Thap Nhi Nhan DuyenTác giả: Bhante S. Dhammika

Nguyễn Văn Hòa dịch thuật ngay 16 thang 8 nam 2007

Himalayas là dãy núi cao nhất thế giới. Dãy núi này tạo thành một vòng đai vĩ đại dài đến 2500 cây số, với chiều rộng từ 2 đến 300 cây số và vạch rõ được biên giới phía bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Kinh Bổn Sanh diễn tả Himalayas là một vùng rộng lớn, cao năm trăm trượng và rộng ba ngàn bộ. Đôí với người thời cổ Ấn Độ dãy nuí này là "dãy núi ngàn đỉnh" hoặc là "cái sào đo chiều cao của thế giới." Sách vỡ của Người Hindus gọi chúng là Devabhumi, "thiên đình" trong khi Đức Phật thì gọi chúng là Pabbataràua, 'chúa tể của núi non'.

Nghĩa chính xác của tên Hy Mã Lạp Sơn không được rõ ràng. Tên goị này bắt nguồn từ chữ hima và mala có nghĩa là 'vòng hoa của tuyết' hay là từ chữ hima và alaya có nghĩa là 'cỏi tuyết'. Cả hai nghĩa đêù thích hợp với ngọn núi hùng vĩ này. Nhìn từ một khỏang xa trong bất cứ mùa hè hay mùa đông dãy nuí này luôn luôn được xuất hiện với những vòng hoa trắng tinh và không cần biết trời ấm cỡ nào dưới những thung lũng trong mùa hè tuyết trắng luôn luôn bao phủ nơi chân trời.


Phra Viriyang Sirintharo

Mặc dầu liên kết với người Ấn Giáo thường xuyên hơn, nhưng người dân Hy Mã Lạp Sơn lại thường nhắc đến kinh Phật và đã quen thuộc với hình ảnh Đức Phật. Đức Phật đã thấy ngọn núi phủ đầy tuyết hùng vĩ và những thành lũy đá chung quanh trước khi Ngài tuyên bố cùng thế giới và bắt đầu tìm kiếm sự thật. Khung cảnh ngoại mục của ngọn Dhaulagiri cao 8,167 thước có thể nhìn thấy rất rõ từ thành kapilavatthu quê hương của Ngài. Có lẽ Ngài đã có ngọn núi đặc sắc này trong tâm Ngài khi Ngài so sánh con người trong sáng với những đỉnh tuyết rực rỡ phản chiếu ánh mặt trời.

Người lành dầu ở xa
Sáng tỏ như núi tuyết,
Người ác dầu ở gần
Như tên bắn đêm đen


kinh pháp cú kệ ngôn 304

Phra Viriyang Sirintharo

Không bao lâu sau khi Đức Phật Giác Ngộ, người ta cho rằng Ngài đã dùng quyền lực vạn năng để thăm viếng Hồ Anotatta nơi mà bây giờ được xác nhận là Hồ Manasarovar tại chân núi Kilash (Vin.1.27). Sau đó trong cuộc đời của Ngài, Ngài thỉnh thoảng 'ở lại ít lâu trong liêu cốc trong vùng Hy Mã Lạp Sơn có lẽ là nơi có những đồi cây dày đặc của vùng bình nguyên Kumon hoặc những ngọn đồi Mahabarata của Nepal (s.i.116). Thật khó để biết xa như thế nào đến những ngọn núi mà Đức Phật có thể đi qua nhưng Ngài đã một lần nhắc đến 'những vùng gập ghềnh trong dãy Hy Mã Lạp Sơn nơi mà thợ săn và những con mồi có thể tới và xa hơn nữa, tại những vùng mà cả con người lẫn dã thú cũng không có thể đến được (s.v.148)

Một số các đệ tử thân cận của Ngài, noi theo truyền thuyết vinh dự của Ấn Độ khổ hạnh, đã đi lên những ngọn núi để tìm sự an lạc và ẩn cư. Trong kinh Jataka Đức Phật đã khuyến khích những vị tu sĩ với câu hỏi 'các con có muốn đi vào dãy núi Hy Mã Lạp Sơn không?' (Gacchissatha pana Himavanta càrikaü, Ja.V,415) Dãy Hy Mã Lạp Sơn có nét đặc trưng nổi bậc trong thời Đức Phật . Vào thời cổ Đức Phật, Ấn Độ đã được biết như là Jambudipa và là một trong bốn lục địa lớn của thế giới. Phía bắc biên giới của đất nước này được vạch rõ bởi những ngọn núi Usirađdhaja (vin.IV, 197) và ở xa hơn đó là ngọn núi Hy Mã Lạp Sơn, vùng này đôi khi được gọi là Himava, Himacal hoặc Himavata.

