Bản tin ngày 24 tháng 01 năm 2005

 

1) Thanh niên đo`i chính phủ cấm các tu si Phật giáo Nhật đến Indonesia (Cô Liễu Pháp dịch)

 

Jakarta (Berita) : Một số đại diện của các tổ chức thanh niên ở Jakarta đă đ̣i hỏi chính phủ ngăn cấm các tu sĩ Phật giáo Nhật của phái Nichiren Shosu đến Indonesia vào ngày 25 tháng 1 năm 2005. Ông Nico Uskono, Tổng Chủ Tịch Tổ Chức Thanh Niên Công Giáo phát biểu vào tối thứ Ba là “Chúng tôi đ̣i Chính phủ ngăn cản họ vào Indonesia v́ e ngại rằng họ sẽ gây nên sự chia rẽ tôn giáo ở Indonesia”.

Những thông báo gần đây cho biết Abe Nikken, người đứng đầu phái Nichiren Shosu ở Nhật trong một bài phát biểu đă hạ uy tín của hai tôn giáo khác.

Cựu Bộ Trưởng Bộ Tôn Giáo, ông Tarmizi Taher, trong một bài báo đăng trong một tờ báo hàng đầu ở đây vào ngày 7 tháng 1 năm 2005 đă nói rằng lời phát biểu của ông Abe phản ánh một thái độ không khoan dung, xem thường và có ư muốn loại trừ tôn giáo khác.

Liên quan đến lời phát biểu của ông Abe cùng với chuyến viếng thăm của một đoàn đại biểu gồm 88 thành viên, trong đó có các tu sĩ, cùng các phu nhân và đệ tử của họ dự định diễn ra vào ngày 25 tháng 1 năm 2005, để tham dự một buổi lễ Phật giáo đặc biệt, một số các đại biểu thanh niên đă yêu cầu chính phủ ngăn cấm họ đến Indonesia.

Ông Nico cũng yêu cầu Bộ Cư Trú huỷ bỏ thị thực đă được cấp bởi Sứ Quán IndonesiaTokyo.

 


 

 

2): KHOÁ THIỀN CHO KỲ NGHỈ của Valerie Kreutzer trích t báo Seattle Post – Intelligencer (Cô Liu Pháp dch)

(Valerie Kreutzer là phóng viên tự do sống ở Seattle.)

 

Tôi từng là thành viên của một nhóm chuyên tổ chức lễ Giáng sinh, trang hoàng những cây cao nhất trong vùng, nướng bánh cho đến quá nửa đêm và mời nhiều người đến để hát mừng trong ngày chủ nhật cuối cùng của mùa vọng. Nhưng rồi cái chết ám ảnh làm cho đời sống của tôi thay đổi, và từ đó tôi đi t́m những ư nghĩa và những nghi lễ mới.

V́ vậy lễ Tạ Ơn năm ngoái tôi khăn gói lên đường đi Thái Lan, một xứ sở Phật giáo. Nhờ cuốn sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet, tôi đi đến trung tâm thiền Vipassana ở Chiang Mai, nơi những người ngoại quốc có thể đến để học vipassana, một cách thực tập thiền hành và thiền toạ trong yên lặng.

Một vị sư trẻ trong chiếc y vàng cho tôi xem một bản nội quy dài với những điều nên làm và không nên làm: không nói chuyện, đọc sách hay viết lách, mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng, không tiếp xúc với bên ngoài, không rời thiền viện nếu không được phép.

Pḥng tôi có một cái giường gỗ không có nệm, pḥng vệ sinh không có flush, một ṿi nước lạnh và một cái xô nhựa chứa nước. Đây không phải là nơi để mà vui chơi.

Khoá thiền bắt đầu với 6 giờ ngồi thiền và sau đó tăng lên đến 12 giờ một ngày. Chúng tôi thức dậy lúc 4h sáng để hành thiền. Điểm tâm, gồm có cơm và canh rau, lúc 6h, và bữa trưa, cũng cơm và rau lúc10h30, và buổi chiều th́ không ăn ǵ hết. Bữa ăn diễn ra trong im lặng, sau khi tụng một bài kinh ngắn trong đó chúng tôi phải quán tưởng rằng ăn không phải để thoả thích mà chỉ để nuôi sống thân thể.

