PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

  PHẬT GIÁO MỚI

  Trích trong "Văn Hóa Sử Nhật Bản"

Tác phẩm của GS Ienaga Saburou do Lê Ngọc Thảo dịch (nguồn:Trang nghiên cứu Nhật Bản www.erct.com)

Sự nổi dậy của thế lực quần chúng đứng đầu là vũ sĩ đă tạo ra một lănh vực mới mà xă hội quí tộc không tạo ra được. Giống như vậy, trong lănh vực tôn giáo, tín ngưỡng đại chúng có tính chất khác biệt với Phật giáo quí tộc, đă được sinh ra.

  Như đă nói ở chương trước, quí tộc đă có tự giác rằng vinh hoa hiện thế không phải là vinh hoa tuyệt đối nên đă lần lần đi t́m cứu độ cho đời sau. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo nghĩa của Tịnh độ giáo được đề xướng ra, thuyết về “cực lạc văng sinh” (sau khi chết sẽ được sinh ra ở cực lạc tịnh thổ) và vào năm 985, Ousei youshuu (往生要集) (Văng sinh yếu tập) của Genshin (源信) (Nguyên Tín) đă ra đời.

  Cách dạy niệm phật trong Ousei youshuu là cất những pḥng A mi đà đẹp đẽ, trong đó quí tộc say sưa huyền hoặc với cực lạc văng sinh. Những dạy bảo nầy chỉ có thể áp dụng được đối với quí tộc, nhưng không có tính chất trở thành cứu độ đối với dân chúng. Kẻ lo sinh kế hằng ngày như dân chúng cần những dạy bảo đơn giản hơn và những bảo đảm cứu thế minh bạch hơn. Trong dân gian, tín ngưỡng của những người tu hành cấp thấp, sống phá giới, nửa tăng nửa tục, lớn tiếng đọc kinh Pháp hoa, siêng năng niệm phật tối ngày, những người được gọi là hijiri () (thánh) hoặc shami (thầy chùa trẻ) , lại là những tín ngưỡng gần gũi với dân chúng.

  Từ thời Heian, đề xướng tu hành giản dị của Nichiren (日蓮) (Nhật Liên) và Hounen (法然) (Pháp Nhiên) đă tạo ra một bối cảnh cho giáo lư mới trong đạo Phật dân gian.

  Từ thời viện chính, nguy cơ của xă hội quí tộc ngày càng trở nên sâu sắc. Trong kinh điển Phật giáo có thuyết mạt pháp cho rằng 2000 năm sau khi Thích ca mất sẽ có thời “mạt pháp” ở đó Vương pháp, Phật pháp bị diệt vong. Đối với quí tộc đó là những việc sắp xảy ra trước mắt, điều nầy đă khiến cho tâm lư bất an của quí tộc trở thành mănh liệt hơn. Trong chiến loạn thời Hougen (保元) (Bảo Nguyên), Heiji (平治) (B́nh Trị), Chishou (治承) (Trị Thừa), Kyouto đă là chỗ của binh mă, trật tự xă hội tan nát rơ rệt ra, điều nầy đă khiến cho mọi giai tầng trên dưới trong xă hội yêu cầu những cứu độ để thoát qua nguy cơ nầy.

  Để đáp ứng với yêu cầu xă hội nầy, người đưa ra tiếng nói đầu tiên cho Phật giáo mới, là tăng Hounen (Pháp Nhiên).

  Hounen thuyết cách chuyên tu niệm Phật, dạy rằng ở thời mạt pháp, không có cách cứu độ nào khác, chỉ cần niệm tên Amidabutsu (A di đà phật) th́ sẽ được văng sinh. Và Hounen đă lập ra một tôn phái mới gọi là Joudoshuu (浄土宗) (Tịnh Thổ tôn). Đương nhiên Hounen đă t́m cách cứu độ mọi ngườI bằng hành vi niệm phật. Cần phải nói rằng cây cờ của Phật giáo đại chúng đă được giơ cao bằng cách thuyết giáo rằng, Phật đă chỉ cách tu hành, rằng niệm phật bằng miệng th́ ai cũng có thể văng sinh, bất kỳ người đó là kẻ thấp hèn ngu xuẩn, không có dư dă để học vấn, hoặc những loại người bần cùng khốn khổ không có tiền bạc để xây dựng chùa chiền, lập tượng. Đó là hiện tượng mới hoàn toàn không có trong Phật giáo quí tộc. Dưới pháp môn của Hounen ngoài hoàng tộc, quí tộc, từ những vũ sĩ như Kumagai Naozane (熊谷直実), Utsunomiya Yoritsuna (宇都宮頼綱), đến những người thấp hèn trong xă hội như tên đạo tặc Takano no Shirou (交野四郎), hoặc du nữ rước khách ở pḥng, mọi người ở mọi giai cấp trong xă hội tụ tập, cũng là v́ cách dạy chuyên tu, niệm phật đă phủ định những khác biệt giai cấp, và đó là cách cứu độ b́nh đẳng vạn dân.

