Bản tin ngày 31 tháng 07 năm 2005
TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân thành phố Houston, Texas Hoa Ky`, chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin trong ngày.
Trước khi nói về tin Phật giáo thi` phải nói rằng ngày hôm qua là một ngày lịch sử đối với ngành Thiên Văn và có thể nói rằng sẽ làm thay đổi rất nhiều, nhất là những sách giáo khoa ở tại học đường hiện nay. Các nhà Thiên Văn vừa ti`m ra một hành tinh thứ 10 ở trong Thái Dương Hệ, đó là một hành tinh có qũy đạo chung quanh mặt trời. Chúng ta được biết rằng hành tinh này lớn hơn Diêm Vương Tinh về kích thước đó là theo sự xét đoán của nhiều nhà Thiên Văn. Có một điều rất là thú vị cho đến hôm nay mặc dù đă có những khám phá tiến bộ rất lớn lao trên phương diện kỹ thuật của ngành Thiên Văn là bao nhiêu phi thuyền không gian được phóng đi người ta vẫn ti`m ra một Thiên Thể, và Thiên Thể đó là một hành tinh xoay chung quanh Thái Dương Hệ tức là mặt trời của chúng ta.
Trở lại với phần tin tức Phật Giáo.
Ấn
Độ
Trong một bản tin ngày hôm nay được gửi đi từ Ấn Độ, tại Kendrapara ngày xưa được biết đến là Kalinga một địa danh gắng liền với Vua A Dục, dĩ nhiên nó có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Phật Giáo. Chính tại nơi này Vua Asoka tức là Vua A Dục đă đánh trận đánh cuối cùng ở trong suốt cuộc hành tri`nh viễn chinh vạn dặm của mi`nh để mở mang bờ cơi Ấn Độ và chính cuộc kết thúc đẫm máu của cuộc chiến Kalinga đă thay đổi hoàn toàn cái nhi`n của nhà vua về chiến tranh, về hoà bi`nh và về tôn giáo. Ngày nay Kalinga hầu như chi`m vào quên lăng bởi vi` ở đó không mang bất cứ một dấu ấn nào của một thánh tích lớn, thế nhưng người ta cũng phải nhắc lại rằng trong kư sự của Ngài Huyền Trang tức là tập Đại Đường Tây Vực Ky' cũng đă có nhiều đoạn, nhiều trang đề cập đến địa danh này. Ngày hôm nay trở lại Kalinga chúng ta sẽ thấy ở đó có một đại tháp của Phật giáo và nhiều hi`nh tượng của Phật giáo, nhưng điều quan trọng nhất là chính quyền ở địa phương đă nghĩ rất nhiều làm thế nào để có thể đầu tư thêm và thu hút được những khách hành hương hay là du khách đến đây để thăm viếng một nơi mà vốn đă chi`m vào trong quên lăng. Phật Giáo đă tồn tại trong lịch sử Ấn suốt 1700 năm. Một ngàn bảy trăm năm có thể nói rằng ở thời ky` vàng son đó đă khiến cho cả nước Ấn từ bắc đến nam, từ đông sang tây in đậm nhiều những di tích đền tháp quan trọng. Thế nhưng nhiều nhà quan sát không lạc quan về nỗ lực này, bởi vi` họ cho rằng ngay cả Elephanta và Ellora là những động thạch khắc quan trọng gần Bombay, nhưng vi` không tiện đường và vi` không liên hệ trực tiếp đến cuộc đời của Đức Phật và thường khi hai động thạch khắc này bị bỏ xót ở trong lịch tri`nh hành hương của các phái đoàn thăm viếng.
