Tuệ Sĩ

 

Nhổ Răng Không Đau

 

Tác Giả: Phan Hùng Phi

 

( Phỏng theo câu chuyện thật )

 

 

 

“Nha Trang ngày về, ḿnh tôi trên băi khuya…"  Đó là lời mở đầu của một nhạc phẩm xa xưa trước 1975.

 

Một buổi sáng tinh sương, mặt trời chưa ló dạng.  Nha trang miền cát trắng được bao phủ bởi một lớp sương mù.  Một chiếc xe du lịch loại Mini Van gồm 6 người:  hai vị tăng từ Phật Học Viện Nha Trang, hai vị ni thuộc chùa Linh Sơn, bác tài xế và Q. Đức (1) là người trưởng toán đi thăm nuôi.  Cả nhóm hối hả rời thành phố thật sớm để trở về cùng ngày, v́ tiền bao xe đă được quy định như vậy, nếu ở lại th́ phải trả thêm tiền mướn xe, pḥng ngủ v.v… mà vào lúc đó hai thầy và hai ni cô là tu sĩ, c̣n Đức th́ đang nghèo rớt mồng tơi.

 

Nhận được tin từ trại tù đưa về, thầy Tuệ Sĩ đang bị đau răng, đă ôm má suốt ba đêm liền, nhức nhối không sao ngủ được.  Quư thầy, sư cô tại Nha Trang đă họp và yêu cầu một nữ Nha Sĩ đă hành nghề lâu năm tại địa phương, bà ta nhận lời là sẽ cùng đi đến trại tù để nhổ răng cho thầy.

 

Xe dừng lại trước tư gia của vị nha sĩ, Đức và hai ni cô bước vào gơ cửa. Chỉ trong chốc lát cánh cửa rộng mở, một  ni cô vái chào:

 

-         A Di Đà Phật, chúng tôi xin gặp Bác sĩ Quỳnh Hoa (2)

 

Người đàn ông vừa mở cửa vội lên tiếng:

 

-         Mời quư vị vào trong.  Để tôi gọi nhà tôi ra.

 

Nói xong, người đàn ông gọi lớn vào trong:

 

-    Em ơi ! Có hai ni cô đến nhà nè !

 

Mọi người bước vào nhà, cũng vừa lúc đó vị nữ bác sĩ từ bên trong bước ra pḥng khách.  Vừa gặp mặt, một vị ni cô hớn hở chấp tay vái chào:

 

- A Di Đà Phật, chào Bác Sĩ, thật là làm phiền bà đă phải thức dậy sớm.  Xin bà sửa soạn để lên xe, chúng ta phải trở về trong ngày.

 

- Xin lỗi ni cô, tôi đang bị cảm nên không đi được.

 

Đức chưng hửng trước câu trả lời của vị nha sĩ này, vội buộc miệng :

 

 - Thưa Bác sĩ, xin bà cố gắng đi với chúng tôi để giúp thầy, vào lúc này nếu mà bà không đi th́ chúng tôi chẳng biết kiếm ai để giúp nữa !

 

- Tôi đang bị cảm nên không thể đi xa được, thật xin lỗi, đó là cái chuyện xảy ra ngoài ư muốn.

 

Ni cô lên tiếng năn nỉ:

 

-  Mô phật, xin Bác sĩ hăy ráng giúp cho thầy, quả thật nếu bà không đi th́ chúng tôi không thể nào kiếm ra người khác vào lúc này.  Trong xe chúng tôi có thuốc cảm và một băng ghế dài ở đàng sau để cho bà nằm nghỉ.

 

- Xin lỗi ni cô, tôi thật sự không thể đi được.

 

Nh́n sắc diện của vị Nha sĩ này, Đức nhận ra được rằng, cái chuyện bà ta bị cảm, đó chỉ là một cái cớ mà vị Nha sĩ này viện ra để mà từ chối, nên không nhịn được nữa, Đức nổi nóng lên gằn giọng:

 

- Bà là một phật tử, bà đă hứa với quư thầy cô, nay lại đổi ư.  Tại sao bà không cho chúng tôi biết trước để kiếm người khác ?

 

Vị nữ Bác Sĩ cũng lớn tiếng đáp lại:

 

- Tuy tôi có hứa, nhưng mà tối qua tôi bị bệnh, đă bị bệnh th́ làm sao mà tôi đi xa được chứ.  Vả lại mới bị cảm từ tối qua th́ làm sao mà tôi biết để mà báo trước !