  Shinran (親鸞) (Thân Lăm), tăng xuất thân từ pháp môn Hounen, đă vào nông thôn vùng Kantou (関東), tiếp xúc với nông dân và vũ sĩ hạ cấp sống ở nông thôn, kết nối sâu xa với đại chúng hơn cả Hounen, nhờ đó đă làm cho giáo nghĩa của Joudoshuu thấm nhuần trong dân gian.

  Giáo nghĩa và tín ngưỡng độc đáo của Shinran đă được viết trong sách  “Gyougyou shinshou” (教行信証) (Giáo hành tín chứng) và trong ngữ lục “Tanni shou” (歎異抄) (Thán dị sao), sách chính của ông. Shinran cho rằng con người từ bản chất là “ác nhân” có đầy những tội ác không thể khắc phục được, và nguyện vọng của Phật là cứu độ những ác nhân nầy. Cho nên văng sinh có được nhờ tin ở Phật “Kongou” (金剛) (Kim Cương), tuyệt đối nhờ sức mạnh của người khác, hoàn toàn hủy bỏ sức lực của ḿnh. Theo Shinran, niệm phật không phải là cách tu hành theo ư ḿnh mà là do Phật ban cho. Điều đó đă khiến giáo nghĩa của Joudoshuu trở thành sâu xa hơn, đi gần đến chổ quét sạch được tính cách bùa phép của niệm phật c̣n sót lại trong cách niệm phật của Hounen.

  Phát triển của Phật giáo từ Hounen đến Shinran có nghĩa rằng, trong khoảng thời gian lâu, Phật giáo Nhật Bản đă đ́nh trệ ở tín ngưỡng hiện thế, có tính cách bùa phép, lần đầu tiên đă được nâng cao đến chỗ cứu tế về mặt tinh thần. Từ trước đến nay, Phật học chỉ là một môn học có tính cách quan niệm trên bàn giấy của các nhà tăng hiếu học, tách rời với tín ngưỡng sống thực trong xă hội, nay có được sinh mệnh hiện thực với cơ sở có lư luận tín ngưỡng mới. Nói ngược lại từ trước đến nay Phật giáo Nhật Bản đă bỏ những lư luận căn bản của Phật giáo, để trở thành một tín ngưỡng hiện thực có tính cách bùa phép giống như tôn giáo dân tộc, hoặc để trở thành giáo học trong nội bộ của giáo đoàn bắt chước giáo học đại lục, nay mới trở lại được lập trường nguyên lai của Phật giáo, và đă trở thành tín ngưỡng có tính cách Nhật Bản, để trả lời những yêu cầu tôn giáo hiện thực của người Nhật. Điều trọng yếu là sau 700 năm từ khi Phật giáo truyền đến Nhật, lần đầu tiên một tư tưởng ngoại lai như Phật giáo đă trở thành tư tưởng của người Nhật.

  Phật giáo như mọi người đă biết, là tôn giáo do thái tử Tất Đạt (Thích Ca) sáng lập, đây là một tôn giáo có tính cách thế giới, nhằm cứu độ toàn nhân loại, vượt qua cả quyền lực quốc gia. Từ trước đến nay, Phật giáo của Nhật là tôn giáo để trấn hộ quốc gia, là tôn giáo lấy quí tộc làm chủ, không có tính cách vượt qua quốc gia. Hounen và Shinran đă cắt đứt tất cả những ràng buộc với quyền lực quốc gia và chuyên tâm trong việc cứu tế linh hồn dân chúng. Ư nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử của “Tịnh độ tôn” là đă bắt đầu tự giác rằng, giữ tự do tín ngưỡng độc lập với quyền lực quốc gia là điều quan trọng nhất của tôn giáo. Những người nầy đă phê phán sự thông đồng của giáo đoàn Phật giáo cũ với quyền lực quốc gia và điều đó đă là nguyên nhân phải chịu đàn áp nhiều lần. Nhưng họ không khuất phục trước đàn áp, ngược lại Shinran đă ra ư phản đối việc triều đ́nh đàn áp chuyên tu niệm phật. Cần ghi lại một sự thật nổi bật là việc chủ trương tự do tín ngưỡng đối với quyền lực quốc gia nầy.

  Việc đề xướng chuyên tu niệm phật đă gây ra chấn động mănh liệt trong giới Phật giáo. Ngoài mặt, giới Phật giáo cũ phê phán việc tu niệm nầy, nhưng trong nội bộ đă lần lượt có những người mong muốn loại bỏ Phật giáo cũ bằng cách học hỏi giấu diếm h́nh thái tín ngưỡng giản dị nầy.

