Bản tin ngày 04 tháng 02
năm 2005
TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố
Houston, Texas Hoa Ky` chúng tôi xin được gửi đến
qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật sự trong ngày. Kính bạch Chư tôn Đức
và thưa qúi Phật tử, trong nhiều ngày qua chúng tôi
đă loan tin một trường hợp vị ni sư
người Đại Hàn tuyệt thực đến ngày
thứ 100 để phản đối chính quyền xây cất
một đường hầm xe lửa đi ngang ngọn
núi Cheonseong thuộc tỉnh Gyeongsang của Nam Hàn. Hôm nay chúng ta được biết
Sư cô đă quyết định chấm dứt buổi
tuyệt thực phản đối bởi vi` đă có một
lời hứa từ chính quyền Nam Hàn, họ sẽ tái cứu
xét và họ sẽ duyệt lại tất cả những
gi` liên quan đến đề án, đặc biệt trong
đó họ làm mọi cách để bảo vệ các sinh vật
mà có nguy cơ diệt chủng trong vùng núi này được
an toàn.
Có thể nói rằng
mặc dù đây không phải là một lời hứa mang
tánh cách chi tiết rơ rệt về phía chính quyền,
nhưng có thể nói đây là một nhượng bộ
quan trọng bởi vi` đề án
đă được bắt đầu. Trong đề án này chúng ta phải
nói rằng đó là một vấn đề cân năo không phải
của chính phủ Nam Hàn, mà kể cả nhiều quốc
gia kỹ nghệ khác, nó luôn luôn có một sự khủng khỏang
giữa sự bảo vệ môi sinh và phát triển về kỹ
nghệ. Với một nền
kinh tế hiện nay, Nam Hàn rơ ràng cần những
phương tiện hạ tầng cơ sở tiên tiến,
ở trong đó kể cả những chuyến xe lửa tốc hành để giải quyết
những bế tắc về lưu thông.
Nỗ lực của
Ni Sư trong việc tuyệt thực nhằm yêu cầu
chính phủ Nam Hàn xét lại công tri`nh này
đă nhận được một số sự tán đồng
lớn của những người Nam Hàn cũng như những
nhà bảo vệ môi sinh ở nước ng̣ai. Tuy vậy cũng có
một số người họ cảm thấy rằng sự
việc này nó là một sự việc làm tri` trệ cho sự
phát triển kinh tế. Chúng ta không có một giải pháp toàn hảo, thế
nhưng đây là một trong những nỗ lực hết
sức là đáng kể của một người đă
tuyệt thực liên tục trong suốt 100 ngày. Có nhiều điều
cho chúng ta biết thêm về khả năng tuyệt thực
của con người.
Một buổi lễ cầu
nguyện cho những nạn nhân sóng thần tsunami tại
Tu Viện Phật Giáo
Qua sang một bản
tin khác, ngày hôm nay chúng tôi muốn gửi đến qúi vị
một hi`nh ảnh sinh hoạt của một
ngôi chùa Phật Giáo nằm trong tỉnh Ithaca. Đây là một tu viện
Phật giáo Tây Tạng trong truyền thống Namgyal, một
trong những truyền thống chính yếu của Phật
Giáo Tây Tạng. Kính bạch
Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, một tu
viện Phật giáo được hi`nh
thành ở xứ người luôn luôn là một thử thách
lớn trên phương diện phát triển và sinh hoạt. Nhân sự việc song thần
tsunami xảy ra tại vùng Nam Á, báo giới ở nước
ngoài đă đặc biệt chú y’ đến những hoạt
động cứu trợ tôn giáo của các tu viện Phật
giáo đang có mặt tại Hoa Ky` như tại tất cả
các quốc gia Tây Phương.
Ly’ do rất đơn giản rằng điều này
đánh dấu một giai đoạn mới, trong giai
đoạn đó người ta phải trắc nghiệm
thử xem sự phát triển của một ngôi chùa ở
các quốc gia Tây Phương bên cạnh sự tu tập và
thực hành lời dậy của Đức Phật thi` có
hội nhập được với đời sống
liên quan đến văn hoá và xă hội hay không? |
Chúng tôi xin mời
qúi Ngài và quí vị nghe bản tường tri`nh của
Brandy Hawley qua bản dịch của Thiện Pháp và với
lời tri`nh bày của Chánh Hạnh.
