Bản tin ngày 14 tháng 02 năm 2005

 

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, Houston, Texas Hoa ky`, chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin trong ngày.

 

1)      Bạo động tại Thái Lan

 

Theo tin tức mới nhất từ miền nam Thái Lan lại có những xô xát bạo động xăy ra giữa những người dân Hồi giáo và dân địa phương.  Theo tin tức hôm nay được biết một vị trưởng ấp đă bị giết chết và ba nhân viên cảnh sát bị thương trong một cuộc chạm súng mới đây.  Theo văn pho`ng của Thủ ớng  Thái Lan, những căng thẳng leo thang tại niềm nam Thái Lan giữa những người Hồi giáo và cộng đồng Phật giáo đang  là một trong những mối lo hàng đầu của chính phủ Thái.  Điều khó khăn nhất của chính phủ Thái là hiện tại những phiến quân Hồi giáo vẫn chưa có một tiếng nói chính thức đại diện để có những thương thảo khả dĩ dẫn đến chỗ ti`m ra một giải pháp chung cho vấn đề.  Những người này chỉ sử dụng những vũ khí nhẹ như súng ngắn, và những hành động bạo hành lén lúc nhiều hơn là có một cơ cấu rơ ràng nhằm tạo ra một tiếng nói với chính phủ tại Bangkok.

 

Sự việc tương đối khác với Tích Lan.  Tại Tích Lan, tổ chức Tiger và chính phủ Tích Lan không những chỉ đối thoại với nhau mà co`n có sự dự phần của các tổ chức quốc tế trong đó nổi bật là NaUy và Nhật Bản.  Nauy và Nhật Bản đă có thể làm môi giới trung gian để nói chuyện giữa hai bên.  Những phiến quân tại miền nam Thái Lan ngược lại, họ chỉ tấn công những mục tiêu, và hiện tại họ vẫn chưa có một tiếng nói chính thức nào

của họ tại bất cứ diễn đàn của công luận trên thế giới.

 

*****

2)      Tết Nguyên Đán tại Á Châu

 

Quay sang một bản tin khác, ngày hôm qua có hai mẩu tin liên quan đến sinh hoạt văn hoá của những người Á Châu.  Mặc dù là sinh hoạt văn hóa nhưng lại có một ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt chung của Phật giáo. 

 

Bản tin đầu tiên nói về trường hợp những người Đài Loan.  Đài Loan là một quốc gia đảo quốc giàu có, và có thể nói rằng sinh hoạt của truyền thống văn hoá Trung quốc lại hết sức nổi bật tại đây.  Với người Trung quốc ngày tết Nguyên Đán hay tết âm lịch là một ngày có thể nói rằng luôn luôn được cử hành trọng thể .  Thế nhưng năm nay theo một sự thăm do` thi` một số lớn dân chúng Đài Loan cảm thấy bắt đầu phiền toái với phong tục ăn tết rất rườm rà.  Đồng thời người ta cảm thấy rằng ngày tết đă tạo nên một tốn kém lớn cho ngân khoản gia đi`nh.  Li` xi` là một hi`nh thức tương đối quen thuộc trong tất cả những ngày tết Nguyên Đán.  Riêng về các bà nội trợ thi` phiền hà là ngày tết khiến cho họ cực nhiều hơn vui vẻ.  Chỉ riêng việc dọn dẹp nhà cửa đăi đằng khách khứa cũng đă là một sự phiền phức, họ chỉ muốn cho ngày tết chóng đi qua mau. 

 

Cùng lúc đó thi` những ngày lễ của Tây phương như Valentine như Chirstmas, new year v.v... Những lễ đó càng ngày càng phổ biến, có sức hấp dẫn lớn đối với những người trẻ, bởi vi` tính đơn giản trực tiếp và nặng tính cách thương mại.  Theo một giáo sư của đại học Trường Quốc Học Đài Bắc, trong tương lai người ta sẽ phải chấp nhận một hi`nh thức tổ chức tết Nguyên Đán đơn giản hơn, qua đó những chi phí tốn kém có thể  được hạn chế và tạo cho mọi người có niềm vui hơn là những áp lực về tinh thần.  Chính ra tại Hoa Ky` vào những ngày Chirstmas cũng có áp lực rất lớn trong việc tặng quà, gửi thiệp.  Nhưng người Hoa ky` không xem nặng thể diện như người Á Châu, họ có thể gửi một món quà rất khiêm tốn, nhưng người Á Châu thường đặt vấn đề quà cáp là một việc rất lớn, nhất là những người có quen biết nhiều.

