Bản tin ngày 05 tháng 02 năm 2005

Bản tin ngày 05 tháng 02 năm 2005

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố Houston, Texas Hoa Ky`, chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và quí vị bản tin trong ngày với sự góp mặt của Hạt Cát từ Pennsylvania, Hoa Ky` và Trí Đạt từ Adminton, Canada và Chánh Hạnh từ Việt Nam.

1) Tin tức liên quan đến việc tuyệt thực của Ni Sư Nam Hàn

TT Giác Đẳng Trong một diễn tiến mới nhất liên quan đến sự việc chính phủ Nam Hàn có đôi chút nhượng bộ trong yêu sách từ một Sư cô tuyệt thực 100 ngày.  Sư cô vừa chấm dứt buổi tuyệt thực trong ngày hôm qua.  Ngày hôm nay người ta được biết rằng chính phủ sẽ đưa ra một ủy ban, ủy ban này sẽ duyệt lại tất cả những gi` liên quan đến  đề án thiết lập xa lộ cho xe lửa tốc hành đi ngang một ngọn núi, và các nhà môi sinh tin rằng đang đe dọa ít nhiều một số các sinh vật trong nguy cơ diệt chủng.  Chúng ta được biết rằng đối với Nam Hàn đây là một trong những điều đầu tiên mà chính phủ có vẻ nhân nhượng với những yêu sách của dân chúng.  Từ trước tới giờ thi` đa phần chính phủ nuôi một chánh sách rất cứng rắn đối với những đo`i hỏi mang tính dân chủ tại quốc gia tuy rằng dân chủ nhưng người ta vẫn áp dụng một thứ kỷ luật hết sức hạn chế ở trong việc lắng nghe y’ kiến của dân chúng xa gần.  Theo giới quan sát cho rằng đây là một trong những thành tựu có thể nói là do cuộc tuyệt thực mang lại.  Riêng về các nhà môi sinh họ vẫn tiếp tục lo lắng là chính phủ vẫn cố gắng để theo đuổi dự án này và khó có thể thực hiện bất cứ điều gi` khác để thay đổi những ảnh hưởng xa gần liên quan đến môi trường. 

2) Tin tức liên quan đến việc chính phủ Hà Nội phóng thích các tù nhân chính trị

TT Giác Đẳng: Trong mấy ngày qua thi` người ta được biết trong dịp tết này, chính phủ Việt Nam đă có một hành động đă phóng thích một số tù nhân chính trị.  Những tù nhân bị bắt giữ vi` lên tiếng cho tự do nhân quyền và dân chủ.  Ở trong đó có một vị Tăng sĩ Phật Giáo đó là TT Thích Thiện Minh đến từ lục tỉnh miền Nam.  Trong một buổi phỏng vấn mới đây trên tờ Á Châu Tự Do do cô Ỷ Lan thực hiện.  TT Thiện Minh cho biết rằng cho đến hôm nay, mặc dầu chính quyền đă trả tự do, tuy nhiên chính quyền vẫn cố gắng có nhiều cảnh cáo rằng chính bản thân của TT Thiện Minh mặc dầu được phóng thích nhưng đừng làm bất cứ điều gi`, hay lên tiếng bất cứ điều gi` có phương hại đến chính quyền.  Việc trả tự do cho một số tù nhân chính trị trong giai đoạn này thi` đặc biệt, theo giới quan sát; có thể người ta đang cố gắng làm một cái gi` đó theo yêu sách của chính quyền Hoa Ky` liên quan đến sự việc này.

