở mắt ra như
một linh tính báo trước,
chỉ nhoẻn một nụ cười nơi
khóe miệng, lập bập cám ơn
chúng tôi. Xe cứu thương đến
và chị được di
chuyển thẳng vào bệnh viện... Tôi rút điếu
thuốc ra hút một hơi thở phào
nhẹ nhơm.... Cuối cùng, chị đă được bi`nh yên và cứu sống.... Chúng tôi
vội vă cất cánh trở về Biên Hoà với một tâm
hồn thanh thóat và vui mừng ít ra mi`nh cũng đóng góp
nhỏ một phần nào cho quê mi`nh, cho chiến hữu
mi`nh.
Hai
ngày sau tôi quyết định trở lại khu giải
phẩu hộ sản của Bệnh Viện Cộng Hoà để thăm chị ta, được biết chị khoảng chừng 30
tuổi trở lại, nhưng gương mặt già trước với thời gian theo chồng đi
chinh chiến. Chị sanh
đứa cháu gái tên Kim, mẹ tro`n con vuông, nhưng phải
trải qua cuộc giải phẩu để lấy cháu bé
ra, vi` ti`nh trạng của chị là sanh ngược, dù sao chị cũng bi`nh an trong ti`nh
trạng hồi phục.
Chị cảm động và nắm lấy tay tôi nói rằng:
- "Cám ơn trung úy, đă cứu sống lấy mẹ con tôi, ơn này tôi không
bao giờ quên trung úy được."
Sau
đó tôi cho chị ta biết quê tôi là Dầu Tiếng và tôi
lớn lên cũng ở Dầu Tiếng,
tôi có dịp giúp đỡ những người
cùng quê mi`nh thi` rất vui mừng, không có gi` khách sáo, chị
cứ yên tâm tỉnh dưỡng và lo cho
cháu là tôi và vui rồi. Tôi đưa gói quà đồ
ăn bổi dưỡng gồm
hột gà và sửa hộp Ông Thọ do mẹ tôi gởi
cho, chỉ vi` tánh mẹ tôi ưa thương người, hễ thấy ai trong hoàn cảnh
khổ, dù là bà con hay người
xa lạ bà cũng giúp đỡ. Tôi nói với chị đây là
quà của mẹ tôi gởi cho
chị, chị hăy cầm đi cho bà ta yên lo`ng, đồng thời tôi móc trong túi ra một phong
bi`, không gi` xa lạ, chính là phong bi` với số tiền
5000 đồng bạc mà chồng chị đă nhét vào người tôi trước khi tôi
cất cánh rời khỏi Trị Tâm đêm hôm trước. Tôi đưa cho chi và bảo
rằng tôi không cần số tiền này, gởi lại cho
chị để làm phương tiện
cho chị xuất viện mà trở về Dầu
Tiếng, Trị Tâm gặp lại chồng chị....Dùng dằng măi chị mới cầm lấy
phong bi` trên. Như vậy
cuối cùng tôi rất yên lo`ng.
Rồi
tôi nghĩ đến anh quân nhân quận ở Trị Tâm
(Dầu Tiếng). bây giờ anh đang ngồi một nơi nào
đó trong quận lỵ, anh đă
chiến đấu cho quê hương anh, anh đă chung thủy, lo và thương vợ
anh, con anh, anh đă khóc nài nỉ để tôi
đưa vợ anh đến
bệnh viện Từ Dũ, vi` anh chỉ biết có
bệnh viện này thôi, anh đă hy sinh
gần nửa tháng lương của
anh để có một phương tiện
cứu chữa vợ anh.... Âu cũng là một ti`nh
nghĩa và nghĩa khí cao đẹp của người đàn ông Việt Nam
chúng ta, tôi xin cảm phục, chào anh với tấm lo`ng
bổn phận gia đi`nh và đất nước của anh.
Tôi bước ra khỏi
bệnh viện, trong lo`ng phấn khởi và thư
thái vi` đă làm một chuyện
nhân đạo mà tôi không hổ thẹn với quê
hương tôi, một cư xử với ti`nh người,
giữa con người với con người, một đồng
hương với đồng
hương... mà mẹ tôi hàng ngày
thường răn dạy tôi.....
Duy
Nhất
Viết xong ngày 28
tháng 6 năm 2004
Gởi
đến Đồng Hương Dầu Tiếng với muôn vàn kính mến.