  Tỉ dụ như tăng Kouben (高弁) (Cao Biền) của tôn phái Hoa nghiêm, người đă viết sách Saijarin (Tồi tà luận) để công kích Hounen, đă phát minh ra Sanjisanpourei (三時三宝礼) (tam thời tam báo lễ) thuyết rằng chỉ cần niệm Namusanpougoshou (南無三宝後生) (nam mô tam bảo hậu sinh) tasukesasetamae (hăy cứu độ) th́ sẽ được thành Phật. Tăng Joukei (貞慶) (Trinh Khánh) của tôn phái Pháp tướng, người viết bản thượng tấu đ̣i đàn áp Hounen cũng đă thuyết duy tâm niệm phật. Nhưng người thúc đẩy việc biến hóa Phật giáo cũ ra mới một cách dứt khoát nhất là tăng Nichiren (Nhật Liên) của tôn phái Pháp hoa (cũng gọi là Nichirenshuu (Nhật Liên tôn)).

  Nichiren đă thuyết rằng ở thời mạt pháp không có cách cứu độ nào ngoài kinh Pháp hoa, và chỉ cần niệm Namumyou hourengekyou (Nam mô diệu pháp liên hoa kinh) cùng với lời cầu th́ sẽ được thành Phật. Namumyou hourengekyou rơ ràng là những tiếng sinh ra từ Namuamidabutsu ( Nam mô a di đa phật). Tôn phái Nichiren có nhiều yếu tố của Phật giáo cũ, vẫn c̣n lối nghĩ dùng đạo để trấn hộ quốc gia và chính Nichiren đă thúc mạc phủ Kamakura theo tín ngưỡng của tôn phái Pháp hoa, nếu không th́ quốc gia sẽ bị diệt vong. Nhưng điểm cần để ư là tôn phái Pháp hoa chủ trương đặt tôn giáo trên chính trị, đem quyền lực quốc gia cống hiến cho tín ngưỡng Pháp hoa, khác với Phật giáo cũ có thái độ lệ thuộc cống hiến cho quyền lực quốc gia. Theo Nichiren, cả triều đ́nh và mạc phủ đều là thần hạ của Phật, ở dưới Phật, và Nichiren đă nói dứt khoát rằng nếu Nhật Bản không có một tín ngưỡng đúng đắn, th́ quốc gia sẽ diệt vong. Nichiren đă không khuất trước những đàn áp của quyền lực. Điểm nầy giống với những người đề xướng chuyên tu niệm phật.

  Đề xướng chuyên tu niệm phật của Hounen đă gây ra nhiều phong trào tư tưởng mới trong giới Phật giáo. Khác với những chuyển biến trong giới Phật giáo quốc nội, một tôn phái mới “Thiền tôn” từ đại lục bắt đầu truyền đến.

  Nhật bản và nhà Tống rốt cuộc đă không lập được bang giao, nhưng nhờ những cố gắng khuếch đại mậu dịch giữa Nhật và Tống của Taira Kiyomori, thương nhân và tăng lữ đi lại nhiều, một số tăng lữ của Nhật đă đi Tống học “thiền” và trở về Nhật. Năm 1191 (Kenkyuu: Kiện cữu năm thứ 2) Eisai (栄西) (Vĩnh Tây) đă về nước truyền lại Rinzaishuu (臨済宗) (Lâm Tề tôn) .Tôn phái nầy sau đó trở thành chủ lưu trong thiền tôn Nhật Bản, nhưng Esai có một vài chỗ mang tính cách tăng lữ “Mật giáo” nên khó nói ông ta hoàn toàn là một thiền tăng. Năm 1227 (Antei: An trinh nguyên niên) Dougen (道元) (Đạo Nguyên) về nước mở Soutoushuu (曹洞宗) (Tào Động tôn) cho rằng phải bỏ dứt tất cả mọi việc thế gian, chuyên tâm ngồi thiền, th́ mới giác ngộ được. Ở đây tinh thần chính thống của thiền tôn đă được đem sang Nhật.

  Tôn phong nghiêm khắc của Dougen, ở một khía cạnh nào đó có cùng ư nghĩa với Nichirensou, tôn phái chủ trương ngoài Pháp hoa kinh không có con đường nào khác để thành Phật, Joudosou cũng vậy, đă thuyết rằng chỉ cần chuyên tu một hàng chữ niệm phật trong kinh, không cần đọc những hàng chữ khác. Vả lại, những chỉ dạy của Dougen mặc dầu đậm đà sắc thái của tư tưởng di thực, thực hành một cách trung thực thiền đạo của Trung quốc, sách Shoupougenzou (正法眼蔵) (Chính pháp nhản tạng) của Dougen đă được viết bằng quốc văn, một việc không thấy trong sách giáo lư Phật giáo. Những suy nghĩ biện bạch triết học trừu tượng được diễn đạt bằng quốc văn, người Nhật đă tư biện triết học qua những suy tư độc lập của ḿnh. Hounen, Shinran, Nichiren cũng đă viết nhiều sách bằng quốc ngữ. Phật giáo mới thời Kamakura đă Nhật Bản hóa những diễn đạt tư tưởng.