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử trong một đất nước như Nhật Bản, không phải là một điều ngẫu nhiên mà Phật Giáo và đạo Shinto hay là thần đạo có những gặp gỡ quan trọng.  Đạo Shinto là một tôn giáo lâu đời tại Nhật Bản có thời gian ướt tính mà người ta nói rằng phát xuất từ thời Heian, có thể lên tới 10,000 năm.  Căn bản của đạo Shinto là một tôn giáo không có kinh điển, chỉ có một số ít căn bản.  Người theo đạo Shinto lễ bái tổ tiên, họ thờ phượng anh linh của những anh hùng dân tộc, và đặc biệt là họ ti`m thấy sự thiêng liêng trong những cảnh vật thiêng liêng như cây, đá, rừng, núi v.v… Khi đạo Phật được truyền vào Nhật Bản thi` chính Shinto và đạo Zen đă có những sự hợp tác để tạo nên một nền văn hoá Nhật Bản mà ở đó thiên nhiên đóng một vai tro` không thể phủ nhận được.  Chúng tôi xin mời qúi Ngài và qúi vị nghe bài đọc về một công tri`nh khảo cổ, mà ở trong đó người ta ti`m thấy rằng Phật giáo và Thần Đạo hay Shinto đă có một thời gian rất dài trong sự hợp tác với nhau để tạo nên một nền văn hoá độc đáo của Nhật Bản nói chung và Phật Giáo Nhật Bản nói riêng ngày nay.  Xin mời qúi vị nghe bài dịch của Minh Hạnh và giọng đọc của Hạt Cát.

3) Phật Giáo Nhật Bản với sự hoà hợp đạo Shinto


Minh Hạnh dịch bài viết của ky' giả Sten McCarty

Người ta đă khám phá đưọc những cổ vật rải rác đó đây, cộng với những tầng lớp truyền thuyết từ nhiều tôn giáo, đă có liên hệ với The Elephant's Head Mountain Range (Zozuzankei) trên đảo Shikoku. Không ai có thể khéo léo đặt những miếng puzzle chung lại với nhau trong sự so sánh và nhắc đến một tôn giáo triết học của thời ky` Heian tại Nhật Bản. Theo sự khảo cứu thi` toàn vùng Zozuzankei như là một nơi thiêng liêng. Giống như vùng Phương Đông khác, nó lên đến cực điểm trong sự cố gắng thống nhất các trường phái Mandala đại diện cho miền núi và văn hóa tôn giáo của Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản.

Ngày hôm nay tại chân núi Zozuzankei, trong quận nhỏ Kagawa có hai thị trấn nhỏ nhưng rất nổi tiếng là thị trấn của tôn giáo Monzen-machi. Kotohira Shrine, co`n gọi là Kompira-san, nơi đây có nhiều vị tu sĩ Shinto tu hành. Tu viện Zentsuji là một tu viện Shingon lớn nơi quê hương của Kukai (774-835), một vị cao tăng của Nhật Bản. Ngài học tại thủ đô của hoàng đế Chang-an. Kukai thật sự đă đưa thời ky` Heian vào thời ky` vàng son cho nước Nhật.

Gần đảo Seto, người ta kiếm thấy một tảng đá lớn tuổi 10,000 năm về truớc đó là tượng ngà voi. Cũng giống như ngọn núi đầu voi (Zozuzan, những người Phật tử gọi là núi Kompira) và gần nơi sinh quán của Kukai tại thị trấn Zentsuji, một tảng đá lớn tuổi khác được ti`m thấy tảng đá với tuổi mới của thời đại Jomon.

Một vài chuông đồng của thời đại Yayoi trước khi được chuyển sang đời thượng cổ Nhật Bản, đă được kiếm thấy tại Kyushu gần miền đất của Phương Đông, có trên một chục cái được kiếm thấy gần Kotohira và Zentsuji. Những cái kiếm bằng đồng được kiếm thấy tại thị trấn Zentsuji thi` hầu hết được kiếm thấy tại Nhật Bản. Tại Kotohira Shrine người ta kiếm thấy một cái chuông tuổi chừng 2,000 năm. Những nhà khảo cổ đă khám phá ra một chuyện cực ky` ly' thú vào thời đại Yayoi đó là họ đă kiếm thấy một chuông đồng trên ngọn núi, nơi kukai khi co`n là đứa trẻ mà người ta tin tưởng rằng đă gặp Đức Phật.

Có những lúc đạo Phật và đạo Shinto, sự kết hợp của Kompira Daigongen trở thành đồng nhất với Shinto Kami của núi Kompira, O-Kuni-nushi-no-mikoto, một trong những vị trời chính của Nhật Bản, vị trời đó có liên hệ một cách mơ hồ với những con cá sấu ở trong White Hare của huyền thoại Inaba ở Kojiki. Về sau những Phật tử của Phật giáo và đạo Shinto có thể coi như có niềm tin giống nhau, và hoà hợp lại thành một tôn giáo.

