Bản tin ngày 01 tháng 02 năm 2005

 

Ng ài Ledi Sayadaw (29)

 

Ngài Ledi Sayadaw sinh năm 1846 tại làng Saing-pyin, Xã Dipeyin, quận Shwebo (thường gọi là quận Monywa) cuả miền Bắc Miến Diện.


Thiền Sư Ledi Sayadaw


Khi đuợc 8 tuổi , Ngài bắt đầu thọ gíao với vị Thầy đầu tiên , Ngài U Nanda-dhaja Sayadaw. Ngài Ledi Sayadaw được thọ giới Sadi duới sự huớng dẫn của cùng Ngài Sayadaw như lúc thọ giới vào năm 15 tuổi. Ngài đã được đặt pháp danh là Nana-dhaja (chuổi kiến thức). Nền Phật học của Ngài bao gồm Văn phạm Pali va các Kinh điển khác trong kinh điển Pali nhất là  Abhidhammatthasangaha, lời chú thích đuợc dùng để huớng dẫn cho tạng Abhidhamma của kinh điển Pali. Trong thời gian Ngài còn là Sadi, vào giữa thế kỷ thứ 19, truớc khi ánh sáng của nền văn minh soi sáng, suốt ngày Ngài học thuộc các kinh điển và cùng với các vị Tỷ Kheo và Sadi khác đọc thuộc lòng vào buổi tốị Với phuơng cách học này, Ngài thông suốt tạng Abhidhamma.

 

Khi đuợc 18 tuổi, Sa di Nana-dhaja cởi y và trở về đời sốn g thế tục và sống như là một thiện tín.  Ngài đã không thoả mãn việc học của Ngài vì cảm thấy rằng quá hạn hẹp khi chỉ học Tam Tạng kinh điển. Khoảng saú tháng sau, người thầy đầu tiên và một vị thầy uyên thâm khác, Ngài Myinhtin Sayadaw, đã gởi thư và cố găng' thuyết phục Ngài trở về đời sống tu viện; nhưng Ngài từ chối. Ngài Myinthtin Sayadaw đề nghị rằng it' nhất Ngài cũng phải tiếp tục việc học của Ngàị Vị Sadi Nana-dhaja thông minh trẻ tuổi này, dưới sự daỵ dỗ cuả Ngài Gandhama Sayadaw, đã uyên thâm bộ Vệ Đà trong tám tháng và tiếp tục học Tam Tạng Pali. Khi ngài đến tuổi 20, vào ngày 20 tháng 4 năm 1866, ngài được xuất gia tỳ kheo vơi vi thầy cũ là Ngài U Nandadhaja Sayadaw, vị Thầy tế độ của Ngài.

 

Năm 1867, trước lễ nhập hạ, tỳ kheo Nana-dhaja rời thầy tế độ và quận Monywa nơi Ngài sinh trưởng, để tiếp tục việc học ở Mandalaỵ Trong thời gian đó, dưới triều Vua Min Don Min trị vì từ năm 1853 đến năm 1878, Mandalay là kinh đô của Miến Điện và cũng là trung tâm văn hóa lớn nhất trong nuớc. Ngài được học dưới sự hướng dẫn của các vị sayadaw nổi tiếng cũng như các học giả cư sĩ khác. Ngài thuờng ở tu viện Maha Jotikarama và học với Ngài Kyaung Sayadaw, một vị Thầy nổi danh ở Miến Điện, người đã dịch Thanh Tịnh Đạo (the Visuđhimagga) từ Pali ra tiếng Miến Điện. Trong thời gian này, Ngài San-Kyaung Sayadaw đưa ra một bài thi gồm 20 câu hỏi cho 2000 thí sinh. Ngài Nana-dhaja là thí sinh duy nhất đã có thể trả lời hoàn tòan đúng tất cả các câu hỏị Những câu trả lơi của Ngài dược xuất bản vào năm 1880, dưới tựa đề Paramidipani (Chú Giải về các pháp Ba la mật) là quyển sách đầu tiên trong số rất nhiều cuốn sách được viết bằng Pali và tiếng Miến của Ngài Ledi Sayadaw.

