|
Dấu ấn Thiền tông Nguyễn Nam Trân (Nguồn: www.erct.com)
Chùa trên Hieizan, ngọn núi thiêng của Phật Giáo Nhật Bản (ảnh tác giả, 14/3/2006)
Phật giáo được truyền vào Nhật Bản qua ngơ Bách Tế, tiểu quốc trên bán đảo Triều Tiên. Theo sử thư Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ, 720), có lẽ vào giữa khoảng năm 538-552, vua Bách Tế là Seimei-ô (Thánh Minh Vương) đă đem tượng Phật Thích Ca và kinh Phật tặng thiên hoàng Kinmei (Khâm Minh, tại vị khoảng từ 531-538 đến 571) và nhờ đó người Nhật biết đến đạo Phật. Sau đó, trong triều đă bùng ra cuộc tranh chấp giữa hai phái sùng Phật và bài Phật (chủ trương thờ thần tức tôn giáo bản xứ). Phái thứ nhất thắng thế và Phật giáo trở thành lá chủ bài chính trị. Việc xem Phật Giáo như quốc giáo (đốc kính tam bảo = dốc ḷng thờ ba báu: Phật, Pháp, Tăng) trong Hiến Pháp 17 Điều tương truyền là do thái tử Shôtoku soạn khoảng năm 604 là một bằng chứng ảnh hưởng Phật Giáo đă đến rất sớm trong định chế Nhật Bản. Và kể từ đó, Phật Giáo không ngừng thẩm thấu vào mọi sinh hoạt của người Nhật và nếu dành nguyên một chương sách của tập văn học sử chỉ này để bàn về màu sắc của Phật Giáo trong văn học Nhật bản mà thôi th́ cũng chưa chắc đă đủ. TIẾT l : QUÁ TR̀NH PHẬT GIÁO TRUYỀN VÀO NHẬT BẢN: Tư tưởng Phật giáo kể từ thế kỷ thứ 9 đă đóng vai tṛ quyết định trong việc đặt cơ sở cho mỹ học Nhật Bản vốn rập theo khuôn mẫu nhà Đường cho đến lúc đó. Chúng ta không thể bỏ qua và những nhân vật mà tư tưởng trở thành mực thước cho thời buổi ấy. Trước hết phải kể đến các tăng Saichô (Tối Trừng), Kuukai (Không Hải) và Kyôkai (Cảnh Giới) thời Heian. Tăng Saichô và Kuukai đều là học tăng từ nhà Đường trở về trong khi thân thế Kyôkai th́ không ai biết rơ . A) Tăng Saichô (Tối Trừng, 767-822) và phái Tendai (Thiên Thai): Tăng Saichô, khai tổ phái Tendai (Thiên Thai), là người thời Heian, sau khi thụ giới (785), tu ở Hieizan (Tỉ Duệ Sơn) gần Kyôto. Năm 804 (Diên Lịch thứ 23) sang Trung Quốc nhà Đường tu học phái Tendai và năm sau trở về truyền giáo ở Nhật. Trước tác có Hiển Giới Luận, Thủ Hộ Quốc Giới Chương, Sơn Gia Học Sinh Thức. Năm 866, được tặng thụy hiệu là Dengyô Taishi (Truyền Giáo Đại Sư) và là người Nhật đầu tiên được danh hiệu đại sư. C̣n được gọi là Duệ Sơn Đại Sư, Căn Bản Đại Sư hay Sơn Gia Đại Sư. Phái Tendai dựa lên Kinh Pháp Hoa (Pháp Hoa nhất thừa tư tưởng) và dạy tu học bằng đường lối niệm Phật (nenbutsu), có một lư thuyết nhu nhuyễn dễ được mọi người chấp nhận (như xem các thần của Thần đạo là hoá thân của chư Phật) nên có tầm hoạt động và ảnh hưởng rất lớn từ chính trị, kinh tế đến quân sự. Về sau, các chi phái vào đời Kamakura như Jôdo-shuu (Tịnh Độ Tông) của các tăng Genshin (Nguyên Tín, 942-1017) và Hônen (Pháp Nhiên, 1133-1212), Nichiren-shuu (Nhật Liên Tông) của tăng Nichiren (Nhật Liên, 1222-1282) đều phát xuất từ đấy cả. B) Tăng Kuukai (Không Hải, 774-835) và phái Shingon (Chân Ngôn): Tăng Kuukai, thụy hiệu Hoằng Pháp Đại Sư (Kôbô daishi) người đất Sanuki, trước đi học quốc tử giám để ra làm quan, sau vào cửa Phật ở đảo Shikoku quê nhà. Năm 804 theo phái bộ sang nhà Đường, trở thành đệ tử của hoà thượng Huệ Quả, làm quen với giáo lư Mật Tông (Esoterism). Sau ông về nước (806) trụ tŕ ở Tôji (Đông Tự) rồi Kongôbuji (Kim Cương Phong Tự) trên ngọn Kôyasan (Cao Dă Sơn), gần kinh đô. Lập nhiều viện nghiên cứu Mật Giáo Chân Ngôn trong cung và cũng có ảnh hưởng đến triều chính. Ông là mẫu người hoạt động : xây cất và kinh doanh chùa chiền, lập đàn cầu đảo, làm thủy lợi, mở trường dạy học... Ông c̣n viết chữ đẹp, làm thơ hay, viết nhiều sách lư luận. Các tác phẩm chính có tập nghị luận về giá trị 3 tôn giáo Nho, Thích, Lăo nhan đề Sangôshiki (Tam giáo chỉ qui, 797) viết lúc mới 24 tuổi, các tập nghiên cứu ngữ học Trung Quốc như Shiseiron (Tứ Thanh Luận), tập thơ Hán văn viết theo phong cách Lục Triều Shôryô-shuu (Tính linh tập, 828) mà đệ tử là Shinzei (Chân Tế, 800-860) thu thập lại, tập phê b́nh thơ Đường và Lục Triều Bunkyô hifuron (Văn kính bí phủ luận, 809-820) và tập lư luận tôn giáo Juujuu shinron (Thập trú tâm luận, 830)... Kuukai viết 10 quyển Juujuu shinron vào lúc cuối đời. Dù ra đời chỉ có 300 năm sau khi Phật giáo truyền vào Nhật Bản, tác phẩm nầy được đánh giá là rành mạch và sáng sủa. Trong mười chương sách, ông tŕnh bày luận điểm các tôn giáo (Nho, Lăo, các triết thuyết Ấn Độ) và các tông phái Phật giáo như Tendai (Thiên Thai), Kegon (Hoa Nghiêm), Shingon (Chân Ngôn)…. Dĩ nhiên ông vạch ra cái hay của phái ḿnh nhưng không bao giờ bài bác các lư thuyết khác kể cả giáo lư Tendai. Trong Bunkyô hifuron (Văn kính bí phủ luận) và Bunpitsu ganshin-shô (Văn bút nhăn tâm sao, 820, rút gọn từ tác phẩm trước) ông phân tích về thi ca một cách có hệ thống ( chia ra các mục thanh vận, thể tài, đối ngẫu, văn ư, bệnh, đối thuộc) mà ngay ở Trung Quốc cũng chưa thấy có tác phẩm có giá trị tương đương. Ông chủ trương phải dùng một “ con dao ” để cắt xén hết những chỗ rườm trùng lập hoặc quá trừu tượng trong cách viết. Đời sau, các cây viết karon (ca luận) tức lư luận về waka thường bắt chước lối phê b́nh văn học của ông. Tuy tư tưởng của ông không thấy đâu nói đến ư định “ Nhật Bản hóa Phật giáo ” nhưng các nhà phê b́nh thường nghĩ như thế. Chủ trương Phật giáo “ nhập thế ” hộ quốc, tham dự triều chính và công việc xă hội như dạy học, cầu mưa... là những hành động cụ thể đi trong chiều hướng đó. Về mặt sáng tác thi ca, Không Hải có nhiều thơ chữ Hán. Ông được Thiên hoàng thứ 52 Saga đặc biệt kính nễ và thường xướng họa với nhau. Xin đơn cử một bài thơ của ông có ghi lại trong Keikoku-shuu (Kinh quốc tập, 827) nhan đề “Tại Đường quan Sưởng Pháp ḥa thượng tiểu sơn” (Ngắm ḥn núi nhỏ trong vườn ḥa thượng Sưởng Pháp bên nhà Đường) làm trong thời du học ở Trường An:
