Bản tin ngày 09 tháng 4 năm 2005

 

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa qúi Phật tử, trong bản tin ngày hôm nay.

 

Trong tuần lễ vừa qua chúng tôi làm việc trong phái đoàn giáo hội có mặt tại Geneva Thụy Sĩ để điều trần về vấn đề nhân quyền. Có một vài điểm liên quan đến vấn đề nhân quyền, chúng tôi xin được tường tri`nh hôm nay để mở đầu cho phần tin tức này.

 


Trước nhất đây là phiên họp thứ 61 của Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền kể từ khi tổ chức này được thành lập. Liên Hiệp Quốc có hai trụ sở, một đặt ở Genava và một đặt ở New York tức là Nữu Ước của Hoa ky`, riêng trụ sở về ủy hội Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thi` đặt ở Geneva. Trong những năm vừa qua tổ chức này bị nhiều sự chỉ trích và như qúi Ngài và qúi vị biết rằng trong một bản báo cáo mới có thể nói rằng đó là một đề nghị cải tổ của ông Kofi A. Anan tức là Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc. Ông đă đặc biệt nói đến sự xây dựng lại uy tính của cơ quan Liên Hiệp Quốc, mà ở trong đó cơ quan về nhân quyền đặc biệt được đề cập đến.

 

Tại sao người ta nói về điều này, bởi vi` hiện nay trong số hơn 50 thành viên của Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc đặc trách về vấn đề nhân quyền, trong đó người ta ti`m thấy một số những thành viên vốn có tiếng là vi phạm nhân quyền, ở trong đó có Arap Saudi, có Trung Quốc, có Libia, có Cuba. Và thưa quí vị có thể nói rằng điều này là điều người ta rất ngạc nhiên là những năm trước đây người ta đă loại bỏ Hoa ky` ra khỏi cái cơ cấu này. Ở trong tổ chức Liên Hiệp Quốc có nhiều cơ quan, hai cơ quan gần nhất với sinh hoạt Giáo Hội thường hoạt động đó là UNECO tức là Cao Ủy Liên Hiệp Quốc phụ trách về vấn đề Văn Hóa và Human Right tức là Mission Human Right là Ủy Hội về Nhân Quyền. Khi đến với pho`ng họp của Liên Hiệp Quốc năm nay về vấn đề nhân quyền thi` chúng ta nhi`n thấy rằng ở trong một thế giới hôm nay có rất nhiều vấn đề tiềm ẩn phải nhận rằng đặc biệc khó khăn cho nhân loại phải đương đầu.


 

Thông thường trong diễn đàn hay trong hội trường liên quan đến nhân quyền thi` có hai phiá đối trọi với nhau, một bên đó là đại diện cho các chính quyền các quốc gia, tất cả thành viên đều gởi phái đoàn đại diện của mi`nh ở trong đó kể cả phái đoàn của chính phủ Hà Nội. Bên cạnh đó một cơ quan khác, một bộ phận khác người ta gọi là NGO là những tổ chức phi chính quyền, tức là không thuộc về chính quyền, và những tổ chức này thường có những lời chỉ trích đối với hồ sơ về nhân quyền của các quốc gia.

 

Năm nay, một trong những điều người ta chỉ trích rất mạnh là về chính sách của Hoa ky` đối với các tù nhân mà chúng ta được biết rằng Hoa ky` sau ngày 11 tháng 9 năm 2001 đă giam giữ một số lớn tù nhân, Hoa ky` cho rằng đó là những nghi can liên can đến khủng bố tấn công vào Hoa ky`. Hoa ky` vốn là một quốc gia được xem như dẫn đạo nhiều về những đề xướng bảo vệ nhân quyền, thế nhưng qua những câu chuyện tại Iraq, tại Cuba người ta đă chỉ trích chánh sách của Hoa ky` trong việc giam giữ một số các tội phạm khủng bố, mà không cho họ gặp luật sư, không cho họ có quyền được bảo vệ bởi cơ quan tư pháp nào, tất cả đều nằm trong sự định đoạt của toà án quân sự tại Hoa ky`.

