Bản tin ngày 17 tháng 02 năm 2005
TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố Houston Texas Hoa ky`, chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật sự trong ngày, trong bản tin hôm nay có sự hợp tác của cô Liễu Pháp từ Tân Delhi, Ấn Độ, Dương Tiêu từ Nevada Hoa ky`, và Anitya thực hiện.
1) Hoà Thượng Thích Huyền Vi, viên tịch.
Hoà Thượng Thích Huyền Vi, Tăng Thống của giáo hội Phật Giáo Linh Sơn thế giới vừa viên tịch tại Paris Pháp quốc. Trong một lời cáo phó của giáo hội Phật Giáo Viên Linh Sơn mang chữ ky' của HT Thích Tịnh Hạnh, thi` HT Thích Huyền Vi đă thâu thần thị tịch tại tổ đi`nh Linh Sơn vào 19 giờ 45 ngày 15 tháng 2 năm 2005 nhằm ngày mùng 7 tháng giêng năm Ất Dậu. Cũng theo lời cáo phó này HT trụ thế được 80 tuổi với 59 hạ lạp.
HT Huyền Vi vốn là người giữ nhiều chức vụ quan trọng trong giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trước kia cũng như bây giờ, và ngoài cương vị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn, HT co`n là phó chủ tịch Hội Phật Giáo thế giới, nguyên là thành viên của Hội Đồng Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và cũng là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trong những tháng năm sau này HT là thành viên của Hội Đồng Trưởng Lăo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. HT có một quá tri`nh hoằng pháp tương đối sớm, sau đó sang Ấn Độ du học trở về đă mang một phong thái sinh hoạt tương đối đặc biệt trong giáo hội Linh Sơn, một giáo hội mà nơi đó có các nhà sư Tích Lan, và trong đó có các nghi thức tụ niệm thường có một phần kinh Pali cũng như kinh điển truyền thống Phật giáo Bắc Truyền. Có thể nói rằng ở Pháp quốc thi` HT Huyền Vi và HT Nhất Hạnh là hai vị có áp dụng ít nhiều sự hỗn hợp giữa kinh điển Nam Truyền và Bắc Truyền ở trong đó cũng phải kể thêm trước kia HT Thiện Châu cũng có một cách sinh hoạt tương tựa như vậy.
Sau năm 1975 khi ra hải ngoại HT Huyền Vi được xem như là một vị đă bỏ ra rất nhiều công sức để lập lên nhiều cơ sở chi nhánh tự viện, tất cả đều mang tên chùa Linh Sơn. Từ Phi Châu sang Âu Châu, Úc Châu Hoa ky` và Canada, có thể nói rằng tương đối tổ chức của giáo hội Phật giáo Linh Sơn là một tổ chức trên phương diện cơ sở lại có mặt rộng răi trong nhiều địa dư khác nhau. Tang lễ đang được cử hành tại Paris với sự chứng minh điều động của Chư Tôn Giáo Phẩm hải ngoại. Chi tiết của buổi tang lễ vẫn co`n nằm trong trù liệu của ban tổ chức, quí vị có thể biết thêm chi tiết trong những ngày sắp tới khi có bản công bố tường tận.
2)Tử Điển Bách Khoa Phật Giáo
TT Giác Đẳng: Đă từ lâu có một số công tri`nh mang danh là Encyclopedia of Buđdhism hay là Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo. Bộ tự điển Bách Khoa Phật Giáo lớn nhất mà đă được hoàn tất, không may đó lại là bộ tự điển của Miến Điện, bộ tự điển này lớn hơn bộ Tam Tạng cho đến hôm nay bộ tự điển này vẫn co`n được gi`n giữ ở trong nguyên thể của nó bằng tiếng Miến Điện. Chúng ta có một bộ tự điển khác rất đáng chú y' và có một giá trị lớn đó là tự điển bách khoa Phật học của Tích Lan do chính phủ Tích Lan thực hiện, nhưng cho đến hôm nay chỉ đi được một phần hai đoạn đường, vẫn co`n nhiều phần co`n lại chưa được thực hiện. Nhà xuất bản Sanphala đă có một nỗ lực cách nay nhiều năm thực hiện một quyển tự điển bách khoa và mới đây lại có một quyển tự điển bách khoa Phật giáo do một nhà xuất bản tại Hoa ky` Macmillian Reference USA thực hiện. Hôm nay chúng tôi xin mời qúi Ngài và qúi vị nghe bản phê bi`nh về cuốn tự điển mới, xuất bản 2003, nhưng mới đây người ta đem lên để phân tích thử xem coi giá trị về lượng và phẩm của tác phẩm này có đáp ứng được nhu cầu học Phật thế giới hay không. từ New Delhi Sư cô Liễu Pháp tri`nh bày qua bản dịch của Dương Tiêu.