 

TT Giác Đẳng: Vào thế kỷ thứ 20 và thế kỷ thứ 21 đă đưa sự giáo dục của nhân loại vào một giai đoạn mới, qua đó chúng ta ti`m thấy rất nhiều môn học trước kia nằm trong khuôn viên của chùa chiền, của tu viện, bây giờ đă nghiễm nhiên trở thành môn học ở trong các trường đại học.  Phật Giáo là một môn học có thể nói rằng phát triển rất nhanh từ Phương Đông và ngày nay đă có rất nhiều trung tâm Phật học và những trung tâm này không nằm chỉ ở trong những mái chùa, không nằm bên cạnh những bảo tháp cao mà chúng ta ti`m thấy hết sức là quen thuộc từ ngàn năm trước.  Ngay cả những người giảng dậy không phải là nhà Sư mà là những vị giáo sư đă nhiều năm nghiên cứu những tác phẩm có giá trị liên quan đến Phật học.  Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi vị, nó là một điều rất dễ ngạc nhiên, nó khiến cho nhiều người cảm thấy ngạc nhiên rằng có đôi khi người Phật tử sống ở một thành phố xa lạ, không hề biết rằng tại đó có một trung tâm học Phật quan trọng có tầm cở thế giới.  Trong bài tường tri`nh hôm nay chúng tôi xin được điểm qua một vài trung tâm Phật học mang tánh cách kinh điển khoa bản, ở trong đó phần lớn những môi trường đại học đóng vai tro` quan trọng.  Xin mời qúi Ngài và qúi vị nghe bản tường tri`nh về một số trung tâm học Phật qua bản dịch của Minh Hạnh với sự tri`nh bày của Trí Đạt

 

4) Trung Tâm Phât Học Quốc Tế (Minh Hạnh dịch)

 

Barre Center là một trung tâm Phật học tại tiểu bang Massachusetts. Trung tâm với sự cống hiến mang lại cho các giảng sư, các Phật tử, các nhà học giả và những người tu tập, với những ai có tâm nguyện ti`m hiểu, tư tưởng giáo ly' của Phật Pháp và thực hành trong đời sống hằng ngày, chung thành với truyền thống căn nguyên, chưa thích ứng và trong đời sống trong mỗi thời gian và hoàn cảnh mới.


Trung Tâm Học Phật, Hồng Kông.


Trung Tâm Học Phật được thiết lập vào tháng 9, năm 2000. Đây là một trung tâm học viện thứ nhất đặt trọng tâm vào việc học Phật pháp tại trường đại học Hồng Kông và tại những trường đại học ở những nơi khác. Chương tri`nh được giảng dậy thi` được mô tả tại web site


Trung Tâm Học Phật tại đại học Bristol


Trung Tâm Phật Học tại trường đại học Bristol được thiết lập năm 1993, nằm trong khoa Thần Học và Tôn Giáo của trường đại học Bristol. Đó là trung tâm học Phật duy nhất tại UK, và cũng giống như những bằng cấp trongcác ngành cao học và nghiên cứu khác đo`i hỏi giảng dậy MA trong ngành Phật Học tại UK.


Khoa Pali & Phật Học, tại đại học của Peradeniya, Tích Lan.

 

Những chương tri`nh học được đưa ra là
Những dữ kiện trên đây cung cấp tin tức về vấn đề các chương tri`nh giảng dậy cử nhân tại các ngành Triết Học Phương Đông và các tôn giáo (bao gồm Đạo Phật, Ấn Độ Giáo, đạo Khổng và Đạo Tào Động) được một số các viện đại học trên thế giới giảng dậy


Cư Nhân Phật Học, Singapore.

 

Chương tri`nh giảng dậy được đưa ra như sau: Các bằng Cử Nhân và bằng cấp cao hơn bởi các bài học hay những việc nghiên cứu; nhóm nghiên cứu chuyên đề đặt trọng tâm đặc biệt vào ngành Phật Học, ngành ngôn ngữ học trong các mạch văn của Phật Học cổ xưa; Có những chương tri`nh ngắn hạn giảng dậy về Phật Pháp.


Phật Giáo Quốc Tế Theravada tại Missionary University.