 

Người ta cũng kéo sang một loạt những vấn đề liên quan đến nhân quyền khác, ở trong đó có những việc phụ nữ, trẻ em đă bị bức hại, đă bị cưỡng bức lao động để làm việc ngoài y' muốn của mi`nh như thế nào, cho đến những việc vi phạm nhân quyền về vấn đề đàn áp tự do tôn giáo tín ngưỡng. Chúng ta cũng nhi`n thấy một sự việc rất đáng chú y' là trong suốt hơn 50 năm trong khi thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc, ở trong đó hơn 50 năm sau khi người ta công bố về bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, thi` bấy giờ người ta mới đưa ra một nghị định mới được thông qua bởi Liên Hiệp Quốc đó là tánh cách pháp ly' để bảo vệ những người tranh đấu cho nhân quyền, đây là một vấn đề tương đối là mới, bởi vi` trong quá khứ người ta chỉ nói về vấn đề nhân quyền, mà những người tranh đấu cho nhân quyền thi` thường bị bức hại mà không có được sự bảo vệ khả dĩ nào ngoài ra công luận, bây giờ người ta đặc biệt đề cập đến vấn đề này.

 

Hồ sơ vi phạm nhân quyền có lẽ được nêu lên rất nhiều tại các quốc gia Á Châu, người ta nói đến Ấn Độ, về sự việc tại miền bắc Ấn như cuộc khủng khoảng của Kashmir, tại Tích Lan cuộc khủng khoảng giữa người Tích Lan với người Tamil, tại Miến Điện chính quyền quân phiệt, tại Việt Nam, tại Trung quốc, tại Indonesia, tại Bắc Hàn v.v.... đó là những quốc gia thường được nêu lên về vấn đề vi phạm nhân quyền.

 

Thật ra đă có một số những tranh luận, sự tranh luận này phát xuất từ các quốc gia và sau đó nó lại dẫn đến như một thế đối lập lại với những nguyên tắc về nhân quyền, một số người xem như nguyên tắc về nhân quyền vốn là những đề xướng của các quốc gia Tây phương nhằm làm khó dễ hay tạo nên một tiêu chuẩn mà vốn không thực tế tại các quốc gia Á Châu. Thế nhưng ngày hôm nay chúng ta cũng phải nhận rằng vấn đề nhân quyền là một vấn đề có thể nói rằng quan trọng bởi vi` tự nó, nó tạo ra diễn đàn, tạo rất nhiều điều kiện để người ta có thể lên tiếng cho thân phận những người thấp cổ bé miệng, những người vốn không được có tiếng nói ở trong một xă hội bi`nh thường, những người vốn bị nhiều chèn ép, nếu không có những diễn đàn như vậy, nếu không có tuyên ngôn như tuyên ngôn quốc tế nhân quyền thi` thật sự rất khó để người ta có thể nói chuyện lại với nhau về những gi` mà quốc gia này hay quốc gia khác làm vi phạm nhân quyền. Một luận điểm thường đưa ra bởi các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sảnh như Cuba, Việt Nam hay Trung Quốc đó là những vấn đề nhân quyền, thường là những vấn đề nội bộ và người ta không muốn những nước khác xen vào về vấn đề nhân quyền.

 

Riêng đối với Phật Giáo thi` ngày hôm nay vẫn có rất nhiều bản tường tri`nh tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc liên quan đến vấn đề nhân quyền mà ở trong đó dính đến Phật Giáo nằm ở phía này hoặc phía kia, từ những khủng khoảng tại miền bắc của Tích Lan cho đến Miến Điện cho đến vấn đề Tây Tạng, vấn đề Pháp Luân Công tại Trung Quốc và dĩ nhiên trong đó có vấn đề Việt Nam. Người Phật tử ngày nay vẫn quan niệm một cách rất hời hợt về vấn đề nhân quyền, tuy nhiên một điểm rất đáng khích lệ là tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc người ta nhận thấy có rất nhiều phái đoàn, những phái đoàn này lên tiếng về trường hợp của Phật Giáo Tây Tạng. Tây Tạng là một quốc gia có sự quan hệ rất mật thiết với các cơ quan về luật pháp của tây phương, những người Phật tử da trắng đă tỏ ra rất tích cực để đưa vào diễn đàn Liên Hiệp Quốc những nỗ lực để vận động cho một đất nước Tây Tạng tương đối độc lập hơn đối với chính quyền Bắc kinh.

