Bản tin ngày 27 tháng 03 năm 2005
TT
Giác Đẳng: Kính bạch
Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, trong phần
tin tức Phật sự hôm nay. Trước nhất một
tin được gửi đi từ Việt Nam, Làng
Mai. Trong buổi hội kiến
với thủ tướng Việt Nam, ông Phan Văn Khải,
thiền sư Nhất Hạnh đă đưa ra một số
điểm quan trọng, ở trong đó có 6 điểm
đề nghị về sự cởi mở của đảng
cộng sản Việt Nam, và 7 điểm chính sách của
nhà nước đối với Phật Giáo.
Những điểm đề nghị
về chánh sách cởi mở của đảng cộng sản
VN, thiền sư Nhất Hạnh đặc biệt nói
đến thái độ bao dung làm sao cho những người
cộng sản VN có thể nhi`n vào di sản văn hoá của
dân tộc, và nhi`n vào những thành phần đă có của
dân tộc với một cái nhi`n khoan nhượng hơn,
chấp nhận hơn, đặc biệt là thoải mái
hơn trong cộng đồng của dân tộc hơn là một
thái độ nặng về y' thức hệ, nặng về
chủ kiến di vật chủ nghĩa.
Đặc
biệt riêng ở trong 7 điểm đề nghị về
trí thức của nhà nước đối với Phật
Giáo thi` trong đó có những điểm rất đáng chú
y', ví dụ như điểm nói về chính quyền nên
tách rời khỏi giáo quyền và thế quyền, nên tách rời
khỏi những nhà Sư, không nên bị bắt buộc
tham gia những chức vụ ở trong mặt trận tổ
quốc, trở thành một đại biểu trong quốc
hội, và chính quyền nên để cho Phật giáo tự
trị, tự bầu lấy những thành phần nhân sự
trong Phật giáo. Cũng là lần
đầu tiên trong một lời đề nghị chính thức,
thiền sư Nhất Hạnh có đề nghị với
nhà nước nên chấp nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất là một thực thể. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất ở đây cũng được đề
nghị như một thực thể mà chính phủ Việt
Nam nên để cho giáo hội nhà nước và GHPGVNTN có
điều kiện dẫn đến sự hàn gắn hoà
hợp.
Ở
trong số những lời đề nghị này có đề
nghị chính quyền nên đem bản pháp luận về
tôn giáo để hỏi y' kiến của một số vị
danh tăng và tên của Hoà Thượng Tăng Thống của
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của
HT Thích Huyền Quang và HT Thích Quảng Độ, Viện
Trưởng Viện Hoá Đạo được đề
cập đến trong danh sách này.
Trong
một số các phản ứng trong suốt thời gian
thiền sư Nhất Hạnh thăm viếng Việt Nam,
thi` đặc biệt đă có một số lời thống
trách về những lời tuyên bố mà người ta nói
rằng thiền sư Nhất Hạnh đă quay lưng lại
với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong đó nói rằng thiền
sư không phải là thành viên của GHPGVNTN. Trong lịch tri`nh chuyến đi
thi` không nhắc gi` đến HT Huyền Quang và HT Quảng
Độ v.v...
Những
người binh vực cho thiền sư Nhất Hạnh nói rằng co`n quá sớm để
đưa ra những lời nhận định như vậy. Tuy nhiên cho đến hiện nay
thi` vẫn có một bất đồng rất lớn là
câu hỏi người ta đặt ra rằng thiền
sư Nhất Hạnh có tự biến mi`nh trở thành một
công cụ tuyên truyền để nhà nước cộng sản
VN lợi dụng nói với thế giới bên ngoài rằng
VN có tự do, tự do tín ngưỡng, tự do tôn
giáo. Những lời đề
nghị của thiền sư Nhất Hạnh đối với
thủ tướng Phan Văn Khải về chánh sách cởi
mở của đảng cộng sản VN, cũng như
chánh sách của nhà nước đối với Phật
Giáo Việt Nam, một lần nữa chứng minh rằng
Phật Giáo Việt Nam và đất nước Việt Nam
co`n có rất nhiều vấn đề phải giải quyết,
cho dù người ta nhi`n từ trên bất cứ góc độ
nào.
Chúng
ta quay sang hai vấn đề khác nó không mang tánh cách Phật
Giáo, nhưng nó lại là một vấn đề rất
cân năo hiện nay. Ở trong
đó có trường hợp của cô Shiavo một bịnh
nhân do ảnh hưởng một chứng bịnh
tương đối dị thường đă sống đời
sống thực vật, tức là sống trong điều
kiện hết sức ngặc nghèo về sức khỏe,
trong suốt thời gian qua đă phải sống bằng ống
dinh dưỡng để dẫn chất dinh dưỡng
nuôi cơ thể. Điều
này nó lại dẫn đến một quyết định
vô cùng quan trọng, chồng của cô Shiavo thi` quyết
định rằng cô nên được chấm dứt
đời sống, một đời sống theo người
chồng thi` đă quá khổ và chịu đựng quá lâu,
trong lúc nền y khoa hiện đại hoàn toàn bó tay.