 

Đức đắng họng trước luận điệu của bà ta. Phải chi không có tiếng niệm phật của hai ni cô th́ anh ta đă nói ra mấy lời nặng nề cho hả cơn giận trong người. Đồng ư bà ta lo sợ là phải, đi thăm thầy Tuệ Sĩ, nhiều người đều lo sợ như bà ta, v́ thầy bị Nhà Nước Cộng Sản gán cho cái tội là “mưu đồ phản quốc" ai cũng sợ bị liên lụy, thầy mà tụi nó c̣n xử tội “Tử H́nh”, may mà cả thế giới đều can thiệp, nên chúng nó không dám ra tay, chứ nếu là một người b́nh thường khác th́ nhất định là phải lên đoạn đầu đài. Ai cũng sợ là phải rồi, nhưng tại sao bà ta lại nhận lời, rồi nay lại hủy bỏ lời hứa mà không có báo trước cho quư thầy cô biết.  Bây giờ xe cũng đă thuê rồi, một số đồ dùng, lương thực thăm nuôi cũng đều ở cả trên xe, mà điều cần nhất là nhổ răng cho thầy.

 

Đức hầm hực bước ra khỏi nhà, không thèm nói một lời từ giả với vợ chồng chủ nhân. Khác với Đức, hai ni cô chấp tay vái chào gia đ́nh vị nữ nha sĩ và lui ra xe.

 

Lên xe, Đức đang ngồi ghế trước cạnh bác tài, anh ta quay lại hỏi:

 

- Thưa quư thầy, quư cô, con không biết nha sĩ nào ở  đây là phật tử, cho dù là phật tử, không biết họ có chịu đi không nữa?  vào lúc này mà ḿnh mời họ th́ gấp quá, nên chắc chắn là họ sẽ từ chối, nói cho đúng ra là họ đều sợ bị liên lụy. Bây giờ biết tính sao đây?

 

- Thôi th́ chúng ta cứ đi, ít ra ḿnh cũng mang một ít thuốc cho thầy uống đỡ đau trước, c̣n đồ ăn mới nấu nếu để hôm khác th́ sẽ bị hư thối.  Chúng ta hăy cầu nguyện Phật tổ đi ! Lời của một ni cô.

 

Đức ra dấu bác tài cho xe chuyển bánh rời Nha Trang.  Trên xe mọi người đều im lặng, có lẽ ai nấy đều băn khoăn lo nghĩ. Đức th́ bực tức trong ḷng, anh ta là đệ tử của thầy Tuệ Sĩ, cũng là người duy nhất mà nhà nước Cộng sản cấp giấy phép cho thăm nuôi trong thời gian thầy bị giam. Đức từ trại cải tạo ra, vốn liếng gia đ́nh cho để mà sinh sống là một chỉ vàng, tính ra tiền Cộng Sản th́ khoảng chừng hai trăm ngàn đồng vào thời đó.  Nhờ vào sự buôn bán đồ cổ đang là một phong trào kiếm ra nhiều tiền vào thời đó, Đức chịu khó học hỏi, vốn là con người nổi tiếng khôn lanh và làm ra tiền nhiều nhất trong thời gian c̣n là sinh viên, nên sau khi vào nghề chỉ một thời gian ngắn, anh ta trở thành một trong vài nhân vật thượng đẳng từ nam chí bắc chuyên về ngành khảo cứu đồ cổ, trong đó chuyện buôn bán tượng Phật là một trong những nghề ruột của anh ta. Đức được giới nhà nghề vào thời đó gắn cho biệt danh là tên “Buôn Phật để nuôi Phật" v́ nhờ vào sự buôn bán này mà đă hổ trợ cho Đức trong việc thăm nuôi quư thầy ở trại tù.

 

Thầy Tuệ Sĩ lại dạy rằng:  "Con đi thăm thầy, không được nhận bất cứ tài vật ǵ của các Phật tử, thầy chỉ cần mỗi ngày một muỗng cà-phê x́ dầu là quá đủ, trong lúc này Phật tử đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, tuyệt đối không được quyên góp, con hăy nhớ kỹ."

 

Lời của thầy như chiếu chỉ của vua ban xuống, nên Đức phải tự lực kiếm tiền để thăm nuôi thầy. Mặc dù thầy không đ̣i hỏi, tuy nhiên anh ta là đệ tử, gặp lúc thầy mắc nạn, nhận thấy vấn đề lo cho thầy đó là bổn phận của ḿnh.