Tu viện Namgyal của
Ithaca sẽ có một cuộc gây gũi và cầu nguyện
vào ngày 12 tháng 2, 2005 lúc 1 giờ cho những nạn nhân tử
vong trong cơn sóng thần tsunami tàn phá vào vùng ven biển Ấn
Độ Dương. Tu viện tọa lạc tại 412
N. Aurora St. trong thành phố Ithaca từ năm 1992, hy vọng
sẽ làm người ta quên đi thảm họa do thiên tai
sóng thần tsunami gây nên và số tiền gây qũy sẽ
được chuyển giao cho cơ quan Hồng Thập Tự.
Phần nghi lễ cầu nguyện sẽ là một tiếng,sau
đó sẽ có một thời thuyết giảng ngắn về
sự tái sanh, về giáo ly' nghiệp báo, về luật nhân
quả, do một trong số 5 vị Tu sĩ đang tu tại
tu viện này thuyết giảng.
Căn bản của
Phật Giáo, là tin tưởng trong luật nghiệp báo, rằng
không có quyền lực tối cao nào buột tội và sự
việc xảy ra bởi v́ người đó đă gây ra
chúng. Trong cuộc sống của chúng ta ly' nghiệp báo trực
tiếp liên hệ tới hành động của từng cá
nhân vào chính cá nhân đó.
Ngày mùng 9 tháng hai là
ngày new year của Tây Tạng. Những người Phật
tử hy vọng sẽ có cơ hội tạo những thiện
nghiệp trong năm mới. Tu viện mong rằng số
người tới dự buổi lễ cầu nguyện
lên tới 80 người. Từ khi Đạo Phật co`n
là một tôn giáo chiếm thiểu số tại thành phố
này, tu viện hy vọng sẽ thu hút thêm Phật tử qua
sự hướng dẫn của Phật pháp xuyên qua cái
nhi`n của họ và trong sự chia sẻ sự hiểu biết
qua quan điểm của thế giới và đường
lối Phật giáo hành xử trong cái thảm hoạ của
thiên tai.
Tu viện Namgyal là một
học viện của Phật học, nơi đó những
chương tri`nh giảng dậy được mở rộng
cho mọi người, những ai muốn học thêm về
truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Tu viện cung cấp
một khoá học ba năm cho những người Tây
Phương được tham dự để học hỏi
về căn bản Phật pháp. Những vị Tu sĩ tại
tu viện Namgyal có ít nhất 13 năm nghiên cứu sâu và sự
giảng dậy sự thành lập một bức mandalas bằng
cát, những nghi lễ, thánh ca, nhạc.
Ted Arnold, một thành
viên trong ban giám đốc, hy vọng sẽ mang sự hiểu
biết đến quần chúng. Ông ta nó rằng: Đức
Dalai Lama, khi lưu vong, đă giao thiệp với những
người đạo Tin lành và đă làm cho họ kinh ngạc
bởi tri`nh độ phục vụ cho cộng đồng
của họ và nó thật sự quan trọng cho những
người Phật tử làm nhiều hơn.
Ted Arnold hy vọng buổi
lễ cầu nguyện sẽ không phải là chỉ để
gây qũi để giúp các nạn nhân thiên tai sóng thần
tsnuami, mà co`n chuẩn bị cho một cơ hội cho quần
chúng hiểu về đạo Phật truyền thống
Tây Tạng nhiều hơn và thu hút những người Phật
tử Tây Phương tới với cộng đồng của
họ. Xin vào web site của tu viện Namgyal để biết
thêm chi tiết về cuộc gây qũi và buổi cầu
nguyện cho những nạn nhân thiên tai sóng thần tsunami. http://www.namgyal.org/
Lịch sử tượng Phật
Kamakura (Minh Hạnh dịch)
TT Giác Đẳng: Chúng
ta quay sang một công tri`nh Phật Giáo mà có thể nói rằng
do một thiên tai ti`nh cờ đă khiến cho công tri`nh này
trở thành một biểu tượng của Phật giáo
Nhật Bản và của nền văn hoá Phật Giáo Nhật
Bản ngày nay. Có
lẽ tất cả chúng ta khi đọc về những tập
sách liên quan đến du lịch của Nhật Bản, ít
khi chúng ta không nhận ra pho tượng Đại Phật
ở Kamakura. Một pho tượng Phật mà những phiên bản
đă được tạo ra để phổ biến khắp
nơi trên thế giới.
Đúng ra thi` đây không phải pho
tượng lớn nhất của Nhật Bản. Pho tượng lớn nhất nằm
ở Đông Đại Tự của tỉnh Đại
Nương hay Naral. Thế
nhưng pho tượng ở Kamakura là pho tượng lớn
thứ nhi` của Nhật Bản thật ra trước
kia nằm trong một điện thờ, và trong một
cơn băo thi` tất cả nóc, cột của điện
thờ đă bị cuốn đi chỉ co`n lại một
pho tượng trơ trọi.