 

Trong lúc đó tại Ấn Độ đă có một vài phong trào nhiều tiếng nói lên án mạnh mẽ những ngày lễ của Tây phương đang xâm nhập vào nền văn hóa xứ này.  Ấn Độ vốn là quốc gia tự do, trong sự tự do đó người ta thấy rằng đạo Hindu, một tôn giáo của 80% dân số Ấn Độ vốn dĩ là một tôn giáo đă ăn sâu vào trong tâm khảm của người Ấn.  Rất khó có một chủ thuyết ngoại lai nào có thể phát triển trên xứ Ấn Độ, bởi vi` tánh cách rất tự nhiên và bảo thủ của đạo Hindu.  Đạo Hindu có khả năng dung hoá và biến các niềm tin của các tôn giáo khác trở thành một phần của niềm tin Hindu.  Thế nhưng trong thời gian gần đây người ta đă nhận ra một điều rằng một số các ngày lễ, ví dụ như ngày Valentine hôm nay đă có một ảnh hưởng hết sức lớn trong lo`ng những người Ấn, đặc biệt là những người sống tại thành thị.  Về điểm này phải nói rằng văn hoá Tây phương mang một lợi thế về phương diện truyền thông thương mại đă dần dà xâm thực vào các quốc gia Á Châu.  Người ta tự đặt ra một câu hỏi ở trong tương lai liệu nền văn hoá lâu đời của phương đông có co`n chịu đựng được để tồn tại trước sự xâm thực văn hóa lớn lao này.  Tại Á Châu chỉ có một quốc gia duy nhất là Thái Lan hiện đang dùng niên lịch của Phật giáo là niên lịch hành chánh chính của mi`nh.  Trong lúc đó ở Nhật Bản, một xứ Phật giáo khác thi` ngày tết Nguyên Đán đă không co`n nữa, người Nhật Bản cử hành lễ tân niên theo dương lịch.

 

*****

3) Viện Đại Học Berkeley thành lập trung tâm nghiên cứu Ph ật giáo mới

By Janet Gilmore, Media Relations 11 February 2005


 (A_B dịch)

 

TT Giác Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, cũng sang lănh vực văn hoá chúng ta trở về Hoa ky`.  Trong một bản tin mới nhất từ đại học Berkeley, một đại học lớn của Hoa ky` đă công bố rằng sẽ thành lập một phân khoa Phật giáo, một viện nghiên cứu đạo Phật.  Đại học Berkeley là một trong những đại học danh tiếng ở miền bắc California và trong thời ky` chiến tranh Việt Nam, đại học này được xem như là một trong những trung tâm nổi tiếng với những hoạt động phản chiến của những sinh viên.  Nơi này cũng là nơi xuất thân rất nhiều những học giả, cũng như những công tri`nh nghiên cứu Phật học ở trong đó phải kể là đại học Berkeley đă từng xuất bản bộ Tam Tạng kinh điển bằng tiếng Tây Tạng trước đây.  Trên phương diện địa dư cũng như lịch sử thi` đại học này hoàn toàn có một nhu cầu rất lớn, làm sao cung ứng, làm sao có một học viện, một phân khoa về Phật giáo khả dị tương xứng với tầm cỡ và địa phương mà đại học Berkeley đang hoạt động, đó là miền bắc California nơi quy tụ rất nhiều sắc dân Á Châu ở trong đó có Phật giáo. 

 

Từ Hoa ky` chúng tôi xin mời qúi vị nghe lời dịch và đọc của A_B trong bản tường tri`nh về sự thành lập một trung tâm Phật Giáo của đại học Berkeley Hoa ky`

 


Berkeley, Calif. Phật giáo tân thời đă và đang cho ra hàng trăm loại sách tự lực, phim ảnh có giá trị, và tạo ra tiếng vang  xa hơn là chỉ ảnh hưởng đến một vài ngôi sao điện ảnh nổi tiếng.