Khan trúc khan hoa
bản quốc xuân,
Hoa kia trúc nọ,
ngỡ quê nhà, C) Dị biệt giữa hai phái Shingon (Chân Ngôn) và Tendai (Thiên Thai): Phái Shingon không đi xa để vơ cả thần lẫn Phật vào chung[1] như Tendai nhưng siêu h́nh hơn, bí mật hơn, chủ trương có thể tu thành Phật ngay trong đời nầy[2] nếu theo đúng 3 bí quyết họ đề ra. Tendai có bản bộ đóng trên ngọn Hieizan trong khi Shingon trên Kôyasan nhưng cả hai đều tham dự triều chính như là đại diện cho quốc giáo (như thế, tư tưởng tôn giáo hộ quốc đă thành h́nh). Trong thời gian đó, bên Trung Quốc, hoàng đế Vũ Tông nhà Đường lại đàn áp Phật Giáo (845) mănh liệt. Sự thể cuộc đàn áp này c̣n được ghi lại trong nhật kư[3] của học tăng phái Tendai tên là Ennin (Viên Nhân, 794-864, c̣n được gọi là Jikaku Taishi (Từ Giác Đại Sư, học tṛ Saichô). Năm 894, Nhật Bản không gửi sứ bộ sang Đường nữa. Điều này chứng tỏ có một sự khác nhau trong đường lối chính trị giữa Nhật Bản và Trung Quốc và do đó, Nhật Bản độc lập hơn trong lănh vực văn hóa.. D) Tăng Kyôkai (Cảnh Giới, ?- ? ) và Nihon Ryôi-ki (Nhật Bản Linh Dị Kư): Không ai biết ǵ về thân thế Kyôkai (cũng có thể đọc là Keikai), chỉ biết ông tu ở chùa Yakushiji (Dược Sư Tự) và đă soạn ra Nihon ryôi-ki (Nhật Bản linh dị kư, 810-824) , một tác phẩm quan trọng ra đời đầu thế kỷ thứ 9. Sách gồm 3 tập viết bằng chữ Hán theo lối biến thể để giúp người Nhật cũng hiểu được. Sách thu thập 111 truyện quái dị của Trung Quốc nói về nhân quả ứng báo. Theo như tựa sách, những truyện này có một phần lấy từ Minh báo kư “ Ghi chép việc ứng báo ở cơi u minh ” (tác phẩm đời Đường, vào khoảng giữa thế kỷ thứ 7, do Đường Lâm soạn) và Kim Cương Bát Nhă Kinh tập nghiệm kư “ Chuyện linh ứng của kinh Kim Cương Bát Nhă ” (cũng do người đời Đường tên Mạnh Hiến Trung soạn năm 718).Tuy nhiên phần lớn nội dung của nó có lẽ là truyện mà chư tăng dùng khi thuyết pháp cho quần chúng. Điển h́nh có truyện “ hối lộ quỉ sứ đến bắt hồn bị bại lộ ” hay “ hai người đàn bà mạnh bạo choảng nhau ” có thể chỉ là truyện dân gian mà Kyôkai đem lồng khung trong luân lư nhà Phật. Có khi chính Kyôkai cũng đă từng sử dụng đến nó trong công việc giảng đạo của ḿnh.Ta có thể hiểu là truyện tuy phản ánh chủ trương của người soạn nhưng cũng phải hợp theo sở thích và khẩu vị của người xem th́ mới có hiệu quả thuyết phục. Điều nầy cho ta thấy là, ở Nhật Bản, ngay đối với một tác phẩm văn học thời trung cổ, vai tṛ của đại chúng không phải là không đáng kể. Truyện thường dài từ một trăm chữ đến mươi trang. Đặc điểm của nó là có cốt truyện hẳn hoi và lối miêu tả nhân vật sống động với nhiều chi tiết. Ngay cả những truyện rút ra từ Minh báo kư đều có những thêm thắt làm nó đặc sắc hơn truyện gốc. Như thế, khuynh hướng đi vào chi tiết, chuộng trang trí, một đặc điểm Nhật Bản, đă nh́n thấy được qua Nihon ryôi-ki. Phong cách Kyôkai đi ngược lại với tinh thần giản ước thấy trong cách thức làm việc của Kuukai, cũng là một đặc điểm khác của thế kỷ thứ 9 ở Nhật. E) Genshin (Nguyên Tín, 942-1017) và Ôjô Yôshuu (Văng Sinh Yếu Tập) : Genshin, sinh ở đất Yamato gần kinh đô, vốn người thời Heian trung kỳ, học tăng thuộc phái Tendai. Thường được gọi là (pháp chủ) Eshin hay Eshin sôzu (Huệ Tâm tăng đô). Trước ông theo học tăng Rôgen (Lương Nguyên, 912-985), sau về ẩn cư ở Yokawa. Được biết nhiều về tài nghi luận. Chủ tŕ hội Nijuugo Zammai (Nhị Thập Ngũ Tam Muội). Trước tác một số tác phẩm cơ sở cho Jôdo-shuu (Tịnh Độ tông) như Ôjô Yôshuu (Văng sinh yếu tập), IchijôYôketsu (Nhất thừa yếu quyết). Ông là người có ảnh hưởng quan trọng đến văn học (loạt bài giảng ở Yokawa được xem như là những di tích về các “ pháp ngữ ” hay hôgo đầu tiên) và chính trị thời Heian.
Chùa trên Hieizan, ngọn núi thiêng của Phật Giáo Nhật Bản TIẾT ll : ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO VỚI VĂN HỌC HEIA A) Ảnh hưởng trên thi ca : Trong thơ chữ Hán của Sugawara no Michizane chẳng hạn, ta cũng thấy màu sắc Phật giáo. Sau đây là một bài ngũ ngôn trong Kanke kôshuu (Quản gia hậu tập, 903) viết trên đường lưu đày xuống miền Nam, nghe như một tiếng kêu tuyệt vọng, trong đó, ông nhắc đến Phật Quan Âm cứu khổ cứu nạn:
Bệnh truy suy lăo đáo, (Ngẫu tác , trong Kanke Kôshuu, bài 513)
(Bệnh giục già nua
đến, “ Giặc ” là cái chết cận kề ông. B) Đối với văn xuôi :Ta đă thấy Nihon ryôi-ki ảnh hưởng lên văn học đại chúng v́ các giai thoại răn đời giảng trong khi thuyết pháp đă được in thành sách. Sau đó, ta c̣n thấy văn học “ răn đời ” có tính cách thế tục nữa. Tuy nhiên, màu sắc của Phật Giáo tuy không nắm phần chủ đạo nhưng cũng đă tiềm ẩn trong tùy bút của Sei Shônagon, Yoshishige Yatsutane , tiểu thuyết của Murasaki Shikibu... chứng tỏ giới quí tộc cũng chấp nhận nó như một giải pháp cho cuộc sống. Chẳng hạn như trong Makura no sôshi (Chẩm thảo tử) “Sách gối đầu”, bà Sei đă thấy ảnh hưởng của triết lư Jôdo[4] (Tịnh Độ) trong xă hội phụ nữ cung đ́nh. Chẳng hạn bà viết : “ Những ngôi chùa tôi thích là chùa Tsubosaka, Kasagi và Horin ” (đoạn 208). “ Những quyển kinh tôi hay đọc là Pháp Hoa và Phổ Hiền thập nguyện ” và 5 bộ khác tuy không có mối liên hệ giữa tên chùa và tên các bộ kinh. Khi bà kể đến “ Những cái xa lại ở gần ” có nhắc đến “ cơi cực lạc Tây Phương ”, nơi tưởng th́ thật xa nhưng nếu niệm A Di Đà th́ sẽ thấy gần. “ T́nh cảm nam nữ hiểu nhau ” cũng thế. Cùng lúc, bà liệt kê “ xích mích giữa thân tộc gia đ́nh ” như một nguyên nhân có thể làm “ những cái ở gần lại thấy xa ” (đoạn 166). Nếu niềm tin Phật giáo của bà Sei không sâu sắc lắm th́ bên cạnh, trong Shijibu nikki (Nhật kư của Shikibu), trước sự ghen tuông về tài học của người chung quanh đối với ḿnh, bà Murasaki Shikibu cho ḿnh “ đă làm điều ǵ không phải trong kiếp trước ” và chỉ muốn bỏ “ đi tu ”.