 


Lần đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc ở trong vấn đề điều trần về nhân quyền năm nay lần thứ 61, các quốc gia lại có dịp được nghe thông điệp của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, gửi ra từ Thanh Minh Thiền Viện, Hoà Thượng gửi ra ở trong một băng ghi âm, và HT trực tiếp đọc thông điệp này bằng Anh ngữ là một trong những giây phút rất xúc động khi chúng ta đến dự buổi họp về nhân quyền năm nay. Thưa qúi vị, có lẽ riêng đối với người Phật tử thi` vấn đề nhân quyền vẫn co`n là một vấn đề tạo nhiều tranh luận không ít. Từ cái nhi`n của Đông Phương, từ cái nhi`n của nhiều người nêu lên, lấy ví dụ sự việc những người Thượng ở Tây Nguyên họ theo đạo Tin Lành bị đàn áp, với một số người xem đó là một sự đàn áp tôn giáo, nhưng với một số người khác thi` họ xem rằng việc đó là việc nên làm, bởi vi` những tổ chức truyền giáo Ky Tô giáo đă lợi dụng đồng bào thiểu số để tạo ra những cơ sở bản doanh của họ, nhất là đi vào lo`ng các dân tộc ít người v.v...

 

Dù thế nào đi nữa thi` người ta không thể chối bỏ một thực tế là thế giới ngày hôm nay với phương tiện truyền thông như vậy, nhưng vẫn co`n có vô số các vấn đề khúc mắc, vẫn có vô số vấn đề chưa đưa ra ánh sáng, chúng ta đừng quên rằng từ năm 1975 cho đến năm 1978, 1879 cái thảm trạng diệt chủng tại Cambochia đă bị thế giới làm ngơ đến khi người ta biết được thi` hầu như vấn đề đă quá muộn, cả hơn 1 triệu người bị thảm sát, chúng ta cũng đừng quyên rằng những trận chiến xảy ra ngay trong lo`ng Âu Châu, khủng khoảng tại Bosnia, tại kosovo nằm ngay trong lo`ng Tây Âu, thế nhưng vẫn không tránh khỏi thảm hoạ mà bao nhiêu người chết tróc. Co`n những chuyện liên quan đến Phi Châu và vô số những phụ nữ đang bị bán đi đến các biên giới để hành nghề măi dâm và các trẻ em đă bị cưỡng bách lao động như thế nào tại các quốc gia phát triển, phải nói rằng nó luôn luôn vẫn là đề tài nhứt nhối ở trên thế giới này.

 

Phần tiếp theo của bản tin chúng tôi xin được mời quí Ngài và qúi vị nghe một số tin tức được dịch và đọc bởi qúi vị trong ban tin tức của rơom Diệu Pháp, trước hết là ngày hôm nay là ngày lễ cưới của hoàng tử Charles vị Đông Cung Thái Tử của nước Anh, chúng ta lại có một mẩu tin cách nay không bao lâu hoàng tử Charles đă tới viếng thăm một toà bảo tháp của Phật Giáo Tây Tạng được xây dựng ngay trên vương quốc Anh, mời quí vị nghe lời dịch và đọc của Minh Hạnh.

 

Hoàng tử Anh Quốc Charles đến thăm công tri`nh kiến trúc Bảo Tháp lớn của Phật Giáo

 

Tờ BBC News, UK

 Minh Hạnh dịch

 


 Hoàng Tử Charles tạm ngưng những chuẩn bị cho buổi lễ cưới của mi`nh để đến thăm một Bảo Tháp lớn của Phật Giáo tại West Yorkshire vào ngày thứ Ba.

 

Hoàng tử Charles đă trông thấy cảnh trí xinh đẹp của ngôi Bảo Tháp tại Harewood House, gần Leeds, quê hương của Công nương Earl of Harewood, người chị họ của Nữ Hoàng.

 

 Vị Tăng người Bhutan, Lama Baso Karpo đă mời Hoàng tử vào thăm một đại bảo tháp biểu tượng cho sự Giác Ngộ.

 

 David Lascelles, trưởng nam của công nương Earl người đứng bảo trợ công tri`nh này.

 

Hoàng tử Charles đă vui vẻ cười đùa với những em học sinh khi các em đang răi những cánh hoa trên lối đi của ông trong quảng đường ông đi tới tháp đá 30 ft cao trên một chiếc cầu.

 

Ông đă được Viscount Lascelles đức Lama chào đón va` vị Lạt ma theo truyền thống đă tặng ông một khăn choàng trắngNgười vợ sắp cưới của ông Camilla Parker-Bowles đă không tháp tùng ông trong cuộc thăm viếng này.

 

 Sau khi nói chuyện với những nhà điêu khắc trách nhiệm việc xây cất ngôi Bảo Tháp, Hoàng tử Charles đă tham dự buổi lễ cầu nguyện kéo dài 30 phút được chủ tŕ bởi các vị Tăng đến từ Bhutan.

