Bản tin ngày 24 tháng 6 năm 2005, do TT Giác Đẳng thông tin trong rơom Diệu Pháp

 

TT Giác Đẳng: Ngày hôm nay chúng tôi có một nhân duyên rất đặc biệt là đến Đài Bắc đi thăm Phật Học Viện Nghiêm Hữu và có dịp được gặp Giáo Sư Kuromoto Shinihi,  Giáo Sư là người đă phiên dịch Tam Tạng Pali sang chữ Hán.  Từ trước đến giờ đă nghe nói Tam Tạng Pali dịch qua chữ Nhật tức là bộ Đại Tạng Nam Truyền và hôm nay đến đó gặp vị dịch giả tức là Giáo Sư Wu Kuromot Shinihi, đồng thời cũng thỉnh hai bộ Tam Tạng, và có làm một buổi phỏng vấn gần một tiếng đồng hồ với Giáo Sư Wu về công tri`nh chuyển dịch Tam Tạng Pali.  Bộ Tam Tạng Pali hiện tại đă hoàn tất sau 12 năm in rất đẹp, cầm những quyển kinh TamTạng Pali lên thi` ở trong lo`ng xúc động vô cùng.  Có thể nói rằng buổi phỏng vấn Giáo Sư có nhiều điểm rất thú vị và đă thu lại chúng tôi muốn phát lại như là một phần của tin tức về tiến tri`nh dịch thuật Tam Tạng Pali sang chữ Hán, tin rằng nó có một ảnh hưởng xâu xa đến Phật Giáo Việt Nam trong tương lai.  Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại viện đại học tại Đài Bắc qua sự phiên dịch của vị viện trượng đại học này từ tiếng Quang Thoại qua tiếng Anh.

 

Đây là băng thâu âm buổi phỏng vấn, cuộc phỏng này chỉ nói tiếng Anh và tiếng Quang Thoại thôi. Phần nói tiếng Anh là chúng tôi hỏi và sau đó được Pháp Sư Cheer Deam là vị Viện Trưởng của viện đại học, hồi chiều đă dành ra bốn tiếng đồng hồ để tiếp chúng tôi tại thư viện của Viện Cao Đẳng Phật Học Nguyên Ngưỡng, một điều mà chúng tôi rất  biết ơn.  Chúng tôi có một buổi nói chuyện với Giáo Sư Wu Kuromoto Shinihi, Giáo Sư người Đài Loan mà lại có tên giống Nhật vi` trước Đệ Nhị Thế Chiến  Đài Loan là thuộc địa của Nhật.  Giáo Sư năm nay 78 tuổi bằng tuổi với HT Hộ Giác, sức khoẻ của Sư rất tốt, Giáo Sư nói thông thạo Nhật ngữ, Hoa ngữ và có kiến văn rất rộng về tiếng Sanskrit Pali, hiện là giáo sư giảng dạy tại trường Quốc Học Đài Bắc về môn Phạn văn.

 

Đây không phải là một công tri`nh đang tiến hành mà là công tri`nh đă hoàn tất và muốn chia sẻ lại với qúi Ngài và qúi vị một số tin tức, đúng ra bản thân chúng tôi đến đây để gặp Giáo Sư Wu Kuromoto Shinihi thi` trong lo`ng rất vui bởi vi` như qúi Ngài và qúi vị biết rằng chữ Hán có một ảnh hưởng lớn đối với nền đạo Phật học Việt Nam của chúng ta và trong qúa khứ thi` phải nói rằng kinh điển của Nam Truyền nhưng lại phải xử dụng nguồn từ vựng và khái niệm của Bắc Truyền để áp dụng, thi` điều này đo`i hỏi sự khéo léo áp dụng qua lại của những dịch giả của những vị pháp sư. Và chúng tôi nhớ rằng hồi co`n nhỏ đă từng có lúc đóng vai tro` một xứ giả con thoi giữa HT Tịnh Sự và HT Minh Châu, lúc bấy giờ mỗi lần HT Tịnh Sự Ngài muốn mượn kinh sách thi` HT sai chúng tôi lên đảnh lễ HT Minh Châu để mượn những quyển Địa Tạng Nam Truyền, khi chiều chúng tôi lên Phật Học Đường ,  cầm những cuốn sách trong tay bỗng nhiên nhớ đến Ngài thi` lo`ng rất ngậm ngùi, bởi vi` chúng tôi nghĩ rằng nếu Ngài co`n đến hôm nay với chúng ta, Ngài nhi`n những bộ Tam Tạng này hẳn  Ngài rất vui, nhưng Ngài đă không co`n với chúng ta nữa.  Thật sự ở trong thế hệ về sau này có nhiều sự thừa hưởng mà đôi lúc chúng ta không có lấy làm quan trọng, nhưng nhớ lại những con đường của cổ nhân đi qua thi` phải nói rằng chúng ta có qúa nhiều phước phần. 