Trung tâm cao học Phật Giáo Theravada, với những chương tri`nh mà bài học được hướng dẫn bằng tiếng Anh. (Một nguồn tin cho biết rằng hầu hết những giảng viên không nói được tiếng Anh nhiều).


Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya


Chùa Mahadhatu tại Bangkok Thái Lan do vua Chulalongkorn xây dựng từ năm BE 2430 / CE1887 với tri`nh độ Phật Học cao cấp cho Chư Tăng, những người tập sự và những người thường học tại đại học Mahachulalongkornragavidyalaya sẽ được cấp chứng chỉ bởi chính phủ Thái Lan.


Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc tại:


Wat Mahadhatu, Bangkok, 10200 (662) 623-6328, 255-8686 ext. 106


Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU) do vua Chulalongkorn xây từ năm 2432 / CE 1889, trước Tây lịch, với sự chăm sóc của Đức Vua, MCU trở thành học viện cao học cho Phật Giáo, nghiên cứu và phục vụ quần chúng, giáo dục Chư Tăng. Những người tập sự và người thường thi` tại các trường đại học của Thái Lan
MCU tại Bangkok giảng dậy các tri`nh độ như Cử Nhân, Master, và bằng tiến sĩ với ngành đại họtc Phật giáo, ngành giáo dục, ngành Nhân Chủng Học, và Khoa Học Xă Hội.


Chương tri`nh giảng dậy quốc tế thi` cung cấp bằng master’s ngành Phật học và triết ly’,


Đại học Mahamakuta Rajavidyalaya


Đại học Phật Giáo Mahamakut là một trường đại học cao học của Tăng Già Thái Lan. Được thiết lập bởi vua Ram V vào ngày 1 tháng 10 B.E. 2436 và được đặt tên là Mahamakuta-rajavidyalay để tưởng nhớ Đức Vua King Rama IV. Đại học tọa lạc tại chùa Wat Bovonnivesvihara, tỉnh Phanakorn, Bangkok Thái Lan. Ngày hôm nay đại học Phật Giáo Mahamakut gồm có 5 ngành học với 11 lớp cho bằng Cử Nhân như : Ngành Triết học (môn học về Triết học là chính), ngành Nhân Chủng Học (sinh ngữ Anh và Sanskrit là môn học chính), Ngành Xă Hội học, Ngành Giáo Dục. Các ngành Master Degree (Phật Học và Triết Học)

 

TT Giác Đẳng: Trong câu truyện về các nhân vật Phật giáo hàng tuần, ngày hôm nay chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị một bài tiểu sử của vị danh tăng, có lẽ rất quen thuộc với phần lớn chúng ta.  Cơn sóng thần tsunami đă làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cư dân ở chung quanh vùng Nam Á.  Những quốc gia người Việt Nam nghe đến nhiều nhất đó là Indonesia, Mă Lai và Thái Lan.  Bởi vi` những quốc gia này đă từng là nơi tạm dung của hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam, nhưng những quốc gia khác, có thể nói rằng sự ảnh hưởng trầm trọng không kém, đó là Tích Lan, có nhiều người đặt câu hỏi rằng, Tích Lan có bao giờ có quan hệ gi` với Việt Nam không.  Thưa qúi vị chính vị danh tăng này đă là một xứ giả, một nhịp cầu đă giới thiệu, là một gạch nối giữa hai quốc gia Tích Lan và Việt Nam.  Chúng tôi muốn mời quí Ngài và qúi vị nhi`n lại công hạnh và cuộc đời của Ngài Narada Maha Thera một vị danh tăng, mà nhiều tác phẩm của Ngài, ở trong đó Đức Phật và Phật pháp đă trở thành một tập sách quen thuộc với những người học Phật Việt Nam.  Sau đây là phần tiểu sử của Ngài Narada được biên soạn bởi tiến sĩ B́nh Anson qua giọng đọc của Chánh Hạnh

 

5) Ḥa thượng Narada(1898-1983)


Tiến Sĩ B́nh An Sơn

 