 

Nhưng quan điểm về đạo Phật tân thời này có giống với những ǵ mà các nhà học giả về Phật học đă từng tu tập ở châu Á không?  Ông Robert Sharf, giám đốc trường đại học California,  Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học mới ở Berkeley, trả lời một cách thẳng thắng là: không

Ông Sharf muốn làm thay đổi vấn đề này. Chẳng những ông hy vọng sẽ tổ chức các buổi hội nghị để chia sẻ và bàn luận những khám phá mới, mà c̣n tổ chức những sự kiện nhắm vào những người không chuyên về Phật học. Hội nghị của trung tâm “nói về Đức Phật, đạo Phật, và phương tiện” diễn ra trong tuần này đă phản ảnh điều đó.

 

“Tôi muốn bắt đầu một buổi đàm luận mà sẽ dẫn đến sự nhận chân giá trị một cách sâu xa hơn về lịch sử và Phật pháp” ông Sharf đă nói như vậy

Theo truyền thống của Mỹ, th́ đạo Phật là một tôn giáo rất khó phân biệt rơ ràng  theo từng thời đại, tâm linh được hứa hẹn như 1 chân thiện mỹ về hạnh phúc và giác ngộ của 1 nhân thể, tuy nhiên Phật giáo không đ̣i hỏi về h́nh thức chẳng hạn như: lễ nghi, hội họp, và việc học đạo.

Các nhà học giả chuyên nghiên cứu đạo Phật dựa theo bản nguyên văn từ tiếng Phạn,  tiếng Tây Tạng, tiếng Trung Hoa, và đă quen thuộc với truyền thống  Phật giáo c̣n tồn tại ở các quốc gia bên Á Châu, thường rất ngạc nhiên và mất niềm tin vào những ǵ mà Phật giáo được tuyên truyền  ở Mỹ quốc, họ cho rằng người Mỹ đă làm thay đổi bản chất thật sự của Phật giáo. Ông Sharf nói có hai sự hiểu biết khác nhau về nền tảng của Phật pháp. Ông Sharf đưa ra một ví dụ như trong lịch sử Phật học, tuy Phật tử hiểu rất rơ giá trị của thiền quán, việc hành thiền chỉ dành riêng cho chư tăng, và được xem là không thích hợp cho các cư sĩ tại gia.

 

Quan niệm rằng hành thiền có thể giúp ích trong việc cải hóa con người trở thành bậc cha mẹ, vợ chồng, anh em, chủ tớ và ngay cả t́nh nhân tốt đẹp hơn - một quan niệm được lập đi lập lại nhiều lần trong sách “Phật” phổ thông - có thể được xem như là một điều quái lạ và có thể nguy hiểm đối với cái nh́n của chư tăng theo truyền thống.

 

Ông tin rằng nếu cứ lư tưởng hoá cho rằng chư tăng th́ phải sống cuộc đời độc cư thiền định cũng là một ư nghĩ sai lầm.

 

Những cơ sở Phật giáo, cũng như một số nhà thờ Thiên chúa giáo khác, quan tâm sâu xa đến vấn đề kinh tế và chính trị, tuy là để tuyên dương ḥa b́nh, nhưng đôi lúc lại đồng loă với chiến tranh và kỳ thị chủng tộc.

 

Ông Sharf nói rằng: Muốn duy tŕ Phật giáo một cách đúng đắn và thích hợp với thời đại, th́ Phật giáo phải bỏ đi những quan điểm khác nhau này. “Tô son cho đạo Phật không đem lại lợi ích cho ai hết, luôn cả những tín đồ Phật giáo”. Ông Sharf nói tiếp: “Phật giáo phải được hiểu một cách chinh xác hơn. Phật giáo là một truyền thống tâm linh đa dạng với một gia tài văn học và nghệ thuật phong phú.” 

 

Những tâm tư của ông Shaft đă đưa ông đi khắp thế giới đễ t́m hiểu thêm về Phật pháp khi ông chọn con đường nầy .Ông bắt đầu quan tâm đến Phật giáo ở tuổi thiếu niên, khi c̣n định cư ở Canada, từ thập niên 60 đến đầu thập niên 70. Khi cảm thấy cần phải t́m hiểu Phật pháp sâu xa hơn, ông đă sang Ấn Độ và Miến Điện để theo học với một số vị thầy, và sau đó chính ông cũng xuất gia .