Tượng Murasaki Shikibu, tài nữ thời Heian, bên bờ sông Uji gần Kyôto. Phật giáo cũng là nguồn an ủi cho giới quí tộc Heian sa sút trong đó có tác giả Chiteiki (Tŕ đ́nh kư). Yoshishigeno Yatsutane (Khánh Từ Bảo Dận (? – 997) t́m nguồn vui trong tiếng mơ lời kinh. Ngoài ra, đối với một người như hoàng tử Kaneakira (Kiêm Minh thân vương) là sự tự do trong cuộc sống thanh nhàn và những buổi đàm đạo với các nhà sư. Trong tiểu thuyết, tư tưởng Phật giáo là nồng cốt của Truyện Genji. Murasaki Shikibu đă coi những việc xảy ra ở đời như cái nghiệp của kiếp trước (tư tưởng gô = nghiệp hay karma và sukuse = túc thế).Những nhân vật của bà như Murasaki no Ue, Fujitsubo đều muốn đi tu và tŕnh bày việc đi tu như một lối thoát và cũng là một phương pháp dùng để “lư tưởng hóa” nhân vật. Bà c̣n vẽ ra một h́nh ảnh lư tưởng nữa qua nhân vật cao tăng Yogawa (mà người ta nghĩ rằng lấy mẫu từ tăng Genshin). Trong phần cuối Truyện Genji, pháp chủ Genshin đă không ngần ngại hy sinh danh tiếng đạo cao đức trọng để cứu một người con gái xấu số là nàng Ukifune. TIẾT lll: PHẬT GIÁO KAMAKURA: Sự suy sụp của chính quyền quí tộc vừa làm bọn công khanh sống bám vào chế độ mất chỗ đứng, và tạo nên một lớp vũ sĩ địa chủ (zaichi ryôshu = tại địa lănh chúa ) đă dành được quyền lực từ phía ngoài cung đ́nh. Sự suy sụp nầy đă gieo rắc tư tưởng mappô (mạt pháp) cho rằng Phật giáo đang ở vào thời kỳ thứ ba sau thời shôhô (chính pháp) và zôhô (tượng pháp). Con người mất ḷng tin muốn t́m một giải pháp mới để cứu giúp ḿnh. Trước mặt họ có hai thứ phải chọn một: một tân Phật giáo đại chúng hứa hẹn một cơi cực lạc vĩnh sinh sau cái chết và một Phật giáo Thiền Tông tiếp tục không nh́n nhận sự hiện hữu của một cơi đời sau. Tân Phật giáo Kamakura không chấp nhận tinh thần “thử ngạn” (bờ bên nầy) có tính cách công lợi ( đi t́m những lợi ích) ngay trong đời nầy (giống như mục đích của bùa phép Phật giáo Heian) nhưng cương quyết tách đời sau ra khỏi đời nầy, nhấn mạnh vào tính cách siêu việt, “bỉ ngạn” (bờ bên kia) của lư thuyết ḿnh. Phật giáo Kamakura đă tràn ngập và trở thành ư thức hệ chủ lưu ở Nhật suốt mấy trăm năm, điều mà Khổng giáo, Ki Tô giáo, đạo Tin Lành, chủ nghĩa Marx không làm nổi. Có thể so sánh vai tṛ Phật Giáo Kamakura với đạo Công giáo ở Âu châu nếu ta xem Phật giáo Heian, đặc biệt phái Tendai (Thiên Thai) như là Công giáo, Jôdo Shinshuu (Tịnh Độ chân tông) của Shinran (Thân Loan, 1173-1262) phát xuất từ Hônen (Pháp Nhiên, 1133-1212) như đạo Tin Lành kiểu Luther và Hokkeshuu (Pháp Hoa tông) của Nichiren (Nhật Liên, 1222-1262) như Tin Lành kiểu Calvin. Sở dĩ Phật Giáo Kamakura có thanh thế v́ nó không giới hạn tôn giáo trong bối cảnh cung đ́nh mà chiêu mộ tín hữu trong mọi tầng lớp xă hội từ samurai cấp thấp cho đến phú nông địa phương. A) Hônen (Pháp Nhiên, 1133-1212) và Nenbutsu (Niệm Phật) : Sau khi Ôjô yôshuu (Văng sinh yếu tập) ra đời, lư thuyết phái Jôdo (Tịnh Độ tông) được tóm tắt trong 3 điểm: 1- Xem việc thác sinh vào cơi Tây Phương cực lạc làm mục đích. 2- Tin tưởng vào giáo lư A Di Đà qua 3 bộ kinh của giáo phái là Kammuryôjuu-kyô (Quán vô lượng thọ kinh) Muryôjuu-kyô (Vô lượng thọ kinh) và Amida-kyô (A Di Đà kinh) 3- nhấn mạnh sự niệm Phật (nenbutsu) như một trong những phương tiện để được thác sinh vào cơi cực lạc Lư thuyết nầy được giới quí tộc tán thưởng v́ họ quan niệm trên cơi cực lạc, họ sẽ tiếp tục sống sung sướng, trên trước như trong cơi đời nầy. Trước Hônen, niệm Phật chỉ là một phương tiện tu hành, ngoài ra c̣n phải làm điều thiện như cúng dường, xây chùa, dựng tháp...v.v... Hônen, con nhà hào tộc địa phương, sau khi cha bị một kẻ cai quản thái ấp giết chết, đă t́m thấy sự mâu thuẫn của chế độ ritsuryô tức chế độ hành chánh đương thời rập theo khuôn mẫu nhà Đường. Ông lên núi Hieizan tu theo phái Jôdo, và đă t́m ra một giáo lư thích hợp cho tất cả mọi người. Ông đặt trọng tâm vào kinh A Di Đà và xem việc niệm Nam Mô A Di Đà Phật là cách tốt nhất để tu đạo, chứ không cần phải làm ǵ khác. Ông cho rằng không thể “tự lực” tu mà phải “nh́n về” (hồi hướng) và dựa vào quyền lực của Phật A Di Đà nên cần kêu gọi Phật giúp đỡ. Và chuyện “chuyên tu niệm Phật” là việc dễ làm, người không có phương tiện cúng dường, bố thí, không theo nghi thức chùa chiền… cũng làm được.Lư thuyết nầy sau đó đă được Shinran hoàn thiện. Riêng Hônen đă viết Senchaku Hongan Nembutsu-shuu “Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập) (1198) để làm sáng tỏ lập luận của ḿnh. B) Thiền Tông vào đất Nhật : Bên cạnh Tân Phật Giáo, phải kể đến Thiền Tông mà ngày nay tư tưởng của nó đă trở thành một yếu tố tiềm tàng trong văn hóa Nhật Bản. Thiền Tông là một chi phái của Phật Giáo chủ trương dùng phương pháp thiền định để trực tiếp thu nhận nghĩa lư sâu sắc của nhà Phật. Có bốn nguyên tắc chính : - giáo ngoại biệt truyền (dạy thêm riêng ngoài giáo lư) - bất lập văn tự (không để lại lời dạy bằng chữ viết) - trực chỉ nhân tâm (đi thẳng vào ḷng người) - kiến tính thành Phật (giác ngộ th́ thành đạo) Vào hậu bán thế kỷ thứ 6, Thiền được Đạt Ma Sư Tổ truyền bá vào Trung Quốc. Đến đời tổ thứ 5 là Hoằng Nhẫn th́ đồ đệ chia làm 2 phái.Tổ thứ 6 Huệ Năng lập Nam Tông, Thần Tú khai sáng Bắc Tông.Từ cửa đồ đệ của Huệ Năng là Nam Nhạc phân ra thành hai chi Lâm Tế, Vi Ngưỡng, từ cửa một đồ đệ khác là Thanh Nguyên