Bản tin ngày 12 tháng 02 năm 2005

 

TT Giác Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí vị, tại Hoa ky` , thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah gửi đến quí Ngài và quí vị bản tin Phật sự trong ngày. 

 

1) Phật giáo có chấp nhận hôn nhân đồng tính luyến ái hay không?

 

TT Giác Đẳng: Trong một bài viết được đăng trên tờ Toronto Star, hiện nay có rất nhiều người đang nêu lên một câu hỏi là Phật giáo có chấp nhận hôn nhân, dĩ nhiên là đồng tính luyến ái không?  Tại Hoa Ky` cũng như Âu Châu và Canada, đặc biệt  Hoa ky` và Canada, các giáo hội Ki Tô giáo, Do Thái giáo và kể cả Hồi giáo thường nêu lên quan điểm của tôn giáo mi`nh đối với sự chấp nhận hay không chấp nhận hôn nhân giữa những người đồng tính luyến ái.  Trong quá khứ đă có một số những người đồng tính luyến ái tại Hoa kỳ ti`m một giải pháp khác về tâm tư thay vi` tiếp tục duy tri` niềm tin theo Ki Tô giáo.  Phần lớn các giáo hội, ngoại trừ Anh giáo (Tin Lành) đều lên án đó là một sự kết hợp không được thực tế chấp nhận, mang tánh cách bệnh hoạn về tâm ly'.  Những người này thường hướng đến những phong trào new age, ở trong đó họ đặc biệt chú trọng đến Phật giáo, và những vị Tăng sĩ đang hành đạo tại bắc Mỹ thường gặp phải một câu hỏi từ những người Hoa ky` là đạo Phật có chấp nhận hay không chấp nhận hôn nhân của những người đồng tính luyến ái.

 

 Theo tờ Toronto Star  thi` câu trả lời thường có ở những tăng sĩ,  Phật giáo nói chung và các vị tăng sĩ Phật giáo nói riêng, không tự đặt mi`nh vào trong một vị thế để có những quyết định những vấn đề liên quan đến xă hội, thay vào đó có những lời dạy về tu dưỡng tâm y' dành cho tất cả mọi người.  Nói một cách khác tất cả mọi người cho dù đời sống tâm sinh ly' có những dị biệt thế nào thi` họ đều có thể ti`m thấy đạo Phật những hướng dẫn cụ thể về bố thí, tri` giới, thiền định mà không có đặt vấn đề ở trong một phương diện xă hội như người Tây phương.  Ở trong quá khứ từ thời trung cổ, nền văn hoá Tây phương đă đặc biệt sử dụng tôn giáo như  một khuôn thước  để có những đạo luật, những quyết định, những vấn đề xă hội.  Cho đến ngày nay càng ngày người ta càng thấy rằng những vấn đề nào thuộc về thế gian có lẽ nên để riêng một bên, và vấn đề tâm linh nó phải được nhi`n theo một  chiều hướng khác.

 

Chúng ta cũng có một bản tin từ Seattle, một vị hậu thân của một vị Lama sẽ rời Hoa ky` để đi Ấn Độ trong một chương tri`nh thụ huấn mới, để trong tương lai trở thành một vị Lama lănh đạo tôn giáo quan trọng của đất nước Tây Tạng.  Về điểm này phải nói rằng từ bộ phim Le do Buda cho đến nhiều tin tức liên quan đến một hậu thân của một vị Lama sanh ra là một người  Bồ Đào Nha,cho đến về sau này đă có một ảnh hưởng sâu đậm ở trong cái nhi`n của thế giới, nhất là thế giới Tây phương với Phật giáo và ở đây phải nói rằng Phật giáo Tây Tạng khi người ta đề cập đến việc hoá thân.  Chúng tôi sẽ có một bản tường tri`nh về chi tiết này trong chương tri`nh tin tức Phật sự vào ngày mai.