Nhưng khi pho tượng hiện ra
dưới nền trời người ta nhận ra rằng
tốt hơn là biến pho tượng này trở thành pho
tượng lộ thiên. Không bao lâu pho tượng Đại Phật ở
Kamura đă trở thành một nơi mà khách hành hương
Nhật Bản từ khắp nơi ở xứ Anh Đào
trở về hằng năm để lễ bái thờ phụng. Và bây giờ không phải
chỉ là một biểu tượng tôn giáo mà nó cũng là
biểu tượng văn hoá và mang lại những nguồn
lợi tức lớn trong lănh vực du lịch. |
Xin mời qúi Ngài và qúi vị
nghe giọng đọc của Sangkhaly về tượng
Phật Kamakura qua bản dịch của Minh Hạnh
Thành phố Kamakura là một
thành phố thuộc ven bờ biển cách khoảng chừng
dưới một giờ bay từ miền nam Tokyo. Nơi
đó có một tượng Phật lớn vĩ
đại.
Tượng Phật vĩ đại của thành phố Kamakura là
một tượng Phật bằng đồng của Đức
Phật Amida Buđdha tọa lạc trong khuôn viên của
Chùa Kotokhuin
Tượng Phật
Kamakura nguyên thủy bắt đầu khoảng giữa những
năm 1147-1189 một người phụ tá toà án tên Inadano
có y’ tưởng mong muốn có một bức tượng
vĩ đại của Đức Phật. Bà Inadano đă
rời toà án và bắt đầu công cuộc quyên góp tiền
cho công tri`nh xây dựng tượng Phật vĩ đại
Đức Amida. Một vị Tăng sĩ
tên Joko cùng với bà Inadano đi khắp nước để
quyên góp tiền cho công cuộc xây tượng. Khởi
công xây vào năm 1238 đến năm 1252 tượng Phật
vĩ đại Đức Amida hoàn tất. Và
tượng Phật được thờ tại khuôn viên
ngôi chùa Kotokhuin, ngôi chùa sau đó đă bị sóng thần
tsunami cuốn đi vào năm 1498. Pho
tượng Phật bằng đồng là vật duy nhất
co`n sót lại sau cơn sóng thần tsunami thời đó, và
nó đă tồn tại thêm 500 năm nữa cho đến
ngày hôm nay. Tượng Phật Kamakura
ước độ cao khoảng 30 feet, nặng vào khoảng
120 tấn.
Tượng Kamakura
được điêu khắc rất tinh vi
với nón đội đầu nghiêm chỉnh, cân đối,
kể cả những đường xếp trên áo cà sa và
thân thể cũng được điêu khắc đều
đặn, rỏ ràng. Với cặp mắt
khép hờ, Đức Phật thể hiện sâu trong thiền
định, hoặc giả đang chiêm nghiệm sâu xa trong
niềm an lạc, thanh thản.
Tượng Phật
Kamakura có một khuôn mặt truyền cảm, với cặp
mắt khép hờ như truyền đạt sự thanh thản,
sự bi`nh an và sự thông thái vượt
hẳn trên sự phiền năo của thế gian. Thi Sĩ
Rudyard Kipling đă đưa pho tượng Kamakura vào những
vần thơ trứ danh của ông, "từ bỏ sự
kiêu hănh, từ bỏ sự khinh miệt, không tín điều
không tăng sĩ, ai có thể cảm nhận được
tâm hồn của Phương Đông, về Đức Phật
tại Kamakura."
TT Giác Đẳng: Nếu tất cả chúng ta đi thăm viếng
Nhật Bản mà không thăm viếng đại tượng
Phật Kamakura và núi Phú Sĩ cũng như những ngôi chùa
và những khu vườn thiền tại koyoto, thi` người
ta nói rằng chúng ta đă có những thiếu xót lớn.