 

Lần đầu tiên thăm nuôi, lúc đó Đức tưởng rằng với số lượng thực phẩm, thuốc men mà ḿnh mang vào chắc là nhiều lắm, đủ cho thầy dùng suốt cả năm, ai dè thầy lại chia đều cho các thầy khác cùng các cha bên Thiên Chúa giáo, và những tù nhân không có thân nhân thăm viếng.  Đức cảm động trước cái t́nh thân thương giữa các thầy và các cha, không như ngoài đời người ta phân biệt tôn giáo, ở đây các thầy, các cha đều quư trọng và rất thương mến lẫn nhau.

 

Đúng ra th́ thầy Tuệ Sĩ không muốn và không cần đến sự thăm nuôi của Đức. Nhưng sau ngày đi thăm thầy lần đầu, nh́n những gương mặt hớn hở của những tù nhân khi họ nhận được đồ, Đức bùi ngùi, xốn sang trong ḷng, và tự nhủ chuyện thăm nuôi, đó là trách nhiệm của ḿnh.  Thầy có hỏi Đức làm sao mà kiếm ra tiền để mua đồ nhiều vậy?  Đức sợ thầy lo và cấm không cho thăm nuôi nữa, nên phải nói dối là con nhờ mở tiệm buôn bán gặp thời. Thầy Tuệ Sĩ lại lâm vào cái t́nh cảnh không nhận sự thăm nuôi của Đức cũng không được, v́ nhiều tù nhân cần phải có thêm thực phẩm và thuốc men.

 

Từ đó với số vốn hai trăm ngàn, mỗi tháng phải làm lên cho được từ bốn đến năm triệu, rồi giữ vốn lại và cứ làm ăn như thế trong suốt nhiều năm. Sở dĩ phải cần tới 4,5 triệu v́ 1 triệu đầu tiên  là để đút lót cán bộ trại tù.  Đức không thể bới xách cho một ḿnh thầy với số lượng nhiều như vậy, một triệu khác để thuê xe chở hàng đi và về, và ít nhất cũng khoảng hai triệu để mua hàng, nào là đồ khô, tương, chao, rau cải, và thuốc men, đồ dùng cần thiết v.v…

 

V́ lư do cần tiền hàng tháng để thăm nuôi, nên nghề xem xét, mua bán đồ cổ của Đức không thể nào để bị sai lầm, trăm lần mua phải đúng như một, như cầm quân đánh trận vậy, trăm trận phải trăm thắng, v́ lúc đó đồ giả rất tinh vi và đầy giẫy trên thị trường.  Cái khó là mua không thể lầm và bán không thể lỗ, nếu chỉ trật một món hàng th́ vốn liếng sẽ đi đứt và sẽ trắng tay.

 

Ngoài cái nghề buôn bán đủ loại đồ cổ ra, Đức c̣n giỏi về các nghề khác như phân kim các loại vàng, chuyên gia về chế tạo xà bông, chuyên gia về làm đường và tẩy đường cho trắng v.v… Những nghề này, khi gặp người cần phải nhờ vào Đức, cũng mang đến cho anh ta hàng triệu bạc.

 

Sự thăm nuôi của Đức cần phải giữ bí mật, v́ có lần sau khi bán phương tŕnh tẩy đường trắng cho một công ty, th́ được công ty này trả tiền công mà anh ta đă dạy cho họ là một lượng vàng, nhưng Đức không lấy vàng mà lại xin nước mắm, chủ nhân công ty đồng ư biếu cho Đức hơn 40 can nước mắm (mỗi can chứa 20 lít ), họ chỉ cho nước mắm, nhưng đồ chứa th́ không có, hồi đó can để chứa rất đắt và rất hiếm.  Trong lúc xe đậu lại ở một khu phố để Đức vào t́m mua thùng chứa. Phía sau của chiếc xe chở hàng, có mấy vị tu sĩ được đề cử để đi thăm thầy, mấy thầy này không biết lời dặn ḍ của thầy Tuệ Sĩ.  Có một người nào đó thấy có nhiều thầy ngồi trên xe nên buộc miệng hỏi:  Quư thầy đi đâu vậy ? Một vị thầy đă trả lời: Chúng tôi đi thăm thầy Tuệ Sĩ.  Lúc đó Đức chỉ mới cách chiếc xe chừng ba chục bước chân, anh ta nghe tiếng la lớn:  Xe đi thăm thầy Tuệ Sĩ bà con ơi ! Thế là cả một góc phố sôi động lên, những người buôn bán gần đó kẻ bưng thúng, người bưng rổ chạy đến rồi chất hàng của họ lên xe.  Đức hoảng hốt chạy trở lại đưa tay ngăn cản họ:

 

- Xin quư vị đừng bỏ hàng lên đây,  thầy tuyệt đối không nhận đồ của bất cứ một ai !