Buổi chiều chúng tôi tŕnh pháp với vị thiền sư. Ngài thường hỏi : “Anh hành thiền thế nào, Valerie?”, và gật gù một cách thản nhiên, thân thiện khi tôi phàn nàn về chuyện sưng chân, đau lưng, và chóng mặt hồi sáng. Ngài từ tốn nhắc tôi tập trung vào hơi thở. Ngài khuyên tôi nhận biết những tư tưởng xuất hiện, nhưng đừng để cho chúng kéo dài. Cứ tiếp tục thở vào, thở ra, thở vào, thở ra.

Và như vậy trong bộ đồ trắng của một thiền sinh, tôi ngồi thiền và đi kinh hành, t́m kiếm chân lư bên trong chính ḿnh. Đó là một công việc rất khó khăn, và tôi chưa đi đủ xa để thấy được chân lư. Nhưng mà tôi đă cảm nhận được những giây phút an vui thuần tịnh. Như một buổi sáng khi tôi ngồi thiền lúc 4h30 dưới bầu trời đầy sao, nh́n ngắm ánh sáng của nó mờ dần trong buổi b́nh minh của một ngày mới. (Liễu Pháp dịch)

 


3) LỊCH SỬ XÁ LƠI RĂNG (http://www.mysrilanka.com)

      (Cô Liểu Pháp dịch với phần chú giải của TT Giác Đẳng )


Xá lợi răng

 

Xá lợi răng được đem từ Ấn Độ qua Sri Lanka năm 371 sau Công nguyên. Vào thời đó ở Ấn độ có một vị vua tên là Buhasiva. Khi đi đánh trận ông giao xá lợi răng cho vị pḥ mă tên là Dantha và dặn ḍ rằng nếu ông thua trận th́ hăy đem xá lợi răng này qua Sri Lanka nơi bạn của ông đang trị v́.  Khi nhà vua thất trận, con gái của ông là công chúa Hemamali và pḥ mă Dantha đem xá lợi răng qua Sri Lanka. Xá lợi được giâú trong búi tóc của công chúa cho an toàn. Khi họ đến Sri Lanka th́ vua Mahasen, bạn của vua Buhasiva đă băng hà. V́ vậy họ dâng xá lợi đến đức vua Megavan trị v́ ở Anuradhapura. Sau đó xá lợi răng được chuyển đến chư tăng ở Abhyagiriya để bảo tồn và tôn thờ.

Sau đó theo truyền thống, xá lợi răng được xem là quốc bảo, là biểu tượng của ngôi vua, và được tôn thờ trong một ngôi bảo điện trong một ngôi chùa ở hoàng cung ngay trong kinh đô, được chính nhà vua bảo vệ. Khi kinh đô được chuyển từ Anuradhapura đến Polonnaruwa, Vua Vijayabahu đệ nhất đem xá lợi theo đến Polonnaruwa và xây một ngôi tháp để thờ xá lợi. Sau đó một thời gian, Hoàng hậu Sugala đem xá lợi đến Vịnh Amsterdam và giấu trong một pháo đài ở đó. Sau cuộc chiến tranh rất dài, vua Parakramabahu đệ nhất lại đem xá lợi về lại Polonnaruwa. Vua Nissankamalla cũng xây một ngôi tháp gọi là Hatadage để thờ xá lợi. Sau đó xá lợi lại được mang đi Dambadeniya,Yapahuwa, Kurunegala, rồi từ Kurunegala đến Kotte. Trong thời Mayadunna, xá lợi được đưa đến Seethawaka. Đến thời vua Rajasinghe đệ nhất, thế lực Bồ Đào Nha xâm chiếm vùng bờ biển, và xá lợi được đưa đến chùa Delgamuwa ở Kuruwita thuộc quận Rathnapura và đến năm 1593, xá lợi được đưa về Kandy dưới sự bảo hộ của vua Wimaladharmasuriya. Năm 1753, lễ hội Kandy Perahara được bắt đầu để tôn vinh xá lợi, và xá lợi được rước đi khắp thành phố Kandy. Sau khi Sri Lanka kư Hiệp Ước với Anh năm 1815, xá lợi được giao cho 3 người ǵn giữ, đó là các hoà thượng thượng thủ chùa Asgiriya,  chùa Malwatta và chùa Diyawadana Nilame, cho đến tận ngày nay.

Trong thời vua Wimaladharmasuriya, tháp thờ xá lợi răng được xây dựng. Đó là một ngôi tháp gồm 2 tầng. Sau đó vua Wimaladharmasuriya đệ nhị lại cho xây thêm một ngôi tháp 3 tầng. Vua Narendrasingha trùng tu và cho vẽ tranh minh hoạ 32 câu chuyên bổn sanh trên tường của sân chùa.