 

 Kế đó Hoàng tử tiếp chuyện với các đại diện dân trong vùng.  Khi Ông từ giả ra về, nhiều người đă chúc mừng ông gặp may mắn trong ngày cưới của ông.

 

 

TT Giác Đẳng: Chúng ta lại có một bản tin khác liên quan đến một cơ sở Phật giáo được xây cất tại tiểu bang Wisconsin Hoa Ky`, Madison Wisconsin là một thành phố quen thuộc với sinh hoạt Phật giáo, ở trong quá khứ viện đại học Wisconsin là một trong những viện đại học được nổi tiếng về ngành Phật học. Bây giờ người ta đang nhắm tới việc hoàn tất một công viên Phật giáo ở trong đó có một ngôi chùa và kinh phí xây cất lên tới 3 triệu Mỹ kim, và ngôi chùa này đang trù liệu sẽ được khánh thành vào năm 2006, tức là năm tới với sự chứng minh của Đức Dalai Lama. Chúng tôi mời qúi vị nghe phần dịch thuật của Minh Hạnh do Sangkhaly tri`nh bày.

 

Đức Dalai Lama thăm viếng Madison lần thứ 6

viết bởi Milwauke Channel. com, Wisconsin - BBC News, UK

Bản dịch Minh Hạnh


 

Madison, Wisconsin -  Vị lănh đạo tinh thần chính trị của người dân Tây Tạng sẽ thăm viếng Madison vào tháng 9 năm 2006 để ban phúc cho ngôi chùa mới xây trị giá 3 triệuĐây lần thứ 6 của Ngài Dalai Lama đến thăm vùng này.

 

Công tri`nh xây cất ngôi chùa trong công viên của trung tâm Phật Giáo -Deer Park Buddhist Center sẽ bắt đầu vào tháng tớiNgôi chùa mới được xây cất để thay thế ngôi chùa đă xây vào năm 1981 cho những sinh viên Phật tử cộng đồng Tây Tạng đang phát triển tại nơi này.

 

Deer Part, tọa lạc về phía đông của thành phố Oregon, được coi một trung tâm tôn giáo cho những người Phật tử tại tiểu bang Wisconsin, Hoa Ky`.

 

Theo đường lối vạch sẳn, ngôi chùa đă được dùng để hứơ ng dẫn những người Phật tử học về giáo ly' của Đức Phật, nhưng vị chủ tịch hội Phật Giáo, người đă sáng lập Deer Park vào năm 1979 nói rằng đây lúc phục vụ cho cộng đồng Phật tử đang phát triển.

 

"Ngôi chùa hiện tai đă nhỏ quá", Geshe Lhundub sopa đă nói như vậy.

 

Sopa không những chỉ là  người sáng lập ra Deer Park, ông co`n một nhà thông thái về Phật học giáo danh dự của viện Đại Học Wisconsin (UW:University of Wisconsin) đặc trách về chương tri`nh Phật họcGiấc mộng của ông ta một ngôi chùa lớn để thể hướng dẫn thêm nhiều Phật tử.

 

"Bây giờ tôi thấy rằng việc xây ngôi chùa đă gần bên, tôi rất hoan hỷ."

 

Những kinh sách tại ngôi chùa , kể cả 100 tạng kinh về giáo ly' Phật giáo, sẽ được dọn tới ngôi chùa mới khi công tŕnh được hoàn thành vào mùa thu năm 2006.

 

Đức Dalai Lama bốn năm về trước đến thăm viếng ngôi chùa , Ngài hứa rằng sẽ đến dự lễ khánh thành khi ngôi chùa mới hoàn tất.

 

Những sinh viên Phật tử lâu năm của chùa  đă cùng phấn khởi bởi vi` ngôi nhà tinh thần của họ sẽ được xây lên bằng  sự kết hợp của kiến trúc Tây Phương kiến trúc truyền thống của Tây Tạng - Những văn hoa ghi khắc vào những tảng đá sẽ duoc chạm trỗ giống như tại các ngôi chùa Tây Tạng khácCác học tro` của Sopa khắp nơi trên thế giới đang ra sức giúp ông thực hiện được ước muốn này.

 

"Người ta đang bắt đầu để y’ tới va` rất hoan hỷ trong việc cúng dường giúp đỡ, tôi nghĩ rằng bây giờ chúng tôi thể xây ngôi chùa mới được rồi."

 

Ngôi chùa dựa trên sự phong phú của lịch sử Đạo Phật Tây Tạng hướng dẫn các sinh viên Phật tử cũng như gần 500 gia đi`nh người Tây Tạng đang định tại  đây.