 

Tiếng của một bà bán hàng đang hối thúc con trai bỏ hết mấy cần xé rau cải lên xe.  Bà ta liền quay qua Đức lên tiếng:

 

- Cậu lấy quyền ǵ mà cấm chúng tôi ? Tại sao chúng tôi lại không có quyền gửi đồ thăm nuôi thầy chứ ! Tôi gửi cho thầy chứ đâu phải cho cậu mà cậu không nhận.

 

Bà ta làm một hơi trong lúc các người khác th́ cứ thi nhau bỏ đồ lên xe. Chưa tới mười lăm phút sau th́ chiếc xe tràn đầy thực phẩm đủ loại. Sau khi nghe Đức kể lại về lời dặn ḍ của thầy Tuệ Sĩ, một vị thầy đă xuống xe chấp tay vái chào tất cả mọi người:

 

- Thưa các Phật tử, thay mặt thầy Tuệ Sĩ và quư thầy đang ở trong trại tù, tôi xin ghi nhận công đức của quư vị, nhưng cũng thưa quư vị nếu quư vị cứ tiếp tục bỏ hàng lên xe như thế này, th́ chúng tôi chỉ có nước đi bộ mà thôi, xe chở hàng cũng có sức chở giới hạn, xin quư vị hăy ngưng tay lại.

 

Mọi người đều ngừng tay nh́n vào xe, quả thật chiếc xe đă đầy ắp, các thầy bây giờ đều phải đứng vịn ở đàng sau và bánh xe cũng đă xẹp xuống.

 

Một bà bán hàng lên tiếng:

 

- Thầy nói phải rồi các chị em ơi ! ḿnh bỏ đồ lên xe nhiều quá, nếu xe nổ lốp th́ rốt cuộc cũng chẳng đem được cái ǵ vào cho quư thầy cả! Thôi chúng ta hăy ngưng lại đi, ai đem đồ tới sau th́ ráng chịu thôi.

 

Lần đó Đức không những không lấy được nước mắm, mà các thực phẩm khác cũng không mua được v́ xe không c̣n chổ chứa. Đức lại không đành tâm bỏ đồ của các Phật tử xuống đường, và phải im lặng chở vào trại mà không dám hé miệng ra cho thầy Tuệ Sĩ biết, và đó cũng là một bài học cho anh ta,những lần thăm nuôi sau đó là phải đi lấy hàng trước khi chở các thầy đi theo, v́ các thầy không thể và không nở nói dối nếu có ai hỏi xe đi đâu? Chuyến thăm nuôi trong tháng kế tiếp mới chở toàn bộ nước mắm vào được. Tuy với số lượng hơn 40 can, nhân với một can là 20 lít, như vậy có hơn 800 lít nước mắm, nhưng số tù nhân quá nhiều, lại một phần phải đút lót chia ra cho cán bộ trại, rút cuộc th́ mọi người chỉ c̣n như nước pha muối.

 

X́ dầu là nguồn tiếp tế chính cho quư thầy do Phật Học Viện Nha Trang hổ trợ. Cũng như nước mắm, Phật Học Viện chỉ làm ra x́ dầu mà can đựng cũng không có, mỗi lần gởi cho quư thầy th́ sư bà Linh Sơn đều cho thêm tiền để mua thùng chứa.  Sư bà Linh Sơn rất yêu quư thầy Tuệ Sĩ, từ khi biết tin thầy bị nạn, mặc dù tuổi đă cao, sư bà đă hằng ngày tụng kinh “nhất tự nhất bái” suốt mấy năm trời ṛng ră, để cầu nguyện cho thầy được b́nh an  trở về.