Ḥa thượng Narada (Narada Maha Thera) có thế danh là Sumanapala. Ngài sinh vào ngày 17 tháng 7, 1898 tại Kotahena, ngoại ô thành phố Colombo, thủ đô của nước Tích Lan (Sri Lanka). Ngài xuất thân từ một gia đ́nh trung lưu trí thức, và được gửi đi học cấp tiểu học và trung học của nhà ḍng La-san đạo Gia-tô. Dù rằng ngài đă được đào tạo trong môi trường đạo Thiên Chúa, ngài lúc nào cũng hâm mộ đạo Phật và học tập Phật Pháp từ một người chú, và ngài học thêm tiếng Sanskrit từ Ḥa thượng Palita, tham dự nhiều khóa giáo lư vào các ngày cuối tuần tại chùa Paramananda trong vùng. Năm 18 tuổi ngài quyết định xuất gia, thọ giới Sa di với pháp danh là Narada, vị thầy bổn sư là Ḥa thượng Vajiranana, một vị danh tăng vào thời đó. Thầy truyền giới là Ḥa thượng Revata, và thầy truyền pháp là Tỳ kheo Pelene. Sau đó, ngài theo học các khóa Vi Diệu Pháp và Ngữ học Đông phương. Sa di Narada thọ giới cụ túc (tỳ kheo) vào năm lên 20 tuổi.

Ngài được gửi đi học các khóa Đạo đức học và Triết học tại Đại học Tích Lan (Ceylon University College), với nhiều giáo sư danh tiếng như Đại đức Sumangala, Tiến sĩ Chandrasena, và Bác sĩ Pereira (về sau xuất gia, và trở thành Đại đức Kassapa rất nổi tiếng). Năm 30 tuổi, ngài được cử đi tham dự lễ khánh thành chùa Mulagandhakuti tại Saranath (Xa-nặc), Benares (Ba-na-lại), Ấn Độ, và tham gia các công tác hoằng pháp tại đó. Trong thời gian này, ngài có dịp công tác với ông Jawaharial Nehru mà về sau trở thành vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Ít lâu sau ngài được cử đi truyền giáo tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á -- Cam Bốt, Lào, Việt Nam, Nam Dương, Mă Lai. Tại những nơi này, ngài thường được tiếp đón rất nồng hậu. Quốc vương Cam Bốt tôn vinh ngài là Đức Đại Tôn Giả (Sri Maha Sadhu).

Ngoài ra ngài co`̣n có nhiều chuyến đi truyền đạo tại các nước Tây phương. Năm 1955, ngài sang Úc, và giúp tổ chức các hội Phật Giáo địa phương tại các bang New South Wales, Victoria, Tasmania và Queensland. Năm 1956, ngài du hành sang Anh quốc, tổ chức cử hành lễ Tưởng Niệm 2.500 năm sau ngày Đại Bát Niết Bàn của Đức Phật. Sau đó ngài giúp củng cố Phật sự và xây dựng ngôi chùa danh tiếng mang tên Chùa Phật Giáo Luân Đôn (London Buddhist Vihara). Ngài sang Hoa Kỳ hoằng pháp, và được cung thỉnh thuyết giảng về đề tài "Đức Phật và Triết lư đạo Phật" tại đài kỷ niệm Washington (Washington Memorial) trước một cử tọa rất đông đảo. Ngài là một sứ giả Như Lai rất hăng hái và nhiệt t́nh, thu hút được nhiều người nghe, và lúc nào cũng khuyến khích thành lập các hội Phật Giáo địa phương để bồi đắp công tŕnh hoằng dương đạo pháp. Ngài có nhiều gắn bó với đất nước và Phật tử Việt Nam. Ngài đă từng đến Việt Nam vào đầu thập niên 1930, mang theo nhiều nhánh cây bồ đề để trồng tại nhiều nơi trong nước: Phú Lâm (Chợ Lớn), Cần Thơ, Châu Đốc, Vĩnh Long ở miền Tây Nam bộ, Biên Ḥa, Phước Tuy, Vũng Tàu ở miền Đông Nam bộ, ra đến miền Trung (Đà Lạt, Huế) và miền Bắc (Vinh, Hà Nội). Trong thập niên 1950, khi Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập, ngài đến Việt Nam nhiều lần để thuyết pháp, hằng tuần tại chùa Kỳ Viên (Quận Ba, Sài G̣n) thu hút đông đảo Phật tử đến nghe, và có rất nhiều người đến xin quy y với ngài.

