Bản tin ngày 16 tháng 02 năm 2005

 

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố Houston Texas Hoa ky` xin được gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật sự trong ngày.

 

Tôn giáo và học đường cũng như là các cơ chế chính quyền luôn luôn cần phải được phân định rơ ràng, đó là quan niệm của nền dân chủ Hoa Ky` khi chúng ta nói về chính giáo phân ly.  Nhưng điều này nó chỉ dễ nói trên phương diện ly' thuyết, trên phương diện thực hành thi` đó là một vấn đề rất tế nhị và tạo nên rất nhiều sự tranh luận. 


 

Trong một bản tin mới đây một trường luật của tiểu bang Missouri, Missouri University law school, tức là trường luật của đại học Missouri đă có một tranh luận khi mà vị viện trưởng của viện đại học này đă yêu cầu những sinh viên ở trong năm thứ ba thực hành thiền quán.  Thiền quán là một phương pháp thiền tập mà tương đối phổ thông với người Hoa Ky` hiện nay.  Đôi khi người ta thực hành thiền quán, người ta chỉ biết rằng môn thiền đó đến từ đạo Phật, nhưng họ hoàn toàn không có khái niệm gi` khác hơn là thực hành thiền quán.  Sự phổ biến thiền quán  tại một trường dạy về luật nó là một chuyện mà nhiều sinh viên đặt ra vấn đề rằng, có thể người ta dùng chữ này để phổ biến Phật giáo trong bối cảnh học đường, và đây là bối cảnh trường luật.

 

 Cho đến hôm nay vẫn chưa có câu trả lời nào từ hội đồng quản trị của viện đại học, nhưng một số các giáo sư, các vị giảng sư trong trường đại học này họ nói rằng, chính những kinh nghiệm thực hành thiền quán tạo ra một lợi thế rất lớn cho các luật sư sau này đi hành nghề để ti`m cách hoá giải và  trung tính hoá những trường hợp tranh chấp của các thân chủ giữa người này và người khác.  Thật ra thi` những điều này đă được ti`m thấy trong nhiều lănh vực, kể cả lănh vực y khoa.  Nhưng đem phương pháp thực hành thiền quán vào trong một ngôi trường luật tạo nên một sự tranh luận thi` có lẽ Universty Missouri là nơi đầu tiên chúng ta được thấy như vậy.

 

Cách đây vài năm, có một tranh luận khi một cảnh sát trưởng của tiểu bang Wisconsin tổ chức một khoá thiền tập cho những cảnh sát nơi bà có trách nhiệm, thi` một số cảnh sát viên cũng than phiền rằng; mặc dù lớp thiền quán thật sự có lợi cho rất nhiều người, nhưng điều đó nó cũng mang nhăn hiệu của tôn giáo.

 

*****

2) Các Trường Thiền Minh Sát trên Thế GiớI

(Phần 2) (Tinh Tấn dịch)

 

 

TT Giác Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử có thể nói rằng nhân khi đề cập đến thiền quán, chúng ta rất cần để trở lại với một số tin tức về các trung tâm thiền quán mà ngày hôm qua chúng ta đă có dịp nghe Tinh Tấn đọc, bởi vi` danh sách tương đối dài do đó đă có lời đề nghị rằng chúng ta nên có bản tường tŕnh trong hai ngày khác nhau.  Hôm nay xin kính mời qúi Ngài và qúi vị tiếp tục nghe bản tường tri`nh về các trung tâm tu tập thiền quán trên thế giới hiện nay, những trung tâm giảng dạy tiếng Anh và có một số lượng thiền sinh tham dự tương đối điều đặn với tầm cỡ quy mô, xin mời qúi Ngài nghe bài dịch và đọc của Tinh Tấn từ Illinois Hoa ky`

 

(Phần 2)

(Continued)

 

12.       Gaia House, tại Anh Quốc:

Là một Trung tâm thiền cho sự thẩm suy và ḷng từ bi.  Gaia House cống hiến các khóa thiền Minh Sát và Zen suốt năm.  Trung tâm cung hiến những sự giảng dạy toàn diện về Giáo Pháp và đào luyện đức tin để nhận thức được trí tuệ và ḷng từ bi trong đời sống thường nhật.  Trung tâm này không bị ràng buột vào bất cứ một tôn giáo nào.  Những sự giảng dạy đưa đến sự thức tỉnh sâu xa và sự thực chứng đời sống giác ngộ.