 

Trong thời gian ngài học ở Mandalay, Đức Vua Min Don Min bảo trợ kết tập Tam Tạng Pali lần thứ Năm và kêu gọi tất cả các tỳ khưu ở tất cả mọi nơi học thuộc lòng và hoàn chỉnh Tam Tạng Pali. Cuộc kết tập được tổ chức tại Mandaly năm 1871 và chánh văn của Tam Tạng Pali đã được khắc trên 729 miếng cẩm thạch và còn dựng cho đến ngày naỵ Mỗi miếng cẩm thạch này đuợc dựng trong một tháp nhỏ và tất cả 729 tháp nhỏ này đuợc dựng quanh ngôi chùa bằng vàng Kuthodaw duới chân ngọn đồi Mandalaỵ

 

Trong cuộc kết tập này, Ngài Tỳ kheo Nana-dhaja soạn thảo và phiên dịch tạng Abhidhamma. Sau tám năm xuất gia, tỳ khưu Nana-dhaja chính thức là vị Thầy dạy Pali taị Tu viện Maha-Jotikarama nơi mà Ngài đã đuợc tu học. Quân đội Anh quốc chinh phục phần trên nước Miến Diện vào năm 1885 và trục xuất Đức Vua ThiBaw là vị vua cuối cùng của Miến Điện. Năm kế tiếp là 1886, Tỳ kheo Nana-dhaja hành thiền trong khu rừng Ledi, phía bắc Monywa. Sau đó, một số tỳ kheo đi vào rừng và yêu cầu Ngài dạy Thiền cho họ.

 

Một Thiền viện được xây dựng tại đây tên làThiền Viên Ledi-tawya. Từ Thiền viện này Ngài đã được nổi tiếng với pháp danh là Ledi Sayadaw. Theo truyền tụng thì một trong những lý do chánh để Monywa đuợc phát triển thành một thành phố lớn như ngày nay là nhờ rất nhiều nguời đuợc lôi cuốn đến Thiền viện của Ngài Ledi Sayadaw. Trong khi Ngài dạy cho các đệ tử ham học tại Ledi tawya, Ngài tiếp tục sống ẩn dật hành thiền trong một cốc nhỏ bên kia sông.

 

Trong khoảng hơn 10 năm ngụ tại Thiền viện Ledi Forest, những tác phẩm khảo cưú của Ngài đã được xuất bản. Quyển sách đầu tiên là Paramattha-dipani (Chú Giải về pháp Chơn Đế), đuợc xuất bản năm 1897. Quyển sách thứ hai được xuất bản trong thời kỳ này là quyển sách văn phạm Pali Nirutta-dipanị.  Qua những quyển sách này, Ngài được nổi danh là một một trong những vị tỳ kheo bậc nhất tại Miến Diện. Mặc dù chủ yếu sống tại tu viện Ledi, Ngài cũng đã đi khắp Miến Điện, dạy hành thiền và thuyết pháp. Thật sự ngài là một hiện tượng rất hiếm hoi, xuất sắc cả về pháp học lẫn pháp hành. Sau đó, Ngài cũng viết rất nhiều quyển sách về Phật Pháp bằng tiếng Miến. Ngài nói rằng Ngài muốn viết theo một phuơng cách mà ngay cả người nông dân ít kiến thức cũng có thể hiểu được. Truớc Ngài, Giáo Pháp đã không đuợc viết để cho thiện tín đuợc thông hiểu dễ dàng. Ngay cả khi giảng dạy, chư tăng thuờng đọc một đoạn kinh Pali dài và dịch từng chũ một khiến cho nguời thuờng khó có thể hiểu đuợc. Ắt hẳn đây là sức mạnh của sự hiểu biết thực tế và kết quả của Tâm Từ của Ngài Ledi Sayadaw đã tràn đầy trong sự mong ước của Ngài vào việc truyền bá Giáo pháp cho tất cả các tầng lớp trong xã hộị Quyển sách Paramattha-sankhepa, một quyển sách với 2000 bài thơ tiếng Miến dịch từ Abhidhammatthasangaha, đã đuợc viết cho giới trẻ và vẫn còn rất thông dụng đến ngày hôm nay.

 

Trong chuyến đi du hành khắp nước, Ngài Ledi Sayadaw không tán thành sự tiêu thụ thịt bò. Ngài viết một quyển sách gọi là Gomamsa-matika kêu gọi mọi người đừng giết bò để làm thực phẩm và khuyến khích ăn chay. Trong thời gian này, Ngài U Po Thet là nguời đã học Thiền Vipassana từ Ngài và đã viếng thăm Ngài lần đầu tiên sau sự khởi đầu của thế kỷ.  Ngài U Po Thet về sau đã trở thành một trong những vị Cư sĩ thiền sư nổi tiếng của Miến điện và là thầy dạy của Ngài Sayagyi U Ba Khin.

 

Ngài Sayagyi U Ba Khin là thầy dạy của Ngài Goenkaji.Đến năm 1911, danh tiếng của Ngài Ledi Sayadaw về cả Pháp học và Pháp hành đã được lan rộng đến một mức độ mà Chính phủ Anh quốc của Ấn độ, và cũng là Chính phủ của Miến điện, đã trao cho Ngài danh hiệu Aggamaha-Pandita (Vị học giả cao quý và vĩ đại nhất). Ngài cũng đã được phong thuởng bằng Tiến Sĩ Văn Chuơng (Doctorate of Literature) của đại học Rangoon. Trong suốt những năm 1913 đến năm 1917 Ngài đã có liên lạc với Bà Rhys-Davis của Hội Pali Text ở Luân đôn, và bản dịch của những bài thảo luận của Ngài về những điểm trong Abhidhamma đã đuợc xuất bản trong tờ tạp chí của Hội Pali Text.

 

Trong những năm cuối cùng của đời Ngài, thị lực của Ngài bắt đầu kém dần vì những năm Ngài đã phải đọc, học và viết trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đến tuổi 73, Ngài bị mù nhưng Ngài vẫn tận tụy dành những năm còn lại trong đời để chuyên về hành thiền và dạy thiền. Ngài viên tịch năm 1923 thọ 77 tuổi tại Pyinmana, giữa Mandalay va Rangoon, một trong những tu viện sáng lập trong Pháp danh của Ngài như là kết quả của những chuyến du hành và truyền bá giáo lý khắp nước Miến Điện.

 

Ngài Ledi Sayadaw có lẽ là hình ảnh của một nhân vật nổi danh nhất của Phật giáo trong thời của Ngàị Tất cả những nguời đã và đang buớc vào con đuờng của Giáo pháp trong những năm gần đây đều mang một món nợ vĩ đại về lòng biết ơn với vị học giả Thánh Tăng nàỵ Ngài Ledi Sayadaw đã góp phần vào việc làm sống lại truyền thống thực hành Thiền Minh Sát (Vipassana) và làm cho Thiền Minh Sát dễ tiếp cận hơn cho nguời xuất gia cũng như cho hàng tại gia cư sĩ. Ngoài ra, sự vắn tắt, rõ ràng và uyên thâm thông thái trong các tác phẩm của Ngài đã làm sáng tỏ thêm phuơng diện thực nghiệm của Giáo pháp.
(Tinh Tấn dịch)

 

(30) Các Nhà Sư Nhật Bản Giúp ĐỡXây Dựng Và Sữa Chưã Lại Chùa Chiền Tại TíchLan.



Theo tờ Tin Tức Hàng Ngày ( Daily News) ,phóng viên Malmi Sellahannadi.