 

Khi c̣n là một sinh viên đại học ,ông Sharf đă từng đọc rất nhiều kinh Phật bằng nguyên văn. Ông c̣n đạt được bằng Thạc Sĩ ngôn ngữ Trung Hoa ở trường đại học Toronto và bằng tiến sĩ Phật học tại trường đại học Michigan. Ông chuyên tâm nghiên cứu sự thích nghi của các giáo lư và tổ chức của Phật giáo Ấn Độ với xă hội Trung Hoa thời trung cổ. V́ Zen hay Thiền Tông là một trong những sự thích nghi này, nên công tŕnh nghiên cứu đă làm ông đặt câu hỏi về sự nhận thức về Zen của người Tây Phương. Một điểm tập chú trong công tŕnh của ông là một số các phái đoàn truyền giáo của Thiền Tông Nhật bản đến châu Âu và Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ trước. Ông Sharf cho rằng những đoàn truyền giáo này, phần lớn là những trí thức thông hiểu Triết học Tây phương, đă đem đến phương Tây một h́nh thức thiền hấp dẫn với nhũng người trí thức quan tâm đến tôn giáo nhưng không thích các thể chế giáo hội. V́ vậy, những ư tưởng mà người Mỹ cho là cốt lơi của Thiền, chẳng hạn như kinh nghiệm tâm linh, thật sự đă được lấy từ tư tưởng của các triết gia tây phương, như là Williams James. Ông Sharf kết luận rằng Phật giáo đă được chế biến cho phù hợp với sở thích của những người phương tây đang thèm khát tâm linh, nhưng lại không cần đến các nghi lễ, giới điều hay tổ chức. Ông Sharf thừa nhận rằng nét đặc sắc này của Phật giáo trong nền văn hoá dân gian hiện đại có một tác dụng tích cực đối với các học giả, đó là nhu cầu ngày càng cao cần có các chuyên gia Phật giáo trong các trường đại học và cao đẳng ở Hoa kỳ. Trong những năm gần đây, nhiều phân khoa và nhiều dự án mới đă được thiết lập hay mở rộng ở các viện nghiên cứu hàng đầu quốc gia, kể cả các trường Đại học Berkeley, Havard, Michigan, Stanford, Los Angeles và Yale. Phật học đă trở thành một ngành học chính trong giới học viện. Tuy nhiên, theo lời ông Sharf, th́ tiếc là trong khi các học giả đang t́m cách đào sâu kiến thức Phật học, rất ít người có khuynh hướng đem kiến thức đó đến trực tiếp cho quần chúng.

Ông nói rằng phần lớn các học giả Phật giáo thậm chí không cần cố gắng tiếp cận với những người không chuyên về Phật học v́ họ cảm thấy khoảng cách giữa sự hiểu biết của các học giả và sự hiểu biết của quần chúng nói chung quá lớn. Tuy nhiên, mục tiêu của Trung Tâm Nghiên cứu Phật học của trường Đại học Bekerley không chỉ là đẩy mạnh việc nghiên cứu của các học giả, mà c̣n đem kết quả của những công tŕnh nghiên cứu này đến với những người không chuyên nhưng quan tâm đến lịch sử và giáo lư của Phật giáo. Ông c̣n nói rằng trách nhiệm của một học giả không chỉ là t́m hiểu xem mỗi người nên chọn cách tu tập như thế nào cho riêng ḿnh, mà qua trung tâm này, ông c̣n muốn bắt đầu một cuộc đàm luận với cộng đồng để làm giảm bớt cái khoảng cách giữa các học giả và quần chúng.

 

*****

4) CHÙA PATHOM CHEDI (Cô Liễu Pháp dịch)

 

TT Giác Đẳng: Qúi vị vừa nghe bản tin về đại học Berkeley, một đại học của Phật giáo qua lời dịch và đọc của A_B từ Tennessee  Hoa ky`.  Một ngôi tháp có thể nói rằng lớn nhất của Thái Lan đánh dấu nơi mà Ngài Sona đă đem Phật giáo truyền vào quê hương này, lúc bấy giờ thời đó vẫn chưa có một vương quốc mang danh là Thái lan, mà được lịch sử ghi là Suvannabhumi, bảo tháp Pathom Chedi có thể nói rằng là một trong những trung tâm hành hương lừng danh của người Thái Lan của nhiều du khách ngoại quốc.   Từ New Delhi Liễu Pháp dịch và đọc, chúng tôi xin kính mời qúi vị theo dơi