Tích
Lan Đảo Quốc Phật Giáo Vùng Nam Á (Thiện Pháp dịch)
TT Giác Đẳng:Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa
qúi Phật tử trong những quốc gia bị ảnh
hưởng nặng nề của sóng thần tsunami vừa
qua có Tích Lan là nơi phái đoàn cứu trợ của Giáo Hội
sẽ đến thăm viếng vào cuối thắng hai này. Tích Lan là một
quốc gia có một ảnh hưởng lớn trên
phương diện du lịch cũng như hành
hương. Tại
đó có rất nhiều đền chùa, tháp xá lợi để
cho Phật tử năm châu đến chiêm bái. Chúng tôi muốn mời qúi Ngài và qúi
vị nghe một ít chi tiết về đảo quốc Phật
giáo này qua lời dịch của Thiện Pháp và phần tri`nh bày của Hạt Cát. Sri Lanka tuy là một hải
đảo nhỏ, nhưng đuợc mang rất nhiều
danh xưng mỹ miều: Giọt Lệ Ấn, Đảo Huy
Hoàng, Đảo Phật, Ḥn Ngọc Phương Đông, vv... Những
danh xưng khởi sắc này không những chỉ nói lên vẽ
đẹp lông lẫy, thiên nhiên của ho`n đảo mà
co`n cho thấy cả những ấn tượng sâu xa mà hải
đảo này đă để lại trong kư ức của
nhiều du khách ghé qua. Trên đảo này nếu muốn
tránh không khí oi bức của đồng bằng, người
ta có thể đi lên những ngọn đồi thoai thoải
trong các vườn trà đầy bóng mát. Hầu như trọn
vẹn ho`n đảo được dành cho chim muông, và các
loài dă thú như voi, cọp, beo, vv... Điều ưu tiên nhứt
phải nhắc tới là thổ dân nơi đây rất hiếu
khách, thức ăn rất ngon và gía cả lại rất thấp. Ông Marco Polo đă từng coi Sri
Lanka là một ho`n đảo nhỏ lư tưởng nhất
trên thế giới, và chắc chắn quí vị sẽ
đồng y' với ông ta sau khi đă ti`m hiểu tường
tận nơi này. Điều gi` trên ho`n đảo này làm quí vị
thích nhứt? Có phải là các băi biển không? Bờ biển
nơi đây chạy dài về phía nam thành phố Kha Luân Bố
với những hàng dừa hun hút mọc dài theo băi cát. Co' phải
là phong tục nơi đây không? Quí vị hăy nhi`n thử những
điệu vũ của dân Kandyan, vũ điệu này giống
như một đàn voi tiếp nối nhau nhảy múa. Hay
quí vị muốn chiêm ngưỡng những thành quách cổ
xưa nơi này? Quí vị sẽ ti`m thấy rất nhiều
kiến trúc hùng vĩ của thời xưa trong các thành phố
như Anuradhapura và Polonnaruwa. Qua trận động
đất và cơn sóng thần ngày 26 tháng 12, năm 2004 vừa
rồi, Sri Lanka được ghi nhận là một trong những
quốc gia bị tàn phá nặng nề nhứt, với
hơn một triệu dân không co`n nhà cửa trú ngụ,
17.000 người bị thương và hơn 30.000 người
chết. Ti`nh trạng khẩn cấp vẫn co`n được
duy tri`, và giới nghiêm vẫn phải thi hành trong nhiều
vùng ngỏ hầu giúp đở hữu hiệu cho các
cơ quan cứu trợ và nhân viên chính phủ trong việc
tái lập trật tự và ổn định đời sống
dân cư. Những đợt sóng thần đă ập vào bờ
biển Trincomalee trong vùng đông bắc nước này,
nước biển tràn sâu đến cả cây số trong
ho`n đảo. Nước uống trên đảo bi ô nhiểm
và các bệnh truyền nhiểm gây ra do nước độc
trong ti`nh trạng oi bức, ẩm ướt vẫn co`n là
một sự đe dọa trầm trọng. Tuy nhiên cũng nhờ
Phật độ, các bệnh truyền nhiểm chưa xảy
ra nơi đây. Các kiến trúc trong thành phố, bao gồm
các cơ quan truyền thông, các nhà máy lọc nước cống,
các cơ quan chuyên chở vá các các cơ quan cần thiết
khác vẫn co`n bị ảnh hưởng nặng nề, mặc
dù mọi cơ sở đều đang từ từ hoạt
động trở lại. TT Giác Đẳng: Chúng tôi muốn nói thêm rằng
phần lớn các khách sạn và những chung tâm du lịch
của Tích Lan vẫn mở cửa bi`nh thường. Tuy nhiên một số nơi trong vùng
Đông Bắc của Tích Lan đặc biệt ở
Trincomalee, Cumatee vẫn co`n đang bị cấm đóan đối