 

Trong thời gian xây cất sẽ co’ lúc những kiến trúc Tây Tạng tới Deer Park để hướng dẫn  điều hành về trang trí ngôi chùa về điêu khắc trên các cột kèoKhu đất đă được chúc phúc sẵn sàng cho buổi lễ cầu nguyện để đặt viên đá đầu tiên cho ngôi chùa mới.

 

Ngày thích hợp cho buổi lễ đặt viên đá  được định vào ngày Earth Day, April 22.

 

 TT Giác Đẳng: Bản tin cuối cùng cho ngày hôm nay, chúng tôi kính mời quí Ngài và qúi vị một bài nói chuyện về một nền văn hoá Phật Giáo nhưng rất ít ai biết đến, nhưng lại là một nền văn hoá vốn tồn tại lâu đời ở dăy Hy Mă Lạp sơn, đó là nền văn hoá của Sikkim, một giống dân nằm gần Nepal và Bhutan. Mời qúi Ngài và quí vị nghe lời dịch của Duy Nhất do Chánh Hạnh tri`nh bày.

 

Văn hoá Đạo Phật của sắc dân Sikkim.

 

Keral News, Apr 8, 2004

Duy Nhất dịch

 


Địa thế vùng Gangtok, Sikkim Ấn Độ được áp vào lo`ng dăy núi Hy Mă Lạp Sơn, đă làm cho quốc gia nhỏ bé này xanh tươi, đẹp nhất xứ Ấn Độ.

 

Với diện tích 7300 cây số vuông, quốc gia Sikkim được đem lồng vào khu rừng rập rạp và tạo nên những thung lũng sâu hút với màu xanh biếc.  Những thác nước, những khe suối, nhũng hồ nước hoà lẫn một rừng lan và hoa cánh chuông đỏ thắm khoe sắc.  Người bản xứ Lepcha gọi nơi đây là một "thiên đường ẩn khuất", người Bhutan từ phía đông Hy Mă Lạp Sơn thường gọi là "Thung lũng lúa vàng,"  Người Limbus lại gọi là  "ngôi nhà mới".  Phong cảnh của xứ Sikkim được bao phủ xung quanh bởi dăy Hy Mă Lạp sơn với những ngọn núi cao vút nhất thế giới.

 

Núi Kangchendzonga, một trong những ngọn núi cao đứng hàng thứ ba trên thế giới bao phủ vùng trời Sikkim, lạ thay ngọn núi này đă đóng một vai tro` tối quan trọng là kết hợp nền văn hóa của ba cộng đồng người sikkim.  Có một bằng chứng vững chắc là Phật giáo được hấp thụ từ dăy núi này.  Người Lepchas ngay từ thời xưa đă đến dăy núi này thờ phượng và đến bây giờ đă in sâu đạo Phật vào lo`ng người Bhutian và người Nepal.


 

Pang Lhabsol là lễ hội hàng năm để tưởng nhớ vị thần che chở sắc dân Sikkim.

 

Sikkim bị đô hộ bởi triều đại Namgyal cho đến năm 1975.  Vào tháng Tư năm 1975, triều đại quân chủ Hymalayan cáo chung và sát nhập thành tiểu bang thứ 22 bởi đạo luật thứ 38 của Ấn Độ.  Từ đó Sikkim chính thức nằm trong liên bang Ấn, chấm dứt hơn 300 năm triều đại quân chủ.

 

Chogyal Palden Thondup là vị vua cuối cùng của triều đại Namgyal.  Dân số Sikkim 5 vạn 40 ngàn người (khoảng chừng 540 ngàn người).  Trong số dân của Sikkim chia làm ba nhóm dân, trong đó người Nepal đông nhất kế đến người Bhutia và người Lepcha. Do đó đất nước Sikkim được truyền bá đạo Phật từ những tông phái của Tây Tạng và Bhutan.  Những tu viện của Phật giáo và đền thờ được kiến trúc trên toàn lănh thổ Sikkim.  Gangtok là trung tâm điểm của Sikkim và tất cả những tu viện khác trong đất nước Sikkim như Tu Viện Rumtek, Tu Viện Phodong và Tu Viện Pemayangtse. Những lễ hội thi` hầu hết là lễ hội từ Đạo Phật và thần thoại

 

Một số nhỏ dân tộc thiểu số định cư ở Sikkim, mặc dầu có sự khác biệt về văn hoá, nhưng người sikkim rất hoà đồng chung sống với các sắc tộc khác của họ.  .