Bản tin ngày 19 tháng 02 năm 2005

 

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân thành phố Houston, Texas Hoa ky` chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật sự trong ngày, trong bản tin hôm nay sẽ có sự hợp tác của Tầm Thinh, Sangkhaly từ Đức quốc Âu Châu và Chánh Hạnh từ Việt Nam.

 

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi vị sau ngày tết Nguyên Đán chúng ta lại đến rằm tháng Giêng một ngày rằm lớn trong năm và trong cả hai truyền thống Nam Truyền và Bắc Truyền, đây là một đại lễ lớn.  Trong truyền thống Bắc truyền gọi đó là lễ Thượng Nguyên, rằm tháng Bảy là Trung Nguyên, rằm tháng Mười là Hạ Nguyên.  Hi`nh thức nổi bậc của các quốc gia Phật giáo Bắc truyền, theo như Trung Hoa và Việt Nam thi` đây là ngày Phật tử đến chùa để xin cúng sao cầu an giải hạn.  Riêng về các quốc gia Phật giáo Nam truyền thi` ngày Magha Puia, Magha là tên của một tháng trong lịch của Ấn Độ tương đương với tháng Giêng Âm lịch của chúng ta, là ngày kỷ niệm Đức Phật thuyết giảng bài kinh Ovada Patimokkha.  Bài kinh này đặc biệt quan trọng bởi vi` được giảng trong một hội chúng toàn các vị Thánh Tăng được nói lên tôn chỉ của Phật giáo và khởi đầu là ba câu "Chư ác mạt tác chúng thiện phụng hành, tự tịnh ky` y' chư Phật giáo"  Không làm các điều ác, làm các hạnh lành, giữ tâm trong sách, đó là lời dậy của Chư Phật.  Kinh Ovada Patimokkha  này cũng khởi đầu bằng truyền thống tụng đọc giới bổn trong Tăng già và nói lên tôn chỉ truyền thừa hoằng pháp của Chư Tăng.  Magha Puia là một đại lễ lớn và thường được cử hành hết sức quan trọng tại các quốc gia Phật giáo Nam Truyền.  Tại chùa Pháp Luân năm nay sẽ có một đêm thọ tri` hạnh đầu đà, tức là một đêm không ngủ, tụng kinh thuyết pháp, tập thiền v.v.... để cúng dường Đức Phật, và cũng nên nói thêm rằng bởi vi` rằm tháng Giêng đánh dấu ngày Đức Phật tuyên bố là "Ngôi nhà giáo Pháp đă được thiết lập đầy đủ"  cũng như ngày Đức Phật giảng về tôn chỉ của giáo pháp qua bài kinh Omada Patimoka, do vậy Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam tại hải ngoại đă lựa chọn ngày rằm tháng Giêng trở thành ngày Pháp Bảo.  Chúng ta có ngày rằm tháng Tư là ngày Phật Bảo, lễ Kathina là ngày Tăng Bảo.

 

2) Tổ chức Phật Quang Sơn sẽ giúp đại học Hồng Kông xây một trung tâm nghiên cứu Phật giáo

 

TT Giác Đẳng:  Theo một bản tin mới nhất được gửi đi trên tờ Taiwan News, hôm qua Hoà Thượng Tinh Vân là người đă khai sơn ra tổ chức Phật Quang Sơn , một tổ chức lớn tại Đài Loan có nhiều chi nhánh khắp thế giới và với một tiềm lực hết sức mạnh.  Hoà Thượng Tinh Vân đă ky' một văn bản ở trong đó hợp tác với viện đại học Đài Loan và đă được ky' bởi ông viện trưởng viện đại học là ông Daniel Lord trong sự đồng thuận này thi` Phật Quang Sơn sẽ giúp cho đại học Hồng Kông xây dựng một trung tâm nghiên cứu Phật giáo và hiện tại thi` tổ chức Phật Quang Sơn đă cho viện đại học Hồng Kông một số tiền là 1.2 triệu tiền Hồng Kông để cho chương tri`nh khởi  đầu.  Chương tri`nh này sẽ được bắt đầu từ tháng 03 năm 2005 cho đến tháng 02 năm 2010, người ta vốn có một thí nghiệm thử xem một trung tâm học Phật được thành lập cơ sở Phật giáo lớn như vậy trong khuôn viên của đại học, liệu rằng điều đó có giúp đỡ được cho các học sinh nhiều trong vấn đề nghiên cứu học Phật hơn là các 1.25   câu trả lời phải mất một thời gian nữa chúng ta mới có, nhưng sự hợp tác này quả là một sự hợp tác rất quang trọng đối với tất cả chúng ta.  Bởi vi` sự phát triển ngành giáo dục là một trong những thế mạnh của Phật giáo từ trước đến giờ, không may là trong một thời gian dài sự phát triển này rất là giới hạn trong một số các quốc gia.