Bộ Bách Khoa Tự Điễn Toàn Phần Phật Giáo. gồm 2 quyển biên soạn bởi Robert Buswell Jr, giá $265 US xuất băn bỡỉ Macmillian Reference USA, năm 2003, 39 chương và981 trang (Cập nhật bởi Jeffrey Samuels, Khoa Tôn Giáo vàTriết Lư , trường Đại học Western Kentucky)
Tin từ New York, Hoa Kỳ, Bộ bách khoa tự điển toàn thư Phật Giáo đă được sửa chữa vàtái băn lần thứ hai trong ṿng 4 năm qua. Không giống như lần taí bản thứ nhất của John Power bao gồm 900 đề mục trong 256 trang, Chủ nhiệm biên tập vàhội đồng sửa chưă của bộ Bách Khoa toàn thư kỳ này đă cố gắng làm ngắn gọn lại bộ tự điển xuống khoăng 470 đề mục vàmiêu tả tỉ mỹ chi tiết trong khoăng 930 trang sách.
Lần tái bản kỳ này bao gồm tất că mọi khía cạnh cuă đạo Phật vàđược coi như là1 bộ sách có giá trị nhất cho sự nghiên cứu vàt́m hiễu đạo Phật truyền thống hiện nay. Đôc giả chính yếu cuả bộ Bách Khoa Toàn Thư này nhằm thu hút mọi tầng lớp trong xă hội: Sinh Viên, Giáo viên trung học, Học sinh, đọc giả của các thư viện, nhàbáo, không những là1 nguồn giá trị lớn cho sinh viên tốt nghiệp màc̣n ngay cả các chuyên gia trong các ngành học về Châu Á vàĐạo Phật. Theo ông Robert Buswell, bô bách khoa toàn phần tự điển Phât Giáo tái bản lần thứ 2 này là1 sự thành công vượt bực vàsâu sắc cho tất cả các nhànghiên cứu về Phật Học về nội dung lẫn h́nh ảnh, là1 bộ sách không thể thiếu được trong tủ sách Phât Học cuă phật tữ.
Ngoài ra Bộ sách c̣n bao gồm tất cả những khoa ngành khác nhau liên quan đến Phât Giáo cho mọi tầng lớp tôn giáo khác nhau, không chĩ riêng ǵ Phật Tữ.Đây là1 bộ bách khoa toàn thư, bạn co’ thễ dùng đễ nghiên cứu Phật Giáo ở bất cứ nơi đâu, vàlà1 phương tiên lơi lạc trên con đường tu học cho tất cả mọi người.
Tóm Tắt và lược dịch: DươngTiêu.
3)Một khu vực tôn giáo rộng lớn thuộc Tây Tạng đă được khám phá.
TT Giác Đẳng: Đạo Phật vốn có một chiều dầy lịch sử tại Á Châu,có thể nói rằng ngành khảo cổ tại Đông phương đă càng lúc cho chúng ta biết rất nhiều chi tiết về một quá khứ hết sức phong phú đầy sáng tạo để trở thành một nền nghệ thuật chủ lưu của bất cứ quốc gia nào mà Phật giáo hiện diện. Từ Trung quốc người ta có một công tri`nh khai quật mới mà qua đó một quần thể những công tri`n h xây cất liên quan đến Phật giáo Tây Tạng hay là Bắc Tông được ti`m thấy và điều này đă khiến cho giới nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng cảm thấy vô cùng thích thú với sự khám phá mới mẻ này. Mời qúi vị nghe bài đọc và dịch của Dương Tiêu.
1 Khu vực tôn giáo rộng lớn thuộc Tây Tạng đă được khám phá tại miền tây nam Trung Hoa thuộc quận Sichuan vùng Shiqu gần đây.
Sự khám phá này nằm ở 1 vùng hẽo lánh thuộc cội nguồn cuả ḍng sông Yalong được bảo vệ chặt chẻ vàkhông dễ dàng đặt chân tới, theo lời giáo sư Shi Shuo, 1 nhànghiên cưú văn hoá dân tộc Tây Tạng tại đại học Sichuan, người đă khám phá ra điều bí ẩn này.
