Bản tin ngày 17 tháng 08 năm 2005

 

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân thành phố Texas Hoa Ky`, chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật giáo trong ngày.

 

Thái Lan.

 

Tại Thái Lan hôm qua chính phủ và cảnh sát Thái Lan đă phải đối diện một sự tấn công khác tại miền nam Thái Lan, trong đó một người gác cửa và 8 người khác đă bị thương nặng do một cuộc nổ bom trong một ngôi chùa Phật giáo.  Cảnh sát cũng ti`m thấy một trái bom 10 kilo nằm trong một hộp bằng nhôm và đă dùng một robot bằng remote control để cho trái bom này tự nổ lấy.  Những ngôi chùa tại miền nam Thái Lan và đặt biệt những vị Tăng sĩ Phật giáo đă là mục tiêu tấn công của nhóm Hồi giáo quá khích trong suốt thời gian qua, và nhiều ngôi chùa đă bị bỏ hoang bởi vi` vấn đề an ninh không được bảo đảm và trong trường hợp như vậy đă có một vài ngôi chùa được xử dụng như một doanh trại tạm thời của quân đội để gi`n giữ an ninh trong vùng.  Người ta vẫn chưa biết rằng có một giải pháp nào để dẫn đến một sự ổn định trong khu vực cũng như một giải pháp chung cho vấn đề, tuy nhiên theo nhiều người thi` sự việc này là một thử thách lớn đối với chính phủ Thái Lan ngày hôm nay cũng như tại Sri Lanka, nó không phải là vấn đề mang tính nội bộ như Thái Lan đă giải quyết một cách khéo léo trong quá khứ mà đây là một thế hệ mang nhiều y' thức hệ cực ky` nguy hiểm mang tính toàn cầu.  Thái Lan không phải là một quốc gia duy nhất hiện nay đối diện với những người Hồi giáo cực đoan khủng bố, mà chúng ta được biết rằng khắp nơi trên thế giới đă xảy ra rất nhiều những sự chống phá như vậy. Ngày nay sự khủng bố của những nhóm Hồi giáo cực đoan đă không co`n nằm trong phạm vi tấn công vào các nước Tây Phương mà đă lan tràn qua những nước Phật giáo và dĩ nhiên một quốc gia Phật giáo như Thái Lan không phải ngoại lệ.

 

Ngày hôm qua chính phủ Thái Lan cầm đầu là vị Thủ Tướng Thái Lan đă có một cuộc thăm viếng nói chuyện với giới lănh đạo trong vùng.  Với sự tiếp xúc này người ta xem như là một nỗ lực mang tánh cách nhất thời giai đoạn, không ai ky` vọng được là ti`nh hi`nh sẽ được giải quyết nay mai, nó có thể mất một thời gian dài và cũng có thể rằng sự phục hồi của Phật giáo tại các tỉnh miền nam Thái Lan không bao giờ trở lại như ti`nh trạng trước kia được.

 

Hoa Ky`.

 

Tại Hoa Ky` sinh hoạt của Phật giáo Đông Dương kể từ khi làn sóng của những người ty. nạn Việt Miên Lào đặt chân đến Hoa Ky` từ năm 1975, cho dù không khởi sắc như Phật giáo Tây Tạng, cho dù không có nguồn tiền bạc hùng hậu như Phật giáo Trung Hoa và cũng không mang bản sắc đầy hấp dẫn như Phật giáo Zen của Nhật Bản, nhưng người ta không thể phủ nhận được rằng sự có mặt của những ngôi chùa Phật giáo thuộc cộng đồng tỵ nạn Việt Nam, Lào, Cambochia trong suốt 30 năm qua đă có một ảnh hưởng lan rộng khắp nơi.  Trong phần tin tức hôm nay có hai bản tin liên quan đến hai ngôi chùa Việt Nam; một ở Florida và một ở Texas, những ngôi chùa này đă được báo chí địa phương ghi lại những hi`nh ảnh và đường nét sinh hoạt, với những ảnh hưởng của nó đối với cư dân trong vùng như thế nào.  Trước hết là ngôi chùa và sinh hoạt của ngôi Chùa Phật Pháp tại thành phố St. Petersburg, tiểu bang Florida Hoa Ky`

 

An trú trong đời sống họ đă chọn lựa

Hạt Cát lược dịch


Bốn tín đồ đă quay về nương tựa nơi Tam Bảo trong niềm tin Phật pháp tại một ngôi chùa ở St. Petersburg, Florida

By WAVENEY ANN MOORE, Times Staff Writer
Published August 10, 2005

ST. Petersburg, Florida- Ngày 10 tháng 08 năm 2005- Với tay chấp và gối quỳ, hai thiện nam và hai tín nữ đă đảnh lễ trước pho tượng Phật bằng đồng to lớn. Họ lập lại nghi thức này ba lần, đứng lên và phủ phục sát đất mỗi lần như vậy.