 

3) Chùa thờ xá lợi Phật Nha tại Kandy, Tích Lan (Minh Hạnh dịch)

 

TT Giác Đẳng: kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, quí vị vẫn thường nghe về xứ Tích Lan, nghe về cố đô Kendy với ngôi chùa thờ xá lợi Phật Nha, tức là thờ răng của Đức Phật.  Kendy là một cố đô có nhiều di sản văn hóa của thế giới được thừa nhận bởi UNECO, nhưng riêng ngôi chùa thờ xá lợi Phật đă khiến cho thành phố này trở thành nổi bậc ở trong các thành phố của Tích Lan.  Chúng tôi xin mời qúi Ngài và qúi vị nghe thêm một ít chi tiết về thành phố Kandy và ngôi chùa thờ răng Phật qua bài sưu tập của Minh Hạnh với phần tri`nh bày của Sangkhaly từ Đức quốc.


Chùa Xá Lợi Phật Nha tại Kandy, Tích lan

 

Dựa theo truyền thuyết cổ xưa thi` từ khi đem xá lợi răng tới xứ Tích Lan vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, vua Kandyan đă xây dựng một tháp thờ xá lợi răng bên trong hoàng cung.

Trong dự tính của năm 1765, Hoàng cung và tháp thờ xá lợi răng đă được canh chừng thận trọng bởi cái hào và chung quanh là thành lũy với ba cây cầu bắt ngang qua để đi vào nơi tôn nghiêm này. Một để vào hoàng cung, một để vào sảnh điện, một thi` đi vào ngôi chùa có tháp thờ xá lợi răng. Theo luật của vua cuối cùng Sri Vikrama Rajasimha, cây cầu giữa và cầu để và tháp thờ xá lợi được nhập chung làm một như ngày hôm nay chúng ta được thấy.

Dẫn đến tháp thờ xá lợi bằng một cây cầu bắt ngang qua mặt hào và đi xuyên qua mặt tiền được trang trí vô cùng lộng lẫy. Một đường hầm dẫn vào nơi chính của tháp thờ xá lợi, ở chính giữa sân đi`nh được bao vây chung quanh là toà kiến trúc hai tầng. Tầng lầu thứ hai được mở rộng bằng những cây cột đằng trước, là nơi để du khách và những khách hành hương tụ họp. Tầng dưới là trung tâm để cái trống và những khí cụ khác của những nhạc lễ nghi truyền thống. Ở một bên là toà Pallemale Vihara xây bởi vua Kirti Sri Rajasimha và toà Octagon xây bởi vua cuối là Sri Vikrama Rajasimha phía bên kia và một tháp nhỏ theo giả thuyết thi` nơi đó để một cái bát có xá lợi của Phật trong đó. Toà kiến trúc ở bên phải và bên trái tháp xá lợi, tạo thành nơi cư trú của các vị tu sĩ gặp gỡ ba tháng một lần trong năm, một pḥng hội họp, một thư viện, và một văn pḥng của Divawadana Nilame.


Chùa Xá Lợi Phật Nha tại Kandy, Tích lan

Tháp thờ xá lợi răng được biết đến với quần chúng như là Vadahitina-Maligava' chiếm ngự tại trung tâm của sân đi`nh lát đá hoa dẫn đến bởi những miếng đá mặt trăng tuyệt đẹp khắc trên đó những đóa hoa. Toà kiến trúc hai tầng, theo như bản ghi chú của Chronicle Mahavama, thi` toà kiến trúc được xây bởi Vimaladharmasuriya ̀I và sau đó được sửa chữa lại bởi Narendrasimha vào đầu thế kỷ thứ 18. Vua Kirti Sri Rajasimha đă có trách nhiệm làm cho cấu trúc của tháp thờ được nguy nga lộng lẫy và rất có thể vua đă có trách nhiệm cung cấp những ngà voi để trang trí cửa ra của tháp thờ xá lợi đối diện với bên trong của tháp thờ chứa đựng tráp vàng xá lợi răng và những vật kính trọng khác.