 

13.       Vipassana.com, tại Anh Quốc:

Trang Vipassana.com cống hiến phương tiện và ủng hộ các người hành thiền trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy.  Vài trăm người đă tham dự khóa Thiền Tập miễn phí 10 tuần lễ trên Mạng từ khi mạng bắt đầu vào năm 1997.  Được hướng dẫn bởi Andrew Quernmore, một vị thiền sư có cứ điểm tại London, lớp thiền tập giới thiệu cả hai kỷ thuật Thiền Chỉ và Thiền Quán và hiện thời được phổ biến bằng tiếng Anh và tiếng Nga (Đang được phiên dịch sang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp).

  

14.       Hội Liên Hiệp Thiền Minh Sát, tại Anh Quốc:

Hội Liên Hiệp Thiền Minh Sát đă đưa lên mạng những sách về Thiền Minh Sát Miến Điện theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw, Ngài Ledi Sayadaw, và Ngài Chanmyay Sayadaw.  Những khóa thiền được hướng dẫn bởi Bikkhu Pesala, một vị tỳ kheo người Anh đă được thọ giới với Ngài Mahasi Sayadaw.

 

15.       Dharma.org.com, tại Úc Đại Lợi:

Dharma.org.com là mạng của hệ thống những nhóm thiền Minh Sát, những trung tâm, và các thiền sư ở Úc châu.  Có một sự thay đổi rộng rải trong phương cách thực tập trên hệ thống mạng, nhưng tất cả các vị thiền sư đều là thành viên của nhóm Thiền Sư Minh Sát Phạm Vi Úc Châu, là một nhóm thiền được thành lập bởi hai vị Christopher Titmuss và Subhana Barzaghi.

 

16.       Trung Tâm Thiền Minh Sát, tại Singapore:

Truyền thống thiền Tứ Niệm Xứ Miến Điện theo phương pháp của Ngài Mahasi Sayadaw được truyền dạy trong trung tâm này.  (Ngài Sayadaw U Pannathami ở tại trung tâm này thường xuyên).  Di chuyển: nhà ga MTR gần nhất là Tanah Merah và những xe bus SBS chạy ngang qua trung tâm mang số 10 và số 14.  Trung tâm chào đón các người hành thiền đến trung tâm bất cứ giờ nào, hoặc đi một ḿnh hoặc đi theo nhóm để tham dự các khóa thiền.

 

17.       Chanmyay Yeiktha, tại Miến Điện:

Chanmyay Yeiktha (Thiền Viện Ḥa B́nh) là một trung tâm thiền Phật Giáo tại  Rangoon, Miến Điện nơi mà các Thiền Sư là các vị tỳ khưu trưởng lăo dạy Thiền Minh Sát bằng tiếng Miến và tiếng Anh.  Những ai nhiệt tâm trong sự phát triển trí tuệ có thể thực tập thiền Minh Sát, không phân biệt giới tính, chủng tộc, quốc gia và tôn giáo.

 

 

 

18.       Panditarama Shwe Taung Gon Sasana Yeiktha, tại Miến Điện:

Thiền sinh trong và ngoài nước đến trung tâm thiền Shwe Taung Gon tại Rangon để  thực tập thiền Minh Sát một cách tích cực.  Phương pháp của Ngài Mahasi đặt Chánh niệm trên Thân, Thọ, Tâm, và Pháp qua sắc, thinh, hương, vị, xúc.  Đối tượng chính của thiền định là sự phồng, xộp của bụng trong khi tọa thiền và sự chuyển động của chân trong khi đi kinh hành.

 

19.       Trung Tâm Thiền Mă Lai tại Penang, Mă Lai:

Trung Tâm Thiền Phật Giáo Mă Lai được mở cửa trọn năm.  Những khóa thiền tích cực cũng như các lớp thiền bán phần được tổ chức quanh năm.  Ngài Thiền Sư hiện nay là Ngài Sayadaw U Pannathami.  Ngài là đệ tử của Ngài Sayadaw U Pandita ở thiền đường Paditarama, Miến Điên.  Ngài Sayadaw  Pannathami nói tiếng Mỹ lưu loát và dạy thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw.

 

20.       Stiching Inzichts Meditatie, tại Netherlands:

Đây là một tổ chức đẩy mạnh sự thực tập hành thiền Minh Sát tại Netherlands và tổ chức các khóa thiền Minh Sát với các vị thiền sư từ Đông sang Tây.  Tổ chức này công bố một thời khóa biểu hàng năm bao gồm cả họat động của những trung tâm thiền địa phương.