 

Giáo Sư Wu năm nay 76 tuổi.  Trước khi làm cuộc phỏng vấn giáo sư Vu, chúng tôi có một cuộc trao đổi chừng 3 tiếng đồng hồ về nhiều điểm khác nhau liên quan đến dịch thuật kinh điển và Giáo Sư đặc biết rất cảm kích, nên Giáo Sư nói rằng rất hoan hỷ để có buổi phỏng vấn này vi` ít khi có người quan tâm đến công tri`nh dịch thuật này một cách đặc biệt, đồng thời có những người cảm thông được những khó khăn ở trong công việc dịch thuật.  Phải thưa rằng lần đầu tiên gặp Giáo Sư Wu chúng tôi cảm thấy có một cái gi` rất thân thiết, thân thiết là vi` Giáo Sư làm một công việc mà phải nói rằng chúng tôi rất ngưỡng mộ, rất kính trọng, chúng tôi vẫn thường nuôi dưỡng sự kính trọng biết ơn lớn lao như vậy đối với HT Minh Châu vị dịch giả của tạng kinh Tam Tạng Pali, và bây giờ gặp Giáo Sư Wu vị dịch giả của Tam Tạng Pali tại Đài Bắc, thật sự thi` mới gặp đă có sự thương mến.  Giáo Sư Wu có một tướng hảo rất đẹp lăo, người phương phi, trước kia thi` Giáo Sư Wu đă từng xuất gia nhưng  về sau này vi` những sự ưa thích Tam Tạng kinh điển Pali nên Giáo Sư Wu đă trọn một hướng đi khác là trở thành một học giả, một vị giảng sư đại học và thay vi` tiếp tục mang chiếc áo của một nhà sư thi` Giáo Sư Wu đă trọn con đường đi vào dịch thuật để cống hiến một công tri`nh này.  Chúng tôi nghĩ rằng mỗi con người có một sự lựa trọn, việc đó chúng ta không đánh giá người khác ở điểm này, tuy nhiên phải nói rằng Giáo Sư Wu có một sự hiểu biết rất cảm thông đối với đời sống của vị Tăng sĩ , nói về đời sống xuất gia thi` Giáo Sư Wu cũng có một nhiệt thành có thể nhi`n thấy trong ánh mắt của người khi nói về công việc dịch thuật nhất là Tam Tạng kinh điển, chúng tôi có rất nhiều trao đổi về giáo ly’ đối với Giáo Sư Wu, chúng tôi nghĩ rằng có dịp chúng tôi sẽ thuật lại.

 

Câu hỏi đầu tiên chúng tôi đưa ra với Giáo Sư Wu Kuromoto Shinihi là: trước nhất về điểm mà bộ Tam Tạng được dịch cũng như được ấn hành là lúc nào? Thi` được Giáo Sư cho biết  bước đầu mà Giáo Sư thật sự chú y’ và ưa thích Tam Tạng kinh điển Pali vào năm 1987, lúc bấy giờ Giáo Sư Wu đă đến gặp Pháp Sư Ấn Thuận. Pháp Sư Ấn Thuận  theo Giáo Sư và cũng theo rất nhiều học giả được tiếp xúc thi` có thể nói rằng là một bậc lăo tăng mà có thể nói rằng uyên thâm kinh điển vào hạng bậc nhất ở Đài Loan, không may là Pháp Sư đă viên tịch cách đây vài tuần lễ, chúng tôi thật sự muốn sang để dự tang lễ của Ngài nhưng không có thi` giờ  vi` quá bận công việc của đại lễ Phật Đản ở bên Hoa Ky`, thật sự lúc bấy giờ chúng tôi lại không có vào rơom nên cũng không làm một buổi nói chuyện về Pháp Sư Ấn Thuận.