 

*****

2)Hành Hương Để Cầu Siêu Cho Nạn Nhân Sóng Thần Bản dịch: Minh Hạnh


Chư Tăng Thái Lan, tỉnh Phuket đang làm lễ cầu siêu cho nạn nhân tử vong bởi cơn sóng thần tsunami

 

TT Giác Đẳng: Trong một bản tin mới nhất của bộ Du Lịch Thái Lan thi` chính phủ Thái Lan đang tận dụng những nguồn sống mang tính chân thật nhằm giảm thiểu những khổ đau của những nạn nhân thiên tai tsunami.  Bộ dụ lịch Thái Lan đă đưa ra một chương tri`nh hành hương, vừa là hành hương cứu trợ và cầu nguyện.  Xin mời qúi Phật tử nghe bài dịch của Minh Hạnh qua phần tri`nh bày của Chánh Hạnh gửi đến từ Việt Nam về chuyến đi hành hương cầu nguyện mà chính phủ qua bộ Du Lịch tổ chức cho những người Thái muốn giúp đỡ những nạn nhân tsunami

 

Từ Bangkok, ngày 09 tháng 2 năm 2005 Bộ Du Lịch Thái Lan đă quảng bá một chương tri`nh hành hương dành cho những người Thái, muốn tham dự lễ cầu siêu cho những nạn nhân thiên tai sóng thần "tsunami" đă bị tử vong năm ngoái.

Chương tri`nh "Hành hương đến Andaman" là một chương tri`nh phối hợp giữa Bộ Du Lịch Thái, các tổ chức du lịch địa phương, và các hăng hàng không dân sự

Chương tri`nh sẽ bắt đầu bằng những nghi thức Phật giáo tại các thành phố lớn trong toàn quốc Thái Lan, kể cả các tỉnh miền bắc như Chiang Mai và Chiang Rai, và các tỉnh đông bắc như tỉnh Nakhon Ratchasima nhằm mục đích tạo tinh thần an lạc cho những người sống sót và những người dân địa phương của hai tỉnh này.

Đoàn hành hương sẽ tụ tập tại Bangkok vào ngày 10 tháng 02 và đi tới miền nam của tỉnh Phang Nga, là nơi đă bị cơn sóng thần tsunami tàn phá nặng nề nhứt vào ngày 26 tháng 12.

Vào ngày 13 tháng 2 , sẽ có một buổi lễ cầu siêu trọng thể cho những nạn nhân tử vong bởi cơn sóng thần tại băi biển Ban Bang Niang thuộc quận Khoa Lak là nơi có hàng ngàn du khách và dân địa phương bị tử vong.

Những vị lănh đạo tôn giáo, như đạo Phật, đạo Hồi, đạo Tin Lành và đạo Thiên chúa sẽ hướng dẫn những buổi cầu nguyện này.

Dân Thái Lan tin tưởng rằng người sống nên tổ chức cầu siêu cho những người quá văng. Nhờ những buổi lễ cầu siêu mà các oan hồn uổng tử mới thoát khỏi bể trầm luân và sớm đuợc siêu thóat nơi miền cực lạc.

3) Trường đại học Rutgers University sẽ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho Đức Dalai Lama

Bản dịch: Minh Hạnh


 

TT Giác Đẳng: Trong một bản tin khác được đăng trên tờ North Jersey.com, NJ viết bởi ky' giả Patricia Alex, đại học Rutgers sẽ trao bằng tiến sĩ danh dự cho Đức Dalai Lama vào tháng 9 năm 2005 tới đây, trong dịp Ngài thăm viếng khu vực này.  Chúng tôi xin mời quí vị nghe tiếp qua lời dịch của Minh Hạnh và phần tri`nh bày của Sangkhaly.

 

Trường đại học Rutgers University sẽ trao tặng bằng danh dự cho Ngài Dalai Lama, khi vị lănh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng đến viếng khu trường đại học New Brunswich vào ngày 25 tháng 9 năm 2005. Nhân viên trường đại học đă cho biết như vậy.

Đức Dalai Lama, Tenzin Gyatso, sẽ đọc một bài diễn văn về hoà bi`nh nhân chuyến viếng thăm này của Ngài. Đức Dalai Lama, được giải hoà bi`nh Nobel vào năm 1989 cho việc Ngài đă nỗ lực trong sự tranh đấu bất bạo động để ti`m kiếm một sự hoà giải cho những rạng nức giữa Tây Tạng và Trung hoa.

 

Đức Dalai Lama đă được tôn vinh vào lúc Ngài 15 tuổi và nắm quyền hành lănh đạo của Tây Tạng lúc tuổi 15. Năm 1959, sau khi đất nước Tây Tạng bị chiếm đóng bởi quân đội Trung hoa , Ngài lưu vong qua Ấn Độ cùng với một số Phật tử Tây Tạng. Tại nơi đây những người dân Tây Tạng lưu vong đă thành lập một vùng nói tiếng Tây Tạng, văn hoá Tây Tạng và Tôn Giáo là Phật giáo Tây Tạng dưới sự lănh đạo của Đức Dalai Lama.