Mười lăm tu sĩ và hai tu nữ - một số trong những người đă đến từ xa như Texas, Canada và Orlando- chứng minh cho lễ quy y và nhận pháp danh của các phật tử này hôm chúa nhật 8 tháng 8 vừa qua tại chùa Phật Pháp ở số 1770 đường 62 thuộc thị trấn St. Peterburgs.

Ngày hôm đó Nguyễn Thị Cúc, Vũ Văn Chấn, Nguyễn Lê Lộc và Siragusa chính thức trở thành một thành phần của gia đ́nh Phật giáo

Siragusa nói đó là ngày mà bà không bao giờ quên.

Người phụ nữ cư dân St. Petersburg, người Tây Phương duy nhất giữa những Phật tử mới nói rằng “Sáng hôm ấy thức dậy, tôi cảm thấy thật vui vẻ và thích thú, nó tốt đẹp hơn những ǵ tôi đă h́nh dung.
Trong suốt thời gian buổi lễ được cử hành bằng tiếng Pali và tiếng Việt, Siragusa là người được nhắc nhở đến nhiều nhất. Trong không khí nghi ngút khói hương, HT Hộ Giác hướng dẫn cho bà Siragusa lập lại lời tự nguyện quy y bằng tiếng Anh và tiếng Pali mới học c̣n bập bẹ. Ngài cũng giải thích ư nghĩa pháp danh Khema cho bà Siragusa được hiểu, đó là tên của một nữ thiền sư Phật giáo nổi tiếng.


Luân phiên nhau, mỗi Phật tử thệ nguyện thọ tŕ ngũ giới, tránh sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ và uống rượu. Họ cũng tuyên xưng quay về nương tựa nơi Tam Bảo.
Trong một cuộc phỏng vấn, TT Pham Dang Jotika, một khách tăng đến từ Houston giải thích rằng niềm tin nơi Tam Bảo là Phật, tượng trưng cho Giác Ngộ hoặc Trí Tuệ, Pháp, thực tướng của vạn vật và Tăng Già là hàng ngũ truyền thừa Phật Pháp.
Đối với Siragusa, đấy là một ngày quan trọng. Hôm đó cũng là ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu Phụ Mẫu Tổ Tiên. Có khoảng 300 người tham gia.
Siragusa, người lớn lên trong gia đ́nh Ki Giáo đă hành tŕ Phật pháp trong 24 năm. Nhà điêu khắc và họa sĩ nói rằng bà không tin một tôn giáo sẽ gây trở ngại cho tôn giáo khác.
"Bạn không cần phải dứt bỏ niềm tin khác của bạn.
Với tôi, tôi không thích nói đúng hay sai. Cả hai đều dạy thương yêu nhưng giáo lư của Đức Phật đă thực sự rất tốt đẹp hay ho đối với cuộc sống chúng tôi", bà nói cho chính bản thân và gia đ́nh bà. Chồng bà, Gaetano, 59 tuổi, cũng là người lớn lên trong truyền thống Ki tô giáo và cũng đă hành tŕ Phật pháp hơn một phần tư thế kỷ nay.



Siragusa đă nhờ cậy vào sự hướng dẫn của chồng bà và khóa học hàng tuần được thực hiện bằng Anh Ngữ tại chùa để chuẩn bị cho buổi lễ hôm chủ nhật. Cô con gái của hai ông bà, một sinh viên Đại Học Florida, Leela, đă không thể tham dự buổi lễ này. Bà Siragusa dự định sẽ đóng khung tấm phái quy y bà đă nhận được hôm chủ nhật và sẽ đặt nó bên cạnh tôn tượng Đức Phật cao gần 6 foot trong thiền pḥng của gia đ́nh.

Hoà Bi`nh, hy vọng và sự thống nhất.

By: ELISABETH ENLOE, The Enterprise

The Beaumont Enterprise

Minh Hạnh dịch thuật



Chánh Điện chùa Bửu Môn, Chư Tăng đang cử hành lễ

 

Chùa Bửu Môn

Thượng Tọa Thích Huyền Việt trụ tri`

2701 Procter St

Port Arthur, TX 77640

Tel (409) 982 9319

USA

 

PORT ARTHUR - Hôm chúa nhựt vừa qua tại chùa Bửu Môn nhân ngày Phật Đản,TT Thích Huyền Việt đă cử hành lễ tắm tôn tượng Đức Phật Đản Sanh bằng một cành hoa hồng đỏ thắm dài như một cây viết lông.