Phra Viriyang Sirintharo

Trong kinh Jataka đặt tên cho một số hang động, cao nguyên, thung lũng, tu viện và sông ngòi trong vùng Hy Mã Lạp Sơn nhưng hầu như ngày hôm nay không cái nào có thể nhận diện được. Hang động nổi tiếng nhất là hang ở dưới chân núi Nanda và được biết là hang Nandamula. Đức Phật Pacceka được đề cập đến là đã sống trong hang này và bay từ đó đến thành Benares hay ở bất cứ nơi nào trong nước Ấn Độ, và bay trở về lại hang (ja.ÌÌI.157, 190, 230, 259). Trong một nơi được miêu tả huyền bí thánh thiện; Ngài mặc một áo choàng màu đỏ rách tả tơi như cánh kiến đỏ, tối đen như một đám mây mưa, sợi giây lưng của Ngài màu vàng giống như ánh sáng loé lên của tia sét và cái bát bằng đất sét treo trên vai của Ngài màu nâu như màu con ong. Ngài bay vào không gian và sau khi thuyết giảng một thời pháp Ngài bay trở về hang Nandamula ở miền bắc của dãy Hy Mã Lạp Sơn (J.IV.114).

Bảy hồ lớn là Kannamundaka, Rathakara, Sihapapata, Chađdanta, Tiyaggala, Anotatta và Kunala và một vài cái nổi bật hơn đó là Manipabbata, Hingulapabbata, Ajanapabbata, Sanupabbata và Phalikapabbata (Ja.V.415). Hai đỉnh núi có thể nhận diện được là Kelasa, mà bây giờ là Kilash và Nanda cao 7817 mét là ngọn núi cao thứ nhì ở Ấn Độ (Ja. IV. 216.230.233). Được xếp loại thứ nhất của vùng đồi núi. Một vài cái không được rõ ràng hay mâu thuẫn bởi các nhà địa lý học cổ xưa, đó là Uttarakuru, Northern Kuru, từ địa hạt cận đại của Kulu. Uttarakuru được tìm thấy như là vườn kiểng hay trần gian vui thú, thiên đường của ánh nắng bất diệt và tình yêu tự do nơi mà những thảo dược và mùi thơm của các loài hoa mọc lên dào dạt và tất cả những sinh vật sống không lo lắng hay phải làm việc khó nhọc.

Phra Viriyang Sirintharo

Dựa theo kinh Atanatiya thì lúa được trồng tại Uttarakura là loại tự mọc lên, mùi thơm và không có trấu, có nhiều du khách qua lại trên lưng của những con ngựa đua thật đẹp hoặc những con ngựa con thật duyên dáng, những cây trái thì luôn luôn nặng trĩu với những quả và tiếng kêu của những con công, con diệt và những con chim cu với tiếng hót nhẹ nhàng êm ái. Ở một vài nơi trong Uttarakuru Kuver, có những toà lâu đài khảm châu báu của Vua chúa. Nếu những du khách có dịp du hành xuyên qua Garhwal hay Kumaon, vào thời gian mùa xuân, họ có thể nhận diện dễ dàng những truyện cổ tích đã diễn tả tuyệt vời. Những vùng đó đã dâng hiến những cảnh đẹp nhất mà bạn không thấy nơi đâu có trên trái đất này.

Ở phía bên kia dãy Hy Mã Lạp Sơn có những ngọn núi vĩ đại tên là Kelasa, Seneru, Neru hoặc thường hơn Meru là ngọn mà người ta nói rằng đó là con đường tận cùng của trái đất, mũi nhọn tại bốn lục địa gặp nhau. Meru tương xứng với ngọn Kilash gần rìa miền Nam của cao nguyên Tây Tạng. Mặc dù không có nghĩa hẳn là nổi bậc hơn trong tất cả những đỉnh cao nhất, núi Kilash thì thật là thấp hơn nó, cho nó một ấn tượng của cao lớn mênh mông và hùng vĩ. Kilash gần như hình chóp tuyết phủ tạo thành với nhiều đường dài đen cho nó như đứng riêng biệt . Phật giáo thời cổ xưa sơ khai của Ấn Độ và vùng miền bắc đã có sự tương đối đúng. Mặc dù diễn tả trong từng phần và hoàn toàn sai trong những ngọn núi kia.

Phra Viriyang Sirintharo

Dãy Hy Mã Lạp Sơn được nhắc đến nhiều trong Túc Sanh Truyện. Trong nhiều kiếp sống của Ngài Đức Phật từ bỏ thế gian và đi vào cuộc sống như là một người tu khổ hạnh tại nhiều vùng núi hoặc ẩn dật nơi đó cho đến hết cuộc đời. Ngài và những vị tu khổ hạnh sinh sống bằng trái cây và lúa mạch và thường làm bạn với thú rừng. Khi mùa đông tới họ xuống vùng đồng bằng để tránh cái lạnh giá, kiếm muối, dấm và những thực phẩm dự trữ khác rồi họ trở lại vùng núi bốn tháng sau. Trong Túc Sanh Truyện giải thích rằng "Dãy Hy Mã Lạp Sơn trong mùa mưa, khi mưa thì mưa liên miên, những cơn mưa đó có thể làm đổ những cây cối, những trái cây rừng và những lá bắt đầu rơi rụng, những người tu khổ hạnh phần lớn xuống núi, và mang theo những vật dụng tùy thân của họ.

