Bản tin ngày 30 tháng 04 năm 2005

 

1) Phật Giáo phát triển tại Đức Quốc

Minh Hạnh dịch từ   tờ DW-WORLD.DE

http://www.dw-world.de/dw/article/0,,1231623,00.html

 

Số người Đức say mê những giáo ly' Phật Giáo gia tăng, việc này giúp họ quên đi những băn khoăn về tiền nhà, tiền điện thoại, v.v…


 

Đó là một quang cảnh bi`nh an được lập lại mỗi buổi tối tại trung tâm Phật Giáo Hamburg's, là một trung tâm lớn nhất tại Đức.

 

Vào khoảng 100 người Đức, trong đó có một số bác sĩ, kiến trúc sư và vị ủy viên quản trị ngành quảng cáo đă tới đây, họ cởi giầy, tắt các máy điện thoại cầm tay và đă ngồi lên những tọa cụ để sẵn trên sàn nhà của một thiền pho`ng lớn.

 

Không khí rất thoải mái, thanh tịnh, một vài người cầm trên tay những đóa hoa hồng, những người khác nhi`n một cách quy ngưỡng những bức tranh Đức Phật trên tường.

 

“Chúng ta là phản ảnh của nhân quả, là hiện thực mà chúng ta tự mi`nh quyết định cho những gi` xảy ra trong đời sống của chúng ta.”  Juliane 43 tuổi, một trong những người hướng dẫn chương tri`nh thiền, đă nói với kư giả dpa như vậy.


 

Juliane nói rằng nhiều người đă tới trung tâm bởi vi` thất vọng trong đạo Tin Lành nhưng họ vẫn đang cố gắng ti`m kiếm cho mi`nh một đời sống tâm linh.  Juliane nói “Họ nhận thức được rằng làm ra tiền và tiêu xài không phải là tất cả của đời sống”

 

“Chúng ta muốn t́m sự tương quan của hạnh phúc với những điều kiện, với những ngoại vật.  Phật pháp dậy  chúng ta những thứ đó không làm chúng ta hạnh phúc,  chỉ có thái độ, quan điểm của chúng ta về ngoại vật làm chúng ta cảm thấy hạnh phúc."

 

Trung tâm Hamburg được hướng dẫn bởi một Phật tử 63 tuổi người Đan Mạch, ông Ole Nydahl, ông ta cũng là người vơ sĩ quyền Anh khi trước.  Trung tâm này là một trong số những trung tâm Phật Giáo đă thu hút được nhiều Phật Tử trong những năm vừa qua.

 

Kinh sách của Đức Dalai Lam, vị lănh đạo Phật Giáo Tây Tạng, và của cả những  nhà học giả Phật giáo khác đề cập đến những đề tài từ phạm vi sức khỏe trong đời sống đến đề tài làm ăn sinh sống là những cuốn sách bán rất chạy.  Ngay cả một tờ báo khích động nhứt trong nước là tờ Tabloid Bild mới đây cũng đă chọn chủ đề về Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Tôn giáo đông phương hiện đang được thịnh hành chưa từng thấy tại nước Đức.


 

Có nhiều nhân vật danh tiếng của nước Đức có niềm tin về Phật giáo, như nữ ca sĩ Nina Hage, đạo diễn Ralf Bauer và cầu thủ đá banh Mehmet Scholl.  Việc này đă làm nổi bật lên h́nh ảnh của một tôn giáo đă có lịch sử 2500 năm.  Sự an lạc trong tâm hồn quả thật là quan trọng hơn những nhu cầu bên ngoài như là nền kinh tế giao động, nạn thất nghiệp gia tăng,  tiền hưu bổng mơ hồ và hệ thống an sinh xă hội không chắc chắn.

 

V́ chính phủ Đức không thống kê ti`nh trạng tiến thóai của các tôn giáo, nên không ai biết đích xác số người theo Phật giáo tại Đức là bao nhiêu.  Tổng Hội Phật Giáo Đức, một tổ chức bao gồm 52 hội Phật giáo trong nước, đă ước tính là có khoảng 100,000 Phật tử gốc người Đức trong nước.