 

 

Chùa Pathom Chedi là di tích Phật giáo xưa nhất ở Thái lan, nằm ở thành phố Nakhon Pathom, cách Bangkok 60 km về phía Nam. Nền của ngôi chùa đă có hơn 2000 năm. Dưới thời vua A Dục vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, một đoàn truyền giáo đă được phái đến Thái Lan, vào thời đó được gọi là Suvannabhumi. Chứng tích cho sự kiện này chính là sự phát hiện ra bánh xe pháp luân bằng đá, những cái bàn thờ có chạm trổ, và những đấu chân của Đức Phật, tất cả nhũng chứng tích này đều có trước khi tượng Phật đầu tiên được tạo vào năm 143 trước công nguyên.

Pathom Chedi có nghĩa là ngôi tháp đầu tiên. Ngôi tháp nguyên thuỷ cao 39 mét, và được xây theo mẫu của tháp Sanchi ở Ấn Độ. Ngôi tháp này được coi là thiêng liêng v́ có tôn thờ xá lợi Phật do phái đoàn truyền giáo ngày xưa đem sang Thái Lan. Ngôi tháp cổ hiện nay vẫn c̣n, nhưng đă được xây thêm và trùng tu dưới sự chỉ đạo của nhiều vị vua khác nhau. Đây thực sự là một ngôi tháp rất đặc biệt cho các nhà vua Thái Lan, v́ theo truyền thống, tất cả vua chúa khi đi ngang qua tháp Pathom Chedi đều phải dừng lại để dâng hương đèn cúng dường.

Ngôi tháp hiện nay là giấc mơ thành hiện thực của Vua Mongkut Rama đệ tứ, người mà khi c̣n là hoàng tử đă từng xuất gia và từng hành hương đến đây nhiều lần. Lúc bấy giờ ngôi tháp đă bắt đầu bị hư hoại, và vị hoàng tử này đă nguyện là sẽ trùng tu lại ngôi bảo tháp. Khi lên ngôi vua, ông đă cho xây một ngôi tháp rất lớn để trùm lên bên trên che chở cho ngôi tháp cổ. Đây là một công việc rất khó khăn, và ngôi tháp đầu tiên đă bị sụp đổ do thời tiết xấu. Tuy vậy, vào năm 1870, công tŕnh cũng được hoàn thành, và chóp nhọn của tháp được dựng lên dười thời của vị vua kế vị là vua Chulalongkorn.
Trước năm 1897, ngôi tháp nằm giữa một khu rừng, v́ vậy vua Chulalongkorn đă ra lện cho thành phố Nakorn Chaisri dời đến thêm vài dặm nữa. Người ta có thể tiếp cận đến ngôi tháp từ phía bắc, dọc theo một đại lộ rộng lớn. Từ xa đă có thể thấy một ngôi tháp rất là hùng vĩ. Đến gần hơn sẽ có những bậc cấp bằng đá cẩm thạch dẫn đến ngôi chánh điện ở phía bắc, và ở đó hiện ra sừng sững một tượng Đức Phật đứng rất đẹp. Cao 120 mét, có lẽ đây là ngôi tháp Phật giáo cao nhất thế giới.

(Liễu Pháp dịch)

 

*****

5)  Các Trường Thiền Minh Sát trên Thế GiớI

(Phần 1)

 

 

TT Giác Đẳng: Chúng ta vừa nghe bài tường tri`nh về bảo tháp Pathom Chedi do Sư Cô Liễu Pháp từ New Delhi Ấn Độ dịch và đọc.  Thưa qúi vị hiện nay có một điều làm cho nhiều người ngạc nhiên là những ngôi trường thiền không hẳn là những trung tâm tu tập thiền định ở dưới những mái chùa và khắp nơi trên thế giới hiện đă có rất mhiều trung tâm thiền định.  Những trung tâm này được xây cất với tầm cỡ quy mô và có một tổ chức tương đối thường xuyên với một nguồn tài chánh dồi dào.  Đặc biệt những trung tâm này lại có một phương pháp tổ chức mới.  Chúng tôi xin mời qúi vị cùng lượt qua một số các trung tâm nổi tiếng được biết đến hiện nay.  Những trung tâm này hoặc đang có hàng trăm ngàn người tu tập mỗi năm, tạo nên một phong trào thiền học rất lớn.  Từ Ilinois Hoa ky` Tinh Tấn đọc và dịch bản tin này.