lại xuất hiện 3 tôn phái khác: Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhăn. Cả năm phái gọi là “ngũ gia”.Thêm vào đó, phái Lâm Tế lại đẻ ra hai phái Dương Kỳ, Hoàng Long, kết cục có tất cả 6 nhánh. Ở Nhật, có tăng Eisai (Vinh Tây, 1141-1215) vào đất Tống năm 1168 (Nhân An thứ 3) về truyền phái Rinzai (Lâm Tế) , tăng Dôgen (Đạo Nguyên, 1200-1253) cũng nhập Tống năm 1223 (Trinh Ứng thứ 2) đem về tư tưởng phái Sôtô (Tào Động). Hai danh tăng nhà Tống là Rankei Dôryuu (Lan Khê, Đạo Long, 1213-78) và Mugaku Sogen (Vô Học Tổ Nguyên, 1226-86) thuộc phái Rinzai cũng đến Nhật và làm thầy các quan Chấp quyền (Shikken, một h́nh thức quan phụ chánh cho Shôgun) họ Hôjô (Bắc Điều) như Tokiyori (Th́ Lại) và Tokimune (Th́ Tông). Sau đó mạc phủ Ashikaga theo học thiền Rinzai, bảo trợ nhóm thiền tự Gozan (Ngũ Sơn) và họ đă ảnh hưởng mạnh lên cả Kyôto lẫn Kamakura. Năm 1654 (Thừa Ứng thứ 3), dưới thời Edo, c̣n có tăng người Nguyên tên Ẩn Nguyên ở Hoàng Bích Sơn đến Nhật, khai sáng Hoàng Bích Tông. C) Thiền và vũ sĩ thời Kamakura và thời Sengoku (Chiến Quốc): Nhắc qua về liên hệ giữa vũ sĩ Kamakura và Thiền, ta được biết biết chức Shikken (Chấp quyền) Tokiyori (Th́ Lại, 1227-1263) thường mời các thiền sư Nam Tống và Nhật Bản đến Kamakura hỏi đạo. Sau 21 năm chân chỉ, ông đă được ḥa thượng Gottan (Ngột Am,1197-1276) cho qui y. Ḥa thượng húy là Phổ Ninh, người nhà Tống, sống ở Nhật từ năm 1260 đến 1265, vốn là tổ phái Ngột Am, tương truyền có đọc cho người học tṛ đặc biệt của ḿnh bài kệ như sau [5]:
Ngă vô Phật pháp nhất th́ thuyết,
Phật pháp ta chưa từng
phát biểu, Tokiyori giữ chính quyền một cách chu đáo, năm 1263, mới có 37 tuổi th́ hết số. Biết ḿnh sắp chết, bèn mặc áo tăng, ngồi tọa thiền và đọc bài thơ từ giă cuộc đời:
Nghiệp kính cao huyền,
Băm bảy năm trời, Con của Tokiyori là Tokimune (Th́ Tông, 1251-1284) lên chấp chính năm 1268 lúc mới 18 tuổi. Ông này là người đă đánh bại giặc Nguyên Mông. Cũng như họ, hai danh tướng thời Chiến Quốc Nhật Bản là Takeda Shingen (Vũ Điền, Tín Huyền, 1521-1573) và Uesugi Kenshin (Thượng Sam, Khiêm Tín, 1530-1578) đều là những vũ sĩ thấm nhuần văn hóa thiền tông. Kenshin có lần đem muối giúp dân của Shingen, địch thủ một mất một c̣n của ḿnh. Thật ra tên tục của hai ông là Takeda Harunobu (Vũ Điền, T́nh Tín) và Uesugi Terutora (Thượng Sam, Huy Hổ) nhưng ngày nay chỉ được người đời nhớ tới bằng pháp danh Shingen (Tín Huyền) và Kenshin ( Khiêm Tín). Thơ thiền của Shingen có những câu như trong bài kệ lúc lâm chung: Đại để hoàn tha cơ cốt hảo, Bất đồ hồng phấn tự phong lưu. Xương thịt sinh ra, về chỗ cũ, Chẳng tô hồng phấn cũng xinh tươi. Bài thơ “ từ thế ” của Kenshin:
Nhất kỳ vinh hoa nhất bôi tửu,
Một kiếp vinh hoa
một chén say, D) Thiền thẩm thấu vào văn hóa Nhật Bản: Thiền đă ảnh hưởng đến mọi h́nh thức văn hóa Nhật Bản từ hội họa, kiến trúc, viên nghệ, âm nhạc, diễn kịch. Dưới thời Muromachi, nghệ thuật uống trà, cắm hoa, cơm chay…đă ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người Nhật. Đó là “văn hóa thiền lâm” mà “văn học thiền lâm” là một bộ phận của nó. Chúng ta biết học giả Suzuki Daisetsu (Linh Mộc, Đại Chuyết, 1870-1966) là người đă dày công nghiên cứu về ảnh hưởng của Thiền trong sinh hoạt tinh thần và tu dưỡng của người Nhật. Hai người ngoại quốc (mà Suzuki Daisetsu nhắc đến) cũng đă nhận ra rất sớm điều đó là Sir Charles Elliot, một người có thẩm quyền về lịch sử Phật Giáo Nhật Bản và Sir. George Sansom, chuyên gia về lịch sử và văn hóa sử Nhật Bản. E) Tăng Dôgen (Đạo Nguyên) và phái Sôdô (Tào Động): Tăng Dôgen (1200-1253) là một thiền tăng tên tuổi đầu thời Kamakura, khai tổ của phái Tào Động Nhật Bản. Ông người đất Kyôto, sinh trong nhà quyền quí nhưng đă sớm đi tu trong núi Hieizan, lấy hiệu là Hy Huyền (Kigen), học với tăng Eisai (Vinh Tây). Năm 1223, qua triều đ́nh nhà Tống, thụ giáo tăng Như Tĩnh, về nước năm 1227, tu ở chùa Hưng Thánh ở Fukakusa gần Kyôto. Năm 1244, mở đạo trường Tào Động ở vùng Echizen. Ngoài việc là một nhà tư tưởng uyên áo, ông c̣n là một văn nhân có tầm cỡ, đáng được đặt bên cạnh Saigyô (Tây Hành), Ikkyuu (Nhất Hưu) và Ryôkan (Lương Khoan). Tác phẩm chính của ông là Shôbô genzô (Chính pháp nhăn tàng) trước tiên được xem như một tập lư luận, sau là một văn tập thuyết pháp, lại ghi chép nhiều công án (kôan) nổi tiếng của phái Tào Động. Những lời bàn của tăng Dôgen đối với những công án này vừa có giá trị triết lư lẫn văn chương. Tuy nhiên v́ dùng nhiều từ hoa của lối văn chương biền ngẫu Trung Quốc nên có tính cách thần bí khó hiểu, trong một khoảng thời gian dài, Shôbô genzô không được phổ cập đến quần chúng mà chỉ thu hẹp trong ṿng một số đệ tử. Sau khi mất, tăng Dôgen được phong thụy hiệu Shôyô Daishi (Thừa Dương Đại Sư). F) Văn học Ngũ Sơn (Gozan-bungaku): Từ cuối đời Kamakura, ngoài việc hai danh tăng Rankei (Lan Khê) và Mugaku (Vô Học) đến Nhật, giữa Trung Quốc và Nhật c̣n có nhiều trao đổi học tăng giữa các thiền viện hai nước. Đến đời Nam Bắc Triều, có phái của tăng Musô Sôseki (Mộng Song, Sơ Thạch, 1275-1351) một nhà viên nghệ và nhà thơ waka từng trụ tŕ Nam Thiền tự (Nanzenji) và Viên Giác tự (Enkakuji), hai ngôi chùa trong nhóm Ngũ Sơn[6] vốn có ảnh hưởng hơn cả đối với mạc phủ Muromachi. Hai đồ đệ của ông buổi văn niên, Gidô Shuushin (Nghĩa Đường, Chu Tín, 