 

21.       The Swedish Vipassanagruppen, tại Sweden:

Là một tổ chức không vụ lợi cho những người quan tâm đến hành thiền Minh Sát.  Hội sắp xếp các buổi tọa thiền thường lệ, nhóm học, và các khóa thiền.  Chữ Vipassana được chia làm hai phần: “Vi” có nghĩa là “Bằng nhiều cách”, và “Passana” có nghĩa là “Nh́n thấy”.  Vậy “Vipassana” có nghĩa là nh́n thấy bằng nhiều cách khác nhau hay Minh Sát  Đó là phương pháp thiền do Đức Phật giảng dạy khoảng 500 năm trước Đức Chúa Giê Su Giáng Sinh.  Mục đích của thiền Minh Sát là để phát triển Chánh niệm ngay trong giây phút hiện tại để dẫn đến ḷng Từ Bi, sự An lạc đưa đến sự Giác ngộ.

 

22.       Trung tâm thiền Passaddhi, tại Ireland:

Là một nhóm thiền nhỏ và là trung tâm thiền định tại Beara Peninsula ở phía tây nam của Ireland, trông xuống Đại Tây Dương.  Thiền định được giảng dạy là thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Ḥa Thượng Mahasi Sayadaw.

 

23.       Cộng Đồng Thiền Minh Sát New Haven, tại New Haven ở Mỹ:

Hội Thiền Minh Sát New Haven là nơi tụ hợp các nhân vật quan tâm sâu sa về thực tập thiền Minh Sát và phát triển Chánh Kiến trong Giáo Pháp của Đức Phật.  Hội tổ chức đưa đón nhóm tọa thiền hàng tuần, miễn phí và mở rộng cho cộng chúng, và các thiền sinh sơ cơ được đặc biệt đón chào.

 

24.       Hội Niệm Xứ - Nền Tảng của Sự Chánh Niệm, tại Mỹ:

Cống hiến cho sự nghiên cứu sâu xa của hai bộ kinh Niệm Xứ và Quán Niệm Hơi Thở (Nhập Tức, Xuất Tức Niệm) trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy.  Hội cũng cung cấp một Mạng cho Cộng Đồng Chánh Niệm Miền Bắc Jersey.

 

 

1.48

 

*****

3) Đức Dalai Lama phản đối việc chính phủ Trung quốc mời công ty khai thác hầm mỏ Canada

TT Giác Đẳng: Khi đề cập đến bản tin khác, với những nỗi lực của các vị Tăng sĩ đối với đời sống chung của cả nhân loại.  Chúng ta ti`m thấy một vài mẩu tin mà càng ngày càng cho thấy rằng vai tro` của một vị tu sĩ  không đơn giản như chúng ta thường nghĩ như là ngày xưa.  Trong một bản tin mới đây liên quan đến Đức Dalai Lama, Ngài đă lên tiếng về trường hợp chính phủ Trung quốc đă mời và hợp tác với một công ty khai thác hầm mỏ của Canada (Gia Nă Đại).  Trong sự khai thác khoáng sản và đặc biệt khai thác vàng trên cao nguyên Tây Tạng.  Cao nguyên Tây Tạng là nơi bắt nguồn nhiều con sông lớn của cả thế giới trong đó có sông Pamaputa.... của Ấn Độ, sông Mekông (sông Cửu Long) của nhiều quốc gia miền Đông Nam Á kể Việt Nam, và co`n nhiều những con sông khác như sông Trường Giang, sông Hoàng Hà đều bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng hay cao nguyên Thanh Hải.


 

Với một vùng đất mênh mông hơn 2 triệu 500 ngàn dặm vuông, quả thật là một tiềm năng khai thác rất lớn trong kế hoạch chung của chính phủ Trung quốc được gọi là Tây du, tức là kế hoạch làm sao để đi về hướng tây, trong lúc đó phần lớn sự giàu có của đất nước Trung quốc đang tập trung vào miền biển phía đông.  Theo sự lên tiếng của Đức Dalai Lama thi` những khai thác nhắm vào đem lại lợi nhuận nó sẽ làm một tổn hại rất lớn cho vấn đề môi sinh tại vùng đất Tây Tạng, về điểm này luôn luôn nó là một sự  trăn trở giữa kinh tế và môi sinh.   Nhiều viên chức bảo vệ môi sinh quốc tế đă lên tiếng ủng hộ Đức Dalai Lama trong quan điểm của Ngài, phải nói rằng đây là việc và dân chúng Canada đă có một số những tin tức cần thiết, rất có thể đưa ra trước quốc hội Canađa để xem rằng điều đó có vi phạm những gi` đất nước Canada đă kư một hiệp ước gọi là Kyoto Photoco một hiệp ước ky' trước đây 8 năm giữa các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ môi sinh.