Đền bát giác Paththirippuva vốn là một phần của cung điện, nơi nhà vua thường đến để chỉ thị cho dân chúng. Đền này được Devendra Moolachari xây dựng dưới thời vua Sri Wickrama Rajasingha. Ngôi đền này được dâng cúng đến chùa thờ xá lợi, và được dùng làm thư viện tàng chứa các bộ kinh viết trên lá bối.

Có 2 ṿng tường thành bao quanh chùa. Ṿng thứ nhất được gọi là “diyareli bemma”, có dạng h́nh gợn sóng. Khi không có điện th́ có thể để đèn dầu dọc theo tường này. Ṿng tường sát với chùa được gọi là “walakulu bemma”. Bước vào cổng chùa sẽ thấy một ṿng bán nguyệt và hai bên có h́nh những con voi được chạm trổ rất đẹp. Khi bước qua cổng sẽ thấy tượng một người đứng gác cổng chùa. Đi qua một cái động gọi là Ambarawa th́ sẽ đến một cái sân dành cho những người đánh trống, ngay trước tháp thờ xá lợi. Tầng dưới của tháp gọi là pallemaluwa, tầng trên gọi là uda mahala. Bên tay phải của đền bát giác là chánh điện thờ Phật. Tầng dưới gồm có 2 gian pḥng, rồi đến pḥng kho là nơi chứa những lễ vật người ta đem đến cúng dường. Những tấm cửa gỗ được trang hoàng với những cái đĩa bạc với biểu tượng mặt trăng và mặt trời ở hai bên. Tầng trên có 3 gian. Gian thứ nhất và gian thứ hai được gọi là hương thất. Chính trong gian thứ nhất này xá lợi được trưng bày. Gian thứ ba được gọi là wadahitina maligawa, nơi cất giữ xá lợi. Những khung cửa của 3 gian này được khảm ngà voi. Có bảy cái hộp tráp bằng vàng bao quanh xá lợi răng, mỗi hộp đều có nạm ngọc quư.  Hộp ngoài cùng đụng những thứ trân bảo do các vị vua và các vị khách quư cúng dường đến xá lợi. Có một cái khung thờ xá lợi do Ấn độ tặng với xá lợi Phật lấy từ tháp Dharmajika ở Thaksala. B́nh đựng xá lợi được bao bọc bởi khung kiếng chống đạn. Phía trước khung thờ xá lợi là một bàn thờ gỗ khảm bạc. Phía trên từ trần nhà có treo hoa sen làm bằng vàng vơí những viên ngọc quư ở giữa. Hàng ngày có ba khoá lễ. Khoá lễ buổi sáng bắt đầu lúc 4h30, khoá lễ thứ hai lúc 10h30 và khoá lễ thứ ba lúc 6h30. Vào 4h30 sáng và 10h30 sáng, 32 phần cơm và rau được nấu để dâng cúng, và buổi chiều các loại nước như trà, nước trái cây, v.v… được dâng cúng, v́ người ta tin rằng cúng dường xá lợi Phật cũng như cúng dường Đức Phật c̣n tại thế. (Liễu Pháp dịch)

 

TT Giác Đẳng: Tiếp theo phần tin tức liên quan đến sự cúng dường lợi Phật.  Tại Tích Lan người ta cúng dường lợi Phật bằng những thực phẩm mặn ngọt, tức những thực phẩm chúng ta thường dùng trong đời sống hàng ngày, điều này phần hơi lạ với các quốc gia Phật giáo khác. Trong các quốc gia Phật giáo khác người ta nghĩ rằng nên cúng dường Đức Phật bằng những thực phẩm tinh khiết, như hương đăng hoa quả thay vi` cúng dường bằng những thực phẩm chúng ta ti`m thấy trong các bữa ăn.  Thế nhưng những người Tích Lan họ quan niệm rằng, chính sự cúng dường đó nói lên sự thân thiết, như Đức Phật co`n tại thế mỗi ngày Ngài đi tri` bi`nh hoá duyên trong các ngôi làng, để những người Phật tử tự tay đặt vào bi`nh bát của Ngài những thực phẩm cúng dường.  Đây vấn đề văn hoá, cho nên chúng ta cũng thể nói rằng một sắc thái rất đặc biệt của Phật giáo Tích Lan.