Khoãng 79 ngôi chùa đã bị tàn phá vàthiệt hại nặng nề bởi thảm họa sóng thần Tsunami. Theo lơì tuyên bố của ViệnTrưởng Phật giáo Sasana, ngài Ratnasiri Wickremanayake vào ngaỳ thứ sáu, ngày 28 năm 2005.


Chùa Dambulla Rock


Trung Tâm Honganji của Nhật Bản đã hứa hẹn sẽ tìm mọi cách giúp đỡ và xây dựng lại Những Chùa Chiền bị tàn phá bởi thãm hoạ sóng thần Tsunami. Đại Đức SanshigeOtani Thera của Trung Tâm này đã tuyên bố vơí Ngài Ratnasiri Wickremanyake rằng Trung Tâm Honganji sẽ huy động mọi tiềm lực và khả năng để phục hưng lại những ngôi chuà bị tàn phá này.


Đại Đức Akihiro Taino Thera, Đại Đức Mottunne Angêerasa Thera và 2 thành viên kháccủa Trung Tâm Honganji sẽ viếng thăm những quận miền nam của Tích Lan để điều tra những thiệt hại của những ngôi chuà này.


Những đại diện của viện Phật Giáo Sasana và Tổng lảnh sự quánNhật Bản sẽ cùng nhau hổ trợ và kết hợp để xây dựng lại những ngôi chuà bị tàn phá bơỉ thảm họa sóng thần Tsunami , theolơì Đại Đức Otani Thera.


( DươngTiêu dịch)-LieuPhap hieu dinh-

 

(31)Tích Lan nhận “những món quà tặngđặc biệt” từ Thai Lan sau thãm họa sóng thầnTsunami.

Theo tờ PK balachanđdran Colombo, ngày 29tháng 1 năm 2005.


Những người dân Tích Lan tại quận ven biễn Batticaloa đã bắt đầu thờ phụng 2 đền thờ của 2 nhà sư Thái Lan đã bị cơn sóng thần Tsunami cuốn ra đại dưong nhưng lại trôi dạt trở lại vào bờ biển ngày 26 tháng 12 năm 2004.


Hai đền thờ tuy nhỏ và nặng nề này đã bị cuốn ra đại dương tại Vaharai, khu vực đang bị khống chế bởi nhóm phiến loại cực đoan Hôì giáo Tamil, gọt tắt là LTTE, và tại Mankerni, khu vực dưới sự kiểm soát của quân đội chínhphủ Tích Lan.


“Đền thờ tại Mankerni thờ 1tượng Phật, 1 chiếc giường cỗ nhỏ, 1 cái gối, và 1 vài vật quý giá linh thiêng màu vàng được gọi là (Nool),” theo lời 1 cư dân tại quận Batticaloa tường thuật với tờ báo Hindustan Times.


Cũng theo lời cư dân này “Đền thờ này bây giờ đã trở thành vật thờ phụng và là biễu tượng tôn giáo cho những người dân Hồi giáoTamils và quân đội theo Phật giáo của chính phủ Tích Lan ở những vùng lân cận, 1 nhà sư từ Batticaloa đã đến viếng thăm ngôi đền thờ này nhằm quan sát coi ngôi đền có thễ đủ điều kiện đễ trở thành vật thờ phụng đúng nghiã tôn giáo hay không.


Tương tự tại Vaharai, dân chúng tại đây đã bắt đầu thờ phụng ngôi đền thờ trôi dạt t
biển vào này , theo lời Thống Đốc vùng Vaharai, ông M.Uthaya Kurma. Ngôi đền thờ này còn mang theo 1 lá cờ Phật giáo.


“Ngôi đền thờ mang sắc thái truyền thống của Nepal và Thai Lan, có thể trôi dạt từ vùng biển Thai Lan , tại những nơi cũng bị ảnh hưởng cuả thãm họa sóng thần Tsunami” theo lời ông Uthaya Kumar.


(DươngTiêu dịch)- LieuPhap Hieu Dinh