  Dougen đă nghiêm khắc xa tránh những kết hợp dễ dăi với quyền lực quốc gia nên Soutoushuu đă không phát triển rộng lớn được. Nhưng thiền Rinzai đă được cả quí tộc và vũ sĩ hoan nghênh. Tướng quân Houjou Tokiyori (北条時頼) (thời Kamakura) đă mời tăng nhà Tống Rankei Douryuu (蘭渓道隆) (Lan Khê Đạo Long) lập ra Kenchouji (建長寺) (Kiện Trường tự), tướng quân Tokimune (時宗) mời tăng nhà Nguyên Mugaku Sogen (無学祖元) (Vô Học tổ nguyên) lập ra Engakuji (延覚寺) (Viên Giác tự) ở Kamakura. Số người nhà của mạc phủ Kamakura theo học về thiền, tăng lên.

                

Tượng Kim Cương lực sĩ chùa Toudai         Tương Vô Trước chùa Koufuke

  Phật giáo mới thời Kamakura tôn trọng tín ngưỡng về mặt tinh thần, coi nhẹ những hành vi bề ngoài như xây chùa, lập tượng nên không có ảnh hưởng lớn đến mỹ thuật tạo h́nh. Dẫu vậy thời nầy cũng đă sinh ra được tranh cuốn lấy truyền kư của Ippen (一遍) (Nhất Biên), giáo tổ của phái Jishuu (時宗) (Thời tôn), một phái trong Tịnh độ tôn, làm chủ đề, cùng với những bức tranh thiền tăng gọi là Chinsou (頂相) (Đỉnh Tướng).

  Phật giáo mới đă làm cho tín ngưỡng trở thành sâu xa hơn, v́ đă xuất phát từ chỗ t́m cách khắc phục một cách tích cực mâu thuẫn tuyệt đối có trong căn bản về sự tồn tại của con người qua cái nh́n hết sức nghiêm khắc về hiện thực. Thái độ nh́n hiện thực lơa lồ đó đă hiện ra trong thế giới mỹ thuật tạo h́nh. Về hội họa, tranh Nisee (似絵), vẽ h́nh người bằng cách tả thực cá tính của người đó, đă được sinh ra. Trong điêu khắc có Kongou Rikishi zou (金剛力士像) (Kim Cương lực sĩ tượng) (h́nh 27) ở cửa nam chùa Toudai, cùng với tượng Mujaku (無著) (Vô Trước) (h́nh 28) và Seshin (世親) (Thế Thân) ở Koufukuji (興福寺) (Hưng Phúc tự) là những tác phẩm có tính cách tả thực. Những tác phẩm nầy đều là tác phẩm của Unkei (運慶) (Vận Khánh), khắc gân, xương nổi cộm của Kim Cương lực sĩ, phản ánh ư khí cũa vũ sĩ, một thế lực cai trị mới. Tượng Mujaku và Seshin là những tả thực tuyệt đĩnh trong lănh vực tượng hồn nhiên. Những kiệt tác ở Toudaiji và Koufukuji nầy phần nhiều đă được tạo ra để chế lại những điêu khắc thời Tenpyou, nhưng theo cách thức Kamakura, trong sự nghiệp “phục hưng Nam đô”, đă bị cháy trong chiến loạn Genpei (cuộc chiến giữa ḍng Minamoto và ḍng Taira). Điểm đáng chú ư là ở đây có những trộn lộn giữa những yêu cầu của thời đại và việc kế thừa truyền thống.

  Tăng Chougen (重源) (Trọng Nguyên) người giữ nhiệm vụ phục hưng Toudaiji (Đông đại tự) đă du nhập dạng thức “thiên vực” từ Trung Quốc sang Nhật để tạo ra cửa lớn phía nam Toudaiji, đây là một cách thức có cách lấp ráp giản dị, thích hợp với những kiến trúc to lớn, nhưng v́ không được truyền bá rộng răi nên dần dần biến mất. Đối lại, cách thức kiến trúc những tự viện phái Thiền tôn, gọi là Karayou (唐様) (cách thức Đường) đă được phát triển rộng răi ở Nhật cùng với sự phát triển của phái nầy. (cách thức “thiên dực” hay “cách thức Đường” đều là những cách thức kiến trúc của Trung Quốc, không phải là tiếng để phân biệt cách thức Ấn Độ hoặc Trung Quốc). Không màu sắc, không trang trí, pḥng đất không sàn cây, đó là đặc sắc của cách thức Đường. Điện xá lợi của Enkakuji (延覚寺) (Viên giác tự) là di tích truyền lại h́nh dáng của cách thức Đường thời Kamakura (h́nh 29).

