Bản tin ngày 21 tháng 01 năm 2005
TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, Houston Texas Hoa Ky` chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật sự trong ngày. Tết năm nay, tết Ất Dậu đang trở về với người Việt ở trong nước cũng như ngoài nước, và trong không khí đón tân niên chúng ta cảm nhận có rất nhiều điều tương đối khác biệt hơn những năm trước đây. Dĩ nhiên trong đó thiên tai sóng thần tsunami tuy xảy ra tại Ấn Độ Dương, và xảy ra với những quốc gia tương đối xa lạ với người Việt Nam, Trung Hoa.
|
Nhưng hiện tại, không khí cứu trợ cũng như một số những nỗ lực nhằm chia sẻ nỗi đâu khổ của nạn nhân thiên tai đă ảnh hưởng lớn đến cộng đồng Việt Nam. Trong hai tuần lễ vừa qua một số các chương tri`nh văn nghệ để gây qũi ở trong đó có những buổi dạ vũ được loan báo trên các đài radio. Tại Houston đă có một số thính giả gọi điện thoại để phản đối, nói rằng sự việc đó không thích đáng, khi mọi người đang khổ, chúng ta ở đây tổ chức dạ vũ, mặc dù dạ vũ để gây qũy. |
Riêng tại chùa Pháp Luân, có thể nói một ví dụ rất điển hi`nh, năm nay trong ba tuần lễ trước và sau tết, nhằm ngày 30 lễ tất niên tại chùa, là hiệp vị hương linh tại chùa, liên đoàn Phật tử Pháp Luân tổ chức một buổi văn nghệ tất niên. Qúi Phật tử đă cúng một số lớn các bánh tét bánh chưng, mứt cho ngày tết, tất cả số tiền bán những thứ bánh này đều được xung vào qũy cứu trợ. Một tuần lễ sau đó bác sĩ Lê Huy Minh, một bác sĩ nổi tiếng về nội khoa ở thành phố Houston, tổ chức một buổi khám bịnh tổng quát tại chùa Pháp Luân với một lệ phí tượng trưng, và tất cả tiền lệ phí này được hiến vào trong qũy cứu trợ.
|
Vào ngày chủ nhật ngày 13 tháng 2, nhằm ngày mùng 5 tết, nữ danh ca Minh Hiếu, danh hài Xuân Phát và 16 ca sĩ khác cũng tổ chức một buổi văn nghệ tân niên tại hội trường chùa Pháp Luân. Đây là buổi văn nghệ mừng xuân mới, tuy vậy các ca sĩ cho biết rằng tất cả những tiền qũy, tiền vận động có được trong buổi tân niên cũng cúng vào trong qũy cứu trợ của phái đoàn từ thiện Phật giáo sẽ thăm viếng các quốc gia Á Châu vào thượng tuần tháng 3, chúng tôi sẽ mang đến trao tận tay cho các đồng bào xa gần. |
Một vài nét trong không khí đón xuân tại chùa như vậy cho chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của thiên tai tsunami rất rộng trong nhiều hi`nh thức khác nhau. Phải nói rằng trong mùa Chirstmas và new year vừa qua, có lẽ rằng người ta co`n cảm thấy rằng chưa có cảm nhận hết ảnh hưởng xâu xa của nỗi khổ do tsunami mang lại đối với các nạn nhân, nhưng sau vài tuần lễ với con số thương vong càng lúc càng cao, và những hi`nh ảnh khắp nơi gửi về, người ta nhận ra rằng sự việc đó nó vượt ngoài tất cả sự tưởng tượng của mọi người.
Cũng một tin tức liên quan đến tsunami, chúng ta có một bài viết được đăng trên tờ Bangkok Post, trong đó nói về trường hợp vừa mang tánh cách xă hội, vừa mang tánh cách tôn giáo. Những người Thái Lan dọc theo miền duyên hải, nơi xảy ra thiên tai tsunami, trong sự phục hồi đời sống bi`nh thường của họ, họ đă dấy lên ở trong lo`ng những nỗi lo sợ, lo sợ đối với các loài phi nhân, chúng ta gọi theo nhân gian bi`nh thường là ma qủi, do số người chết bất đắc ky` tử hay do số tử vong quá cao. Chúng tôi xin mời qúi vị nghe bản dịch của mẩu tin này được gửi đến qúi vị qua lời dịch và đọc của Phật tử Minh Hạnh.