 

Tuy số lượng tiếp tế hàng tháng so ra chẳng là bao nhiêu cho các tù nhân v́ quá đông người, nhưng ít ra cũng làm cho họ bớt cực khổ hơn một chút. Ai đă từng ở tù trong chế độ Cộng Sản th́ mới nhận thức được rằng con người thua xa một con vật.  Không có sự tiếp tế từ bên ngoài, th́ toàn là cơm siu, gạo ẩm lại độn với khoai sắn, bo bo; chút muối cũng không có. Bệnh hoạn th́ chẳng bao giờ thấy được một viên thuốc, ai có chết th́ cũng như chó chết, chỉ đào một cái lỗ rồi dập đất xuống là xong…

 

Đang miên man suy nghĩ và buồn lo, xe đă tới Tuy Ḥa, trời cũng sáng tỏ. Xe đang chạy chậm trong thành phố… Bỗng nhiên Đức ra lệnh:

 

- Dừng xe lại.

 

Mọi người đều ngạc nhiên, Đức biểu tài xế de xe lui, và đậu trước một căn nhà có cái bảng hiệu Bác Sĩ Nha Khoa (3) ….. Đức vội vă xuống xe, bước đến gần một bà cụ đang quét lá cây trước sân:

 

- Thưa cụ, nha sĩ đă mỡ cửa chưa?

 

- Cũng sắp sửa, cậu cần chửa răng hả ?

 

- Thưa không, cháu muốn mời bác sĩ đi nhổ răng cho một vị sư.

 

- Vị sư đó là ǵ ai ?

 

Bà cụ đưa mắt nh́n Đức, vừa lúc đó hai thầy và hai ni cô cũng đă xuống xe, họ đang đến gần, tất cả đều vái chào bà cụ. một ni cô trả lời:

 

- A Di Đà Phật, thưa cụ, vị sư đó là thầy của chúng tôi.

 

Bà cụ vái chào lại với vẽ sốt sắng :

 

- Mời quư vị vào trong, con trai tôi đang sửa soạn mở cửa, để tôi gọi nó.

 

Bà cụ gọi lớn vào trong nhà :

 

- Hoàng ơi (3) ! Mau thay đồ đi con ! Nhớ đem theo đồ nghề để nhổ răng cho thầy.

 

Từ trong nhà một thanh niên chừng dưới 30 tuổi bước ra :

 

- Dạ ! Xin mọi người hăy đợi một chút, tôi sẽ thay đồ đi ngay.

 

Anh ta vừa nói xong th́ quay người đi vào trong, rồi h́nh như sực nhớ ra điều ǵ nên quay lại hỏi :

 

- À ! xin quư vị cho tôi biết là chửa răng cho thầy nào vậy ?

 

Đức nhanh miệng đáp:

 

- Thầy Tuệ Sĩ

 

Người thanh niên đổi sắc mặt, giọng nhỏ xuống nói với bà mẹ :

 

- Mẹ à ! nhổ răng cho ai con cũng sẳn sàng đi dù không có thù lao, nhưng riêng thầy Tuệ sĩ th́ cho vàng con cũng không dám, thầy bị nhà nước tuyên án về tội mưu đồ phản quốc, con không muốn dính dáng vào chuyện này, con sợ sẽ bị ở tù.

 

Bà cụ hai tay nắm cái cán chổi đang dựng đứng, nghiêm nét mặt nh́n đứa con trai, giọng bà trầm xuống chậm răi:

 

- Con à ! Ngày xưa con chọn nghề này để cứu nhân độ thế ! Bây giờ đi cứu người mà con sợ như vậy, th́ thật uổng công mẹ đă tảo tần sớm khuya để nuôi con ăn học thành tài.  Con phải đi, nếu con bị ở tù th́ mẹ đây sẽ là người thăm nuôi, bới xách cho con.

 

Đức xúc động trước câu nói của bà cụ. Vị nha sĩ trẻ tuổi không nói một lời, bước chân vào nhà.  Bà cụ quay sang mọi người :

 

- Quư vị hăy chờ nó một chút, nó đang đi lấy đồ nghề ! Mời tất cả vào trong dùng trà .

 

- Mô phật, cám ơn cụ.  Chúng tôi gặp được cụ thật là một duyên may.  Lời của một vị thầy.

 

Tất cả đều bước vào nhà, bà cụ rót nước mời từng người một và hỏi thăm về sức khoẻ của thầy Tuệ Sĩ.