 

Điện Xá Lợi ở chùa Enkaku

VĂN HÓA MỚI PHÁT ĐẠT TỪ VIỆC THẾ TỤC HÓA CỦA TÔN GIÁO

  Tinh thần tôn giáo cao trào thời Kamakura đă sinh ra nhiều tôn phái mới trong giới Phật giáo. Từ cuối thế kỷ 14 sang đầu thế kỷ 15, những giáo đoàn Phật giáo mới đă dựa theo những biến động thời thế mở rộng ảnh hưởng , đâm rễ sâu trong quần chúng. Giửa thế kỷ 15 “Nisshin” (Nhật Thân) đă truyền bá rộng răi “Nichirenshuu” (Nhật Liên tôn) trong giai tầng thương gia ở thành thị, “Rennyo” (Liên Như) đă truyền bá “Joudoshinshuu” (Tịnh thổ chân tôn) trong giới nông dân ở địa phương. Đặc biệt là thế lực của giáo đoàn “Honganji” (Bản nguyện tự” do “Rennyo” (Liên Như) dẩn đầu đă đứng lên yêu cầu, phản đối ở mọi nơi, và đă trưởng thành đến chỗ có thể đe dọa địa vị cai trị của vũ sĩ. Nếu chia những chùa chiền theo tôn phái riêng biệt vào những năm đầu thời Shouwa (昭和) (thế kỷ 20), thời mà những thế lực tôn giáo tiền cận đại c̣n tồn tại, ta có phái “Shinshuu” (Chân Tôn) đứng đầu với 19 ngàn giáo dân, phái “Soutou” (Táo Động) đứng nh́ với 14 ngàn, phái “Shingonshuu” (Chân Ngôn tôn) có 12 ngàn, phái “Joudo” (Tịnh thổ) có 8 ngàn, phái “Rinzai” (Lâm Tề) có 6 ngàn, phái “Nichiren” (Nhật Liên) có 4 ngàn 9 trăm, phái “Tendai” (Thiên Đài) có 4 ngàn 5 trăm. Những tôn phái Phật giáo mới chiếm đa số cho biết sự phát triển mạnh mẽ của những giáo đoàn Phật giáo mới thời nầy. Phật giáo cũ là tín ngưởng của giới quí tộc, đă sống nhờ vào trang viên lănh địa do giới quí tộc ban cho. Đối lại, Phật giáo mới đă thành công trong việc lấy ḷng quần chúng một cách trực tiếp, và đă khéo léo lợi dụng sự thăng trưởng địa vị của quần chúng để phát triển.

  Nhưng sự phát triển của các giáo đoàn không nhất thiết đưa đến sự trưởng thành về tư tưởng tinh thần của Phật giáo. Ngược lại để khuếch đại thế lực, giáo đoàn đă phải thỏa hiệp với những hiện thực của xă hội, làm phai mờ tôn phong nghiêm khắc do giáo tổ đưa ra. Một chứng cớ rơ rệt là có sự phát triển của giáo đoàn nhưng không có phát triển về tư tưởng Phật giáo từ sau thế kỷ 15. Từ thời nầy Phật giáo đă mất đi địa vị chủ động trong giới tư tưởng Nhật Bản. Mỹ thuật Phật giáo cũng bị xuống dốc có lẽ v́ lúc nầy những công đức ngoài mặt như cất chùa tạo Phật đă không được coi trọng nữa. Vả lại tinh thần tôn giáo nhiệt liệt của thời cổ đă bị mất và năng lượng để sinh ra những mỹ thuật cao siêu bị khô héo.

  Phật giáo sau đó tuy vẫn giữ được một địa vị đáng kể trong xă hội trong một thời gian dài, nhưng không thể dấu được khuynh hướng tục hóa của nó. Nội dung của văn hóa thiền tôn cho ta biết điều đó. Rinzaizen đă được tướng quân Ashikaga và giai cấp cai trị bảo hộ rộng răi, “ngũ sơn thiền tăng”, một chế độ do Giman (義満) bắt chước chế độ đời Tống lập ra, đă là cố vấn chính trị của Mạc phủ Muromachi, coi mậu dịch, ngoại giao, chính trị v.v…và đă giữ vai tṛ chỉ đạo trong lănh vực học vấn, nghệ thuật. Mặc dầu văn hóa thiền tôn đă có một tỉ trọng rất lớn trong giới văn hóa thế kỷ 14 và 15, nhưng đă không sử dụng được trong việc làm cho tinh thần tôn giáo trở nên sâu xa. Việc lưu hành văn hóa thiền tôn, châm biếm thay, đă là một bước đầu thực hiện việc biến chuyển văn hóa tôn giáo đến văn hóa thế tục.