 

Phra Viriyang Sirintharo

Cũng có thể Đức Bồ Tát và những vị tu khổ hạnh trước và sau Ngài thám hiểm nhiều vùng núi đồi xa xôi của dãy Hy Mã Lạp Sơn và mang về Ấn Độ sự mô tả chính xác của vùng đất linh thiêng này. Trong Túc Sanh Truyện hay Sama Đức Bồ Tát thì mô tả như theo giòng sông Ganges vào trong dãy núi tới nơi mà con sông Migasammata chảy vào nó và rồi tiếp theo là con sông thứ nhì cho đến khi Ngài tới nơi thích hợp để xây dựng cho Ngài một nơi ẩn tu. Migasammata hầu như chắc chắn tương đương với con sông Alakanda mà nó kết hợp với sông Ganges gần Devaprayag. Nhiều thời vua chúa khác nhau cũng có công trong việc thám hiểm này. Túc Sanh Truyện kể rằng vua đã gửi đoàn thám hiểm đi vào trong dãy núi Hy Mã Lạp Sơn được hướng dẫn bởi người sống trong rừng. Họ cột thật nhiều bè vào nhau và lướt đi trên sông Ganges.


Phra Viriyang Sirintharo

Phật giáo đến với người dân Hy Mã Lạp Sơn rất sớm. Sau lần kết tập kinh điển lần thứ ba bởi vua Asoka có năm vị Tu sĩ dưới sự lãnh đạo của Thánh Arahat Majjhima được cử đến vùng Hy Mã Lạp Sơn để truyền giáo. Đáng tiếc là, trong các tài liệu không cho chúng ta biết phần nào của vùng mà Thánh Majjima và các vị tu sĩ đã đi qua mặc dù có thể là thung lũng Kashmir hoặc Kathmandu. Khi vị tu sĩ Trung Hoa là Ngài Huyền Trang viếng thăm Kulu và các vùng thung lũng phụ cận vào thế kỷ thứ 7 mà cho đến ngay nay vẫn còn dấu hiệu của dân cư theo đạo Phật. Đất đai phì nhiêu màu mỡ những thu hoạch thì được gieo và thu nhập thích hợp. Những bông hoa và trái cây thì phong phú và những thực vật và cây trái tạo cho sự dinh dưỡng dồi dào. Trở thành nơi cư trú trong vùng giữa của những ngọn núi tuyết ở đó có rất nhiều dược thảo có giá trị. Vàng, bạc và đồng đỏ được tìm thấy ở đây như là tinh thể và đồng thiên nhiên. Khí hậu thì cực kỳ lạnh và mưa đá và tuyết rơi thường xuyên.


Phra Viriyang Sirintharo

Người dân thì mộc mạc, chất phát và diện mạo tầm thường. Họ thì dai sức và khỏe mạnh bởi tạo hoá thiên nhiên, họ rất tôn trọng công lý và có sự dũng cảm. Ở đó có khoảng 20 tu viện và hàng ngàn tu sĩ hay nhiều hơn thế. Phần lớn họ theo truyền thống Đại Thừa mặc dầu có một vài truyền thống tu viện khác. Ở đây thánh A la hán và các đạo sĩ tu tiên cư ngụ. Ở giữa đất nước thì có một ngọn tháp được xây bởi vua Asoka. Cuối cùng toàn thể người dân vùng Hy Mã Lạp Sơn trở thành Phật tử và ngay cả ngày hôm nay các vùng Ladhkh, Zanskar, Lahaul, Spiti, Kinnau, Mustang, Sikkim và Bhutan thì Phật giáo vẫn còn chiếm ưu thế.

Phra Viriyang Sirintharo

Trong một vài vùng của dãy Hy Mã Lạp Sơn như Garhwal hay Kumaon ngày hôm nay du khách khó tìm thấy vết tích cổ xưa của Phật giáo. Ngôi chùa cổ xinh đẹp đã trở thành đền thờ Hindu ít nhất cũng nhiều ngàn năm. Nhưng ngôi tháp bằng đá tại bốn góc và rất nhiều tượng với trang phục của vị Bồ Tát, cho thấy rằng nơi đây nguyên thủy là ngôi chùa Phật giáo.

 


Bờ bên kia của giòng sông tại Mandi có một vài hang đá nơi mà những vị tu sĩ Phật giáo đã sống và tu tập tại đó. Nhiều người Tây Tạng đã thành lập nhiều cộng đồng và nhiều tu viện tại tỉnh Garhwal và Kumaon trong những địa điểm giống như Dharmasala và Manali. Họ cũng có khai hoang và đôi khi ngay cả tạo lại nơi thiêng liêng như Rawalsa, giả sử như nơi sanh của Padmasambhava (Liên Hoa Sanh)

dieuphap.com dieuphap.com