 

Thật ra trong lịch sử đương đại của Phật Giáo Trung Quốc vào thời cận đại thi` chỉ có hai người đă đề xuất việc nghiên cứu kinh điển A Hàm.  Kinh điển A Hàm thi` trong Phật Giáo Bắc Truyền  gọi là kinh Tiểu Thừa, và nói là kinh Tiểu Thừa thi` ít có ai muốn đọc, nghe nói đến kinh Tiểu Thừa  ai cũng sợ hết, nhưng học giả Lương Khải Siêu là người đầu tiên đă đánh động trong lo`ng Phật Tử Trung Hoa cho thấy rằng đó là một cạm bẫy, bởi vi` theo học giả Lương Khải Siêu thi` nói một cách nghiêm túc  kinh A Hàm là kinh điển nguyên thủy nhất của đạo Phật, về sau này có một vị khác tức là Pháp Sư Thánh Nghiêm nhưng chúng tôi nghĩ tiếng nói nặng ky’ nhất nó cũng đến từ Pháp Sư Ấn Thuận.  Pháp Sư Ấn Thuận ở trong nhiều buổi nói chuyện đă nhấn mạnh một điều rằng lỗi lầm lớn nhất của Phật Giáo Trung Hoa đó là xem nhẹ kinh A Hàm. 

 

Trong ba tiếng đồng hồ phỏng vấn cho cuộc thâu âm này thi` Giáo Sư Wu có nhắc đến hi`nh ảnh rất cảm động của Pháp Sư Ấn Thuận  trong những giờ phút trước khi  viên tịch  Pháp Sư Ấn Thuận đă nói chuyện rất nhiều về kinh A Hàm và đặc biệt là nói rất nhiều về bộ Tam Tạng Pali được dịch sang chữ Hán, đây là một hi`nh ảnh mà bây giờ Giáo Sư Wu Kuromoto vẫn rất xúc động, xúc động vi` thấy rằng sự đánh giá của Pháp Sư Ấn Thuận xem chuyện chuyển ngữ Tam Tạng Pali sang chữ Hán là một phước duyên lớn, nó là một điều đáng hoan hỷ và đó là lời thốt ra từ vị cao tăng được xem như là bậc nhất của Phật Giáo Trung quốc trong lịch sử đương đạo.  Chúng tôi có nghe được lời của Giáo Sư Wu nói như vậy. 

 

Bây giờ chúng ta trở lại với chương tri`nh này khi Giáo Sư có sự ưa thích đối với việc nghiên cứu kinh điển như kinh A Hàm thi` Pháp Sư Ấn Thuận  có nói rằng có một số bản dịch đă có về kinh A Hàm từ Tam Tạng Pali sang chữ Hán nhưng  ti`m trong thư viện thi` không có và Pháp Sư Ấn Thuận nói về ky’ ức trước, trước khi mà Quốc Dân đảng chạy sang Đài Loan Pháp Sư Ấn Thuận có biết một vài nơi ở Trung Quốc có, bây giờ theo Giáo Sư Wu thi` bản chuyển dịch Tam Tạng Pali vẫn ở Trung Quốc chứ không có ở Đài Loan vào thời điểm 1987. 

 

Thưa qúi vị  không đọc được Tam Tạng Pali bằng chữ Hán thi` phải xoay sang chữ Nhật, và theo Giáo Sư Wu thi` bản dịch đầu tiên của đại tạng Nam Truyền chữ Nhật thi` không đạt được nhu cầu,  Giáo Sư Wu nói rằng bản thứ hai mà Giáo Sư nói rằng rất  tốt về công tri`nh hiệu đính, và vị dịch giả của bộ đại tạng Nam Truyền từ tiếng Pali sang tiếng Nhật năm nay vẫn co`n sống, vị đó hiện tại  106 tuổi và Giáo Sư Wu xem vị này như một bậc Thầy.  Giáo Sư Wu nói rằng có nhiều từ ở trong Túc Sanh Truyện và ở trong Tạng Luật mà Giáo Sư Wu không thể hiểu được bởi vi` nó liên quan nhiều đến phong tục tập quán đia phương v.v… và khi dịch từ tiếng Pali sang tiếng Nhật sang tiếng Hán thi` Giáo Sư Wu ḥan toàn không hiểu dịch như thế nào, Giáo Sư Wu phải bay sang Nhật hoặc điện thoại sang Nhật để tiếp xúc với vị dịch giả của bộ Tam Tạng Đại Tạng Kinh Nam Truyền của Nhật Bản, tức là vị dịch từ tiếng Pali sang tiếng Nhật để hỏi về điều đó.  Chúng ta vui sướng thấy rằng cả hai vị Lăo Niên này đều co`n hiện diện ở trên đời này ngày hôm nay, một vị 106 tuổi, một vị 76 tuổi thi` kể ra nó cũng là một nhân duyên hết sức hạn hữu.  Giáo Sư cho biết rằng công tri`nh phiên dịch đă hoàn tất và được ấn hành vào năm 1992, đó là thời điểm mà chúng ta được biết về bộ Tam Tạng, tức là cách nay 13 năm, măi cho đến năm vừa rồi người ta mới chính thức in ấn bộ Tam Tạng tái bản lần thứ hai với nhiều hiệu đính quan trọng, phải nói rằng một nỗ lực hết sức lớn lao.