Bộ
tử điển bách khoa
Wikipedia.com
Trong một cống hiến đặc biệt của internet ngày hôm nay có thể nói rằng đó là sự ra đời của một bộ tự điển bách khoa được biên soạn không giống như bất cứ một quyển tử điển bách khoa nào khác, chúng ta có thể gọi bộ tự điển bách khoa này là bộ tự điển bách khoa mở rộng, và bất cứ ai cũng có thể vào trong tự điển bách khoa này mà không phải đóng một thứ lệ phí như là một vài quyển bách khoa khác. Chúng tôi muốn nói đến quyển bách khoa tự điển có tên là Wikipedia, và ngày nay quyển tự điển bách khoa này được biên soạn bởi nhiều người, chẳng những nhiều người mà nó co`n đang đó nhận nhiều bài viết về mọi lănh vực. Có lẽ người đầu tiên lập ra quyển tự điển bách khoa này không có nghĩ về sự thành công do quyển tự điển bách khoa mang lại. Thế nhưng dần dà nó đă trở thành một quyển tự điển bách khoa ngày nay được viết với 200 ngôn ngữ khác nhau và có hơn 100 ngôn ngữ đang trở thành ngôn ngữ chủ lực chính của quyển tự điển bách khoa này. Riêng trong phần tự điển bằng Anh ngữ có trên 600 ngàn bài viết, đó là một số lượng khổng lồ , chúng ta biết những con số khác như trong phần Đức ngữ có hơn 250 ngàn bài viết, và trong phần viết bằng tiếng Nhật có hơn 100 ngàn. Những con số như vậy quả thật là đáng kể với một quyển tự điển bách khoa.
Quyển tự điển bách khoa này cho phép người đọc được viết và được đóng góp, và sau khi đóng góp sẽ được tuyển chọn. Thật ra để tham dự, để viết bài vào bộ tự điển này không phải là điều khó mà rất dễ dàng, thậm chí chúng ta có thể download nguyên cả quyển tự điển xuống, nếu qúi vị không ngại rằng ở trong hard disk bị mất nhiều chỗ. Riêng về phần tiếng Việt thi` quyển tự điển bách khoa này tương đối đă có một trữ lượng tuy rằng không nhiều so với những ngôn ngữ khác, nhưng tới nay thi` đă có được một số các bài viết. Chỉ có một điều đáng tiếc trong phần viết về Phật giáo có lẽ người chủ biên Wikipedia có vẻ là một người không phải là Phật tử, hay là một người rất xa lạ với Phật giáo nên chi bài mở đầu ông đă viết với một ngôn ngữ không được nhă nhặn hợp với tinh thần của đạo Phật, nhưng những bài viết bằng tiếng Việt kèm theo đó thi` chúng ta thấy rằng nó hứa hẹn là một ti`m lực lớn và nó hứa hẹn là một nguồn Phật học đáng kể về sau này.
Hiện tại riêng phần tiếng Việt chỉ có được gần 2000 bài, và trong gần 2000 bài này đa số những bài viết về khoa học, có thể nói rằng chiếm phần lớn những bài viết về văn hoá, về tôn giáo tương đối là phần phụ. Chúng tôi nghĩ rằng tất cả qúi Phật tử, những người lưu tâm đến kho tàng Phật học nên để y' đến quyển tự điển bách khoa mở rộng này, hoặc giả là qúy vị có thể tham dự như một cây viết và có thể tham dự như là một người trong ban điều hành. Quyển tự điển bách khoa này chắc chắn ở trong tương lai sẽ là một quyển bách khoa cho tất cả những người sống trên hành tinh này, bởi vi` nó không có mục đích tư lợi và nó cũng không có cái giới hạn, luôn luôn được cải thiện, dĩ nhiên chúng ta phải rất là cẩn thận, bởi vi` nó được viết với rất nhiều người khác nhau trên thế giới, mà không phân biệt rơ và phân biệt kỹ là những người đó đến từ nơi nào.
Tuy nhiên bằng một chút cẩn thận và với một kiến văn trung bi`nh thi` chúng ta có thể lượm lặt ở trong đó có vô số những bài viết đem lại giá trị, và nếu qúi vị có thể đọc được tiếng Anh thi` chúng tôi tin rằng bộ tự điển bách khoa này sẽ là một nguồn tài liệu hết sức dồi dào phong phú. Riêng về qúi Phật tử, một lần nữa chúng tôi xin kêu gọi qúi vị nếu có thể được, hăy tham gia vào những bài viết liên quan đến Phật giáo, bởi vi` cách tri`nh bày sáng sủa của quyển bách khoa này nó sẽ cung ứng tài liệu vô giá cho những người muốn học Phật./.