 

  1. Hội Thiền Minh Sát tại tiểu bang Massachusetts ỏ Mỹ:

Được viết tắt là IMS (Insight Meditation Society), Hội Thiền Minh Sát tại Massachusetts, được thành lập năm 1975, là một tổ chức không vụ lợi để cống hiến một địa điểm cho việc nỗ lực thực tập Thiền Minh Sát.  IMS điều hành một trung tâm thiền tọa lạc trong một khu rừng rộng 80 mẫu ở tại trung tâm của tiểu bang Massachusetts.  Trung tâm thiền này cống hiến một môi trường biệt lập để sự tập trung được sâu sắc hơn trong khi thực hành thiền Minh Sát.

 

  1. Trung Tâm Thiền Minh Sát New York, tiểu bang New York ở Mỹ:

Được viết tắt là NYI (New York Insight Meditation Center), Trung Tâm Thiền Minh Sát New York là một trung tâm thiền do các hội viên tạm trú đảm nhiệm để phục vụ cho các khóa thiền Minh Sát, các lớp Phật Pháp lư thuyết và thực hành, và những chương tŕnh khác cho những người ở vùng New York.  NYI là một tổ chức không vụ lợi và luôn luôn đón chào các thiền sinh sơ cơ cũng như nhiều kinh nghiệm. 

 

  1. Hội Hành Thiền Minh Sát Seattle, tiểu bang Seattle ở Mỹ:

Được viết tắt là SIMS (Seattle Insight Meditation Society), Hội Hành Thiền Minh Sát Seattle là một tổ chức không vụ lợi đă tận lực cống hiến Giáo Pháp của Đức Phật vê` Minh Sát Tuệ và sự Giác Tỉnh cho tất cả những ai đang khao khát mong t́m.  SIMS cống hiến các lớp học về thiền Minh Sát và tổ chức các khóa thiền.

 

  1. Trung Tâm Thiền Thạch Tâm (Spirit Rock), thành phố San Francisco, tiểu bang California ở Mỹ:

Trung Tâm Thiền Thạch Tâm tọa lạc tại thị trấn Woodcare ở miền tây quận Marin, chưa đến một giờ lái xe nếu đi từ phía bắc của thành phố San Francisco.  Trung tâm này hổ trợ một chương tŕnh đầy đủ cho những khóa học liên tục, những khóa thiền trọn ngày và dài hạn để giúp hành giả thực chứng đuợc chân lư của Giáo Pháp trong thiền định và sự liên hệ của thiền định về đời sống trong xă hội hiện đại.  Những khóa thiền được giảng dạy bởi 17 vị hội viên của Hội Cố vấn Thiền Sư Thạch Tâm và bởi các vị Thiền Sư cao niên du hành từ các trung tâm thiền huynh đệ, từ hội IMS ở Massachusetts, và từ Gaia House ở Anh quốc.

 

  1. Hội Phật Pháp Vùng Giữa Nước Mỹ, tại Vùng Trung Tâm ở Mỹ:

Hội Phật Pháp Vùng Giữa Nước Mỹ cống hiến Thiền Minh Sát cho vùng trung tâm của Nước Mỹ.  Mạng của hội cung cấp thông tin về những nhóm thiền địa phương trong vùng khỏang giữa Appalachian and Rocky Mountain, những khóa thiền của Hội Phật Pháp Vùng Giữa Nước Mỹ và phần lớn của những nhóm Thiền Minh Sát khắp nước Mỹ, và liên kết với những mạng Thiền Minh Sát khắp hoàn cầu.

 

  1. Trung Tâm Thiền Minh Sát, Redwood City ở Mỹ:

Được viết tắt là IMC (Insight Meditation Center), Trung Tâm Thiền Minh Sát tại Redwood City là một trung tâm thiền Minh Sát đặt căn bản vào cộng đồng của vùng phụ cận thành phố.  Trung tâm này do các hội viên tạm trú ở Redwood City, California, đảm nhiệm và tận tâm trong việc nghiên cứu và thực hành Phật Pháp.  IMC cống hiến một tầm mức rộng lớn trong việc hành thiền cũng như tham dự những họat động cộng đồng.  Điều này bao gồm chương tŕnh hành thiền cuối tuần, pháp đàm (đàm luận về pháp học và pháp hành), các khóa giảng, các nhóm thảo luận, thực tập Yoga, các phương pháp hành thiền khác nhau, và các khóa thiền.

