Vesak
Lễ Tam Hợp
(Đức Phật Đản
Sanh - Đức Phật Thành Đạo - Đức Phật
Nhập Niết Bàn)
Minh Hạnh lượt dịch từ
Wikipedia, Ngày 5 tháng 4 năm 2006
Vesak là một danh từ trong ngôn ngữ
Sinhalese để chỉ tháng thứ hai trong lịch của
Hindu, là thời gian thánh thiện trong lịch của Phật
giáo.
Trong tiếng Phạn th́ viết là Visakha, tại Ấn Độ được
gọi là Visakah Puja hay là Buddha Purnima. Được gọi là Visakha
Bucha tại Thái Lan, Waisak tại quốc gia Nam Dương, riêng tại Tích Lan và Mă Lai th́ viết
là Vesak (Wesak). Tương
tựa ngày lễ như vậy ở Lào th́ gọi là Vixakha
Rouxa. Vesak - Đại lễ
Tam Hợp là một lễ trọng đại của các quốc
gia ở Đông Nam Á theo hệ phái Theravada.
Quyết
định chọn ngày lễ Tam Hợp như là ngày lễ
Đức Phật Đản Sanh đă được nghi
thức hoá tại hội nghị lần thứ nhất của
Hội Đồng Phật Giáo Thế Giới - World
Fellowship of Buddhists (W.F.B.) diễn ra tại Tích Lan vào năm
1950, mặc dù ngày nay các ngày lễ Phật giáo trên thế giới
đă có truyền thống từ hàng thế kỷ nay. Bản nghị quyết được
chấp thuận tại đại Hội Thế Giới
ghi như sau:
"Hội Đồng
Phật Giáo Thế Giới ghi nhận niềm hân hoan, cảm
kích đă được Quốc Vương Nepal chính thức
chọn ngày rằm Vesak làm ngày lễ của Nepal, đồng
thời Hội Đồng Phật Giáo Thế Giới cũng
đạt lời thỉnh nguyện đến nguyên thủ
của tất cả các quốc gia, dù có ít hay nhiều Phật
tử, nên ban bố sắc lệnh chọn ngày Rằm tháng
Năm là ngày lễ vinh danh Đức Phật là người
đă đem đến biết bao lợi lạc cho nhân loại.” |
Thật vậy, ngày lễ Tam Hợp là ngày Phật tử khắp nơi trên thế giới làm lễ tưởng niệm ba ngày quan trọng xảy ra trong cuộc đời Đức Phật đó là: Ngày Đức Phật Đản Sanh, ngày Đức Phật thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết bàn. Phật Giáo đă phát triển nhiều nơi trên thế giới xuất phát từ Ấn Độ, giáo lư Phật Giáo đă hoà nhập vào nền văn hoá bản xứ ở những nơi có sự phát triển của Đạo Phật. Kết quả là nghệ thuật và văn hoá của Đạo Phật đă có muôn màu sắc khác nhau do sự hài ḥa của Đạo Phật với văn hoá của địa phương. Sự tu tập theo nhiều chiều hướng phù hợp với văn hoá khác nhau đă được chấp nhận. Do vậy Vesak là một buổi lễ trọng đại đă được tổ chức theo nhiều hi`nh thức khác nhau trên thế giới, cho dù rằng h́nh thức hành tŕ theo nhiều cách khác nhau nhưng bản chất vẫn chỉ là một. Ngày thiêng liêng này là một ngày đại lễ của tôn giáo, chứ không phải là một ngày lễ hội thông thường. Trong ngày này tất cả các Phật tử mong mỏi được xác nhận một lần nữa về ḷng tin của họ trong Phật Pháp và hướng đến đời sống tôn giáo thánh thiện. Đó là một ngày cho thiền định và cho t́nh thương và sự thân ái..
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, thường trùng vào tháng năm dương lịch. Đức Phật sinh nhằm ngày rằm, tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ) gần biên thùy giữa đông bắc Ấn Độ và Népal. Thái tử Siddatha Gotama. Cha của ngài là Hoàng Đế Tịnh Phạn (Cuddhodana) (Gotama), và mẹ của Ngài là hoàng hậu Ma Gia (Mayadevi) họ Cồ Đàm (Gotama)Ngài tên là Siddhartha Gotama. Ngài mất mẹ rất sớm, sau khi sanh được 7 ngày. |
Ngài giác ngộ được rằng vạn vật là vô thường, có rồi không, thành rồi bại, có sinh có tử, có ǵa có bệnh. Ngài xuất gia, bỏ thế sự, năm 29 tuổi, từ bỏ cung- điện nguy nga và những sa hoa vật chất của một vị Hoàng tử, đi t́m con đường giải thoát cho nhân-loại. Sau sáu năm kiên tri` tu tập và vào ngày rằm, tháng Vesak, Ngài đắc quả Chánh Đẳng, Chánh Giác. Ngài đă thành Phật, lúc bấy giờ Ngài 35 tuổi. Suốt 45 năm sau đó Ngài đă đi hoằng pháp giáo hoá chúng sanh ra khỏi bờ mê bể khổ.
Đến năm Đức Phật thọ tám mươi tuổi. Ngài cảm thấy sức đă kiệt, Ngài trở về Kusinara, là một làng nhỏ, tại nơi đây Đức Phật đă nhập Niết bàn giữa hai câu long thọ (Sala), đúng vào ngày rằmg tháng Vesak. |
Trong ngày đại lễ Vesak, những Phật tử thành tín tụ tập về các ngôi chùa từ lúc rạng đông để dự lễ, họ trương cao cờ Phật Giáo và tụng những bài kinh cầu nguyện Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng (những vị Thánh đệ tử của đức Phật). Những Phật tử có thể dâng hoa, đèn cầy và nhang đặt dưới chân các vị Thầy. Những bông hoa sẽ úa tàn trong thời gian ngắn, và những cây đèn cầy và nhang cũng sẽ tàn lụi trong thời gian ngắn, th́ đời sống cũng giống như vậy, dễ bị suy tàn và tiêu diệt. Những Phật tử phát tâm thọ giới không sát sanh. Họ đă ăn chay lạt trong ngày này. Tại một vài quốc gia, đặc biệt là nước Tích Lan, đại lễ Vesak được tổ chức hai ngày, chính phủ đă ra lệnh đóng cửa tất cả những tiệm bán rượu và các nhà giết thú vật trong hai ngày đó. Người ta đă phóng sanh hàng ngàn chim chóc và các thú vật khác. Tuy nhiên một điều xin nhắc là tránh không phóng sanh chim chóc và thú vật tại các thành phố đông đúc, bởi v́ sẽ làm hại các con thú những con không thể bay xa sau một thời gian dài bị nhốt, và chúng sẽ bị những kẻ buôn bán chim và thú vật bắt lại rồi lại đem bán cho các Phật tử tín thành khác. Nếu những con thú được phóng sanh ở những nơi đồng ruộng quang đăng th́ chúng sẽ thật sự đạt được tự do. Cũng trong ngày đại lễ Vesak có nhiều Phật tử tín thành thọ Bát Quan Trai.
Để
tỏ sự tôn kính đến Đức Phật. Ngài nhắc nhở
chúng ta hướng đến đời sống tâm linh thánh
thiện, phát triển tâm từ, thực hành t́nh thương
và mang hoà b́nh và sự hoà thuận cho nhân loại.