Bên trong tháp, du khách có thể nhi`n thấy một cái tráp bằng vàng đựng xá lợi răng, được bao chung quanh bằng bảy cái tráp của những châu báu khác. Bên trong tháp người ta cũng nhi`n thấy một tráp vàng khác được cầm bởi Maligava Tusker trong đám rước hàng năm. Toàn thể tháp thờ Xá Lợi răng được trang trí với những vật dụng trang hoàng và những bức tranh về tôn giáo, những bức tranh này đă được vẽ lại nhiều lần vào thời xưa.

Sự trang hoàng tỉ mỉ công phu của ngôi tháp được biết như là Vadahitina Maligawa bởi vua Kandyan thi` bao quanh bởi loại mái ngói có mép bờ viền bên ngoài. Mái ngói bằng vàng trang hoàng những đóa hoa sen được thực hiện trong thời gian vị cựu tổng thống dân chủ của Tích Lan, Ranasinghe Premadasa.

Chính giữa của tầng trên tháp thờ và hành lang đằng trước thi` được mở như một sảnh đường, dùng để phục vụ như tụng kinh và triển lăm xá lợi răng trong những trường hợp đặc biệt.

 

TT Giác Đẳng:  Ở trong một bản tin khác liên quan đến Tích Lan và mới đây người ta được biết rằng một tổ chức từ thiện Phật giáo đă gửi đến cơ quan chính phủ của Tích lan một số tiền tương đối lớn để lo việc trùng tu những ngôi chùa bị tàn phá trong đợt sóng thần tsunami vừa qua.  Mời quí vị nghe bài dịch và đọc của Tầm Thinh.

4) Một triệu chín trăm ngàn để xây dựng lại những ngôi chùa bị hư hại trong cơn sóng thần tsunami

Columbo Daily News, Sri Lanka - Feb 17, 2005

Tâm Thinh dịch, Minh Hạnh hiệu đính.

 

Vị chủ tịch hội Phật giáo Philanthropic tại Manila Anthony Ching Bing Yong đă đưa một số tiền là 1 triệu 9 trăm ngàn rupees cho Bộ Trưởng bộ Phật Giáo Sasana, và vị Phó Bộ Trưởng bộ Quốc Pho`ng Ratnasir Wickramanayake nhờ chuyển đến những ngôi chùa bị hư hại do cơn sóng thần tsunami gây nên.

Yong nói rằng ông ta đă đi đến và đau buồn khi nhi`n thấy những hư hại to lớn gây nên bởi cơn sóng thần qua đài truyền hi`nh và những dịch vụ truyền tin cũng như chính do ông ta được nhi`n tận mắt trong một chuyến đi thăm những vùng bị ảnh hưởng bởi sóng thần tsunami tại Tích Lan.

Là một ngựi Phật tử thuần thành giáo pháp của Đức Phật và triết học Phật giáo, ông đă quan tâm đến những hư hại đổ vỡ của những ngôi chùa, những ngôi chùa là nơi giảng dậy Phật Pháp, hướng dẫn người ta vào con đường đúng. Vi` thế mà ông giúp đỡ để có thể kiến thiết lại những ngôi chùa bị hư hại.

Bộ Trưởng đă ngỏ lời cảm ơn Yong cho nghĩa cử hào hiệp cao thượng của ông ta, đất nước Tích Lan luôn luôn nhớ tới hành động nhân đức, thương người của ông ta trong sự trải rộng của Phật Pháp

 

TT Giác Đẳng: Thưa qúi vị trong phần cuối cùng của bản tin Phật sự ngày hôm nay chúng tôi xin gửi đến qúi vị mẩu tin về một chuyến đi hành hương của một kư giả Hoa ky` ông Kennedy Brown.  Những chuyến đi hành hương này thường tạo ra một ấn tượng đặc biệt đối với những người hành hương đến từ Âu Mỹ.  Riêng về chuyến đi hành hương này là một chuyến đi hành hương của một kư giả ở trong vùng đất Phật giáo.  Chúng tôi xin mời qúi vị nghe lời dịch và đọc của Chánh Hạnh

5) Một cuộc đi bộ hành hương

Viết bởi ky' giả Everett Kennedy Brown, The Japan Times

Chánh Hạnh dịch - Thiện Pháp hiệu đính

Đó là một giấc mơ của Ryan Armstrong, để lập lại thành tích của Kobo Daishi. Đó là hoàn tất chuyến hành hương trên quăng đường dài 1.200 Km đi qua 88 đền chùa trên đảo Shikoku. Chuyến hành hương đă được một vị Thánh Tăng thực hiện từ 1200 năm trước. Ly' do của Ryan Armstrong thật là đơn giản.