 

Nhúng đóa hoa hồng vào tô nước trong, TT Huyền Việt vẩy nước từ đóa hồng vào tượng Phật vàng sáng chói cùng lúc với những lời kinh tụng của Chư Tăng các Phật tử vang lên từ nơi chánh điện. Hơn 20 vị Tăng Ni Phật Giáo đứng theo hi`nh bán nguyệt chung quanh tôn tượng lần lượt tiến đến cử hành nghi thức tắm Phật với cành hồng trên tay. Nối bước theo sau là Phật tử và các quan khách cũng tuần tự cử hành nghi thức.

 

Kính mừng Đức Phật Đản Sanh.



Một Phật tử làm lễ tắm Phật

 

"Ngày lễ hội Vesak là một ngày tôn trọng nhất trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy, không những chỉ biểu tượng cho ngày Đản Sanh của Đức Phật, mà co`n biểu tượng cho ngày Đức Phật Giác Ngộ và ngày Đức Phật nhập Niết Bàn." Thượng Tọa Huyền Việt cho biết, "Phật Tử của mọi dân tộc và mọi tôn phái đều long trọng cử hành ngày Đức Phật Đản Sanh."

 

TT Huyền Việt nói rằng: việc tắm Đức Phật Đản Sanh bằng cành bông nhúng nước và vẩy lên tôn tượng là biểu tượng sự tôn kính của Phật tử đối với Đức Phật


Chư Tăng trai tăng tại hội trường chùa Bửu Môn

.

TT nói tiếp: " Đây là một truyền thống cổ xưa, rất xưa, xuyên qua tập tục này chúng ta có thể thấm nhuần được những điều tốt nhất của Đức Phật - Hoà bi`nh, hy vọng, hạnh phúc."

 

Hơn 800 người ngồi chen nhau trên những hàng ghế và đứng dọc theo lối đi hai bên trong chánh điện, cùng hiện diện với các Phật tử của chùa là những vị lănh đạo các tôn giáo của cộng đồng trong tinh thần hợp quần theo như lư tưởng của Phật Giáo.

 

Buổi lễ hầu như được hướng dẫn trọn vẹn bằng tiếng Việt, nhưng sự khác biệt ngôn ngữ cũng không làm trở ngại sự truyền đạt tư tưởng của Đức Phật, san sẻ cái "tuệ" của đời sống của Ngài và sự răn dậy của Ngài có thể làm cho loài người hội nhập lại với nhau để phát triển t́nh đoàn kết giữa mọi tông phái, mọi tôn giáo trong cộng đồng.


TT Huyền Việt tại vườn sen

Nhà truyền giáo Rabbi Barbara Metzinger ở giáo đường Emanuel trong thành phố Beaumont đă nói, “Chúng ta có thể coi Đức Phật như là một tấm gương cho thế giới, có rất nhiều sự tương đồng giữa đạo Judaism và đạo Phật.”

 

Giám mục Curtis Guillory của giáo phận Thiên Chúa Giáo tại thành phố Beaumont đă nói với những người đến tham dự buổi lễ về sự quan trọng của việc h́nh thành một liên hợp của các cộng đồng tôn giáo, nhắc lại những huyền thoại của cố Giáo Hoàng Pope John Paul II.

 

"Ngài đă tiến một bước thật dài để đem mọi người của những tôn giáo khác ngồi lại với nhau. Hợp quần, chúng ta có thể cùng làm việc với nhau và cùng nhau đẩy mạnh cho thế giới phát triển tốt đẹp hơn."

 

Một số quan khách khác cũng rất hănh diện phát biểu trong buổi lễ Phật Đản, trong số những người này là Dân Biểu Hubert Vơ của địa hạt Houston, ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu lên trong chức vụ dân biểu của tiểu bang Texas.



Chánh điện chùa Bửu Môn

 

Bên cạnh buổi lễ Phật Đản tại ngôi chùa này là lễ hội hoa sen được mở cho dân chúng vào coi trong hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật.

 

Một vùng thanh tịnh mát mẻ khuất sau một lũy tre xanh, đó là một vườn hoa sen bát ngát đă được TT Thích Huyền Việt bỏ bao công sức ra trồng trọt chăm sóc. Hơn 1,000 người thả bộ lui tới trong những lối ṃn thơm ngát mùi hoa sen, ẩn hiện qua những tàn lá tươi tốt sum xuê, để chiêm ngưỡng những hoa sen nở rộ trong vườn sen. Cô Linda Trần cho biết năm nay là năm thứ bảy vườn sen được mở cửa để đón chào khách thập phương.