Phật tử Minh Hạnh: 1) về những câu chuyện ma ám ảnh dân Thái Lan trong các vùng ven biển, nơi bị thiên tai thảm khốc do ảnh hưởng của cơn sóng thần tsunami. Bài viết bởi ky' giả Richard Ehrlich
|
Từ Bangkok Thai Lan. Nhiều người Thái Lan đă tin tưởng rằng ma hay những oan hồn của những người tử vong vi` thiên tai sóng thần tsunami gây nên, với cái chết trong sự sợ hăi, kinh hoàng nên những oan hồn này không được siêu sanh, vi` thế những oan hồn này đă trở về và đi lang thang trên bờ biển nơi bị cơn sóng thần tàn phá và cũng là nơi họ bị tử vong trong sự kinh hoàng, họ đă hiện về giả làm những người lái taxi để kiếm bắt những người co`n sống tại các bờ biển này. Sự đồn đại này đă phá hủy đi sự cố gắng phục hồi kỹ nghệ du lịch của chính phủ Thái Lan. Tưởng cũng nên nhắc lại tại đây rằng, nền kinh tế của Thái Lan phần lớn nguồn tiền tệ đến từ ngành du lịch, nhưng sau cơn sóng thần và những lời đồn đăi về những oan hồn ma quấy phá và bắt người, đă làm trở ngại rất nhiều cho sự cố gắng của chính phủ trong sự phục hồi ngành du lịch của xứ này. |
Những người bán cá và các nhà hàng dọc theo bờ biển miền tây của Thái Lan đă phải đóng cửa, bởi vi` rất nhiều người Thái Lan đă từ chối không ăn cá, họ sợ rằng những con cá ở ngoài biển đă ăn thịt những xác chết.
Ngành du lịch cho người ngoại quốc sẽ trở lại Khao Lak, nhưng nhiều người Thái và người Trung Hoa sẽ không muốn tới đó, bởi vi` đă quá nhiều người chết, và có rất nhiều oan hồn vất vưởn tại nơi đó. Những nhà đầu tư người Thái và người Trung Hoa, họ có thể sẽ không muốn mua những đất đai hay xây lại những toà nhà tại nơi đó, bởi vi` họ nghĩ rằng nơi đó không được may mắn vi` có những oan hồn uổng tử quấy phá nơi đó.
Theo chính phủ Thái Lan cho biết thi` con số 5,300 tử vong, con số lớn là tại Khao Lak, và co`n rất nhiều người chưa nhận diện được. Một nửa số người tử vong là người ngoại quốc, họ là những người đang vui chơi trong những nơi thanh lịch giàu có tại tỉnh Phang Nga gần ngay phía bắt cuả đảo Phuket.
TT Giác Đẳng: Trong lúc chúng ta nghe rất nhiều về những quốc gia bị ảnh hưởng thiên tai tsunami, ở trong đó thường chúng ta để y' đến những quốc gia Phật giáo như Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện cũng bị một phần, một số người cho rằng Indonesia là một quốc gia theo Hồi Giáo. Thế nhưng có rất ít người trong chúng ta biết được rằng trước khi Hồi Giáo đặt chân đến Indonesia, thi` Indonesia là một quốc gia Phật Giáo với số lượng Tăng sĩ và quần chúng Phật tử rất đông đảo, một trong những chứng tích để lại trong chúng ta ngày hôm nay đó là ky` quan Burobudur. Ky` quan Burobudur là một công tri`nh văn hóa kiến trúc Phật giáo có thể nói rằng được liệt vào ky` quan thế giới. Chúng tôi mời qúi vị nghe một vài chi tiết về Burobudur qua lời đọc của Sangkhaly.