“ Tôi muốn t́m hiểu Nhât bản và muốn thử thách bản thân ḿnh” Chàng sinh viên Cao Học Hawaii nói “ Tôi muốn biết tôi thuộc loại người nào. Tôi có phải là người dễ dàng bỏ cuộc khi gặp thách thức hay là tôi có thể vượt qua được những khó khăn."

Từ khi là sinh viên Đại học Colgate ở New York, Armstrong tự hứa là thực hiện cuộc đi bộ hành hương này. Và mỗi năm có ít nhất một người trong trường nghiên cứu quốc ngoại của Trung tâm Quốc tế Kyoto cố gắng thực hiện chuyến hành hương. Trong năm đầu, Armstrong đă nghe được chuyến hành hương bằng chân khó khăn gian khổ này do một sinh viên đàn anh kể lại.

Kiên quyết theo đuổi truyền thống này Armstrong đă khởi hành vào tháng 03 năm 1997, đến Thành phố Tokushima trên đảo Shikoku . Anh có 15 Kg hành lư trên vai, vài ngàn đồng Yen và chút ít vốn tiếng Nhật để giao thiệp.

“ Bắt đầu, tôi thật sự không biết ǵ về chuyến đi này,” Armstrong nói “ Tất cả những tin tức bằng tiếng Anh mà tôi biết được về chuyến hành hương bằng chân này là từ quyển sách đă không c̣n xuất bản của Oliver Stalter mang tựa đề là 'Cuộc hành hương cũa người Nhật.' Ngoài ra, tôi chỉ trông vào linh tính hoặc trông vào sự giúp đở của người khác để hoàn tất cuộc hành tŕnh.

Từ nhà ga một tài xế xe bus đă xong việc cho Armstrong quá giang xe đến ngôi đền Ryozenji…. đo' là điểm khởi hành của cuộc hành tŕnh. Nhưng phần c̣n lại của chuyến đi không dễ dàng như vậy.

Khi Armstrong mới đến ngôi đền thi` trời đă sụp tối. Trời thật tối và anh ta rất ngạc nhiên là ngôi đền này đóng cửa vào ban đêm. Armstrong đành phải t́m một nơi bằng phẳng bên ngoài ngôi đền để trải túi ngũ bằng nilon nghĩ ngơi qua đêm. Trời thật là lạnh, anh không thể ngũ được nên phải ti`m chút hơi ấm trong những ly cà phê nóng mua tại một máy tự động gần đó. Anh uống hết ly này tới ly khác. Rồi anh lại mua thêm vài ly càfê nóng nữa và đặt vào trong túi ngũ để sưởi ấm cho đến sáng.

Trong những tuần lễ kế tiếp, gian khổ đến với Armstrong lại chồng chất lên. Đi bộ hằng 40 cây số một ngày, từ sáng tinh mơ đến lúc trời tối th́ thật là vất vả. Anh thường xuyên bị lạc đường và phải tốn hàng giờ để t́m đúng lối đi.

“Tôi cảm thấy rất sốt ruột” Armstrong nói “Tôi thật là vô tích sự tôi thấy tôi càu nhàu như một đứa con nít.”

Tuy nhiên, thái độ của Armstrong bắt đầu thay đổi vào ngày thứ 10. Anh bắt đầu nh́n ra được con đường hành hương -- không phải chỉ đơn thuần nhi`n thấy các cột hướng dẫn đường xá mà c̣n thấm nhuần được cả con đuờng hành đạo. Những cơ hội tiếp xúc với tăng lữ, với dân làng và găp gở những người hành hương khác đă giúp anh thoát khỏi t́nh trạng bồn chồn cô độc.

“Có người đă khuyến khích tôi hoặc mời tôi môt miếng ăn,” Armstrong nhớ lại “Đó thật sự là một hành động từ tâm và đă cổ vơ tôi, cho tôi một cái nh́n mới về sự vật, và cho tôi đầy sức mạnh để tiếp tục cuộc hành tŕnh”

Sau một tháng đi bộ liên tục qua những vùng đồi núi đầy chông gai nhưng tuyệt đẹp, cuộc hành hương của Armstrong cũng đă được hoàn tất.

Từ mục đích ban đầu là thử thách sức chịu đựng của cơ thể, cuộc hành hương đă trở thành một chuyến du hành bằng tim năo, bằng sự quyết tâm. Anh đă hiểu được Nhật bản cũng như anh đă đạt được niềm tự tin mới.

Trở về Kyoto , ngồi trước máy vi tính tại Trung tâm Quốc tế Kyoto , Armstrong đă khóc trong khi anh ghi chép lại cuộc hành tŕnh mà anh đă trăi qua.