1325-1388) và Zekkai Chuushin (Tuyệt Hải, Trung Tân, 1336-1405) là hai nhà thơ xuất sắc hơn cả. Bên cạnh hai người, phải kể thêm danh tăng Chuugan Engetsu (Trung Nham, Viên Nguyệt, 1300-1375) đă đến triều đ́nh nhà Nguyên năm 1325, học thiền rồi về nước tu ở các chùa Vạn Thọ (Banju-ji) và Kiến Nhân (Kennin-ji). Ông là học giả lỗi lạc về Chu tử học và là một đại biểu của văn học Ngũ Sơn, ảnh hưởng nhiều đến thế hệ sau. Ông c̣n là tác giả của tập “Một cánh chim âu biển Đông” Tôkai ichiô-shuu (Đông hải nhất âu tập). Có thể định nghĩa văn học Ngũ Sơn như ḍng văn học chịu ảnh hưởng của phái thiền Rinzai, phổ biến cả tư tưởng Tống Nho lẫn Thiền tông và diễn tả phần lớn bằng Hán văn, xuất phát từ 5 ngôi chùa thiền được các chính quyền Kamakura (1185-1333) và Muromachi (1336-1573) bảo bọc bởi v́ nó đáp ứng được việc tạo lập một ư thức hệ vũ sĩ đạo cho họ. Ba lối diễn đạt chính của văn học Ngũ Sơn là cổ văn, văn biền ngẫu và thi ca. 1) Cổ văn: Cổ văn là văn xuôi thuần túy, trong sáng, chính xác theo phong cách Hàn Dũ (768-824) và Liễu Tôn Nguyên (773-819) đời Đường và phổ biến trong giới thiền tăng đời Tống (960-1276). Loại này thích hợp cho văn nghị luận, văn bia, tự và bạt, phê b́nh thơ hay thi thoại.Nó c̣n được sử dụng để ghi chép (sao) các lời b́nh tác phẩm cổ điển. Ở Nhật gọi là shô-mono (sao vật, như Sử Kư sao, Mông Cầu sao, Mao thi sao, Ngọc Trần sao, Tứ hà nhập hải sao) v.v…). Có điều các shô (sao) thường viết bằng văn nói và bằng tiếng Nhật nên có thể xem như ngoai lệ của văn học Ngũ Sơn mà phần lớn vốn biểu hiện bằng Hán văn. 2) Văn biền ngẫu: Văn biền ngẫu (benbun) nằm giữa văn xuôi và thơ, c̣n gọi là tứ lục biền lệ văn (shiroku-benreibun). Biền là xếp ngựa thành cặp cho nên văn biền ngẫu thường có đối ngẫu (parallel) Nó có những qui luật về khổ (ví dụ như khổ bốn / sáu), về âm vận (b́nh / thượng/ khứ / nhập) và về ngữ vị (điển cố / thành ngữ). Cũng như thơ, nó được làm ra để cao giọng ngâm nga vào những dịp lễ lạc, hội hè quan trọng. Loại văn này thích hợp cho h́nh thức ngữ lục (goroku) hay pháp ngữ (hôgo) nghĩa là những lối diễn tả cô động và có tính cách răn dạy. 3) Thi ca:Thi ca của phái Ngũ Sơn cũng giống như thơ thế tục Trung Quốc, thường là loại luật thi (risshi) như thơ ngũ ngôn hay thất ngôn tuyệt cú đời Đường. Khởi đầu thơ Ngũ Sơn c̣n đậm mùi vị Phật giáo v́ thi nhân phần lớn là tăng lữ, nhưng trong giai đoạn sau, ảnh hưởng tôn giáo đă phai nhạt đi và nó không khác ǵ thơ thế tục, nếu không nói là có cả thơ t́nh. Văn học Ngũ Sơn rất phong phú, ngày nay tuy đă sưu tập được trên một vạn trang nhưng người ta ước đoán số lượng đó mới chỉ là phân nửa các tác phẩm đă có. Phạm vi của văn học Ngũ Sơn rất rộng, đi từ lănh vực tôn giáo qua triết học, chính trị, ngoại giao. Nó đă ảnh hưởng đến các thiền viện cấp dưới (được gọi là “lâm hạ” (rinka) nghĩa là “dưới bóng rừng cây”) và chỉ tàn dần sau khi đụng độ với tư tưởng kogaku (cổ học), một luồng tư tưởng Nho Giáo mới của người Nhật, vào những năm cuối thế kỷ 17 đầu 18 dưới thời Tokugawa. G) Gidô (Nghĩa Đường) và Zekkai (Tuyệt Hải): Gidô Shuushin (1325-1388) hiệu là Không Hoa Đạo Nhân, người Tosa, thuộc đảo Shikoku, v́ bị bệnh lỡ dịp sang du học Trung Quốc, lúc đầu lên Kyôto, sau đến Kamakura tu hành.Tinh thông Hán, Phạn, được sự tín nhiệm của Tướng Quân Ashikaga đời thứ ba là Yoshimitsu, ông trụ tŕ ở chùa Nanzen và hoạt động để bành trướng thiền tông ở miền Đông. Ông đă hoàn thiện nỗ lực của những tăng nhân đi trước như Kokan Shiren[7], Sesson Yuubai[8] và Chuugan Engetsu[9] trong lănh vực văn chương . Về thơ, ông có viết Kuuge-shuu (Không hoa tập). Bài “Loạn hậu khiển hứng” “Bày tỏ tâm tư sau thời loạn ly” sau đây là một bài thơ chữ Hán trích từ đó:
Hải biên cao các ỷ
thiên phong, Tạm dịch: Tâm sự sau thời chiến
Lầu cao gió lộng
biển linh lung, Zekkai Chuushin (1336-1405) cũng người vùng Tosa, du học bên nhà Minh,từng được yết kiến hoàng đế Hồng Vũ (Thái Tổ Chu Nguyên Chương), và làm thơ thù tạc. Đó là một cơ hội hăn hữu, từ trước về sau không tăng nhân Nhật Bản nào có vinh hạnh như thế.Về nước năm 1376, ông trụ tŕ ở chùa Tướng Quốc, lo việc soạn thảo văn thư ngoại giao. Trong khi Gidô thiên về cái đơn sơ như khuynh hướng của Kokan Shiren (Hổ Quan Sư Luyện hay ḥa thượng Hải Tàng), Zekkai tuy cũng hùng hồn trang trọng nhưng dụng công hơn và trở thành đại biểu cho trường phái kỹ xảo của văn học Ngũ Sơn. Có thi tập Shôkenkô (Tiêu kiên cảo) và tập sách Zekkai oshô goroku (Tuyệt Hải hoà thượng ngữ lục). Sau Gidô và Zekkai, hai nhà sư yêu văn chương, truyền thống Hán học được hai chùa Tướng Quốc và Kiến Nhân tiếp nối, trong đó có việc thu thập và nghiên cứu thơ văn chữ Hán. Việc chú thích thơ của Đỗ Phủ, tuyển tập thơ Đường nhan đề Santaishi ( Tam thể thi) hay Kobun Shinpo (Cổ Văn Chân Bảo), thơ Tô Thức, Hoàng Đ́nh Kiên đời Tống là những thành quả đáng kể. Những tác phẩm ấy cũng nằm trong khuôn khổ các shô-mono (sao vật). Ngoài văn học, thiền lâm cũng đóng góp vào việc phổ biến tranh thủy mặc. Văn hóa Muromachi (kết hợp văn hóa Bắc Sơn hay Kitayama bunka và văn hóa Đông Sơn hay Higashiyama bunka, hai giai đoạn của nó) [10] có sự đóng góp rất lớn của thiền gia. Mặc khác, các thiền gia đă vượt ra ngoài khuôn khổ khép kín của họ trước đây.
Vùng Arashiyama (Lam Sơn) trên đất Kyôto, một cái nôi của văn học Ngũ Sỏn.