    

  1. Cộng Đồng Hành Thiền Minh Sát, thủ đô Washington DC ở Mỹ:

Cộng đồng Hành Thiền Minh Sát ở thủ đô Washington DC là một nhóm hành thiền Minh Sát phỏng theo truyền thống của Hội Hành Thiền Minh Sát tại Barre, tiểu bang Massachusetts ở Mỹ.  Tara Brach là một vị Pháp Sư đă thành lập hội và hướng dẫn trên 100 thiền sinh tham dự lớp tọa thiền cuối tuần.  Những khóa thiền từ một, ba, hay bảy ngày được tổ chức thường xuyên tại vùng thủ đô Washington DC.

 

  1. Mạng Thiền Minh Sát, khắp thế giới:

Đây là những trang nhà được những hội đưa lên mạng khắp thế giới để cống hiến những khóa học hành thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Sayagyi U Ba Khịn  Ngài U Ba Khin là thầy của Ngài S.N. Goenka và vị Thiền Sư phụ tá của Ngài Goenka.

 

  1. Những Trung Tâm Thiền Định trên Thế Giới, tại các nước Mỹ, Úc, Anh và Áo:

Có năm Trung Tâm Thiền trên Thế Giới theo truyền thống của Ngài Sayagyi U Ba Khin.  Mỗi Trung Tâm Thiền ở Âu Mỹ và Úc là mỗi nhánh trực tiếp từ Trung Tâm Thiền Quốc Tế ở Yangon, Miến Điên là Trung Tâm Thiền đă được Ngài Sayagyi U Ba Khin sáng lâp.  Tất cả những Trung tâm này được hướng dẫn bởi Mẹ Sayamagyi và Ngài Sayagyi U Chit Tin là hai vị đệ tử cận hành của Ngài Sayagyi U Ba Khin.  Hai vị Thiền Sư này đă hành thiền và dạy thiền hơn 40 năm và thực hiện truyền thống này từ khi Ngài Sayagyi U Ba Khin tạ thế năm 1971.

 

  1. Thiền Tâm Từ và Minh Sát, tại Maui ở Mỹ:

Đây là nhóm cộng đồng nhỏ hành thiền Minh Sát tại Maui đă hướng dẫn những khóa thiền tỉnh lặng về Tâm Từ và Minh Sát được tổ chức trọn ngày, cuối tuần,  hay hai tuần, và một khóa trọn tháng Tám hàng năm.  Hành giả nhất quyết trau dồi sự Giác Tỉnh xuyên qua truyền thống thực hành về hạnh bố thí, thanh lọc tâm, Thiền Chỉ, Thiền Quán, và Thiền Tâm Từ với sự thông hiểu rằng tâm không bị ràng buột sẽ đem đến hạnh phúc đại nhất: đó là sự An Lạc.  Hai vị Thiền Sư tại đây tên là Kamala Master và Steven Armstrong.  Nhiều vị Thiền Sư cao niên thường được mời đến thuyết pháp tại Maui.

 

  1. Nhóm Thiền Minh Sát Madison, ở Mỹ:

Nhóm Thiền Minh Sát Madison thuộc thành phần của những người có tŕnh độ khác nhau trong sự rèn luyện cũng như kinh nghiệm về hành thiền Minh Sát.  Những vị này chú tâm vào sự tinh túy của Giáo Pháp mà Đức Phật đă giảng dạy nhưng trong khoảng thời gian 2500 năm sau khi Đức Phật Niết bàn, sự tinh túy đó đă bị che lấp bởi những nền văn hóa và truyền thống khác nhau.

  

TT Giác Đẳng: Kính bạch quí Ngài và quí vị, sau bản tin tức về các trường thiền, chúng tôi xin chấm dứt bản tin Phật sự tại đây, chúng tôi xin hẹn qúi Ngài và qúi vị vào tin tức Phật sự ngày mai.