Một
mặt khác cha mẹ của cô bịnh nhân này lại muốn
tiếp tục duy tri`, co`n nước thi` co`n tát dù bất
cứ điều kiện nào thi` vẫn co`n phải cố
gắng. Đây là một vấn
đề mang tánh cách cảm xúc và mang tánh cách luân ly', nhất
là mang tánh cách tôn giáo theo quan niệm
tín ngưỡng Ky Tô giáo ở các nước Tây
Phương, nhất là tại Hoa ky`. Người ta đă có rất nhiều
sự vận động để luật pháp can thiệp,
nhiều phiên toà đă được mở ra và liên tục
ở trong thời gian qua tất cả các toà án của tiểu
bang Florida cũng như toà án liên bang đều thuận
theo y' của người chồng, tức là cho phép bịnh
nhân này được ra đi một cách nhẹ nhàng
hơn là sống trong sự đau khổ như vậy.
Câu
chuyện này được nêu lên trong phần tin tức Phật
giáo, bởi vi` ly' do người ta cần để y'
đến đó là trong thế giới ngày hôm nay rất khó
khăn để vẽ một làn ranh cái gi` là cái cần
được giới hạn ở trong phạm vi tôn giáo,
luân ly', đạo đức, mang tánh cách cá nhân, và cái gi` là
luật pháp có thể can thiệp vào. Và tất cả các tôn giáo đều
phải có câu trả lời cho tín đồ của mi`nh hay
cho cả đại khối nhân loại về những trường hợp
như vậy. Thi` quyết
định của mỗi cá nhân, của tổ chức hay
của một đạo giáo dựa trên tính ly' của mi`nh
để quyết định như thế nào, chắc chắn
những người Phật tử phải có những thảo
luận, là trong trường hợp một bịnh nhân sống
như vậy, chết như vậy, đối với
quan niệm người Phật tử thi` chúng ta phải
làm gi`, điều đó là điều người Phật
tử không thể làm ngơ được và bắt buộc
phải làm một điều gi` đó cho câu trả lời
này.
Có một
câu chuyện khác không có hẳn là mang tánh cách tin tức Phật
sự, nhưng lại rất cần để y' đến,
đó là có hai trường hợp của hai vị lănh
đạo tôn giáo hiện nay ở trên thế giới,
đó là Đức Giáo Hoàng John Paulo đệ II, và trường
hợp của Ngài Tăng Hoàng là Đức Vua Sải của
Thái Lan, hai vị đều quá lớn tuổi, ở trong
tuổi cao cũng như bịnh hoạn, nhưng vẫn
phải giữ một chức vụ với tư cách một
vị lănh đạo thiêng liêng tối cao. Thi` điều đó gợi nhắc
cho chúng ta thấy một điều là trong xă hội ngày
hôm nay hầu hết tại các quốc gia nguồn máy hành
chánh họ đều cần những người
tương đối khỏe mạnh ở trong tuổi
co`n tráng kiện để có khả năng điều hành
nguồn máy ngày một kồng kềnh phức tạp.
Bên cạnh
đó những tổ chức tôn giáo vẫn co`n lúng túng rất
nhiều ở trong việc kính ngưỡng đối với
những cá nhân, mà cá nhân đó vừa niên cao lạp trượng,
có một quá tri`nh rất dài trong sự phục vụ giáo hội
và phục vụ cả nhân loại. Phải nói rằng quan niệm về
các nhà lănh đạo của các tôn giáo khác với bên ngoài,
nhưng nó là một câu chuyện có thể nói rằng không
có đơn giản để giải quyết. Trước hết chúng ta nhi`n thấy
những tổ chức Phật Giáo ngày nay thường thường
là tầng lớp lănh đạo tương đối nằm
trong tuổi già nua. Từ tuổi
già nua này nó tạo nên một sự tri` trệ rất lớn,
bởi vi` những vị lớn tuổi như vậy về
vấn đề sức khỏe, về vấn đề
tuổi tác ít khi bắt kịp
được với nhịp sống ngày hôm nay. Đặc
biệt những rối rắm về hành chánh về tổ
chức có khi làm cho những vị
này gặp không ít những trở ngại trong việc
điều hành. Nhưng
người ta vẫn co`n muốn giữ truyền thống
xa xưa, chính những vị có tuổi như vậy là những
biểu tượng thiêng liêng, những biểu tượng
này không nên để thay thế trong lúc những vị này
co`n sinh tiền, đó cũng
lại là một vấn đề gai góc khác cho các tổ
chức các tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng.