Bản
tin ngày 02 tháng 02 năm 2005
TT
Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố Houston Texas Hoa Ky`
xin được gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản
tin trong ngày, đồng thời có sự hợp tác của
Sư cô Liễu Pháp từ New Deli, Ấn Độ, và đạo
hữu Trí Đạt từ .
Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật
tử. Trong một ghi nhận
mới nhất về sự phát triển Phật Giáo tại
các quốc gia Âu Châu và Hoa Ky`, người
ta đă ghi nhận một điều rằng sự có mặt
của Phật Giáo trở lên ồ ạt với tầm cỡ
quy mô, từ sau năm 1975. Điều
này tương đối ngạc nhiên đối với tất
cả chúng ta, bởi vi` nghĩ đến Phật Giáo phát
triển tại Âu Châu và Hoa Ky`, chúng ta thường nghĩ
tới Phật Giáo Zen tức là thiền học Nhật Bản,
Phật giáo Tây Tạng và Phật Giáo Tích Lan, Miến Điện,
những nguồn sinh lực của Phật giáo đă
được truyền đạt sang Tây Phương, từ
đầu tiền bán thế kỷ 20 cho đến về
sau này. Thế nhưng trong suốt
gian đoạn này phần lớn những sự phát triển
Phật giáo mang tính sách vở và kinh điển nhiều
hơn những cơ sở Phật Giáo . Vi` ly' do gi` đó, làn sóng tị nạn
của người Đông Dương, Việt, Lào, Cambochia
đă tạo nên một khí thế đặc biệt, nhằm
lúc trùng hợp với sự phát triển mạnh mẽ với
Phật giáo Tây Tạng. Riêng Phật
giáo Trung Hoa, trong một bản tin gửi đi từ San
Francisco người ta cũng ghi nhận rằng trước
năm 1975, sinh hoạt của Phật Giáo Trung Hoa, Phật
Giáo Đài Loan tại Bắc Mỹ như Âu Châu cũng
tương đối im li`m. Như vậy thi` từ năm 1975 cho đến
bây giờ chúng ta kể đă 30 năm. Ba mươi năm đó đánh
dấu là 30 năm phát triển quan trọng của Phật
giáo về phương diện lượng lẫn phẩm,
và nhất là trong 15 năm qua bao nhiêu là cơ sở xuất
bản kinh sách Phật giáo mỗi lúc mỗi nhiều, và các
thiền viện hầu như hôm nay nếu chúng ta muốn
tính tất cả thi` chúng ta phải có một bản thống
kê tường tận, chứ không thể là dùng trí nhớ
của mi`nh để có thể khả dĩ nêu lên hết
những danh sách, kể cả danh sách dài những trung tâm tu
học của Phật giáo rải rác đó đây tại Âu
Châu, Bắc Mỹ và Úc Châu.
Nói về
Phật giáo phát triển trong một vùng đất mới
như các xứ kỹ nghệ, các xứ Tây Phương, chúng ta lại
một lần nữa thử trở về với Ấn Độ,
mảnh đất chúng ta gọi là quê hương tâm linh của
những người Phật tử trong thế giới. Chính tại nơi
này cách nay 25 thế kỷ, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu
Ni đă tuyên thuyết giáo pháp sơ thiện, trung thiện,
hổ thiện của Ngài.
Với một gio`ng lịch sử nhiều
đổi thay, xáo trộn của Ấn Độ, Phật
giáo hầu như đă biến mất hoàn toàn ở trên xứ
Phật kể từ thế kỷ thứ 12. Nhưng vào thế kỷ
vừa qua và có thể nói rằng những dấu hiệu
chúng ta ti`m thấy ngày nay, thi` Phật giáo Ấn Độ
đang trên đà phát triển.
Kính mời Chư Tôn Đức và qúi vị nghe bài tường
tri`nh qua lời dịch và đọc của
Sư cô Liễu Pháp về sự phục hưng Phật
giáo Ấn Độ.
SỰ PHỤC
HƯNG PHẬT GIÁO Ở ẤN ĐỘ
Sau đó có
hàng loạt các phát hiện khác, nên việc khai quật và phục
hồi các di tích Phật giáo được thực hiện
rất mạnh mẽ. Lịch sử huy hoàng của Phật giáo
được bộc lộ, tầm cỡ của Phật
giáo được phát hiện đă khiến cho người
dân Ấn độ cũng như thế giới bắt
đầu chú ư đến.Công việc của các nhà thám hiểm
và khảo cổ học được tiếp nối bằng
hoạt động văn học của các học giả
phương tây từ năm 1826. Việc phiên dịch và
phiên âm Tam tạng Pali cùng với các bộ luận, chú giải,
sử Phật giáo, sách văn phạm, các khảo luận về
Phật giáo và ngôn ngữ Pali, các bộ từ điển
Pali được soạn thảo bởi các học giả
của các nước Anh, Pháp, Đức, Hà lan, Mỹ, v.v…
|
Việc
thành lập Hội Pali Text Society ở Luân đôn bởi
Giáo sư Rhys Davids năm 1881 là một bước tiến
rất lớn trong việc nghiên cứ Pali. Văn học
Phật giáo Sanskrit cũng như các nền văn học
Hán Tạng và Tây Tạng cũng phát triển mạnh. Ở Anh, các tác phẩm nghiên cứu Phật giáo
được thực hiện đều đặn và
không gián đoạn cho đến tận ngày nay và đă
đóng góp rất lớn cho ngành nghiên cứu Phật học.
Pháp và Đức cũng có những cống hiến
đáng kể. Tuy nhiên Hoa kỳ, tuy đi sau, nhưng
lại là nước dẫn đầu trong việc nghiên cứu
và xuất bản các tác phẩm Phật giáo, đặc biệt
là những năm gần đây.Sự nỗ lực của
các học giả phương tây đă làm thức tỉnh
các học giả Ấn Độ.
Hội
Văn Học Phật giáo được thành lập
năm 1892 ở Calcutta. Dần dần Santiniketan, Patna, và Nalanda ở
phía đông Ấn và Bombay, Puna, và bảoda ở Tây Ấn
cũng trở thành các trung tâm nghiên cứu Phật giáo. Cùng
các hoạt động văn học, việc phục
hưng Phật giáo ở Ấn độ trở thành một
phong trào có tổ chức với sự thành lập của
Hội Phật giáo Maha Bodhi Society năm 1891.Người
sáng lập Hội Maha Bodhi Society là Dharmapala, một Phật
tử trẻ người Tích Lan. Năm 1885, Edwin Arnold, tác
giả của cuốn Ánh sáng Á Châu (The Light of Asia) đến
thăm Bồ Đề Đạo Tràng, lúc đó đang ở
trong tay của người Hindu và bị bỏ phế một
cách thê thảm. Ông viết một loạt bài
báo đăng trong tờ London Telegraph để nói về sự
kiện này. Xúc động với những
bài báo của Edwin Arnold, Dharmapala đến thăm Bồ
Đề Đạo Tràng và sửng sốt trước cảnh
điêu tàn ở đây. Ông phát nguyện sẽ dành trọn
cả đời ḿnh cho việc lấy lại các Phật
tích cho Phật giáo và cho việc phục hưng giáo pháp cao
thượng trên quê hương của Đức Phật.
Dharmapala trở về Tích
Lan năm 1891 và thành lập Hội Maha
Bodhi Society ở Colombo. Cùng năm đó, một phái đoàn
truyền giáo được cử sang Ấn độ và
một hội nghị Phật giáo thế giới
được tổ chức ở đây. Năm
sau, một tờ báo được khai trương và trụ
sở của Hội đặt ở Calcutta. Các chi nhánh của Hội được thành lập
ở nhiều nơi, và năm 1920, một ngôi chùa Phật
giáo được thành lập ở Calcutta. Đến
đây th́ phong trào phục hưng Phật giáo đă phát triển
mạnh và được duy tŕ đều đặn. Dharmapala xuất gia năm 1931 và qua đ̣i sau đó
hai năm. Các đồng sự và đệ
tử của ông thay ông thực hiện những sứ mạng
mà ông chưa kịp hoàn thành.Ấn độ giành được
độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947. Khi chọn
quốc huy cho đất nước Ấn độ vừa
mới tự do, Hội Đồng lập
pháp Ấn độ đă quay về với di sản Phật
giáo.
H́nh ảnh bánh xe pháp
được đặt ngay giữa trung tâm của lá cờ
để nhắc nhở cả dân tộc về giáo lư của
Đức Phật cũng như cuộc chinh phục bằng
công bằng và lẽ phải của vua A Dục. Biểu
tượng đầu sư tử của vua A Dục, biểu
tượng cho sự truyền bá giáo pháp một cách mạnh
mẽ, can đảm đi khắp bốn phương,
được chọn làm quốc huy của Ấn độ.
Chủ tịch hội đồng soạn thảo Hiến
pháp, Tiến sĩ Ambedkar, là người đứng đầu
đẳng cấp thấp kém nhất của Ấn độ,
đẳng cấp Thủ đà la, đă hướng dẫn
họ quy y Phật giáo và biến sự phục hưng Phật
giáo thành một phong trào của đại chúng. Hai sự kiện
khác làm gia tăng sự quan tâm của quần chúng Ấn
độ đối với Phật giáo là lễ cung nghinh
xá lợi của hai vị đại đệ tử của
Đức Phật năm 1949, và lễ kỷ niệm 2500
năm ngày Đức Phật nhập Niết bàn năm
1956.
Xá lợi của ngài Mục
Kiền Liên và ngài Xá Lợi Phất đă được
chính phủ Anh trả về Ấn độ để thờ
ở tháp Sanchi, chính nơi mà ngày xưa người ta t́m thấy,
theo lời yêu cầu của Hội Maha
Bodhi Society. Lễ cung nghinh xá lợi hai ngài đại đệ
tử được tổ chức cùng vơi lễ kỷ
niệm 50 năm ngày thành lập hội Maha Bodhi Society và Hội
nghị Phật giáo thế giới với sự tham dự
của thủ tướng Ấn độ và Miến
Điện cùng với các nhà lănh đạo Phật giáo thế
giới. Lễ Phật Đản Phật lịch 2500 bắt
đầu vào tháng 5 năm 1956 và kéo dài suốt cả một
năm, cho đến tháng 5 năm 1957. Chính phủ Ấn
độ cho xuất bản toàn bộ Tam Tạng Pali bằng
mẫu tự Devanagari, và cuốn “2500 năm Phật giáo” là
một tập sách đánh dấu cho sự cung kính của tầng
lớp trí thức Ấn độ đối với Phật
giáo.Ngày 14 tháng 10 cùng năm đó, Tiến sĩ Ambedkar dẫn
đầu nửa triệu người trong buổi lễ
chính thức quy y Phật giáo. Theo sau sự kiện này, rất
nhiều người bỏ Ấn độ giáo để
theo Đạo Phật, đặc biệt
là những người thuộc đẳng cấp thấp
mong cầu có b́nh đẳng xă hội. Đến năm
1965 đă có 4 triệu Phật tử ở Ấn độ
so với con số 50 000 năm 1891. Số lượng chư tăng, chùa chiền và các tổ chức
Phật giáo cũng gia tăng đáng kể. Năm
1908, môn học Pali đă được đưa vào
trường Đại học Calcutta, và các trường
đại học khác ở Ấn độ cũng làm
tương tự. Viện Nghiên cứu Pali ở Nalanda
được thành lập năm 1951, và trường Đại
học Ma Kiệt Đà được thành lập năm
1962 cho thấy việc nghiên cứu Pali và Phật pháp đă
rất được chú trọng ở Ấn độ.Năm
1950, rất nhiều chư tăng và Phật tử Tây Tạng
đến tỵ nạn ở Ấn độ. Cộng
đồng Phật giáo Tây Tạng cũng là một đóng
góp đáng kể cho tương lai của Phật giáo ở
đây.Chỉ cách đây một thế kỷ, Phật giáo
không hề được nhắc đến trên xứ Phật,
v́ hầu như mọi vết tích của Phật giáo
đă bị xoá sạch. Thế nhưng ngày nay, hạt giống
của cây bồ đề giác ngộ, được ấp
ủ từ lâu trong ḷng đất, đă được
tưới tẩm với bàn tay của những người
con Phật từ khắp nơi trên thế giới, đă
nảy mầm và bắt đầu lớn mạnh.
(Liễu Pháp dịch)
TT Giác Đẳng: Sư Cô Liễu Pháp học tại
New Deli, Ấn Độ về Phật Giáo một thời gian
dài. Thưa Sư cô có thể
cho biết về một vài điểm là có rất nhiều
người sang hành hương tại Ấn Độ họ ghi nhận rằng sự phục
hưng Phật giáo Ấn Độ, người Ấn Độ
xuất gia tu học, những người Phật tử
xây dựng những đạo tràng, có thể nói rằng tất
cả đều theo truyền thống Nam Tông. Riêng về Phật
giáo Bắc Tông, trong cộng đồng người Ấn
hoàn toàn không có và Phật giáo Mật Tông chỉ có trong Phật
Giáo Tây Tạng. Sự ghi nhận đó có chính xác hay không? Sư cô có ti`m thấy
người Ấn tu tập xuất gia, xây dựng chùa chiền,
Sư cô có ti`m thấy trong đó có Bắc Tông và Mật Tông
không?
Sư Cô Liễu
Pháp: Kính bạch Sư, theo như sự nhận xét của
con, thời gian học và sinh hoạt ở Ấn Độ
thi` hầu hết Chư Tăng và chùa chiền của Ấn
Độ đều theo truyền thống Nam Tông, chỉ có cộng
đồng của Tây Tạng khi qua tị nạn ở Ấn
Độ theo Mật Tông thôi. Ngoài
Mật TôngTây Tạng ra con chưa gặp vị Sư hay
chùa nào theo truyền thống Bắc
Tông. Những nước Bắc
Tông khi qua đây ở tại các Phật tích thi` không nói, như
chùa Việt Nam hay chùa Nhật Bản. Riêng chùa Phật giáo Ấn
Độ thi` hầu hết theo truyền thống Nam Tông. Con xin thưa với Sư như
vậy
TT Giác Đẳng: Cám ơn
Sư cô. Và cũng ghi nhận
rằng ngay tại Nepal, trước kia một hi`nh thức
Phật giáo hầu như ngự trị hoàn toàn Nepal tức
là Phật Giáo Mật Tông, nhưng sự phục hưng
Tăng già Nepal vẫn là sự phát triển của Phật
giáo Nam Tông, đó là một điều chúng ta cần ghi nhận.
Các dư luận
trên chuyến trở về của thiền sư Nhất Hạnh
TT Giác Đẳng: Chúng ta trở
lại một vấn đề thời sự rất quen
thuộc, nếu chính quyền Việt Nam thật sự muốn
dùng sự trở về thăm quê hương của thiền
sư Nhất Hạnh để tạo nên sự mâu thuẫn
trong nội bộ Phật giáo thi` quả thật chính quyền
Việt Nam đă có nhiều thành công đáng kể. Ở tại hải ngoại, ngày
hôm qua có một lá thơ của TT Thích Nguyên Lạc, một
thành viên trong thành phần điều hành của Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hải ngoại tại
Canada, gửi cho giáo sư Vơ Văn Ái, Văn pho`ng Thông Tin Phật
Giáo Quốc Tế, với một số y' kiến bày tỏ
bất đồng về những phản ứng của
pho`ng thông tin đối với sự trở về của
thiền sư Nhất Hạnh.
Và cũng có một số Phật tử xa gần
trong đó có một số các vị Tăng Ni đă cảm
thấy rằng dường như sự lên tiếng của
pho`ng thông tin và một số tăng sĩ để phản
bác những lời phát ngôn của cô Cao ngọc Phượng
và chuyến trở về của thiền sư Nhất Hạnh
đang bị lợi dụng bởi những người
ngoại giáo và những phe cực đoan để nhằm
có những mạ lị đối với Phật Giáo. Quan niệm của một số
người; đành rằng người ta không đồng
y’ với sự trở về của thiền sư Nhất
Hạnh, nhưng người ta không muốn rằng cũng
trong dịp này những người có ác y’ sử dụng sự
trở về đó như một chỗ nhược để
tấn công đập phá và mạ lỵ Phật giáo. Một số người nói rằng
họ rất đau lo`ng khi nhi`n thấy
những forum như trên paltalk hay những tờ báo có những
lời chửi bới rất thậm tệ đối với
thiền sư Nhất Hạnh.
Và một vài tổ chức ngoại vi
của chính quyền Việt Nam như tổ chức Giao Điểm
Foundation tại California cũng đă có những bài phỏng
vấn và có những lên tiếng để bắt đầu
cải chính về một số dư luận chung quanh sự
trở về của thiền sư Nhất Hạnh. Phải mất rất
nhiều ngày để chúng ta có thể biết được
chuyến đi này có một ảnh hưởng sâu xa như
thế nào trong cộng đồng Phật tử Việt
Nam.
Kính bạch Chư
Tôn Đức và thưa quí Phật tử, Hoa Ky`
là một quốc gia giàu có và bên cạnh sự giàu có đó,
Hoa Ky` có một số tù nhân khổng lồ. Một tỷ lệ
cao, có thể nói cao nhất so với bất cứ quốc
gia phát triển nào khác. Với
con số gần 300 triệu dân Hoa ky` thi` có 1.7 dân chúng bị
giam trong các
nhà tù. Bây giờ lại có một
vấn đề nảy sanh ra từ đây, trong số các tù nhân tại các
nhà tù, có một số là Phật
tử và một số khác là những người phát tâm để
tu tập theo Phật Giáo trong thời gian bị giam cầm
cấm cố. Dần dà người
ta thấy được một nhu cầu làm sao tổ chức
được một hệ thống liên lạc mà tại
Hoa Ky` họ dùng chữ Sangha, mặc dầu tại Phương
Đông và đặc biệt tại các quốc gia Phật
giáo Nam Tông, chữ Sangha chỉ dành cho những người
xuất gia, nhưng tại Hoa Ky` đôi lúc họ dùng chữ
Sangha để chỉ cho một cộng đồng Phật
tử. Có một
nhu cầu như vậy đang được đề
ra và đă có những tổ chức hoặc lớn hoặc
nhỏ cố gắng để xây dựng làm thế nào đáp
ứng được nhu cầu tu học cho những người
tù nhân đang mang niềm tin Phật giáo. Chúng tôi xin mời qúi
Ngài và quí vị nghe lời dịch của Sư Cô Liễu
Pháp và lời đọc của Trí Đạt liên quan đến
làm thế nào để chuyển hóa đời sống tâm
linh và chuyển hóa xă hội.
CHUYỂN
HÓA CUỘC ĐỜI TRONG TỪNG HƠI THỞ
của tác giả
Bethany Saltman, Cô Liễu Pháp dịch
|
Sau nhiều
năm, với sự can thiệp của toà án, Thiền tông
Phật giáo được bang New York công nhận là một
tôn giáo chính thức và cho phép thực hành trong các nhà tù. Và sau
đó th́ Hội Tù Nhân Phật giáo Quốc gia được
thành lập và điều hành bởi Đại Đức
Geoffrey Shugen Arnold, một thiền sư và là tri sự của
thiền viện Zen.Hội Tù Nhân Phật giáo Quốc gia là
một tổ chức có tầm cỡ quốc gia cho những
tù nhân quan tâm đến giáo lư thiền tông. Hội đă xuất
bản nhiều cuốn sách hướng dẫn, giải
thích những giáo lư cơ bản của thiền tông,
phương pháp ngồi thiền, nghi lễ, và cách áp dụng
lối sống đạo đức của Phật giáo, tất
cả đều nhắm vào đối tượng là những
người đang thực tập trong tù. Vào những ngày
lễ Phật giáo, có nhiều người t́nh nguyện
đến nhà tù để thăm hỏi, động viên,
và tổ chức ngồi thiền tập thể. Mỗi tuần
có khoảng 20 lá thư của các tù nhân thuộc Hội Tù
Nhân Phật giáo Quốc gia gởi đến thiền viện,
và tổng số mỗi năm có khoảng 1.000 lá thư. Mỗi
lá thư đều được đích thân Đại
Đức Arnold hay các đệ tử của ngài trong thiền
viện trả lời. Có lá thư chỉ vỏn vẹn có
ḍng chữ “Hăy giúp tôi, tôi đang đau khổ”. Cũng có
những lá thư rất dài, chi tiết, với những mô
tả đầy suy tư về cuộc sống của
nhà tù, cuộc sồng trước khi bị tù, và diễn tả
việc cố gắng thực tập sự tĩnh lặng
của thiền trong một môi trường bạo động
nhất trên thế giới khó khăn ra sao.Khi được
hỏi về nội dung của các lá thư, Đại
Đức Arnold cho biết có ba chủ đề lớn là
quá khứ, hiện tại và tương lai. Và ngài nói một
cách ngắn gọn rằng luật nhân quả nghiệp báo
là cốt lỏi của Phật pháp, rằng ḿnh làm cái ǵ
th́ ḿnh phải gánh chịu điều đó. Nhưng
đây lại là viên thuốc đắng rất khó nuốt
và khó tiêu hoá. Tuy nhiên, cho những phạm nhân muốn hoàn
lương, điều này c̣n khẩn thiết hơn là cho
nhiều người trong chúng ta. Những tù nhân thường
hay đặt câu hỏi “V́ sao tôi phải ở đây, và v́
sao những người khác cũng phải ở đây.”