  Việc tu hành hằng ngày của thiền tăng là t́m cách tái hiện đúng những qui luật trong chùa thiền tôn của Trung Quốc từ cách đi đứng ăn uống. Những thiền tăng đi đi lại lại Trung Quốc thời Minh đă hết sức nhiệt tâm trong việc học hỏi văn hóa thời Minh, nhờ đó những thiền tăng “ngủ sơn” đă dính líu sâu xa được với giai cấp cai trị. Việc đó đương nhiên đă đưa ra một kết quả là đă làm cho sở thích văn hóa thiền tôn kiểu Trung Quốc tràn ngập trong xă hội thượng lưu. Trong thời đại văn hóa quí tộc xưa bị mất quyền uy, giai cấp vũ sĩ, những quí tộc mới yêu chuộng văn hóa thiền tôn hơn văn hóa đại chúng đang lên, tuy văn hóa thiền tôn có tính cách ngoại lai cao nhưng đă xứng đáng là một văn hóa mới trang điểm cho địa vị cao cả của họ. Mặt khác, văn hóa thời Muromachi đă có khuynh hướng dân chúng hóa hết sức mạnh mẽ, trong t́nh trạng nầy, việc một văn hóa có tính cách quí tộc như văn hóa thiền tôn được tôn trọng, có lẽ v́ lư do lịch sử đó.

  Nói đến văn hóa thiền tôn, trước nhất cần phải nói đến văn học “ngũ sơn”. Có thể nói đó chỉ là một tṛ chơi về trí, sinh ra từ tâm lư muốn bày tỏ tâm t́nh của những thiền tăng xa cách sinh hoạt hiện thực của người Nhật thời đó. Ta có thể thấy được tâm t́nh độc đáo trong văn học thiền tôn của Nhật Bản qua thơ của Ikkyuu (一休)[13], những bài thơ vừa cố ư miêu tả t́nh dục một cách lộ liễu, vừa kết hợp được văn nghệ và tôn giáo một cách hồn nhiên. Nhưng việc dùng kỹ thuật của văn học ngôn ngữ để du hí chính nó đă trật đường thiền tôn, cho nên việc phồn thịnh của văn học ngũ sơn cũng chỉ là một đo lường liên quan đến việc thế tục hóa của văn hóa thiền tôn. Nhưng như đă nói trước, một phó sản phẩm của thiền tăng trong việc nghiên cứu học nghệ Trung Quốc, là việc nghiên cứu “Chu Tử học” và trong thời đại nầy đă có một vài trứ tác được sinh ra và đó là một yếu tố quan trọng của tiền đề lịch sử cho sự phồn vinh của “Nho học” trong thời đại sắp đến.

  Kế đến, văn hóa thiền tôn đă có một ảnh hưởng to lớn trong giới mỹ thuật tạo h́nh. Sự lưu hành “tranh mực nước” đă có một quan hệ sâu xa với thiền tôn. Tranh mực nước có đặc điểm là có cấu đồ (cấu tạo h́nh vẽ) với những nét vẽ trừu tượng, diễn tả đối tượng từ một khía cạnh tinh thần bằng một màu mực, thế chỗ cho Yamatoe, tranh có đặc điểm trong màu sắc và cách thưởng thức. Tranh mực nước đă đoạn tuyệt với lịch sử hội họa Nhật Bản thời quá khứ, và đă tạo ra một truyền thống mới.

          

                       Tranh Sơn Thủy Thu Đông của Sesshuu                        Tranh Phong Đào của Sesson


  Tranh mực nước là một yếu tố của văn hóa thiền tôn v́ những họa sĩ hoạt động giữa thế kỷ 14, thời kỳ đầu của tranh mực nước, như Mokuan (黙庵) hoặc Kaso (可翁) đều là thiền tăng. Đề tài của tranh phần nhiều lấy từ tôn giáo, như tranh Phật Bồ Đề, tranh Ngũ tổ, Lục tổ. Vào thời Muromachi, ngay như Josetsu (如拙) (Như Chuyết), Shuubun (Chu Văn) (周文), những người đă giữ một vị trị hết sức quan trong trong việc phát triển tranh mực nước, tuy cả hai đều xuất thân từ thiền lâm, đă có những bức tranh để thưởng thức nghệ thuật, phai lạt ư nghĩa tôn giáo. Trong trường hợp Yamatoe, ḥa ca và tranh b́nh phong liên kết với nhau một cách mật thiết. Trong tranh mực nước, những quan sát khách quan về thiên nhiên trong văn học ngũ sơn, đă liên kết với hội họa qua h́nh thức tranh treo thơ họa, rồi lần lần phát triển đến tranh sơn thủy theo cách Tống Nguyên. Tranh mực nước đă đoạn tuyệt với hội họa Nhật Bản, và v́ xuất phát từ việc học hỏi kỹ thuật của tranh Trung Quốc, cho nên từ kỹ thuật đến đề tài, cấu đồ phần nhiều không thoát khỏi lănh vực mô phỏng, nên không thể t́m ra được những sáng tạo độc đáo của người Nhật ở đây.