H) Tăng Ikkyuu (Nhất Hưu, 1394-1481) và tăng Banri (Vạn Lư, 1428-1502) : Tăng Ikkyuu là người tiếp nối văn hóa thiền tông phái Ngũ Sơn, vốn được xem như một tăng nhân thông minh, có tài ứng biến. Tên thật là Ikkyuu Sôjun (Nhất Hưu, Tông Thuần), tương truyền là con rơi của thiên hoàng Go-Komatsu (1377-1433). Ông tu hành ở chùa Kiến Nhân (Kennin-ji) từ khi c̣n bé, sau được vào chùa Đại Đức (Daitoku-ji) . Ông có tinh thần phê phán cả thiền môn lẫn xă hội và có một thi phong độc đáo. Qua tác phẩm, ông tự bộc bạch về ḿnh như một ông sư phá giới, nổi loạn và thái độ ấy ngày nay được đánh giá cao v́ nhờ hành trạng kỳ dị của ông, thiền tông đă thoát khỏi khuôn khổ cứng nhắc của cung đ́nh và của năm chùa chính thống (Ngũ Sơn) mà đi về địa phương và được phổ biến rộng răi trong dân gian. Mặt khác, nhà chùa cũng nhờ đó là trở nên lành mạnh hơn (từ chối bằng sắc, chức tước và đuổi những sư sải tham ô, vô lại), tiếp thu được nghệ thuật dân gian trong cách sống của ḿnh (như đem trà đạo vào thiền viện). Có nhiều truyền thuyết về bản thân ông nhưng ấn tượng chung th́ mọi người đều xem ông là một nhân vật khác phàm. Thơ ông thu thập lại trong Kyôun-shuu (Cuồng Vân Tập), với những bài kỳ lạ như sau : Như Ư Am thoái viện kư Dưỡng Tẩu Ḥa Thượng
Trú am thập nhật ư
mang mang, Nhân thôi việc trông coi am Như Ư, gửi ḥa thượng Dưỡng Tẩu
Giữ am mười bữa
nghĩ loanh quanh, Ngoài Ikkyuu, c̣n có nhà sư Banri Shuuku (Vạn Lư Tập Cửu, 1428-1502), trước tu ở chùa Shôkoku (Tướng Quốc), sau v́ cuộc nội loạn năm Ônin (1467-1477), lui về quê ở vùng Mino (nay gần Gifu), lấy vợ sinh con, chú thích cổ thi và đi khắp nơi dạy văn thơ chữ Hán mưu sinh. Để lại tập Baika mujinzô (Mai hoa vô tận tàng). Thơ ông cũng nhiều thiền vị v́ đơn sơ, thành thực, như bài sau đây viết trong chuyến lữ hành: Huyền Chủng nhập dục thất phí dụng bách phiến.
Nghĩ thuyền Huyền
Chủng thoát hành trang, Đến vùng Kakezuka đi tắm tốn trăm tiền
Đỗ thuyền , ghé bến
cởi hành trang, Sau khi cuộc loạn Ônin tàn phá kinh đô Kyôto, thế lực mạc phủ Muromachi (1333-1568) suy yếu. Các chùa thiền phái Ngũ Sơn, để sống c̣n, phải trông cậy vào sự giúp đỡ của các lănh chúa địa phương và triều đ́nh. Ngôi chùa có liên lạc mật thiết nhất với Mạc Phủ là chùa Đại Đức (Daitokuji ) cũng phải nương tựa các nhà có của ở Kyôto cũng như ở Sakai, một thị trấn buôn bán sầm uất gần bên. Nhưng nhờ thế mà văn hóa trung ương đă lan ra địa phương và ảnh hưởng của thiền tông đă đi vào thời cận đại bằng con đường đại chúng hóa, bắt đầu với thời kỳ Azuchi-Momoyama (An Thổ, Đào Sơn, 1568-1600) xán lạn. TIẾT lV : PHẬT GIÁO THỜI EDO: A) Ảnh hưởng gián tiếp đến chính trị Mạc Phủ: Từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ 18, Phật Giáo không ngừng thế tục hóa và đến đời Tokugawa, nó đă trở thành một định chế quốc gia. Đầu thế kỷ 17, với đạo luật Shie Hatto (Tử Y Pháp Độ) chính quyền Tokugawa tách chùa chiền ra khỏi triều đ́nh Kyôtô và sử dụng nó như một công cụ chống lại đạo Ki-Tô. Theo lệnh cải cách tôn giáo có tên Shuumon Aratame (Tông Môn Cải), tất cả chùa nhỏ đều phải lệ thuộc vào một chùa lớn là mỗi người dân đều phải ghi tên qui y ở chùa địa phương. Như thế chùa chiền trở thành cơ quan nhằm tập trung quyền lực cho quốc gia. Chế độ này chỉ bị băi bỏ vào năm Meiji thứ 6 (1873) mà thôi. Di sản tinh thần mà chính quyền Tokugawa thừa hưởng được đó là Phật Giáo Ngũ Sơn. Như đă tŕnh bày, Phật Giáo này có đặc điểm là đậm màu sắc Nho Giáo v́ do các tăng Trung Quốc mang vào và thường xuyên giao lưu với đại lục. Do đó, Tống Nho theo Chu Hi và tư tưởng của Vương Dương Minh được chính quyền vũ sĩ đem ra áp dụng. Trí thức Tokugawa là những nhà Nho có quan hệ gần xa với cửa Phật chứ không phải thiền sư thuần túy như dưới đời Muromachi. . Trong số những trí thức cấp cao cộng tác với mạc phủ (goyô-gakusha = ngự dụng học giả) có thiền tăng Suuden (Tông Truyền, 1569-1633) và tăng phái Thiên Thai tên Tenkai (Thiên Hải, 1536?-1643). Hai người đă thờ 3 đời Tướng Quân Tokugawa đầu tiên (Ieyasu, Hidetada và Iemitsu) và ảnh hưởng đến chính trị buổi ấy nhưng không đóng vai tṛ văn hóa then chốt như nhà Nho Hayashi Razan. B) Phê phán ảnh hưởng Tây Phương : Trí thức Nhật Bản cuối thế kỷ 16 và đầu 17 có hai thái độ trước nền văn hóa Tây Phương mới được các nhà truyền giáo du nhập vào. Đó là hô hào hay khích bác. Fukan Fabian (Bất Can Trai, 1565-1621 ?) đă làm cả hai chuyện. Ông ta trước là sư, sau nhập ḍng Jesuit (1586), theo học trường đạo và thành người dạy Nhật ngữ cho các giáo sĩ. Lúc đó, ông viết tập Myôtei mondô (Diệu Trinh[11] vấn đáp) để giải thích đạo Ki-Tô và vào năm 1606 có lần bút chiến với hai anh em “Nho quan” Hayashi Razan (Lâm, La Sơn). Thế nhưng , ông lại bỏ đạo và, một năm trước khi chết, viết tác phẩm Ha-Daiusu (Phá Đề-Vũ-Tử) “ Chống Thiên Chúa ” (1620) để bài báng đạo Ki-Tô. Để trả lời câu hỏi tại sao Fukan lại có hành động “ bội đạo ” như thế th́ học giả Katô Shuuichi đă thử giải thích bằng sự cấm đạo khắt khe của Tướng Quân Ieyasu và quan hệ không tốt đẹp của ông với những nhà truyền giáo mà ông bảo “ ngạo mạn, không coi dân Nhật ra con người ”. Sách viết ra để bài xích đạo Ki-Tô do các tăng lữ Phật Giáo th́ phải kể đến Ha-Kirishitan (Phá Kiết-Lợi-Chi-Đan, 1642 ?) của Suzuki Masamitsu (Linh Mộc, Chính Tam, 1579-1655) tức tăng Shôzan (Chính Tam), Taiji-jashuu-ron (Đối trị tà chấp luận, 1648) của Sessô Sôsai (Tuyết Song, Tông Thôi, ?- ?). Hai người đều là thiền sư. Trong tác phẩm của Shôsan, ông xem việc coi đạo Ki-Tô xem thân thể là hữu tử và linh hồn bất tử là tà thuyết. Sôsai lại cho rằng “Jesus trước đă là kẻ đă qui y theo Phật nhưng v́ chỉ hiểu sai lời dạy nên trở thành tà đạo”. Cả hai đồng ư ở điểm đạo Ki-Tô chỉ “mưu toan xâm lược để cướp nước dâng cho bọn Nam Man.[12]” C) Thiền và vũ sĩ thời Edo : Đứng sau lớp trí thức Phật Giáo cao cấp phục vụ mạc phủ như hai ông Suuden (Tông Truyền) và Tenkai (Thiên Hải), c̣n có lớp trí thức phục vụ giai cấp vũ sĩ. Do đó, ta thấy vào thời nầy, nhiều tác phẩm nói đến ảnh hưởng của Phật Giáo Thiền Tông đối với kiếm đạo. Ví dụ như Fudôchi shinmyô-roku (Bất động trí thần diệu lục) của thiền tăng Takuan (Trạch Am, 1573-1645) và Gorin no Sho (Ngũ luân[13] thư) của kiếm khách Miyamoto Musashi (Cung Bản, Vũ Tàng, 1584 ?