Đặc biệt là vào năm 1963, ngài đă khuyến khích ủng hộ công tác xây cất bảo tháp Thích Ca Phật Đài tại Vũng Tàu, ngày nay được xem như là một di tích lịch sử. Ngoài ra, ngài c̣n giúp xây dựng một bảo tháp khác ở Vĩnh Long. Ngoài các thời thuyết pháp và công tác tổ chức Phật sự, ngài c̣n hướng dẫn các lớp Vi Diệu Pháp và các khóa hành thiền, khuyến khích việc phiên dịch các sách Phật Pháp sang Việt ngữ để truyền bá rộng răi. Các tập sách nhỏ sau đây đă được chuyển dịch: -

Hạnh Phúc Gia Đ́nh (Parents and Children),- Phật Giáo - Di Sản Tinh Thần của Dân Tộc Việt Nam (Buddhism - Heritage of Vietnam),- Phật Giáo Tóm Lược (Buddhism in a Nutshell),- Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma Vihara),- Những Vấn Đề của Kiếp Nhân Sinh (The Problems of Life),- Những Bước Thăng Trầm (The Eight Worldly Conditions),- Kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta),- Kinh Pháp Cú (The Dhammapada)- Vi Diệu Pháp Toát Yếu (The Manual of Abhidhamma)- v.v. Đặc biệt nhất là quyển "Đức Phật và Phật Pháp" (The Buddha and His Teachings) đă được xuất bản tại Sài G̣n bằng hai thứ tiếng: Anh và Việt. Bản Việt ngữ do ông Phạm Kim Khánh chuyển dịch, với 4.000 quyển đầu tiên được in ra vào năm 1970, và sau đó một năm, lại được tái bản thêm 4.000 quyển. Từ đó đến nay, quyển này đă được in lại rất nhiều lần, trong nước cũng như tại hải ngoại, và đă được xem như là một trong những tài liệu căn bản quan trọng trong các khóa Phật học. Gần đây (1998), ông Khánh đă hiệu đính lại bản dịch đó, dựa theo ấn bản Anh ngữ cuối cùng trước khi ngài viên tịch.

Ngài viên tịch vào ngày Chủ Nhật 2 tháng 10, 1983, hưởng thọ 85 tuổi, tại chùa Vajirarama nơi ngài làm Tăng trưởng Chưởng quản trong những năm cuối của đời ngài. Tang lễ được chính phủ và Phật tử Tích Lan cử hành trọng thể như là một quốc táng. Ông Phạm Kim Khánh viết: "...Phần đóng góp của ngài vào công tŕnh hoằng dương giáo pháp thật mênh mông rộng lớn. Ngài là một vị cao tăng nổi tiếng là một nhà truyền giáo lỗi lạc, một giảng sư có tài diễn giải những điểm thâm sâu của Phật Giáo một cách giản dị và rơ ràng. Ngài làm việc không biết mệt để rải khắp mọi nơi bức thông điệp ḥa b́nh đượm nhuần từ bi và trí tuệ của Đức Bổn Sư. Ngài cũng là tác giả của nhiều quyển sách Phật Giáo đă được truyền bá rộng răi khắp thế giới." Và ông Premadasa, thủ tướng Tích Lan năm 1979, kết luận: "...Ngài đă dành trọn cuộc đời ḿinh -- qua một cách vị tha bất cầu lợi -- để phụng sự cho ḥa b́nh trên thế giới và đem lại hạnh phúc an lành cho nhân loại."

 

TT Giác Đẳng:  Cũng nên nói thêm rằng đối với các chùa Phật giáo Nam Tông tại Hoa ky`, trên bàn thờ tổ thông thường ngoài hi`nh của chư vị Tôn Túc như HT Hộ Tông, HT Giới Nghiêm, HT Tịnh Sự, HT Tịnh Luật thi` HT Narada cũng được thờ như là một trong những vị danh tăng đă có công đặt nền móng trong giáo ly’ tại Việt Nam.  Riêng tại Hoa Ky` thi` tác phẩm Đức Phật và Phật Pháp của Ngài đă được tái xuất bản ít nhất là bảy lần và số lượng in có thể trên 50,000 quyển.  Với tiểu sử của Ngài Narada, chúng tôi xin kết thúc bản tin Phật sự trong ngày.