   Nhưng sau đó, Sesshuu, đă từ Minh về nước vào năm 1469 (năm Bunmei nguyên niên). Trong những tác phẩm của Sesshuu có những tranh mực nước kiệt tác, đây là những sáng tác đáng hănh diện của người Nhật. Sesshuu, cũng giống như các họa sĩ khác của Nhật, đă cố gắng học hỏi tranh Hạ Khuê (họa sĩ Trung Quốc), nhưng chỉ khác ở chỗ là Sesshuu đă không những thành công trong việc diễn tả sự hùng vĩ của thiên nhiên, mà lại c̣n sáng tác ra tranh mực nước không có tính cách mô phỏng tranh Trung Quốc, tranh mực nước có con tim đúng là con tim của người Nhật. Sesshuu làm được như vậy v́ ông ta đă lẩn tránh nhóm họa sĩ hóa tục ở trung ương, sống ẩn dật ở vùng Bungo (豊後) (Phong Hậu, tỉnh Oita (大分) ngày nay), Suou (周防) (Chu Pḥng, vùng phía đông tỉnh Yamaguchi (山口) ngày nay) v.v… vừa giao thiệp rộng răi với mọi giai tầng, vừa sáng tác. Yamatoe v́ quá lấy việc thưởng thức văn nghệ làm trọng n

nên đă thiếu tính độc lập về mặt mỹ thuật tạo h́nh. Sesshuu lần đầu tiên trong lịch sử hội họa Nhật bản đă tạo ra được một cái đẹp tạo h́nh độc đáo, cấu tạo bằng những biểu hiện không gian thuần qua thị giác. Với những tác phẩm đại biểu như Shuutou sansuizu (秋冬山水図) (tranh Sơn Thủy Thu Đông) (h́nh 31), Sansui Nagamaki (山水長巻) (tranh cuốn dài Sơn Thủy), Sesshuu xứng đáng là họa sĩ có cá tính đầu tiên ở Nhật Bản.                       

  Một họa sĩ khác tên là Sesson, sống ở đông bắc Nhật, mùa đông tuyết đóng đầy sâu đến độ nghẹt thở, đă diễn tả một cách sắc bén uy lực mănh liệt của thiên nhiên qua bức tranh Fuutouzu (風とう図) (tranh Phong Đào) (h́nh 32). Tuy Sesson không thể sánh được với Sesshuu trong cấu tạo to lớn của tranh, nhưng đă là một họa sĩ đă bước một bước to lớn vững chắc trong việc Nhật Bản hóa tranh mực nước.

  Tranh mực nước tuy phát xuất từ thiền tôn, nhưng ở một lúc nào đó đă rời bỏ ư nghĩa tôn giáo của ḿnh, để trực tiếp ca ngợi thiên nhiên và từ đó tranh mực nước đă đưa ra một vẻ đẹp tạo h́nh mới. Vẻ đẹp nầy đă được phái Kanou điều ḥa với chủ nghĩa màu sắc của Yamatoe, tổng hợp kỹ thuật của Hán và Nhật, tạo ra điểm xuất phát của tranh Nhật Bản sau nầy.

  Cách diễn đạt của tranh mực nước nhắm vào chỗ loại bỏ những đối tượng không có tính cách căn bản, chỉ diễn tả những đối tượng căn bản một cách tượng trưng qua những h́nh tượng đơn thuần. Một cách thức “vườn thưởng ngoạn” độc đáo cùng chiều hướng nầy, vào khoảng thế kỷ 15, đă là một thí nghiệm tạo h́nh trong thiên nhiên trong thời nầy.

  Những quí tộc thời cổ, đă đào hồ lập đảo ở vườn nhà trong cung điện, hoặc đă đào hồ, để đá trước ngôi A di đà để thưởng ngoạn vẻ đẹp của vườn hoa. Sở thích nầy được truyền đến thời Muromachi. Vườn thưởng ngoạn do tướng quân Ashikaga Yoshimitsu lập ra trong chùa Kinkaku (金閣) (Kim Các), một biệt trang ở Kitayama (北山) (Bắc Sơn), đă có cấu tứ cùng hệ thống với vườn thưởng ngoạn của những chùa tịnh thổ thời xưa

    

Sân lót đá ở chùa Ryouan

 