 

Chừng mười phút sau, vị bác sĩ trẻ tuổi trong y phục nghề nghiệp với túi xách tay, anh ta mở miệng:

 

- Tôi xong rồi, có thể lên đường ngay.

 

Đức nh́n anh ta, rồi lên tiếng:

 

 - Xin bác sĩ thay lại bộ áo quần khác, bộ nào mà trông giống như anh phụ xe một chút, v́ theo giấy tờ của tôi th́ chỉ được vào thăm không quá 5 người, hiện tại tôi là trưởng nhóm cộng thêm hai thầy và hai cô là đủ năm người, họ không tính bác tài và phụ xế, vậy xin cảm phiền Bác Sĩ.

 

-  Thay đồ khác đi con ! Tiếng bà cụ.

 

-  Vậy th́ quư vị hăy đợi thêm một lát nữa.

 

Lại chừng mười phút sau, bây giờ mọi người có vẽ ngạc nhiên và tất cả đều mĩm cười, v́ vị Bác sĩ hồi năy đang biến thành một anh lơ xe với bộ quần áo xốc xếch và chiếc mũ đang đội lệch trên đầu.

 

Mọi người chấp tay xá, cám ơn và từ giả bà cụ.  Xe lại chuyển bánh, bây giờ Đức nhường ghế trước cho vị bác sĩ, anh lui băng sau ngồi với hai thầy, băng sau nữa là hai ni cô. Dọc đường chuyện tṛ hỏi han vị bác sĩ, Đức mới biết anh ta mới tốt nghiệp đại học nha khoa chừng hơn một năm nay. Anh ta chỉ biết lo chuyện học hành, ngoài ra chuyện đất nước h́nh như anh ta không quan tâm đến, theo lời anh ta th́ vụ án mà nhà nước Cộng Sản quyết định “Tử H́nh" thầy Tuệ Sĩ đă gây sự chấn động cả nước, các sinh viên đều bán tán khắp nơi, nên cái tên “ Tuệ Sĩ " đă nhập vào trong tâm của anh.  Anh ta thật tâm cho biết là rất lo sợ khi đi chửa răng cho thầy, nhưng v́ sự ra lệnh của mẹ anh, nên không dám từ chối…

 

Cuối cùng xe cũng tới nơi, Đức lo cái bổn phận đút lót để qua ải v́ trường hợp khẩn cấp đi thăm ngoài ngày giờ ấn định của nhà nước…  Ở chế độ tham nhũng của Cộng Sản, tiền đúng là Tiên là Phật, muốn ǵ được đó. Tuy nhiên tiền của Đức có giới hạn, nên chỉ đủ lén lút đút cho mấy tên gác cổng trại tù, để có thể lẻn vào chừng một tiếng mà lo việc nhổ răng cho thầy.

 

Thấy sự hối hả của Đức nên vị bác sĩ này lại càng run lên… Khi gặp thầy ở khoảng đất trống gần khu vực thăm nuôi trong trại tù (nhờ đút lót nên chỉ gặp mặt ở khu vực này), tay chân anh ta lóng cóng lên… Thầy vừa ngồi xuống chiếc ghế nhỏ mà Đức đă mang theo, anh ta vội lấy kềm ra biểu thầy há miệng lớn, và hỏi thầy đau ở đâu?  thầy đưa tay chỉ… Mấy chục giây sau, cái răng được nhổ ra.  Anh ta làm nhanh đến độ thầy c̣n không biết và hỏi răng đă nhổ ra chưa?  Anh ta ngúc đầu, nhét miếng bông g̣n vào miệng, biểu thầy cắn lại để cầm máu.

 

Thầy cám ơn và Đức lại hối hả đưa thầy trở lại “doanh trại" dành cho tù nhân.

 

Ngồi nghỉ một lát, thầy đưa tay vào trong miệng sờ, rồi đột nhiên nói:

 

- H́nh như đă nhổ nhầm chiếc răng không đau !

 

Đức hốt hoảng:

 

- Thầy xem lại cho kỷ đi !

 

- Đúng rồi ! Nhổ răng không đau !

 

Đức biến sắc, xin phép thầy đợi một lúc để đi ra hỏi lại vị nha sĩ.

 

Tuy đă âm thầm đút lót, cố giữ bí mật, nhưng cái tin “Nhổ răng không đau" truyền nhanh như làn sóng điện v́ mọi người trong trại đều đang quan tâm đến sức khỏe của thầy.