với những du khách ngoại quốc. Phần lớn những khách sạn
trong vùng này vẫn đang bị đóng cửa và những
du khách đă giữ chỗ tại khách sạn này nên liên lạc
trước khi họ đặt chân đến đó. Chúng ta cũng được biết
rằng, mặc dầu ti`nh trạng nội chiến của
Tích Lan có thể nói rằng đă qua giai đoạn gọi
là khủng khoảng nặng nhất. Nhưng ngày hôm nay cũng phải
nói rằng một số vùng vẫn co`n có những hiểm
nạn về chiến tranh mà những người du lịch
đến Sri Lanka phải đặc biệt tránh. Ở trong đó có những vùng phía
bắc như Budhamlang, Anuradhapura, Nilaveli Và ở phiá nam của
ho`n đảo trên Trincomalee. Bởi
vi` không khí chính trị của những vùng này tương đối
không ổn định, hiện tại đă có cuộc ngưng
bắn với sự thoả thuận của tổ chức
Tamil Tiger và chính quyền. Tại
Colombo một vùng đất có thể nói rằng tương
đối an ninh về mặt chính trị thi` du khách cũng
nên đặc biệt chú y’ là một số những tin tức
về bạo động xảy ra đối với du khách
cũng đă được ghi nhận trong thời gian gần
đây. Tuy nhiên điều này
không phải là điều lớn đáng để lo ngại. Và cũng là một phần
của tin tức liên quan đến đất nước
Tích Lan, chúng tôi xin được có một vài ghi nhận tại
đây cho tất cả qúi Phật tử. Trên bản đồ thế giới
thi` Tích Lan được ghi nhận với một tên chính
thức là Democratic Socialist Republic of Sir Lnaka tức là nước Cộng Hoà Dân
Chủ Tích Lan, với một diện tích là 66 ngàn kilo mét vuông
và dân số là 19 triệu dân.
Thủ đô Sri Lanka là Columbo như chúng ta được
biết và theo một thống kê gần đây thi` trong số
19 triệu dân Sri Lanka có 74% là người Sinhhalese 18% người
Tamils 7% người Moor, 1% sắc
dân khác. Về ngôn ngữ là tiếng
Sinhalese, tiếng Tamil và tiếng Anh được xem là ngôn
ngữ chính. Riêng về tôn giáo
được ghi nhận là 69% dân số SriLanka là Phật
giáo, 15% là Ấn Giáo, 8% là Hồi
Giáo, và 8% là Ky Tô Giáo. Chính quyền
của Sri Lanka là một chính quyền Cộng Hoà Đại
Nghị. Người cầm
quyền chính quyền Sri Lanka hiện nay đó là Tổng Thống
Chandrika Kumaratunga và người trực tiếp điều
hành nguồn máy hành chánh đó là Thủ Tướng Mahinda
Rajapaksa. Riêng về tổng sản
lượng quốc gia của Sri Lanka được ghi nhận
năm vừa qua là 48 tỉ Mỹ kim, và lợi tức cho
mỗi đầu người là 2500 Mỹ kim hàng năm. Với sự triển kinh tế được
ghi nhận là 4.7, tương đối ở mức độ
trung bi`nh so với các quốc gia Á Châu. Lạm phát là 9.3%. Kỹ nghệ quan trọng của
Tích Lan là cao su, trà, sản xuất trà và các nông phẩm khác,
bên cạnh về tơ lụa, xi măng và kỹ nghệ
lọc dầu, chúng ta cũng được biết rằng
ngành thuốc lá cũng là ngành sản xuất quan trọng là
nông phẩm quan trọng của Tích Lan. Những quốc gia có sự giao
thương quan trọng đối với Tích Lan là Hoa ky`,
Anh Quốc, Đức, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ
và các quốc gia Trung Đông cũng như các quốc gia Á
Châu. Chúng tôi xin được
kết thúc bài tường tri`nh về đất nước
Tích Lan, và chúng tôi hy vọng rằng những vị nào có dịp
về thăm Tích Lan sẽ không quên đến thăm cố
đô, một vùng đất rất mát mẻ trên cao nguyên
Kandy. Kandy là một vùng đất
mà có thể nói rằng rất nhiều chùa chiền. Trong đó ngôi chùa thờ xá lợi
răng của Đức Phật, hay xá lợi Phật nha là
một ngôi chùa nổi tiếng trên thế giới. Tại đó hàng năm người
ta có lễ hội cung nghinh xá lợi mà đă trở thành một
biểu tượng của nền văn hoá Phật giáo Tích
Lan. Xin được kết
thúc bản tin Phật sự trong ngày hôm nay tại đây. |