Vườn thưởng ngoạn ở Daitoukuji daisen-in

Nhưng ở những chùa thiền tôn từ giữa thời Muromachi, những phong cảnh tự nhiên rộng lớn đă được diễn tả một cách tượng trưng qua phương pháp áp vào một không gian nhỏ hẹp, để tạo ra một dạng thức vườn thưởng ngoạn mới. Sân lót đá chùa Ryouan (竜安寺) (Long An) (h́nh 33) đă diễn tả “biển lớn” bằng cách để 15 ḥn đá lớn nhỏ trên cát trắng, ngoài ra không có thêm ǵ cả. Hoặc là vườn thưởng ngoạn ở Daitokuji daisen-in (大徳寺大仙院) (h́nh 34) đă sắp xếp những ḥn đá để tạo ra một phong cảnh phức tạp suối nước chảy ra từ núi sâu. Đây là những kiệt tác. Tuy cách diễn đạt nầy có liên quan với triết lư của Phật giáo, một triết lư t́m sinh mệnh của toàn vũ trụ trong một hạt bụi nhỏ, nhưng ở đây văn hóa của thiền tôn đă bỏ mất tính cách tôn giáo, để trở thành điêu luyện về mặt thuần nghệ thuật.

Nhà cất có thư viện

  Một hiện tượng giống như trên đă hiện ra trong những kiến trúc nhà ở, có quan hệ mật thiết sâu xa với đời sống hằng ngày, hơn những vườn thưởng ngoạn. Những xây cất căn bản kiểu zashiki (座敷)[14] trong nhà ở của Nhật bản như toko () (sàn), tana () (kệ), shoin (書院) (pḥng sách) như ngày hôm nay, đă không có trong nhà ở của vũ sĩ thời Kamakura, và cũng không có trong “tẩm điện” của quí tộc thời xưa mà đó là những đặc sắc của kiến trúc “nhà ở có thư viện” vào cuối thời Muromachi. Nguồn gốc của cách kiến trúc nầy phát sinh ra từ cách thức cất pḥng đọc sách của các tăng lữ trong chùa chiền. Ngày nay, một từ ngữ rất quen thuộc để chỉ chỗ để giày dép lên nhà như genkan (玄関) (cửa để đến huyền, nơi kín đáo thanh tỉnh), đây là chữ được sinh ra từ tiếng chuyên môn của thiền tôn. Điều nầy đủ để cho thấy ảnh hưởng to lớn của thiền tôn đối với kiến trúc. Kiến trúc chùa chiền có thư viện đă được đem vào trong cách kiến trúc nhà ở thông thường (h́nh 35). Đây là h́nh thức thế tục hóa của văn hóa tôn giáo.

  Cách thức nhà cất có thư viện được xác lập và từ đó đă có nhiều h́nh thái văn hóa mới được sinh ra, mà nếu không có cách thức nhà cất có thư viện th́ không thể hiểu được.Từ trước đến giờ nếu nói đến hội họa để thưởng thức, ngoại trừ tranh phật để lễ bái, phần đông chỉ có tranh cuốn trải trên bàn, hoặc tranh Shouji, b́nh phong. Nhờ sự phát sinh kiến trúc nhà sàn, người sống trong nhà có thể treo tranh kakejiku (掛軸) (tranh h́nh chữ nhựt dài để treo trên tường) để thưởng thức. Nhờ đó kakejiku đă trở thành một h́nh thái quan trọng trong tranh Nhật Bản. H́nh thái nầy đơn giản hơn tranh cuốn hoặc tranh Shouji, b́nh phong, có khả năng phổ cập rộng răi trong đại chúng.

  “Hoa đạo” được sinh ra nếu bỏ quan hệ với kiểu nhà cất có thư viện th́ không thể nào hiểu được. Nhờ có toko (sàn), người thường dân mới bắt đầu đặt b́nh bông ở zashiki, cấm bông để thưởng thức. Cấm bông trong b́nh bắt nguồn từ nghi lễ cúng Phật. Trong nhà quí tộc thời Heian cũng có nhiều trường hợp đặt b́nh bông trong nhà và cấm bông trong b́nh, nhưng vào thời Muromachi, có người giỏi chuyên môn hiện ra, và “rikka” (立花) (lập hoa) (cắm hoa) (h́nh 36) được coi như một tài nghệ. Rikka không thể thiếu được trong việc trang trí chỗ ngồi trong pḥng đọc sách. Nh́n từ đại cuộc, ta sẽ thấy việc cắm hoa để cúng Phật, trong một thời gian nào đó đă bị quên đi ư nghĩa tôn giáo của nó, và nó đă biến thành một phương tiện cho việc nghệ thuật hóa đời sống hằng ngày. Có thể nói đây cũng là một hiện tượng thế tục hóa của tôn giáo.

Rikka phái Ikebou


          [ Trang Chính dieuphap.com ]      [ Trang Bài Mới ]