Là một người chủ trương ḥa bi`nh cho thế giới và sự hiểu biết trên phương diện tu hành. Đức Dalai Lama đă du hành cùng khắp, Ngài đă vẽ lên sự chú y' của những nhà lănh đạo thế giới về những quy tắc căn bản trong vấn đề nhân quyền và tự do dân chủ. Ngài đă không mệt mỏi trong sự cố gắng hiến dâng cho sự tranh đấu bất bạo động. Hội đồng giải Hoà Bi`nh Nobel đă ghi nhận rằng "Đức Dalai Lama đă chủ trương hoà bi`nh căn bản trên lo`ng khoan dung, tha thứ và kính trọng lẫn nhau trong sự gi`n giữ lịch sử và tài sản văn hoá của dân tộc Ngài."

Vị khoa trưởng của trường đại học Rutgers, ông Richard McCormick nói rằng ông hy vọng cuộc viếng thăm của Đức Dalai Lama sẽ thuận lợi.

4) Tiểu sử Hoà Thượng Bửu Chơn

TT Giác Đẳng: Nhân vật Phật giáo ngày hôm nay vào ngày cuối tuần chúng tôi xin gửi đến qúi vị một vài nét tiểu sử về một vi danh tăng Phật giáo.  Ngài là một người đă từng được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà trước kia nhờ thay mặt cho Phật giáo Việt Nam tham dự những hội nghị Phật giáo thế giới vào thập niên 50, 60.  Thời ky` mà bấy giờ sự đi lại từ trong nước ra ngoài nước vẫn co`n xa lạ với nhiều tăng sĩ Phật giáo.  Bản thân của Ngài là vị Tăng Thống đầu tiên của Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.  Xin mời qúi vị nghe tiểu sử của Ngài HT Bửu Chơn qua lời đọc của Hạt Cát.


Ḥa Thượng Bửu Chơn

(1911 - 1979)

Ḥa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc - Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp tŕ hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài G̣n để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy.

Từ năm 1954 cho đến năm 1979 Ngài liên tiếp giữ nhiều chức vụ quan trọng như là thành viên vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Tăng Thống Ban Chưởng Quản, rồi Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Phó Chủ Tịch Hội Phật Giáo Thế Giới, Cố Vấn Tối Cao và vĩnh viễn cho Hội Phật Giáo Thế Giới. Và trong 25 năm Ngài liên tiếp đi tham dự các hôi nghị Phật Giáo tại các nước Miến Điện,Nepal, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan,Nhật Bản, Đức. Ngài cũng đến các nước Tây Phương để nghiên cứu Phật học tại các quốc gia như Anh, Y', Pháp

Ngài là học giả biết nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Điện, Tích lan, Trung Hoa, Pháp, Anh, Đức, Y', Nga và cổ ngữ Pali. Riêng về Pali là ngôn ngữ mà Ngài đă dành rất nhiều thi` giờ nghiên cứu và đă soạn thành tự điển Pali.

Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Ngài vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.

Ngày 19-9-1979 bệnh cũ bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21-9-1979 (1.8 - Kỷ Mùi) Ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm - Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, với 30 tuổi đạo. Trước giờ phút lâm chung, trên giường bệnh Ḥa thượng vẫn c̣n tĩnh táo nghe các thành viên trong đoàn báo cáo buổi lễ Dôn Ta và lễ Truyền giới viên măn cho 7 vị sư Campuchia, mở đầu kỷ nguyên phục hồi nền Phật Giáo xứ Chùa Tháp.

Các tác phẩm của Ngài c̣n để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch :

- Cư Sĩ Thực Hành, Tứ Thanh Tịnh Giới , Pháp Xa, Chuyển Pháp Luân, Bồ Tát Khổ Hạnh, Hàng rào giai cấp, Niệm Thân, Chánh Giác Tông, Tội Ngũ trần, Truyện Ngạ Quỹ, Quả Báo Sa Môn, Nhân Quả Liên Quan, Kho tàng Pháp Bảo, Pháp Đầu Đà, Hội Nghị Quốc Tế, Văn Phạm Pàli, Định luật thiên nhiên của vũ trụ, Tự Điển Pàli.

TT Giác Đẳng:  Với bài đọc về tiểu sử của HT Bửu Chơn, nguyên Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, chúng tôi xin được kết thúc phần tin Phật sự trong ngày.