Phật tử Sangkhaly: Bản tin thứ hai là một ngôi chùa được vinh danh ky` quan thứ bảy trên thế giới đó là Borobudur. Borobudur toạ lạc tại quận Borobudur, miền nam Magelang, thuộc nước Java.
|
Phải nói rằng để thẩm định về ngôi chùa Borobudur thi` có rất nhiều cách. Bernet Kemper đă diễn tả như sau : Borobudur là Borobudu. Mà thật sự vậy, ngôi đền Borobudur có vẻ cổ kính, một vẻ cổ kính của Borobudur. Một người họa sĩ Nieuwenkamp với sự tưởng tượng thi` cho rằng đó là một nụ hoa sen sẵn sàng để nở thành một đóa sen phô diễn trên mặt hồ, và sự tưởng tượng của Nieuwenkamp thi` đă được hổ trợ bởi N. Rangkuti rằng, đóa sen đó được phô trương trong không gian, Borobudur thi` dường như đang được thả nổi. Từ những nhà nghiên cứu về địa chất học, đă chứng minh rằng khu vực Borobudur ngày xưa đă là một cái hồ lớn, hầu hết những làng mạc chung quanh ngôi chùa Borobudur đă ở chung một độ cao, 235 mét so với mặt biển. cùng chung với độ cao của các ngôi chùa Pawon và Mendut. Thật vậy khu vực này thi` dưới 235 mét của mặt nước hồ. |
Dựa theo những hàng chữ được khắc tại ngôi chùa Borobudur vào năm 842 AD, thi` ngôi chùa Borobudur là nơi người ta đến đó để cầu nguyện. Những câu ghi chú được thấy giống như là lời cầu nguyện "Kawulan i bhumi sambhara", thi` chữ kawulan được hiểu nguyên nghiă là thần thánh, là thiêng liêng hay là tiếng tôn xưng một vị giáo chủ nào, giống như người Tây Tạng thường vinh danh Đức Dalai Lama là Holiness, holiness thi` đồng nghĩa vói chữ kawulan. Co`n chữ bhumi sambhara là tên của một nơi địa danh trong Borobudur. Borobudur được kiến trúc theo hi`nh cái tháp giống như hi`nh cái nón, toàn thể Borobudur đă là một ngôi tháp với những căn pho`ng đưọc mở rộng tạo thành một khối, nhưng ngược lại ngôi chùa này rơ ràng là đóng cửa với thế giới bên ngoài, vi` khi người ta đă thật sự bước vào bên trong ngôi đền, với khung cảnh được giới hạn bao bọc chung quanh bởi những bức tường cao đă cảm thấy dịu đi những cơn phiền muộn lo âu ngoài đời.
Đền Borobudur được xây bởi Sanmaratungga vào thế kỷ thứ 8, nơi đây thờ Đức Phật Mayayana, rồi không hiểu vi` ly' do gi` mà Borobudur đă bị quên lăng với thế giới bên ngoài, cho đến năm 1814 được Sir Thamas khám phá trong một ti`nh trạng đổ nát và bị chôn vùi trong rừng thẳm.
TT Giác Đẳng: Chúng ta thường nghe một bài tường tri`nh về một ngôi chùa, một công tri`nh, một ky` quan của thế giới, và đó là một trong những cống hiến của Đạo Phật cho các nền văn minh. Có một câu hỏi mà người ta thường đặt ra rằng, tại sao những nơi nào Đạo Phật đi qua ở trên trái đất này thường có những công tri`nh văn hoá lớn. Điều này không có gi` đáng ngạc nhiên khi một học giả trả lời rằng: Bởi vi` nền văn hoá của Đạo Phật là một nền văn hoá tâm linh, và nền văn hóa tâm linh nào cũng sản sinh ra nhiều tác phẩm có ky` chất cho cả nhân loại. Chúng ta hăy nghe một bản tường tri`nh khác về một công tri`nh văn hoá rất đáng lưu y' ở tại Miến Điện. Chúng tôi xin mời qúi vị nghe về quyển sách lớn tại Miến Điện qua lời đọc của Hạt Cát.
Phật tử Hạt Cát79 3) Một quyển kinh lớn nhất thế giới tại Miến Điện.
|
Phật giáo quốc gia Miến Điện thi` giàu có và văn hoá truyền thống rực rỡ, vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của thiên nhiên, phối hợp với lối kiến trúc nguy nga lộng lẫy của chùa chiền. Giống như nước Nepal, ngành du lịch tại Miến Điện dựa trên văn hoá, lịch sử và tôn giáo cũng như tấm lo`ng hiếu khách của người dân Miến Điện. Văn hoá Miến Điện có thể được xem như sự kết hợp giữa nền văn minh của Trung Hoa và Ấn Độ, và tạo nên cho Miến Điện một nền văn hoá riêng biệt. Miến Điện có một tài sản văn hoá giàu có, phong cách sống và nghệ thuật là một sự hoà hợp giữa văn hóa cổ truyền và tính chất đặc thù của Miến Điện. |
Nghệ thuật hội hoạ và thủ công của người Miến Điện có vào thời Pyu trong thế kỷ thứ 5. Trong nghệ thuật thi` người ta có tính cách truyền thống riêng biệt về tạc tượng, về hội hoạ, về sơn mài và nhiều nghệ thuật khác.
Giáo ly' Phật Pháp có một ảnh hưởng lớn đối với đời sống của dân tộc Miến Điện. Vi` vậy chúng ta biết tới đất nước Miến Điện đă theo đúng truyền thống Phật Giáo cổ xưa. Dân chúng rất kính trọng những người có tuổi và kính trọng các vị Tăng sĩ. Người dân ở đây cũng giữ được truyền thống liên hệ mật thiết với những người trong thân tộc. Lễ hội được tổ chức thành những truyền thống xă hội mà người dân rất ưa thích.
Thành phố Mandalay là kinh đô của vị vua cuối cùng trong triều đại hoàng gia Miến Điện, đó là một đô thị rất đẹp, được xây dựng vào thời đại gio`ng tộc hoàng gia cuối cùng của đất nước này. Một trong những tài sản do triều đại vua cuối cùng để lại mà đất nước Miến Điện hănh diện đó là cuốn kinh sách lớn nhất thế giới
Cuốn kinh sách đó, hiếm hoi và có giá trị lớn, nó là một bộ kinh tạng duy nhất được giữ tại một nơi không phải khoá giống như hầu hết những cuốn sách khác, tất cả mọi người kể cả sinh viên, học sinh cho tới những người ti`nh cờ thấy nó cũng có thể đọc được. Quá lớn để mà để tàng trữ trong một thư viện, nên cuốn sách được trưng bày ở trong khu vực của chùa Kuthodaw (Pagoda) gần ngọn đồi Myanmar. Bộ kinh sách này bao gồm 729 tảng đá hoa cương vuông vức đẹp đẽ được chuyên chở từ ngọn đồi Sagyin cách miền bắc Manday vài cây số. Mỗi tảng đá hoa cương được để trong một ngôi đền thờ, cuốn sách được coi như là vật thiêng liêng, được khắc chữ cả mặt trước lẫn mặt sau của tảng đá hoa cương, nó là một bô Tipitaka, ba tạng kinh Phật bằng chữ Pali nguyên thủy. Kinh Vinaya thi` 11 tảng, kinh Sutta thi` 410 và Abhidhamma là 208 tảng.
Kinh tạng Tipitaka là một kinh căn bản của Phật pháp giữ vững được trên tất cả thời gian, vua Anwrahta (1044-1077), với Tăng sĩ Shin Arahan, người đầu tiên sáng lập ra hệ phái Phật giáo Theravada tại vương quốc Miến Điện, đă mang từ Thaton tới thành phố Bagan, 30 bộ kinh Tipitaka được chuyên chở bằng 32 con voi trắng để xây dựng và duy tri` một nền giáo ly' Phật pháp tại nơi đây. Vị vua Miến Điện sau cùng cũng khuyến khích Phật Giáo bằng cách chép lại những tạng kinh đó trên những lá palm và được cất giữ trong những tu viện.
Ngày hôm nay, tài sản của vua Mindon đă trở thành bộ kinh tạng lớn nhất thế giới và có một giá trị như là một món quà cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng cho dân Miến Điện.
TT Giác Đẳng:
Trong năm nay chúng tôi sẽ tổ chức một phái
đoàn đi hành hương ba quốc gia là Miến
Điện, Thái Lan và Nam Hàn. Riêng Miến Điện là một
quốc gia ít khi khách hành hương đặt chân
đến, trong chuyến đi này chúng ta sẽ có dịp
tiếp các vị Thiền Sư và thăm viếng một
số công tri`nh, mà có lẽ rằng chúng ta chưa bao
giờ nghĩ đến trong sự tưởng
tượng của mi`nh. Xin
kết thúc bản tin Phật sự hôm nay, hẹn lại
Chư Tôn Đức và qúi vị vào bản tin Phật
sự ngày mai