 

Đức sau khi trở lại hỏi vị nha sĩ, th́ anh ta trả lời:  "tôi hỏi thầy đau ở đâu, thầy chỉ cái nào th́ tôi nhổ cái đó."

 

Đức hởi ôi! kêu trời cũng đă lỡ chuyện rồi, đành phải đi trở lại để mời thầy ra một lần nữa…

 

Trên đường trở lại pḥng giam thầy th́ Đức chạm mặt ngay vị trại trưởng, ông ta tươi nét mặt lên hỏi :

 

- Anh Đức ! Cái ông nhổ răng không đau c̣n ở đây không?  Tôi nghe nói ông này nhổ răng hay lắm, người bị nhổ không thấy đau ǵ cả.  Anh nói ông ta nhổ hộ cái răng giùm tôi đi, tôi cũng đang đau răng.

 

Thật là hú hồn, Đức thường mà gặp tay này th́ số tiền phải nộp nhiều gấp mười lần mấy tên gác cửa.  Không ngờ ông ta hỏi để nhờ nhổ răng giùm, có lẽ ông ta đang hiểu lầm về cái từ “nhổ răng không đau."  Thật là trời giúp cho ḿnh.  Đức vội trả lời:

 

- Vâng, vẫn c̣n đây, ông muốn theo tôi hay là để tôi mời anh ta đến văn pḥng trại trưởng.

 

- Đến văn pḥng tôi đi.

 

- Tôi sẽ nói anh ta đến ngay.

 

Đức quay trở lại chổ đậu xe, nh́n thái độ lo sợ của vị nha sĩ, biết anh ta đang mong xe rời bánh ngay.  Vừa gặp mặt, Đức lớn tiếng với mọi người :

 

- Không cần phải sợ nữa, ông trưởng trại đang cần Bác sĩ nhổ giúp cái răng đau của ổng.

 

- Thật không?  Vị bác sĩ mở mắt lớn hỏi.

 

- Thật chứ!  Tôi đang mừng đến nỗi hết thấy đói bụng luôn.

 

Bây giờ th́ mọi người mới chấn tỉnh, nhất là vị bác sĩ, mấy phút trôi qua anh ta đă lấy lại được sự b́nh tĩnh, mở cái hộp đồ nghề mang theo, xem xét thật kỷ lưỡng mọi thứ.

 

Đức bây giờ khoan thai từng bước một, ra vẽ là trưởng đoàn bác sĩ Liên Hiệp Quốc đem cứu tinh đến cho trại tù. Anh ta đưa tay vẫy chào mọi người với nụ cười luôn nở trên môi, đi bên cạnh là vị bác sĩ.

 

Vào văn pḥng trại trưởng, ông ta mời Đức và vị bác sĩ ngồi xuống ghế, trên bàn có mấy tách trà đă pha sẵn.  Bây giờ Bé già trở thành quư khách của ông trưởng trại tù.  Bé già thầm nghĩ từ xưa đến nay ḿnh cần hắn, nên phải khúm núm, bây giờ hắn cần ḿnh th́ cũng nên lên mặt một chút cho phải đạo chứ!  Nghĩ vậy nên Đức hất mặt lên tiếng:

 

- Ông trại trưởng đă sẵn sàng chưa?  Bác sĩ của chúng tôi đang trong tư thế chờ lệnh.

 

- Tôi sẵn sàng rồi, mấy ngày nay nhức nhối muốn chết luôn.  Đang tính lái xe về dưới phố để xin nhổ chiếc răng đau này, nay có bác sĩ vào đây th́ tốt quá.

 

Vị bác sĩ đưa tay chỉ vào chiếc ghế gần đó, rồi buộc miệng :

 

- Xin mời ông ngồi vào ghế này để tôi xem sao.

 

- Vâng.

 

Ông trưởng trại ngồi ngay vào ghế, vị bác sĩ lấy hết đồ nghề ra để trên bàn và chậm răi xem xét thật kỹ lưỡng, tay anh ta gơ nhẹ vào từng cái một để xem phản ứng của bệnh nhân. Sau khi biết chắc là đă điểm trúng vào chiếc răng đau, anh ta lấy thuốc tê ra tiêm, rồi chờ một lát sau mới dùng kềm nhổ. Răng đă nhổ ra hết, nhưng v́ thuốc tê đă làm cho ông trại trưởng không cảm thấy đau đớn ǵ cả.  Sau khi được báo cho biết là chiếc răng đau đă được nhổ ra rồi, ông trại trưởng lên tiếng khen:

 

- Bác sĩ quả thật là người đă “nhổ răng không đau."