Có tù nhân khi nghĩ đến tương lai sẽ
được phóng thích, lại đặt một câu hỏi
mà chúng ta không thể ngờ tới, là là làm sao tôi có thể
rời nơi đây khi biết rằng những người
khác vẫn phải tiếp tục chịu đau khổ ở
đây?Bang New York hiện có 70.000 tù nhân. Bang này đứng
đầu nước Mỹ về việc sử dụng
chế độ biệt giam hà khắc, và trừng phạt
tù nhân với chế độ ăn uống khổ sở
chỉ có bánh ḿ, bắp cải sống và nước, và c̣n
rất nhiều tệ nạn khác trong các nhà tù. Giữa t́nh
huống phức tạp đáng buồn này Hội Tù Nhân Phật
giáo Quốc gia là một phần của truyền thống
Phật giáo lâu đời, đang lắng nghe tiếng nói của
các tù nhân, và đang ra sức cải tạo nhà tù. Dù chỉ
là những hoạt động riêng lẻ, và không thể
ngày một ngày hai thay đổi được các vấn
đề xă hội, nhưng bằng cách đem truyền thống
Phật giáo lâu đời đến cho những người
đang phải sống trong cơn ác mộng, họ
đang giúp từng người, trong từng hơi thở,
chuyển hóa cuộc đời.
TT Giác Đẳng: Nam Hàn là một quốc
gia phát triển rất mạnh về kỹ nghệ trong suốt
thời gian qua, với một vùng đất nhỏ bé và có
rất nhiều nhu cầu về phát triển hạ tầng
cơ sở. Trong suốt thời
gian qua chính phủ và dân chúng Nam Hàn đă phải đối
diện một vấn đề gay go, làm thế nào vừa
mở rộng đường xá và đồng thời cũng
bảo tồn được những di sản truyền
thống về thiên nhiên về những công tri`nh văn hoá. Khi chính phủ Nam Hàn quyết định
xây dựng một đường xe, một đại lộ
ngầm xuyên qua một ngọn núi, và ngọn núi này được
xem như là một ngọn núi linh thiêng đối với
Phật giáo Đại Hàn thi` đă có nhiều dư luận
phản đối. Nhưng sự
phản đối mạnh mẽ nhất đang tạo
cho nhiều sự chú y’ đối với dân chúng Nam Hàn ngày
nay đó là một sư cô người Nam Hàn đă tuyệt
thực kéo dài tới ngày thứ 100. Hiện là một điểm nóng
cho vấn đề. Chúng ta hăy
nghe bài dịch của Sư Cô Liễu Pháp với lời đọc
của Trí Đạt.