 

Marie Heinrich Hayden, một vị khách đến từ Huntsville nói rằng "Ngày hôm nay là một cơ hội hiếm có cho tôi đến viếng thăm một ngôi chùa Phật Giáo, ngắm vườn sen và học hỏi thêm nhiều điều về một văn hoá khác. Những lời kinh tụng là một giai điệu tuyệt diệu. Và tôi không thể nào h́nh dung nổi những đoá hoa sen tinh khiết, đứng trên những cuống sen gầy guộc yểu điệu lại có một vẽ đẹp lạ lùng như vậy."

 



Hoa sen tại vườn sen chùa Bửu Môn

Thượng Tọa Huyền Việt nói rằng Bà Hayden đă cảm nhận rất đúng về biểu tượng cao quí của hoa sen đă thường đươc nhắc nhở trong các bài giảng cho Phật tử, đó là 'gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.'

 

Cô Margaret Ann Randall, một cư dân tại thành phố Beaumont, là một người thường xuyên thăm viếng chùa Bửu Môn và vườn sen trong sân chùa. Mỗi năm vườn sen mở cửa cho khách thập phương là mỗi lần cô lại cố gắng không bở lỡ cơ hội đến ngắm sen.

 

Cô Randall nói "Hàng năm vườn sen dường như lại đẹp hơn. Năm nay tôi lại được biết nhiều hơn về hoa sen, và bây giờ tôi rất háo hức muốn biết nhiều hơn nữa về tất cả các chi tiết của loài hoa này."


Bản đồ chỉ đường đến chùa Bửu Môn

 

Để biết thêm chi tiết, xin liên lạc với Ren Brumfeld tại (409) 658-0919 hoặc TT Thích Huyền Việt tại (409) 960-1462.

 

eenloe@beaumontenterprise.com


Bản đồ chỉ đường đến chùa Bửu Môn

http://www.southeasttexaslive.com/site/news.cfm?newsid=14646896&BRD=2287&PAG=461&dept_id=512588&rfi=6

 

 

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí Phật tử, thật ra hai bản tin mà qúi vị vừa nghe; một bản tin về lễ mở cửa vườn sen và lễ Phật Đản của chùa Bửu Môn đăng trong một tờ báo địa phương và một bản tin khác đăng trong buổi lễ Vu Lan ở chùa Phật Pháp, cả hai buổi lễ chúng tôi đều tham dự, lẽ ra nếu chúng tôi có dịp tường thuật trực tiếp đến qúi vị chúng tôi sẽ cho qúi vị nhiều tin tức hơn, nhưng có một điều thú vị rằng qúi vị trong ban dịch thuật tin tức đă góp nhặt hai mẫu tin này trong internet hay ở đâu đó và dịch trở lại để đọc vào ngày hôm nay, chúng tôi chưa bao giờ làm trong một trường hợp thú vị như vậy, nhưng dù sao đi nữa nó cũng là một điều vui, lâu lâu chúng ta nghe một vài bản tin tức tường tri`nh từ cái nhi`n của người Hoa Ky` đối với sinh hoạt của cộng đồng Phật giáo Việt Nam của chúng ta.

 

Nepal

 

Phần tin tức cuối cùng hôm nay chúng tôi xin đề cập đến một nữ tu viện Phật giáo được lập lên ở Nepal theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng.  Sự ra đời của một nữ tu viện đó là một việc rất bi`nh thường, đồng thời ra đời tại Nepal cũng không phải là chuyện đáng nói, nhưng chuyện đáng nói ở đây đó là theo sự nhận định của những kư giả khi đến quan sát tu viện này thi` họ nói rằng cuộc cách mạng văn hoá trong thập niên 60 kéo dài đến đầu thập niên 70 tại Trung quốc mà Phật giáo Tây Tạng là một trong những nước nạn nhân có thể nói khốc liệt nhiều chùa chiền bị phá hủy, thế nhưng lại có một phản ứng ngược lại là do cuộc cách mạng văn hoá đó nên Phật giáo Tây Tạng đă có thể xây dựng một số cơ sở hết sức vững mạnh ở xứ người trong cuộc sống lưu vong.  Trong trường hợp nữ tu viện này người ta đă thấy rằng có một nỗ lực lớn hơn bao giờ hết nhằm duy tri` một số truyền thống nhằm mang tính tôn giáo vừa mang tính văn hoá, bởi vi` người ta sợ rằng những điều đó sẽ mất mát, có lẽ trong lịch sử Tây Tạng chưa bao giờ người Tây Tạng xem chuyện duy tri` Phật Pháp là một điều khẩn thiết trong cộng đồng họ như vậy và chính về điểm này Phật giáo Tây Tạng đă thật sự trưởng thành và lớn mạnh tại Ấn Độ Nepal, Sikkim, Bhutan.

 

Với bản tin này chúng tôi xin được kết thúc tin Phật sự trong ngày.  Xin gặp lại qúi vị trong bản tin Phật sự ngày mai