Ngày xuân Đinh Hợi xem tranh
Lợn Đông Hồ
Tranh Đông Hồ nhiều, nhưng quen thuộc nhất,
nổi tiếng nhất có lẽ là tranh Gà,
tranh Lợn. Hãy để ít phút giây ngắm
bức tranh Lợn lạ lùng của nền hội họa
dân gian. Bức Lợn nái ăn dáy thật đẹp.
Lợn được cách điệu lạ mắt. Đặc
biệt là cái khoáy tròn âm dương.
Làm sao có thể nhìn những cái
xoáy lông trên mình con lợn thành
cái khoáy âm dương của triết học
cổ được! Đó thật sự là sự
thần tình của người họa sĩ dân
gian. Đó là thần bút! Bức Đàn
lợn mẹ con cũng vậy. Trên mình con lợn
nào cũng có khoáy âm dương!
Làng tranh Đông Hồ
Từ ngã tư Đông Côi rẽ sang trái
về phía Bắc Ninh, tới bến đò
làng ở trên bờ nam sông Đuống
có làng Đông Hồ, tức làng Mai. Đây
là làng nghệ thuật cổ, còn gọi
là làng tranh Đông Hồ vốn được
những người sành về mỹ thuật trong,
ngoài nước hâm mộ. Tranh Đông Hồ
có nhiều mầu và mỗi mầu phải khắc
một bản ván riêng, do vậy mỗi gia đình
chứa rất nhiều ván khắc. Một bức
tranh có tới hàng năm sáu ván. Người
sáng tác mẫu vẽ lên giấy, sau đó
dán giấy lên các ván và khắc,
nét khắc khá sâu và đứng
thành.
Đặc điểm in ấn
Tranh được in hoàn toàn bằng tay với
các bản màu; mỗi màu dùng một bản,
và bản nét in sau cùng. Nhờ cách in
này, tranh được "sản xuất" với
số lượng lớn và không đòi hỏi
kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in
trên ván gỗ một cách thủ công,
nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước,
thông thường các tờ tranh không lớn
quá 50 cm mỗi chiều.
Giấy in và màu sắc
Trong bài thơ ''Bên kia Sông Đuống''
nhà thơ Hoàng Cầm viết:
''Tranh Đông Hồ, gà lợn nét tươi
trong,
''Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Ngoài các đặc điểm về đường
nét và bố cục, nét dân gian của
tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc
và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông
Hồ được gọi là giấy điệp:
người ta nghiền nát vỏ con điệp, một
loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với
hồ (hóa chất) hồ (hồ được nầu
từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp,
có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để
quét nền tranh thường được nấu
loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn,
hồ nấu từ bột nếp thường dùng để
dán) rồi dùng chổi lá thông (thực
vật) thôngquét lên mặt giấy dó. Chổi
lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường
quét và vỏ điệp tự nhiên cho
màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh
điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể
pha thêm màu khác vào hồ trong quá
trình làm giấy điệp. Màu sắc sử
dụng trong tranh là màu tự nhiên từ
cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh
(gỉ đồng (nguyên tố)đồng, lá
chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ
vang), v.v. Đây là những màu khá cơ
bản, không pha trộn và vì số lượng
màu tương ứng với số bản khắc gỗ,
nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ
dùng tới 4 màu mà thôi.
Thay đổi gần đây
Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại
đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu
như ai cũng đều biết cả. Tranh gần gũi
còn vì hình ảnh của nó đã đi
vào thơ, văn trong chương trình học.
Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết
đã mai một, làng tranh cũng thay đổi
nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có
thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy
dó ở làng Yên Thế (Bưởi, Tây Hồ)
cũng đã không còn. Tuy thế tranh Đông
Hồ đóng vai trò như một di sản văn
hóa, một dòng tranh dân gian không thể
thiếu.
Theo đánh giá của một
số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời
điểm hiện tại thường không có
màu sắc thắm như tranh cổ, nguyên
nhân là người ta trộn màu trắng
vào điệp quét giấy để bớt lượng
điệp khiến giấy mất độ óng
ánh và trở nên "thường",
màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại
màu công nghiệp, các bản khắc mới
có bản không được tinh tế như bản
cổ. Một điểm đáng lưu ý
khác nữa là một số bản khắc đã
đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ
Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến
tranh ít nhiều bị què cụt về mặt
ý nghĩa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng
này ước đoán là:
-Có một thời chữ Hán (và chữ
Nôm) bị coi là phong kiến lạc hậu, liệt
vào danh mục bài xích nên thợ in đục
bỏ cho đỡ rách việc.
-Thế hệ sau này không phải ai cũng đọc
và hiểu được các ký tự ấy
nên tự ý bỏ đi.
-Cũng do không đọc hiểu được
nên các ván khắc truyền lại "tam sao
thất bản", đến mức còn lại
các ký tự nhưng không đọc được
ra chữ gì. Nội dung tranh
Nội dung tranh phổ biến nhất là chúc tụng;
ví như tranh Vinh hoa-Phú quý, Nghi xuân,
Gà đàn , tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn
Trâu Thổi Sáo, Nhà Nông... Với các
tranh có phần chữ Hán đi kèm thì
ý nghĩa sáng tỏ hơn bao giờ hết.
Ví dụ như tranh Nhân nghĩa vẽ hình em
bé ôm cóc có chú thích chữ
"nhân nghĩa" ấy chính là lời cầu
chúc cho các cháu bé được tặng
tranh có được cái Nhân, cái Nghĩa
như con cóc tía trong truyện cổ: mình mẩy
tuy có thể xấu xí, bé nhỏ song
dám lên kiện cả ông trời để đòi
mưa cho dân làng. Chính vì vậy tranh vẽ
hình em bé ôm con cóc một cách
trìu mến. Không có sự giải thích nội
dung tranh sẽ trở nên khó hiểu vì ai
mà bồng bế một con cóc bao giờ.
Các tranh khác, đặc biệt là tranh sinh hoạt
thì có nhiều cách giải thích hơn,
cho tới nay có những cách phân tích
khác nhau hoàn toàn (ví dụ tranh Đánh
ghen).
Về nội dung tranh, lưu ý rằng có sự
gần gũi nhất định giữa nội dung tranh
khắc gỗ màu của Việt Nam với của Trung
Quốc, có những tranh mà cả hai nước đều
có, song tranh Đông Hồ phát triển
thành một hướng riêng tồn tại nhiều
thế kỷ và được thừa nhận như
dòng tranh dân gian được biết đến
nhiều nhất ở Việt Nam.
Chánh Hạnh sưu tầm
|
|
|