-1645). Takuan thuộc phái thiền Rinzai (Lâm Tế), có một thời gian bị Mạc Phủ bắt đi đày v́ chống đối chính lệnh nhưng sau được Tướng Quân Iemitsu cho về trụ tŕ chùa Tôkaiji (Đông Hải Tự). Ông đă so sánh kỷ thuật đánh kiếm với thực hành tu thiền và cho biết bí quyết thắng lợi không phải chỉ giỏi kiếm pháp mà c̣n phải biết giữ được cái “ tâm bất động ” (bất động trí, fudôchi) như thiền gia. Kiếm khách Musashi trong Gorin no sho (Ngũ luân thư), sau khi biện luận về bốn ṿng tṛn Thổ (đại cương về binh pháp), Thủy (kiếm thuật), Hỏa (chiến thuật), Phong (đối phó với các trường phái khác), đă bàn đến trong Không (kết luận) điểm cao nhất của binh pháp là “ khi t́m ra được chân lư rồi th́ phải quên cái chân lư ấy đi ” nghĩa là dạy người ta phải hành động một cách tự do tự tại và tự phát th́ mới có thể thắng được địch thủ. Musashi đă quyết đấu với trên 60 tay kiếm đủ các trường phái mà chưa từng thua ai bao giờ. Ông coi trọng trực giác hơn thị giác, yếu tố xa hơn là yếu tố gần. Ví dụ ông xem việc quay lưng về phía mặt trời khi quyết đấu hay việc quan sát phản ứng của địch thủ mỗi khi bị ḿnh đánh nhứ là những điều quan trọng. Trường phái của ông sử dụng hai thanh kiếm nên được gọi là Nitôryuu (Nhị đao lưu). D) Thiền và đại chúng : Tăng Suzuki Shôsan (Linh Mộc, Chính Tam) nhắc đến ở trên là một thiền tăng gần gũi với đại chúng dù ông xuất thân vũ sĩ vùng Mikawa (Tam Hà, gần Nagoya bây giờ, phong ấp đầu tiên của họ Tokugawa) và đă theo chủ dự trận quyết chiến ở Sekigahara (1600) và trận vây hăm thành Ôsaka (1614-1615), dứt tuyệt ḍng họ Toyotomi. Ông bỏ kiếm, tu thiền, viết sách Ha-Kirishitan chống đạo Ki-Tô như đă nói nhưng cũng viết Banmin tokuyô (Vạn dân đức dụng, hoàn thành năm1631 và in ra năm 1661), dạy cách xử thế (chính đạo) cho các giới sĩ, nông, công, thương. Trong đó ông đề ra cho họ những nguyên tắc đạo Nho và đạo Phật cần phải theo. Bên cạnh Shôsan có Bankei Yôtaku (Bàn Khuê, Vĩnh Trác, 1622-93), cũng xuất thân từ một gia đ́nh vũ sĩ vô chủ. Ông người đảo Shikoku và cũng như Shôsan, đă bỏ kiếm tu thiền, không theo đường văn chương mà chủ trương giáo hóa quần chúng. Bằng một giọng văn giống văn nói nên lời giảng của ông rất dể hiểu. Chủ trương của ông được thu thập lại trong Bankei Bucchi Kôsai Zenji Oshimeshi Kikigaki, Bàn Khuê Phật Trí Hoằng Tế Thiền Sư ngự thị văn thư, 1757). Lư thuyết của ông nằm trong hai chữ “ Phật tâm ”, một yếu tố bất động và bất tử, không bị hũy hoại như thân xác. Ông cho rằng con người bỏ được ḷng dục (ngă dục, gayoku) và chấp niệm (trước tích, kiguse) th́ có thể thành Phật. Ḷng dục do ư chí tự do chứ không dính dáng ǵ đến nghiệp (karma) cả. Nếu không bỏ ḷng dục bây giờ th́ muôn ngh́n năm sau cũng không bỏ nổi. Tư tưởng ông c̣n có đặc sắc là xem nam nữ ngang hàng, đều có Phật tâm như nhau. Đương thời c̣n có những danh tăng như Enkuu (Viên Không, 1632 ?-95 ), một nhà sư vân du kiêm điêu khắc gia có lối khắc bằng búa đẽo (natabori) và nhà sư kiêm điêu khắc gia tượng Phật Mokujiki Gogyô (Mộc Thực, Ngũ Hành, 1718-1810). Hai người đều muốn gần gũi với đại chúng. Điểm quan trọng cần nêu lên ở đây là các thiền sư dù phục vụ trực tiếp Mạc Phủ hay thân cận đại chúng, đều có chủ trương duy tŕ trật tự có sẵn. E) Thiền và thơ văn thời Tokugawa : Nếu có các thiền sư lo việc phục vụ xă hội th́ cũng có những người lui về ẩn dật và trở thành thi nhân. Hầu hết họ là vũ sĩ từng tham gia chiến đấu trong thời Chiến Quốc (1467-1568). Nổi tiếng nhất trong bọn có lẽ là Ishikawa Jôzan (Thạch Xuyên, Trượng Sơn, 1583-1672) trước là tiểu đồng hầu cận Tướng Quân Ieyasu, v́ mắc vào tội trái quân lệnh giết lầm một tướng địch trong trận đánh thành Ôsaka nên bỏ đi tu. Tu được ít lâu, ông chuyển qua theo Tống Nho của Fujiwara Seika (Đằng Nguyên Tinh Oa, 1561-1619) và học tṛ Seika là Hayashi Razan (Lâm, La Sơn, 1583-1657) nhưng về già, sống ở Higashiyama (1640). Tuy từ Shidendô (Thi Tiên Đường), nơi trú ngụ, ông có thể nh́n thấy khói từ Kyôto ngay gần bên nhưng không vượt sông Kamo để vào thành nữa. Ông là một thư gia và viên nghệ gia, có để lại hai tập thơ Fushôshuu (Phúc Tương Tập) và Shinpen Fushôshuu (Tân Biên Phúc Tương Tập), ca ngợi cuộc sống ẩn dật, ảnh hưởng đến các nhà thơ thời Tokugawa khác như Ogiu Sorai (Địch Sinh, Tồ Lai, 1666-1728), Kan Chazan (Quản, Trà Sơn, 1748-1827), Okubo Shibutsu (Tiểu Oa, Phật Sinh, 1767-1837). Sau Jôzan có nhà sư phái Nichiren tên Gensei (Nguyên Chính, 1623-68). Ông trước cũng là samurai, sau đi tu, ẩn cư trong thôn Fukakusa (Thâm Thảo) gần Kyôto nên lại có biệt hiệu Thâm Thảo thượng nhân. Ông viết nhiều, từng xướng họa với Kumazawa Banzan[14] (Hùng Trạch, Phiên Sơn, 1619-91) và nổi tiếng là người thờ cha mẹ rất có hiếu. Thơ của ông được lưu lại trong Sôzan Wakashuu (Thảo sơn ḥa ca tập) và thơ chữ Hán của ông trong Sôzanshuu (Thảo Sơn tập) gồm 30 tập.Thơ waka của ông có nhiều câu hay như :
Cúc trắng soi ḿnh
trên mặt nước, (Bài Shiragiku no) Về thơ chữ Hán, có hai câu cuối sau đây trong một bài thất tuyệt:
Vô hạn thu quang vô
hạn ư, (Cao Khuy đạo trung)
Nắng thu tràn, ư
muôn ngàn, (Trên đường đi Takatsuki[15]) F) Sekkyosetsu và đại chúng : Cho dù trong xă hội Nhật Bản có nhiều truyện tiếu lâm lấy sư săi làm tṛ đùa, màu sắc Phật giáo t́m được trong tiếng khóc nhiều hơn tiếng cười của người b́nh dân. H́nh thức kể những truyện cảm động đệm bằng đàn shamisen, kèn ống trúc sasara và đàn nhị kôkyuu (hồ cung) tên là sekkyôsetsu (thuyết kinh tiết) do những người ăn xin gọi là Ise kojiki kể lể khắp hang cùng ngơ hẻm. Những truyện như Sanshô-dayuu (Sơn Tiêu đại phu), Karukaya, Shuntoku-maru và Oguri-hangan (Tiểu Lật phán quan) tả những cảnh ngộ cơ cực đến trào nước mắt mà các nhân vật chính gặp phải và sự phục thù kinh khủng của họ. Với văn thể 5-7 chữ trầm bổng du dương, sekkyôsetsu (thuyết kinh tiết) nguyên ngữ có nghĩa là “bài hát (tiết) để giảng kinh Phật (thuyết kinh)” có nội dung thần kỳ và liên quan đến sự tương giao của thế giới hiện tại và thế giới địa ngục. Hai nhân vật trong Karukaya là hai cha con sau đều đi tu, tuy không biết nhau nhưng đến lúc chết hồn họ biến thành cḥm mây tím, ḥa hợp với nhau rồi cùng bay về cơi Tây Phương. Quan án Oguri bị sát hại, được Diêm Vương cho nhập xác để trở về trần thế. Như thế, người nghe kể truyện cảm thấy xúc động dễ dàng trước những khổ cảnh của nhân vật trong truyện và xem sự phục thù tàn khốc như chuyện dĩ nhiên. Zushiô, vai chính của Sanshô-dayu (Sơn Tiêu đại phu) mà mẹ bị cướp bán vào nhà thổ và hai chị em làm nô lệ, khi trở thành quan trấn thủ, đă cho chôn kẻ thù dưới đất đến tận cổ và bắt con trai đương sự phải chặt đầu bố với một lưỡi cưa bằng tre. Quan án Oguri cột kẻ thù vào chiếc bè rồi thả trôi ra biển. Nhân vật chính trong sekkyoosetsu chỉ chấp hành quả báo chứ không có lượng hải hà tha thứ kẻ thù như vai chính của Ochikubo monogatari, một quyển tiểu thuyết của thời Heian, chẳng hạn. Nhân vật nữ trong các sekkyôsetsu có khí phách chứ không phải là hạng người đàn bà ẩn nhẩn. Terute, nữ nhân vật chính trong Oguri Hangan, khi bị bắt làm nô t́, có lần châm rượu cho khách (chính là vị hôn phu của cô mà cô không dè), lúc khách hỏi tên th́ cô đă trả lời: “Thiếp đến đây là để dâng rượu hầu ngài chứ không phảI để kể lể về đời thiếp. Nếu ngài không dùng rượu th́ cho thiếp đem đi!”. Điều đó chứng tỏ phụ nữ đời Tokugawa có ư thức về vai tṛ của ḿnh, khác với người phụ nữ nhu thuận thời Heian. Sự độc lập của người phụ nữ ngày một rơ hơn cùng với sự phát triển của thế giới của các xóm ăn chơi kuruwa, nơi mà tuổi tác và giai cấp không c̣n được đếm xỉa.