 

Vị bác sĩ trẻ với nụ cười gượng trên môi:

 

-         Vâng, tôi quả thật là người đă nhổ răng không đau.

 

Riêng Đức thấy hai người đối đáp mà cắn hai hàm răng lại, cố gắng để đừng để phát ra tiếng cười, v́ câu “nhổ răng không đau” ai muốn nghĩ ra sao cũng đúng cả.

 

Thấy không khí vui vẽ, Đức vội mở miệng:

 

- Xin ông trại trưởng cho phép chúng tôi gặp lại thầy Tuệ Sĩ để xem xét cho thật kỹ mấy chiếc răng của thầy, v́ cũng cả tháng nữa tôi mới trở lại đây.

 

- Được, không có ǵ trở ngại, tôi sẽ gọi người đến đó mở cửa cho các anh vào trong pḥng thầy.

 

Đức và vị bác sĩ từ giả ông trưởng trại, rồi rảo bước về phía dăy nhà tù mà thầy đang ở trong đó. Vừa đi Đức vừa mở miệng:

 

- Sao mà Bác sĩ làm cho ông này lâu quá vậy ! c̣n thầy th́ chưa được một phút là xong mọi chuyện?

 

- Tôi phải xem xét cẩn thận cho ông ta chứ ! chúng ta vào đây đang bất hợp pháp, nếu có ǵ sơ xuất th́ khổ lắm, bây giờ bệnh nhân là trưởng trại tù, làm loạng quạng, ổng nổi máu sùng lên th́ vô khám cả đám, nhà tù chỉ cách chúng ta mấy bước chân mà thôi!

 

Đức gật đầu đồng ư với sự tính toán của anh ta.  Nhưng rồi cũng ấm ức hỏi tiếp:

 

- Hồi năy tôi thấy Bác sĩ đâu có tiêm thuốc ǵ cho thầy trước khi nhổ! tôi chỉ thấy anh đưa kềm vào và nhổ cái răng ra rất nhanh.

 

- Xin lỗi, hồi năy tôi luưnh quưnh quá, quên luôn chuyện chích thuốc tê cho thầy. Tôi chưa bao giờ sợ như vậy, chắc là thầy đau lắm.  Nhưng tôi vẫn c̣n một ống thuốc tê nữa.  May mà tôi đem theo hai ống.

 

Đức nghe anh ta nói mà ḷng dỡ khóc dỡ cười, và nghĩ thầy cũng hay thật, bị nhổ răng không có thuốc tê, lại bị nhổ chiếc răng không đau mà không rên la một tiếng…

 

Vừa bước đến pḥng giam th́ cửa đă mở sẳn, vị bác sĩ bước đến:

 

- Xin lỗi thầy, hồi năy con sợ quá nên không c̣n tin thần để nhận định, xin thầy cho con xem lại.

 

- Được rồi, thầy hiểu mà.

 

Sau khi xem xét lại thật kỹ lưỡng cho thầy, quả thật vị bác sĩ đă nhổ mất chiếc răng không đau, bây giờ th́ phải làm lại lần nữa với sự cẩn thận không thua kém ǵ đă làm cho ông trại trưởng.

 

Xong xuôi mọi người ngồi lại tṛ chuyện với thầy thêm nữa giờ, rồi chia tay ra về.

 

Đức hú hồn: Mọi chuyện đă trôi qua êm đẹp, nhưng câu chuyện “nhổ răng không đau" không bao giờ phai nḥa trong kư ức….

 

*

 

*      *

 

Bài này được viết lên sau khi nhận được tin Sư bà Linh Sơn vừa mới viên tịch tại chùa Linh Sơn, Nha Trang.

 

(1) Q. Đức là pháp danh của một đệ tử đă quy y thầy Tuệ Sĩ.

 

(2) người viết tự đặt tên, v́ không muốn nêu tên họ thật lên đây.

 

(3) Người viết tự đặt tên, cũng không muốn nêu ra tên thật của vị bác sĩ trẻ tuổi này, anh ta đang c̣n ở VN, v́ có thể bị đảng và Nhà Nước hỏi thăm sức khỏe về cái tội lén lút chữa răng cho một vị tăng mà chúng đă gán cho cái tội “mưu đồ phản quốc."