 

Chúng tôi có nêu lên một câu hỏi với Giáo Sư Wu về việc phiên dịch Tam Tạng là một công tri`nh lớn, đó là một cố gắng của một cá nhân của Giáo Sư hay là một công tri`nh của nhiều người, thi` Giáo Sư có cho biết rằng đây là một công tri`nh tập thể, Giáo Sư chỉ là một chủ biên mà thôi, tức là vị tổng biên tập, chỉ riêng Giáo Sư là người chịu trách nhiệm sau cùng để phiên dịch, và chúng tôi được một phước duyên vào trong pho`ng phiên dịch Tam Tạng, trước đây chúng tôi có vào một vài pho`ng phiên dịch Tam Tạng của Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Thánh Nghiêm và Pháp Sư Tinh Vân, thi` của HT Tinh Vân ở Phật Quang Sơn đă làm rất quy mô, co`n ở đây với pho`ng dịch Tam Tạng cũng tương đối, nhưng với số 15 người làm công việc dịch thuật và những người này đều là những người có bằng cấp và vị có bằng cấp thấp nhất thi` có bằng master tức là bằng cao học, phần lớn là các vị có bằng tiến sĩ và công tri`nh phiên dịch Tam Tạng tốn rất nhiều tiền bạc, nhiều công sức lắm.  Theo lời của Giáo Sư Wu  trong ba năm đầu thi` người ta làm một công việc là một người dịch, một người hiệu đính nhưng công việc đó không thành công bởi vi` ly’ do đơn giản là ngữ pháp, văn phong của mỗi người mỗi khác, vị này dịch rồi vị kia sửa và sửa theo kiểu khác đi thi` quả thật là có vấn đề, và chúng tôi cũng xin thưa với qúi vị ở đây rằng khi các vị dịch như vậy là các vị đă có bộ Đại Tạng Nam Truyền bằng chữ Nhật, chữ Nhật ở đây không phải chữ Nhật thường mà là chữ Nhật văn - Kanchi tức là chữ Nhật bằng Hán tự, có nghĩa là ví dụ như ngày xưa HT Tịnh Sự hay HT Minh Châu dịch Tam Tạng khi các Ngài biết chữ Hán thi` các Ngài có thể dùng bộ Tam Tạng tiếng Nhật để đọc ra để lấy những danh từ nhưng dĩ nhiên văn pháp của chữ Nhật mặc dầu cũng là chữ Hán nhưng nó hơi khác một chút, tức là  công tri`nh dịch thuật từ chữ Nhật và chuyển sang chữ Hán  là một vấn đề lớn chứ không phải  vấn đề đơn giản.  Ba năm đầu là ba năm thất bại, theo Cheer Dean vị viện trưởng của viện đại học ở đây  nói rằng nó lộn xộn lắm không ai biết được là phải làm như thế nào để cho thống nhất đồng bộ, và có thể nói là một công tri`nh mà có khi râu ông này cắm cằm bà kia, có khi công việc này nó đổ qua công việc kia, đọc một trang sách mà nó có nhiều văn khí, có nhiều văn phong khác nhau đó quả là cả một vấn đề nên đó cũng là một bài học cho chúng ta.

 

