Phong tục ngày tết

 


Trên đất nước Việt Nam chúng ta, mỗi năm có rất nhiều cái Tết: Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán…Nhưng khi nhắc đến từ "Tết", mọi gười đều nghĩ ngay đến Tết Nguyên đán. Đó là những ngày khởi đầu trong một năm âm lịch mới, mỗi năm cầm tinh một con vật trong 12 con giáp theo chu kỳ. Cũng là ngày như mọi ngày, nhưng ngày Tết đối với chúng ta rất linh thiêng, dù trải qua bao nhiêu giai đoạn khác nhau, ít nhiều những phong tục Tết đă thay đổi, từ vấn đề kiêng cữ, tập tục cho đến sinh hoạt ăn uống, sắm Tết đều là nét Việt rất riêng.

 

Cũng là chợ, nhưng chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là dậy lên không khí ngày lễ hội. Chợ Tết được bố trí ở những băi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua hàng nặng trĩu giỏ. Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán. Tỉ dụ như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa. Người ta bán những chiếc tháp làm bằng bánh in bao giấy màu, những chiếc bánh ly bằng bột nếp hoặc bánh ngũ sắc dùng để chưng lên bàn thờ. Chợ c̣n bán những thứ không ăn được, nhưng vô cùng cần thiết cho ngày Tết như phong bao ĺ x́, giấy dán và bây giờ phong trào viết chữ ngày Tết đang phục hồi trở lại. Thật ra th́ trong nhiều năm trở lại đây, việc ăn uống ba ngày Tết không c̣n là nhu cầu bởi có khi chỉ sáng mùng hai chợ đă bày bán, nhiều hàng ăn cũng đă mở cửa từ mùng một Tết để phục vụ. Nhưng cái thú mua sắm trong ngày Tết vẫn là chuyện đương nhiên, gần như không một nhà nào lại không “đi sắm Tết”. Dẫu rằng cách ăn, cách chơi Tết trải qua bao năm đă thay đổi cho phù hợp với cuộc sống. Từ những loại mứt thông dụng mà ông bà ta vẫn làm như một cách trữ lương thực trong ngày Tết: mứt bí, mứt gừng, mứt khoai, mứt dừa… đă lần lần được thay thế bởi các loại mứt khác từ hoa quả như mứt hồng, mứt chùm ruột, mứt quất, mứt cà rốt… Bên cạnh đó, các loại bánh kẹo cũng chiếm một vị trí không nhỏ trên bàn tiếp khách. Điều độc đáo ở chỗ là dù nhà giàu hay nghèo, nhu cầu mua sắm ngày Tết là điều không thế thiếu.


 

Tết Việt mang đậm nét tâm linh, đoàn tụ và sự gần gũi. Từ những ngày cuối năm, tuỳ theo hoàn cảnh gia đ́nh mà lễ cúng tất niên, rước ông bà về ăn Tết chung với gia đ́nh, sau lễ đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp được tổ chức. Ngày cúng tất niên cũng là cách sum họp gia đ́nh - con cháu tụ về ríu rít cùng ông bà, cha mẹ bên nhau. Riêng trong ngày 30 Tết có thể coi như ngày đoàn tụ. Tất cả mọi người dù học hành hay đi làm ăn nơi xa cũng phải trở về nhà. ết cũng là dịp để dọn sạch sẽ nhà cửa, sơn phết lại cửa nẻo và là dịp tiêu tiền cho những chuyện “cả năm không dám mua sắm”.

 

Những ngày Tết thật là lạ ḱ. Nếu nh́n mây, nh́n trời th́ vẫn như mọi ngày. Nhưng dù là trẻ con hay tuổi đời đă chồng chất, Tết Việt vẫn là điều linh thiêng trong nếp nhà người Việt. Tục lệ: “Mùng một Tết cha, mùng ba Tết thầy” trải qua bao thăng trầm thời cuộc, trải qua bao thay đổi vẫn được giữ lại. Đi thăm nhau trong ngày Tết là chứng tỏ sự trân trọng, yêu quư lẫn nhau, khác hẳn với việc đi thăm nhau ngày thường. Mời nhau ly rượu, chén trà ngày Tết cũng khác xa với chén trà, ly rượu ngày thường. Tết cũng là cớ để xoá bỏ đi những hờn giận trong năm, đôi khi c̣n là dịp cho những mối t́nh đâm chồi nở hoa.

 

Dù cho cuộc sống có thay đổi, phát triển đến mức độ như thế nào, những tấm thiệp xinh xinh gởi trong ngày Tết vẫn là điều rất riêng . Một chậu mai vang, hoa đào trước sân hay hoa cúc hoặc bất cứ hoa ǵ là Tết, bộ quần áo mới cho trẻ là Tết, mùi trầm hương đốt trong đêm giao thừa là Tết. Tết Việt măi măi tồn tại và sẽ không bao giờ bị biến mất./.