 

Thêm vào đó, lại có 120,000 Phật Tử người ngoại quốc trong nước Đức, phần lớn là người Việt và người Thái.

 

Tuy nhiên, thật là rơ ràng, con số các hội đoàn Phật tử tại nước Đức đă đang tăng  lên đều đặn: Bắt đầu là 15 hội đoàn  vào năm 1970 cho đến ngày hôm nay đă có trên 600 hội đoàn.

 

Tuy nhiên Phật giáo hầu như là một hiện tượng mới tại Đức.


 

Tôn Giáo Đông phương được biết đến lần đầu tiên khi ông Karl Seidenstucker sáng lập hội đoàn Phật Tử "dân da trắng" đầu tiên trên thế giới tại thành phố Leipzig vào năm 1903.  Sau đó không lâu có một người Đức đầu tiên trở thành tăng sĩ Phật Giáo.

 

Trong năm 1924, một bác sĩ người Đức là bác sĩ Paul Dahlke đă sáng lập trung tâm Phật Giáo đầu tiên tại phía bắc thủ đô Berlin.  Thế nhưng tôn giáo này chỉ được truyền bá giới hạn trong giới trí thức quí tộc Đức măi cho đến cuối năm 1960.

 

Rồi sau đó những thành phần thanh niên sống đời sống lập dị (hippies) và những người ti`m hiểu về các đời sống tinh thần khác đă được lôi cuốn bởi một tôn giáo Đông phương. Việc này đă thay đổi, đă mở rộng, đă tạo điều kiện cho mọi người có thể tham gia sinh hoạt Phật giáo tại các vùng ngoại ô của các thành phố Đức.

 

Đă có nhiều thay đổi từ đó.

 

Ngày hôm nay những cộng đồng người Phật tử Đức đă mua những tu viện cũ và đă xây những ṭa thiền viện mới.  Tại thành phố Hamburg, trong quận đèn đỏ nổi tiếng St. Pauli, một nhóm 40 người Phật tử trẻ đă biến một xưởng đóng tàu thành một niệm Phật đường.

 

Trung tâm Phật giáo Tây Tạng tại Hamburg có chương tri`nh 7 năm tu học về Phật pháp và hiện nay Phật pháp đă trở thành một môn học chính tại một vài trường học tại thủ đô Bá Linh của Đức quốc.

 

2) Đức Dalai Lama Kết Thúc Cuộc Viếng Thăm Sikkim

BBC News, Arpil 27, 2005

Minh Hạnh dịch thuật.

 

Gangtok:  Ngày 27 tháng 4 vừa qua hàng trăm người với những khăn quàng trắng trên tay xếp thành nhiều hàng tại ṭa thị chính để chào tiễn biệt Đức Dalai Lama chấm dứt chuyến du hành bảy ngày  thăm viếng Sikkim của Ngài.


 

Trong thời gian Ngài ở tại đây, Đức Dalai Lama đă thăm viếng nhiều cơ sở,  lănh vực khác nhau, bao gồm cả việc giảng dậy những buổi thuyết giảng tại  cơ quan huấn luyện an ninh tại đây, tham dự lễ khánh thành một tu viện mới tại thành phố Chandmari, thăm viếng vào khoảng 6 tu viện khác trong vùng Gangtok, xuất hiện truớc công chúng tại sân vận động của Namchí's Baichung, ngoài ra Ngài co`n thăm viếng bức tượng cao 135 ft của Ngài Padmasambhava tại Samdruptse, một tượng cao nhất thế giới.

 

Trong hai ngày Ngài giảng dậy tại đây, vị lănh tụ tinh thần của người Tây Tạng cổ vơ dân chúng hướng về một cuộc sống đầy đủ y' nghĩa với  tinh thần ổn định trong đời sống và có trách nhiệm với xă hội mà họ đang sống tại nơi đó.

 

Đức Dalai Lama, đă một lần viếng thăm nơi  đâu tám năm trứơc, sẽ ở tại Siliguiri và sau đó trở về Dharamsala.