“Những ǵ tôi đă trăi qua thật là đáng nhớ” Armstrong nhớ lại “ Khi tôi bắt đầu bận bộ đồ hành hương, tôi thấy ḿnh đă thay đổi. Tôi không c̣n là người nước ngoài, mọi người nh́n tôi với ánh mắt khác”

Trong khi viết, Armstrong nhận ra được mỗi một ngày mới của cuộc hành tŕnh anh đều gặp được những điều mới lạ. Kỷ niệm khó quên như việc một người dân địa phương đă mời anh ta một mẫu bánh chuối hoặc như việc một cậu bé mời anh ta vào nhà dùng cơm với gia đ́nh. Anh đă kinh ngạc nhận thức được sự bao la của ḷng nhân ái. ( human spirit)

Trước khi trở về Mỹ, Armstrong đă du hành đến quần đảo Ogasawara. Nơi đây anh đă gặp một giảng viên ngôn ngữ của chương tŕnh JET và được cho biết tham gia chương tŕnh này là một cách tốt nhứt để học hỏi thêm về nước Nhật. Armstrong đă quyết định ghi danh vào chương tŕnh.

“Tham gia chương tŕnh JET là một cơ hội để tôi trở lại Nhật bản để học hỏi thêm về những đền, Chùa” Armstrong nói “Tôi cũng biết là tôi sẽ thực hiện cuộc hành hương này thêm một lần nữa”

Kể từ mùa hè năm 1998, Armstrong làm giảng viên ngôn ngữ của chương tŕnh JET tại vùng Kagawa. Năm sau anh được thuyên chuyển qua làm nhân viên của văn pho`ng diều hợp quốc tế. Với khả năng Nhật ngữ ngày càng tiến bộ, anh trở thành thông dịch và phiên dịch viên và trong năm cuối cùng, anh xin nghỉ phép để thực hiện cuộc hành hương lần thứ nhi`.

Vào mùa hè năm 2001, Armstrong thực hiện cuộc đi bộ hành hương lần nữa. Lần này, anh thực hiện cuộc đi bộ theo hướng ngược lại. Công việc có vẻ khó khăn hơn lần trước. Những con đường đồi núi dốc cao hơn, rất khó đi và không có bảng hướng dẫn dọc đường. Nếu chuyến đi lần đầu tiên là một thách thức bản thân th́ chuyến đi lần thứ 2 này hoàn toàn khác biệt. Không c̣n cảm giác sợ sệt, lo lắng. Khi gặp khó khăn anh giải quyết một cách dứt khoát.

“Tôi đă có được kinh nghiệm về cuộc hành hương này” Armstrong giải thích “ Tôi không bao giờ đơn độc, linh hồn của ngài Kobo Daishi luôn luôn đi theo phù hộ và hướng dẫn tôi. Tôi thấy được có một động lực độ tŕ tôi trên đường đi”

Trong chuyến hành hương lần này, Armstrong đă ghi lại hành tŕnh chuyến đi bằng máy ảnh kỷ thuật số. Khi anh đưa những búc ảnh của chuyến đi cho bạn đồng nghiệp, anh đă dự tính mở một cuộc triển lăm h́nh để mọi người có thể thấy được đảo Shikoku đẹp như thế nào.

Trong ṿng 01 tháng, Armstrong đă cho trưng bày 88 bức ảnh, với thơ phú được viết bằng tiếng Anh tại Trung tâm trao đổi Quốc tế IPAL ở Takamatsu . Cuộc triển lăm đă được đăng lên nhựt báo và TV, và có tới hơn 1.000 người đến tham dự cuộc triển lăm.

Trong số những người đến xem, có Giám Đốc của một nhà máy in địa phương. Cảm kích trước việc làm của Armstrong, Ông ta đă đề nghị hợp tác với Armstrong để thực hiện một quyển sách về chuyến hành hương.

Khi hoàn tất chương tŕnh cao học MBA năm nay, Armstrong mong muốn sẽ trở thành một doanh nhân Quốc tế, làm một nhịp cầu nối liền những khác biệt của các nền văn hoá khác nhau.

Khi được hỏi về chuyến đi bộ hành hương, Armstrong nói “ Bây giờ tôi nhận thấy rằng con đường hành hương vẫn tiếp tục trong đời sống hàng ngày. Tôi sẽ cố gắng giúp đỡ người khác và quan tâm nhiều hơn đến những niềm vui và nét đẹp xung quanh tôi.”

TT Giác Đẳng: xin chấm dứt bản tin Phật sự tại đây