Khu vực này, dài 73 mét, rộng 47 mét vàcao 14.5 mét tính từ trọng tâm, đă được cẩn thận nghiên cưú vàthẩm sát bởi Học Viện Khảo cổ vàxá lợi Phật giáo thuộc quận Sichuan. Khu vực này được bao bọc bởi những bức tường cao 9 mét, chứa khoăng 383 đền thờ Đức Phật vànhững cột lớn khắc Kinh Phật cũng như tượng Phât.
Người dân địa phương tin rằng khu vực này có liên hệ mật thiết vớI triều đại nhàvua Gesser, 1 anh hùng dân tộc Tây Tạng được lưu truyền trong những bài hát dân gian vàtruyền thuyết hàng thế kỷ qua.
“Nhiều huyền thoại cho rằng khu vực này được xây dựng dùng để tưởng nhớ linh hồn nhàvua Gesser và1 vài huyền thoại khác c̣n cho rằng khu vực này dùng để tưởng niệm những người lính đă hy sinh của nhàvua” Giáo Sư Shi đă phát biễu như thế.
Dựa vào những kinh tạng Tây Tạng vàSanskrit đdược khắc trên đá, khu vực này có thể được xây dựng vào khoăng thế kỹ 11 đến thế kỷ thứ 12, theo lời ông Gao Dalun, Giám đốc học viện Khảo cổ học vàxá lợi tại quận này, Khu vực này được gọi là“ Bảo tàng viện cuả nghệ thuật khắc tượng h́nh bằng đá.”
Những viên đá được đào lên khắc những kinh tạng cuả Phật Giáo Tây Tạng vàtín ngưỡng cũa dân tộc này. Những bức tượng va kinh tạng được khắc bằng đá tin rằng mang lại những ước muốn vàhy vọng cũa các phật tữ.
Lược dịch : DươngTiêu
4) Thái Airway sẽ có những
chuyến bay cho những khách hành hương từ Thái đến
các thánh địa như Lambini, Baranasi .
TT
Giác Đẳng: Một trong những trở ngại
lớn nhất cho những người hành hương thăm
các thánh địa Phật giáo, nơi Đức Thích ca Mâu
ni đản sanh, thành đạo, chuyển Pháp Luân và Niết
Bàn, đó là phương tiện di chuyển. Tư` trước đến giờ
theo phương cách truyền thống chúng ta đă có là người
ta hoặc giả đáp máy bay xuống New Delhi, thủ đô
của Ấn Độ, rồi từ đó đi xe lửa
đi Vanarasi hoặc giả là Bổ Đề Đạo
Tràng. Cũng có một lối
khác là đáp máy bay lên Patna, một địa danh ngày xưa
được biết là Pataniputta và từ đây có thể
đi về Bồ Đề Đạo Tràng hoặc giả
Kusinara bằng bus hay xe lửa. Nếu không muốn đi qua hai ngă
này người ta có thể đi đến Kathmandu thủ
đô của Nepal và từ đó cũng phải ngồi xe bus một chặng dài. Theo bản tin mới loan đi của
tờ Bangkok Post thi` Thái Airway đă mở những chuyến
bay không phải thường xuyên mà chỉ có trong mùa hành hương,
tức là khoảng cuối năm cho đến đầu
năm thời gian có thể nói rằng thời tiết ấm
áp tốt nhất để cho khách hành hương. Người ta thấy Thái AirWay
International đang tổ chức những chuyến bay trực
tiếp đến Lumbini, đến Paranasi và chỉ co`n lại
một nơi người ta phải đi xe
bus hay xe lửa đó là Kusinara.
Điều đó có nghĩa là trong tương
lai thi` phương tiện di chuyển không co`n là một lời
thối thác của nhiều người khi nghĩ đến
chuyến đi hành hương ở Ấn Độ. Nếu máy bay có thể đưa người ta đến
Baranasi, đưa đến Bồ Đề Đạo Tràng,
đưa đến Lâm Bi Ni thi` có nghĩa là con đường
hành hương sẽ được cắt ngắn rất
nhiều. Tuy nhiên tất cả
những chuyến bay đề khởi phát từ Bangkok, chưa
thấy một hăng máy bay nào có chuyến bay đi từ thánh
địa này sang thánh địa khác, ví dụ như từ
Baranasi về Bodhagaya trực tiếp, hy vọng rằng
trong thời gian sắp tới người ta sẽ tổ
chức những chuyến bay tương tựa và chắc
chắn sẽ cắt ngắn rất nhiều vi` phần lớn
thời giờ đi hành hương đều bị hoang
phí cho những chuyến xe bus rất dài và hết sức mệt
nhọc, đặc biệt là đoạn đường
từ Patna về Kusinara.