Chúng ta tiếp tục nghe về phương pháp làm việc của qúi Ngài trong ban phiên dịch Tam Tạng, sau ba năm làm việc không kết quả thi` các vị đổi lại là ba người làm chung một quyển và ở trong mỗi quyển mỗi một công việc như vậy thi` Giáo Sư Wu là người chịu trách nhiệm sau cùng để sang định lại về cả văn pháp cũng như diễn nghĩa v. v…  Giáo Sư Wu là người có lời nói cuối cùng để quyết định cái nào nên sửa, cái nào lên giữ nguyên.  Tổng cộng có tất cả 67 quyển trong bộ Đại Tạng Nam Truyền của Nhật Bản nhưng sau khi Giáo Sư đọc và nghiên cứu lại những bộ bằng tiếng Pali cũng như tiếng Anh thi` Giáo Sư đă quyết định dịch thêm ba quyển nữa là bộ Vô Ngại Giải Luận, Phật Bản Hạnh và bộ Tiểu Tụng, trong bộ Tiểu Tụng có một vài bài kinh quan trọng mà Chư Tăng thường tụng, Không hiểu tại sao trong Đại Tạng Nam Truyền thi` lại bỏ ba bộ đó ra, nhưng chúng ta biết rằng trong lần kết tập Tam Tạng lần thứ sáu thi` giữa Miến Điện và Tích Lan có một vài sự chênh lệch, có khi lấy 15 cuốn, có khi lấy 12 cuốn, về điểm này chúng ta sẽ có dịp nói chuyện với TT Trí Siêu về quan điểm của TT về điểm này, nhưng  đại khái trong bản dịch sau cùng của bộ Tam Tạng bằng chữ Hán thi` hiện tại bây giờ có 70 quyển thay vi` 67 quyển như chúng ta được biết trong bộ Đại Tạng Nam Truyền.

 

Thật ra năy giờ qúi vị nghe những gi` mà nghe thi` ở đây mới là khoảng 19 phút  30 giây tức là khoảng chừng ¼ hay 1/5 và phần co`n lại của buổi phỏng vấn chúng tôi đă hỏi nhiều về những khó khăn trong những từ vựng dịch thuật và một số các từ vựng mang tánh cách trùng lập, ví dụ như trong y’ thức, ví dụ như những chữ nào mà Giáo Sư tự chế tác ra về sau này, hay những Phạn ngữ hoặc những khó khăn v.v…. nó mang tánh cách chuyên môn về kỹ thuật và phản ứng của giới học thuật tại Đài Loan như thế nào sau khi Tam Tạng Pali được ra đời, bởi vi` ngày xưa người ta chưa biết về Tam Tạng Pali, người ta thường nghĩ rằng đó là Tam Tạng của Tiểu Thừa không ai muốn đọc, nhưng bây giờ có nhiều phản ứng xảy ra  v.v… có rất nhiều nhưng nếu chúng ta muốn nghe hết và cùng với sự chuyển dịch của chúng tôi sang tiếng Việt để cho qúi Ngài ở đây nó mất khoảng một tiếng rưỡi nữa, và hôm nay qúi Ngài và qúi vị thấy rơ là hết giờ rồi, thật ra thi` trong chuyến đi này chúng tôi đă làm bốn cuộc phỏng vấn ở trong đó có một cuộc phỏng vấn rất thú vị với Pháp Sư Tuệ Hải ở Ma Cao hay gọi là Áo Môn. 

 

Áo Môn là một nơi mà chúng  ta biết là thuộc địa của Bồ Đào Nha, hiện tại 50% dân số là Phật tử, người ta đang đầu tư hơn 5 tỷ dollars trong vo`ng 2 năm tới để biến nơi này trở thành Las Vagas, hiện tại thi` đă qua mặt được Las Vagas về số người đánh bài ở tại đây và Phật Giáo đă tồn tại như thế nào ở trong thời ky` dài mấy trăm năm mà Áo Môn hay  Ma Cao là thuộc địa Bồ Đào Nha. 

 

Chúng ta nghe nhiều chuyện rất là thú vị, chúng tôi hy vọng ngày mai này chúng tôi sẽ có một buổi phỏng vấn nữa với HT Tinh Vân tức là vị Phương Trượng của Phật Quang Sơn, người thành lập ra tổ chức Phật Quang Sơn có lẽ có một số trao đổi rất lợi lạc cho chúng ta trong bối cảnh Phật Giáo tại Á Châu hiện nay.  Đặc biệt ngày hôm nay trong cái buổi phỏng vấn Giáo Sư Wu Kuromoto là vị đă chuyển dịch Tam Tạng Pali sang chữ Hán, chúng tôi  tin rằng đó là một buổi phỏng vấn mà chúng tôi rất  khó quên trong cuộc đời, bởi vi` được tận mắt, gặp, nghe, thi` phải nói rằng chúng tôi rất  cảm kích và đặc biệt có sự kính mến vô cùng đối với một con người mà đă có một nỗ lực vượt qua những khó khăn làm sao để cho có được một tài liệu vô cùng qúi báu.  Thật sự chúng tôi xin thưa một lần nữa là điều này không phải có giá trị lớn với Phật tử Đài Loan mà kể cả đối với Phật tử Phật Giáo Việt Nam mai hậu này, tất cả chúng ta có thể nói rằng được chịu ơn rất nhiều những người có nỗ lực lớn lao như vậy.