MỘT
SƯ CÔ TUYỆT THỰC ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
bài viết của Kim
Hyun ở Seoul, lời dịch của Sư Cô Liễu Pháp
Ở Seoul, sư cô Jiyul 48 tuổi đang bước vào ngày tuyệt thực thứ 99 để phản đối việc làm đường hầm cho tàu tốc hành ở núi Cheonseong, phía nam tỉnh Gyeongsang. Hiện nay sư cô Jiyul chỉ uống nước sôi và ngậm muối ở trụ sở Hội Phật giáo Jungto ở Seoul. Cô thà chết chứ không chịu thoả hiệp vơi dự án xây dựng này. Các nhà môi trường học cho biết núi Cheonseong là nơi cư trú cho hơn 30 loài động vật đang có nguy cơ bị diệt chủng và của vùng đầm lầy đă có hàng ngàn năm. Núi này là nơi ở của những con kỳ nhông từng rất phổ biến ở các vùng núi của Hàn quốc, nhưng bây giờ đă dần dần biến mất sau khi các con đường mới được xây dựng gần đó. Ông Lee Heon-seok, đại diện cho hội công dân bảo vệ súc vật, một tổ chức năm ngoái đă kiện chính phủ về dự án xây dựng đường hầm cho biết, “Điều mà sư cô Jiyul và tất cả chúng tôi đ̣i hỏi trong suốt 3 năm nay là phải có một cuộc nghiên cứu tổng thể về ngọn núi, để biết bao nhiêu loại thú vật đang có nguy cơ bị diệt chủng ở đó và việc xây dựng này sẽ ảnh hưởng đến chúng như thế nào.”Họ yêu cầu Tổng thống Roh Moo-hyun giữ lời hứa của ông khi vận động tranh cử là sẽ xem xét lại từ đầu dự án xây dựng đường hầm, và xem xét lại những tác động môi trường của dự án đó. Ngọn núi này chỉ cách Busan, quê hương của tổng thống Roh có nửa tiếng lái xe. |
Theo lời ông
Lee, “Vấn đề ở đây không phải là thái độ
quá cứng rắn của sư cô Jiyul, mà v́ tổng thống
đă không giữ lời hứa và khiến cho một
người phải liều mạng sống của ḿnh
để đấu tranh.”Trong vụ kiện năm ngoái,
do 240.000 người cùng kư đơn, toà án đă tuyên bố
là dự án xây dựng đường hầm này không gây thiệt
hại nào cả, và toà phúc thẩm cũng tán thành quyết
định này. Bộ Môi trường cũng nói rằng
Chính phủ sẽ không đ́nh chỉ dự án này, v́ một
công tŕnh nghiên cứu suốt 2 năm qua của ngành
đường sắt cho biết các loài động vật
có nguy cơ bị tiệt chủng sống khá xa nơi
người ta đào đường hầm. Vùng đầm
lầy cũng cách đó 800m, đủ xa để không bị
ảnh hưởng.
Ông Kim Chung-heung, nhân
viên phụ trách bộ phận nghiên cứu ảnh hưởng
môi trường cho biết “Kỹ thuật xây dựng
được dùng để đào đường hầm
là loại kỹ thuật có tính đến ảnh hưởng
sinh thái. Nếu chính phủ có thể đ́nh chỉ dự
án này th́ họ đă không để cho sư cô đó tuyệt
thực cho đến mức nguy hiểm tính mạng
như hiện nay.”Tuy nhiên Thủ tướng Lee Hae-chan
tháng trước đă công nhận rằng dự án xây dựng
đường tàu tốc hành là một thất bại của
chính sách quốc gia, và ra lệnh cho văn pḥng của ông
phân tích t́m hiểu nguyên nhân. Số hành khách hàng ngày không bằng
một phần ba số hành khách mà người ta dự
định là 220.000 ngươi/ngày. Các nhóm bảo vệ
môi trường cho rằng không những dự án đường
hầm ở núi Cheonseong mà ngay cả nhứng dự án ở
các nơi khác cũng nên bị đ́nh chỉ, v́ càng nhiều
tàu chạy th́ sự thâm hụt tài chánh càng cao.Sư cô Jiyul
phát biểu trong một bài báo của cô rằng “Dân chúng theo
dơi việc tuyệt thực của tôi và lo lắng về sức
khoẻ của tôi, nhưng tốt hơn họ nên quan tâm về
ngọn núi và những nỗi đau của nó. Tôi muốn hỏi
họ rằng họ muốn chọn cái ǵ cho con cháu của
họ - một đường hầm tối đen chỉ
để rút ngắn chuyến đi của họ 10 phút,
hay là một con đường núi yên tĩnh nơi họ
có thể đi dạo trong không khí trong lành và những làn
gió mát.”