 

*****

4( 7921; cống hiến của chư tăng Phật giáo trong cơn sóng thần vừa qua (Khánh Văn dịch)

 

TT Giác Đẳng:Nói về vai tro` của vị Tăng sĩ, chúng ta lại nói đến một trường hợp khác, là trong thiên tai sóng thần tsunami vừa qua, đă có rất nhiều cố gắng của các vị Tăng sĩ nhằm mục đích thể hiện một cái gi` đó trong khả năng của mi`nh giúp đỡ cho những nạn nhân sóng thần tsunami.  Chúng tôi xin mời quí vị nghe bài dịch của Khánh Văn.


 

Colombo, Tích Lan-Trong suốt 2600 năm lịch sử, Tích Lan chưa lần đối diện với một cuộc thiên tai khủng khiếp nào, như là trận sóng thần vừa qua ngày 26, tháng 12, năm 2004, đă dă man tàn phá miền duyên hải từ phía Nam cho tới Đông bắc.

Ma-ha-wam-sa, cuốn biên niên sử Phật giáo Tích Lan, ghi nhận một ngọn thủy triều đă tàn phá miền duyên hải vào khoảng thế kỷ thứ hai trước công nguyên dưới thời vua Ke-la-ni-ti-sa. Hầu hết các học giả đều cho đây là một huyền thoại. Ngọn sống thần vừa qua đă trở thành một sự thật phủ phàng cho ngày hôm đó. Những ngọn thủy triều vĩ đại này đă không ngần ngại phá hủy 2/3 miền duyên hải Tích Lan. Tsunami là danh từ nguyên gốc phát xuất từ Nhật Bản, để diển tả cho những ngọn sóng khổng lồ.

 

Ngày nay, Tsunami là một danh từ mà ở Tích Lan  ai cũng biết. Cuộc sống giản dị của người dân Tích Lan, chưa bao giờ nghĩ đến là chuẩn bị hay sẽ đối diện một cuộc thiên tai có tầm vóc tàn phá khốc liệt như thế này. Đă có hơn 40.000 người tử vong, và tổng số nạn nhân vẫn chưa được thống kê một cách chính xác.

 

Các vị chư tăng Tích Lan đă tức khắc t́nh nguyện cứu giúp cho những nạn nhân này. Khi chương tŕnh cứu trợ của chính phủ chưa họat động một cách hữu hiệu, th́ các tăng sĩ đă biến chùa chiền trở thành nơi cư trú, cung cấp thuốc men, thực phẩm, quần áo, và những nhu cầu cần thiết khác, v.v…Chư tăng đă xem ḿnh như những đứa con của Đức Phật với đầy ḷng từ bi, cứu giúp nạn nhân về vật chất cũng như tinh thần. Quư sư đă lặng lẽ thay đổi cuộc sống thường ngày của ḿnh để thích ứng với nhu cầu cần thiết của nạn nhân. Sự đáp ứng cấp bách này đă đem lại nhiều tán dương và ngưỡng mộ. Chùa chiền trên toàn quốc, luôn cả những nơi không bị ảnh hưởng bởi trận thiên tai,  đă cùng nhau hợp tác và đóng góp trong việc cứu trợ này. Hiện nay, việc cấp bách nhất là dựng nên một chương tŕnh, sớm đưa nạn nhân trở về cuộc sống thường nhật. Với sự giúp đở của những nhà từ thiện trong, cũng như ngoài nước, những công tŕnh xây cất nơi trú ẩn này có lẻ đă bắt đầu thành lập. Mỗi cá nhân cũng như đoàn thể sẽ tiếp tục cống hiến, và giúp đỡ đến những nạn nhân này.

 

 

TT Giác Đẳng: Chúng tôi xin được kết thúc bản tin Phật sự trong ngày, trong bản tin ngày mai chúng tôi sẽ có một bài nói chuyện về một nỗ lực mới nhằm giúp đỡ các vị Tăng sĩ tại các quốc gia Á Châu có thể hội nhập được với những công việc từ thiện xă hội.  Nói một cách khác, ở trong quá khứ chưa bao giờ các vị Tăng sĩ được chuận bị cho những đề án xă hội thực thụ.  Xin được hẹn gặp lại qúi Ngài và qúi vị vào bản tin Phật sự ngày mai