TẠM KẾT: Chúng ta đă đề cập một cách gián tiếp đến ảnh hưởng Phật Giáo trong tiểu thuyết cổ điển (các bài 5, 6, 14), trong truyện kể dân gian (bài 10), trong tùy bút và nhật kư (bài 7), trong dao khúc tuồng Nô và kabuki (bài 11 và 12), trong haiku và tanka (bài 8, 9, 13, 27). Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng Phật Giáo đối với văn học Nhật Bản vô cùng to lớn và vượt hẳn ra khỏi phạm vi của bài viết này vốn chỉ tập trung vào văn học thiền tông. Hơn nữa, cho đến ngày nay, ảnh hưởng của Phật Giáo vẫn bàng bạc trong văn chương Nhật Bản hiện đại. Lư do là Phật Giáo và nếp sống Nhật Bản đă ḥa hợp làm một tuy người Nhật trên đường phố b́nh sinh không có ư thức rơ rệt về tôn giáo. Ngoài ra không thiếu chi những nhà văn nhà thơ xuất thân từ cửa thiền hay lấy chủ đề Phật Giáo làm cơ sở cho tác phẩm của họ. [1] Tư tưởng của Saichô (Tối Trừng) của phái Thiên Thai đă đưa đến sự thành lập một phái thần đạo gọi là Lưỡng Bộ Thần Đạo (Ryôbu shintô ) với ư định muốn tập hợp thần phật lại làm một. Bị cấm từ thời Meiji với lư do gây lộn xộn về tư tưởng. [2] Sokushinjôbutsu (tức thân thành Phật) nghĩa là vẫn giữ nhục thân, nhờ ngộ đạo (satori) mà thành Phật trong đời nầy chứ không đợi chết để “ lên ” Niết Bàn. [3] Nittô kyuuhô junrei kôki (Nhập Đường cầu pháp tuần lễ hành kư) “Kư sự hành hương cầu đạo ở Trung Quốc nhà Đường”. Chuyến du hành của Ennin là đối tượng nghiên cứu của học giả Mỹ Edwin O. Reischauer (1910-1990). [4] Khai tổ của Jôdo-shuu (Tịnh Độ Tông) là tăng Hônen (Pháp Nhiên, 1133-1212). Phái Jôdo ra đời sau thời bà Sei nhưng theo nhà phê b́nh Katô Shuuichi, tư tưởng tịnh độ (tĩnh thổ ) đă có từ đời Đường và xuất hiện trong lư thuyết phái Tendai. [5] Suzuki Daisetsu, Zen to Nihon Bunka (Thiền và văn hóa Nhật Bản,1940, do Kitagawa Momoo dịch từ Anh ngữ). [6] Ngũ Sơn tức 5 chùa Thiền Tông lớn chung quanh Kyôto (Thiên Long Tự, Tướng Quốc Tự, Kiến Nhân Tự, Đông Phúc Tự, Vạn Thọ Tự và trên 5 chùa nầy, c̣n có Nam Thiền Tự). Đặt theo Trung Quốc v́ bên đó, Thiền Tông vốn có 5 chùa Thiền nổi tiếng quanh vùng Hàng Châu và Minh Châu : Vạn Thọ Tự, Quảng Lợi Tự, Cảnh Đức Tự, Linh Ẩn Tự và Tĩnh Từ Tự. [7] Tức Hổ Quan, Sư Luyện (1278-1346) hay Hải Tàng hoà thượng, tăng phái Lâm Tế, một người tiên khu của văn học Ngũ Sơn. Học tṛ của tăng nhân gốc nhà Nguyên tên là Issan Ichinei (Nhất Sơn Nhất Ninh, 1247-1317), một trong những cao tăng Ngũ Sơn. Kokan Shiren là tác giả “ Chú giải về Phật giáo đến thời Genkô ” Genkô Shakusho (Nguyên Hưởng thích thư) bằng Hán văn gồm 30 quyển kể lại truyện trên 400 vị tăng từ thời Phật giáo truyền vào Nhật Bản đến năm Genkô (1322). [8] Tuyết Thôn, Hữu Mai (1290-1346), đến triều Nguyên năm 1329, sau về tu ở chùa Kiến Nhân (Kenninji), một thiền viện trong Ngũ Sơn. [9] Trung Nham, Viên Nguyệt (1300-1375), xem tiểu truyện ở trên. [10] Tên hai vùng núi non nằm ở hướng bắc và hướng đông Kyôto. [11] Không hiểu Diệu Trinh có nghĩa là ǵ ? Myôtei đọc theo âm Hán của chữ Diệu Đế th́ có nghĩa là “ chân lư ”. [12] Nam Man chỉ người Bồ v́ họ đến từ phía Nam so với Nhật. Phân biệt với Hồng Mao là Anh hay Ḥa Lan. Thời Muromachi c̣n dùng từ Nam Man để chỉ Xiêm La, Lữ Tống (Phi Luật Tân). [13] Năm nguyên tố tạo nên thế giới theo quan điểm của Phật Giáo Mật Tông. [14] Banzan là nhà nho đời Edo, người Kyôto. Viết sách phê b́nh chính trị Mạc Phủ, bị giam trong thành Koga (phía tây tỉnh Ibaraki bây giờ) và chết ở đó. [15] Takatsuki, tên thành phố nhỏ gần Ôsaka.
Nguyễn Nam Trân : Một trong những bút hiệu của Đào Hữu Dũng, sinh năm 1945 gần Đà Lạt. Nguyên quán Hương Sơn, Hà Tĩnh. Theo học Chu Văn An (1960~1963) và Đại Học Sư Phạm Sài G̣n trước khi đến Nhật năm 1965. Tốt nghiệp Đại Học Đông Kinh (University of Tokyo) và Đại Học Paris (Pantheon-Sorbonne). Tiến sĩ khoa học truyền thông. Giáo sư đại học. Hiện sống ở Tokyo và Paris. E-mail: nntran@erct.com
|